Văn 7 Dàn bài văn nghị luận 7

phuongthudn2@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng mười hai 2018
31
14
6
17
Đà Nẵng
THCS Lương Thế Vinh
  • Like
Reactions: kanna kamui

phamkimcu0ng

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
9 Tháng mười 2018
1,683
7,939
561
Cà Mau
Trường trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thành
Các bạn ơi,mình cần dàn bài của những bài văn sau:
-Ăn quả nhớ kẻ trồng cây(chứng minh)
-Uống nước nhớ nguồn(chứng minh)
-Thất bại là mẹ thành công(giải thích)
Cảm ơn các bạn nhiều nha:):):):)
Dàn bài của bài giải thích nha!! Chị chỉ làm theo ý hiểu thôi :D
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Thành công là món quà của thất bại, nếu không đón nhận thất bại thì thành công chưa chắc thuộc về bạn. Trong cuộc sống có những người khi chịu thất bại là suy sụp, không chịu đứng lên làm mọi thứ càng tệ hơn. Để khuyên những người như vậy, ta có câu tục ngữ: " Thất bại là mẹ thành công. "

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
* Nghĩa đen

- Thất bại là những khó khăn trong công việc, là những thứ ban đầu không có trong bản kế hoạch công việc của chúng ta.
- Thành công là kết quả mà ta muốn đạt được, là câu trả lời cho sự cố gắng không ngừng nghỉ.
- Mẹ là người sinh ra ta, dưỡng dục ta, vậy nếu muốn có thành công thì phải chịu thất bại.
* Nghĩa bóng
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng đã từng thất bại, vì đó là chuyện thường gặp, nhưng thất bại rồi ta sẽ như thế nào mới đáng chú ý. Theo những gì ta thấy thì có hai loại người và hai cách ứng xử khác nhau:
- Một số bỏ cuộc vì sợ thất bại thêm lần nữa, như con cá muốn lại gần bờ để kiếm ăn, nhưng sau một lần bị bắt và thoát được thì nó không còn dám bén mảng đến chỗ đó nữa.
- Có những người thất bại nhưng không chịu bỏ cuộc, khi họ bị té, họ sẽ phân tích, tìm ra lý do bị té để lần sau không bị nữa, và họ đã bước đi trên con đường thành công một cách dễ dàng hơn.
2. Tại sao “ thất bại là mẹ thành công”?
- Trong câu nói có sự mâu thuẫn, vì “ thành công” hoàn toàn trái ngược với “ thất bại”.
- Nguyên nhân: vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
3. Tác động của thất bại
- Đối với người dễ nản chí: ... ( em tự xem xung quanh và đúc kết lại nhé )
- Đối với người có ý chí: .... ( em tự xem xung quanh và đúc kết lại nhé )
- Dẫn chứng:
+ Lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau, ta lại đứng dậy và làm lại, ta sẽ biết chạy xe.
+ Nhà bác học Edison đã thất bại hàng ngàn lần trước khi ông sáng tạo ra chiếc bóng đèn.

III. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
 

kanna kamui

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng hai 2019
207
792
96
Lào Cai
THCS kim tân
Các bạn ơi,mình cần dàn bài của những bài văn sau:
-Ăn quả nhớ kẻ trồng cây(chứng minh)
-Uống nước nhớ nguồn(chứng minh)
-Thất bại là mẹ thành công(giải thích)
Cảm ơn các bạn nhiều nha:):):):)
Bạn tham khảo nhé !!
Đề bài: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
1. Tìm hiểu đề, tìm ý ( cái này chắc bạn biết rồi nên mk không nhắc đến
2. Lập dàn ý
a. MB :
- Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề : Lòng biết ơn và đức tính quý báu của người Việt Nam
b.TB :
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ
- Nghĩa đen :
+ Ăn quả là ăn trái ngon quả ngọt
+ Kẻ trồng cây là người trồng và chăm sóc cây
+ Nhớ là biết đến
-> là khi đc ăn trái ngon quả ngọt phải nhớ đến người đã có công trồng và chăm sóc cây để cho ta ăn quả
- Nghĩa bóng :
+ Khi được hưởng thành quả lao động phải biết ơn người đã làm ra thành quả đó :
* CM :
- Từ xưa nhân dân ta luôn nhớ tới cội nguồn luôn biết ơn đến người đã cho mk được hưởng thành quả, những niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống
+ Tôn sùng và nhớ ơn đến người anh hùng, những người có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đâu đâu cũng có đền thờ vua Hùng ở Phú Thọ, đền thờ Hai Bà Trưng ở Vĩnh Phúc
+ Biết ơn người lao động người công nhân, nông dân : " Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần "
+ Biết ơn ông bà cha mẹ thầy cô bằng những hành động cụ thể chăm ngoan, học giỏi , học trò thăm hỏi thầy cô giáo vào ngày lễ 20/11
+ Biết ơn tổ tiên, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên
- Đến nay đạo lí biết ơn được người Việt Nam phát huy. Chúng ta được sống trong bầu trời hóa bình phải biết ơn những người đã hi sinh, những người đã đổ máu vì đọc lập bằng hành động có chính sách với những người có công, xây nhà tình nghĩa, trả lương.....
Lấy ngày thương binh liệt sĩ để thăm hỏi động viên người có công với đất nước
* Mở rộng nâng cao vấn đề
Từ đó phê phán những thái độ, quan điểm sai trái đi ngược đạo lí của người Việt Nam vô ơn , bội nghĩa đó sẽ bị lên án. Vì đó là biểu hiện của con người suy thoái đạo đức nhân cách
c. KB :
- Khẳng định lại giá trị ý nghĩa của câu tục ngữ
- Tóm lại.....
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Các bạn ơi,mình cần dàn bài của những bài văn sau:
-Ăn quả nhớ kẻ trồng cây(chứng minh)
-Uống nước nhớ nguồn(chứng minh)
-Thất bại là mẹ thành công(giải thích)
Cảm ơn các bạn nhiều nha:):):):)
Chào bạn, bạn chú ý đừng hỏi nhiều câu hỏi trong một lần đăng bài bởi vì điều này vi phạm khoản 12 điều 2 nội quy box Văn.
Xem thêm: Văn - Nội quy riêng của box Văn
Bạn tham khảo nhé !!
Đề bài: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
1. Tìm hiểu đề, tìm ý ( cái này chắc bạn biết rồi nên mk không nhắc đến
2. Lập dàn ý
a. MB :
- Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề : Lòng biết ơn và đức tính quý báu của người Việt Nam
b.TB :
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ
- Nghĩa đen :
+ Ăn quả là ăn trái ngon quả ngọt
+ Kẻ trồng cây là người trồng và chăm sóc cây
+ Nhớ là biết đến
-> là khi đc ăn trái ngon quả ngọt phải nhớ đến người đã có công trồng và chăm sóc cây để cho ta ăn quả
- Nghĩa bóng :
+ Khi được hưởng thành quả lao động phải biết ơn người đã làm ra thành quả đó :
* CM :
- Từ xưa nhân dân ta luôn nhớ tới cội nguồn luôn biết ơn đến người đã cho mk được hưởng thành quả, những niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống
+ Tôn sùng và nhớ ơn đến người anh hùng, những người có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đâu đâu cũng có đền thờ vua Hùng ở Phú Thọ, đền thờ Hai Bà Trưng ở Vĩnh Phúc
+ Biết ơn người lao động người công nhân, nông dân : " Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần "
+ Biết ơn ông bà cha mẹ thầy cô bằng những hành động cụ thể chăm ngoan, học giỏi , học trò thăm hỏi thầy cô giáo vào ngày lễ 20/11
+ Biết ơn tổ tiên, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên
- Đến nay đạo lí biết ơn được người Việt Nam phát huy. Chúng ta được sống trong bầu trời hóa bình phải biết ơn những người đã hi sinh, những người đã đổ máu vì đọc lập bằng hành động có chính sách với những người có công, xây nhà tình nghĩa, trả lương.....
Lấy ngày thương binh liệt sĩ để thăm hỏi động viên người có công với đất nước
* Mở rộng nâng cao vấn đề
Từ đó phê phán những thái độ, quan điểm sai trái đi ngược đạo lí của người Việt Nam vô ơn , bội nghĩa đó sẽ bị lên án. Vì đó là biểu hiện của con người suy thoái đạo đức nhân cách
c. KB :
- Khẳng định lại giá trị ý nghĩa của câu tục ngữ
- Tóm lại.....
Mình cảm thấy phần dẫn dắt của nêu vấn đề của bạn chưa sát đề ra, còn thiếu ý. Bạn hỏi yêu cầu làm duới dạng văn NL chứng minh nhưng có vẻ bạn làm quá chung chung rồi.
 

Nguyễn Lê Hoài Thương

Học sinh
Thành viên
27 Tháng chín 2019
58
19
21
16
Ninh Bình
Trường trung Học Cơ Sở Sơn lai
Dàn bài: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

“ uống nước nhớ nguồn”
Từ xa xưa trong thơ ca của dân tộc ta có những kinh nghiệm chia sẻ về lòng biết ơn. “ Uống nước nhớ nguồn” một trong những câu tục ngữ nói về ý đó. Câu tục ngữ dạy ta phải biết ơn, phải nhớ công những người giúp mình. Ngoài câu “ Uống nước nhớ nguồn” thì kho tàng văn học Việt Nam còn một câu cũng nói đến lòng biết ơn đó là “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích nghĩa của câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

a. Nghĩa đen
- Khi ăn quả phải nhớ đến người mà trồng cây, người chăm bón, người chăm sóc cây.
- Khi ăn khoai thì nhớ người cho dây, cho khoai về trồng
- Khi ăn quả, ăn khoai phải nhớ nhớ người cho trái cho khoai
b. Nghĩa bóng
- Khi nhận được một thành quả nào đó phải nhớ đến người giúp đỡ
- Khi vượt qua khó khăn phải nhớ đến người giúp đỡ
- Nhớ đến công lao mà người khác tạo cho mình
- Nhớ ơn những người giúp đỡ mình
- Phải biết trân trọng những người đối xử tốt với mình
2. Ý nghĩa của câu tục ngữ
- Lòng biết ơn
- Không nên phụ bạc, coi thường và không biết ơn

3. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống biết ơn, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người vô ơn, bạc nghĩa
- Cần phê phán những người xa hoa, lãng phí.

4. Chứng minh câu tục ngữ đã được sử dụng trong cuộc sống thường ngày
- Lễ hội: giỗ tổ Hùng vương, lễ thần cơm,…
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất.
- Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
 

Nguyễn Lê Hoài Thương

Học sinh
Thành viên
27 Tháng chín 2019
58
19
21
16
Ninh Bình
Trường trung Học Cơ Sở Sơn lai
Dàn ý chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn

1. Mở bài


  • Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ''Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu ''Uống nước nhớ nguồn".
  • Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
2. Thân bài
a. Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn".
  • Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
  • Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
  • Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:
  • Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
  • Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
  • Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
  • Khi "bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", "muôn phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
  • Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
d. Phải làm gì để "nhớ nguồn".
  • Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
3. Kết bài
  • Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
  • Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
  • Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
  • Nguồn: vndoc
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng
Top Bottom