Văn 9 Dàn bài chi tiết bài thơ Đồng Chí: Phân tích thơ theo nội dung/thông điệp truyền tải (Ko theo khổ)

Phan Tại

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng hai 2022
20
80
16
31
Nghệ An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có nhiều cách để phân tích bài thơ này. Trên mạng hoặc những giáo viên cũ từng dạy mở đầu bằng cách nói về đề tài liên quan sau đó đi vào giới thiệu cái hay cái đặc sắc của bài thơ này. Nhưng để cho độc đáo hơn tí thì các bạn có thể thử cách này:

I. MỞ BÀI
- Chọn một hai câu thơ hay trong bài rồi trích ra, sau đó đi ngay vào mở bài và giới thiệu sự đặc sắc. Vd:
"Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi." _ Đồng Chí, Chính Hữu.
Nghĩ đến chiến tranh, người ta không khỏi cảm thán về những năm tháng đầy khổ cực và xương máu. Vậy nhưng, thời kỳ gian khổ đó lại hiện lên một cách đầy chân thực và trữ tình qua bài thơ của Chính Hữu. Những người lính vốn xuất thân từ làng quê nghèo khó với hình ảnh "giếng nước, gốc đa" nay ra tiền tuyến, trải qua những khó khăn gian khổ cùng nhau nơi núi rừng hoang vắng đầy bom đạn. Hình ảnh, trái tim, khát vọng, tâm hồn cùng tình đồng chí chân thành của họ được khắc họa lại vô cùng đẹp đẽ qua bài thơ nổi tiếng nhất của Chính Hữu, bài thơ Đồng Chí.


(Đây là một cách mở bài bằng việc trích một câu nói hoặc một câu thơ trong tác phẩm, nói vài thứ trong đó rồi cuối cùng mở ra phần ý lớn muốn giới thiệu.)

II. PHẦN THÂN BÀI.
A. Đôi nét về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

(Nói chung thì phần này cũng chẳng khác mấy với việc cần làm ở những bài văn dạng này, nếu muốn điểm cao và đủ điểm thì phải có, nên tìm hiểu đôi nét về lịch sử cùng hoàn cảnh văn chương thời bấy giờ để có thông tin chính xác)
  • Bài thơ ra đời đầu năm 1948, giữa lúc nhà thơ và đồng đội hoạt động chống lại cuộc tấn công của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
  • Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn nhưng bài thơ có thể đã như một lời động viên tinh thần cho chính tác giả Chính Hữu, làm sang trọng thêm hồn thơ chiến sĩ của ông.
(Viết thành một đoạn hoặc 2 đoạn nếu dài cũng được. Cố dùng văn phong để viết dài ra. VD mẫu:
Bài thơ được ra đời trong những năm tháng kháng chiến ác liệt nhất của lịch sử Việt Nam, đầu những năm 1948, giữa lúc nhà thơ, những đồng đội cùng những chiến sỹ yêu nước chống lại cuộc tấn công dữ dội của thực dân pháp lên chiến khu Việt Bắc. Ra đời trong lúc gian nguy và thời khắc cận kề sinh tử nhưng bài thơ đã làm trọn nhiệm vụ vinh quang của mình, động viên tinh thần cho các chiến sĩ Việt Nam yêu nước cũng như chính tác giả, làm sang trọng thêm hồn thơ đầy tính nhân văn của ông.

B. Phần thân phân tích về tác phẩm:
(Thường thì các cô giáo sẽ cho học sinh phân tích theo 6 câu thơ đầu, 7 câu thơ sau, 4 dòng thơ cuối. Cách này cũng được giới thiệu và chỉ ra trên các tài liệu mạng nhưng bạn có thể làm khác đi để tạo tính độc đáo và giúp bài văn phân tích nuột hơn. Cách này gọi là:
- Không phân tích theo KHỔ THƠ phân tích theo Ý THƠ, theo NỘI DUNG/THÔNG ĐIỆP truyền tải.

(Với cách này, đôi khi bạn sẽ không cần nói lại những ý nghĩa mà các câu thơ truyền tải một nội dung tương tự nhau nhưng chỉ là cách viết khác đi. Ví dụ nói về lòng yêu nước hoặc khó khăn mà người chiến sỹ gặp bạn sẽ nêu ra một số hoặc toàn bộ những vần thơ/câu thơ diễn tả điều đó rồi phân tích một lượt. Người chấm điểm sẽ thấy cùng diễn tả một nội dung nhưng bạn cảm thụ được những gì tác giả muốn biểu lộ khác nhau qua các vần thơ khác nhau. Vd: để chỉ sự khó khăn của đất nước thời đó, tác giả nêu ra hình ảnh "nước mặn, đồng chua, đất ngèo, sỏi đá". Bạn phân tích kỹ hơn về nhịp điệu thơ cũng như văn phong của lời thơ ở những điểm lúc này.
Thật may là bài thơ này nói lên những thông điệp một cách lần lượt theo những dòng thơ (Mình có thể cảm nhận rõ điều đó). Nên việc phân tích theo cách này cũng không khác với việc phân tích theo từng khổ nhưng sẽ tiện và nuột hơn so với việc cứ nêu ra bằng những cách như: ở 6 câu thơ đầu, 4 câu tiếp theo... hay ở 3 câu cuối. Tuy vậy có những thông điệp liên quan đến nhau dù cách mấy dòng thơ. Vd: Hình ảnh làng quê, gốc gác của những người lính ở những dòng thơ đầu sẽ liên quan mật thiết đến hình ảnh ruộng nương anh gửi bạn thân cày, nhà không mặc kệ gió lung lay ở phần giữa bài thơ. Việc phân tích theo thông điệp có thể sẽ giúp liên kết các dòng thơ này và phân tích một lần dễ hơn so với cách phân tích liệt kê truyền thống.

Ưu điểm của việc phân tích theo thông điệp là phân tích được ý nghĩa chính của bài thơ và hiểu ý nghĩa truyền tải hơn cách truyền thống.
_____
(Cứ mỗi thông điệp là một phần để bạn viết nhé. Mỗi phần này có thể bao gồm nhiều đoạn văn nhỏ)
Bài thơ này theo mình có thể truyền tải 3 thông điệp chính:

Thông điệp 1:

Nói lên tình hình khó khăn của đất nước thời kỳ đó và xuất thân của những người lính mộc mạc chân chất nhưng giàu tình cảm và lòng yêu đất nước. Những người lính vốn là những người chân quê. Phân tích hình ảnh: "Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, ruộng nương anh gửi bạn thân cày, căn nhà không mặc kệ gió lung lay, giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" Người thì còn ruộng nương gửi lại, có lẽ không thiếu người còn để lại vợ con cùng mẹ già rồi một mình ra đi. Cũng có người một mình ra đi để lại căn nhà tranh nghèo hoang vắng trong những đêm gió rét. Những người gốc chân quê ngèo đói, khó khăn đó nay trở thành đồng chí.

- "Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"
- "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính."
(Bạn phân tích những dòng thơ này để làm rõ ý trên)
- Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
- Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Chính vì đều là những người xa lạ, không quen biết gì nhau, sự cô độc đó đã xích lại gần tình cảm của những người chiến sĩ xa quê.
Họ ra đi và trở thành người lính. Không quen biết gì nhau, đều là những kẻ xa lạ, nhưng đều có chung nỗi nhớ quê da diết. Có lẽ chính vì sự cô đơn nơi núi rừng lúc chiến đấu vì tổ quốc đã khiến họ trở thành những người thân quen

Thông điệp 2:
Chính Hữu đã rất xuất sắc trong việc miêu tả những khó khăn, thiếu thốn mà người lính gặp phải trong khi làm nhiệm vụ nơi núi rừng hoang sơ. sống cùng nhau dưới một mái nhà và cùng chung một lý tưởng. Tình đồng chí, tình yêu nước cùng sự khó khăn đã khiến họ thành "tri kỷ".
Phân tích: ( Cách thức: cứ nêu ra 1 trích dẫn là lại phân tích thành một đoạn dưới trích dẫn ấy. Cách thức này khá phổ biến ở cuốn "Tìm hiêu văn học Anh cổ".
- Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
_______(Viết thành một đoạn.....abc, xyz)
- Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
_______(Viết thành một đoạn.....abc, xyz)
- Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
_______(Viết thành một đoạn.....abc, xyz)
Gợi nhắc về hình ảnh "rừng hoang sương muối"
_______(Viết thành một đoạn.....abc, xyz).

Thông điệp 3:
Bài thơ Đồng Chí đã khắc họa được rõ nét lòng yêu nước và chí hướng lớn lao của những người chiến sĩ bộ đội khi chiến đấu ở núi rừng sâu thẳm đầy cam go và bom đạn. Bằng những hình ảnh đầy thơ mộng nhưng cũng đầy thương cảm ông đã nói lên tình cảm đó.
- Phân tích hình ảnh: "Súng bên súng, đầu sát bên đầu" và từ "Đồng chí" hoặc gộp lại như cách dưới đây.
Làm mẫu đoạn 3 của phân thân bài phân tích:
-----ĐOẠN MẪU:

Bài thơ Đồng Chí đã khắc họa được rõ nét lòng yêu nước và chí hướng lớn lao của những người chiến sĩ bộ đội khi chiến đấu ở núi rừng sâu thẳm đầy cam go và bom đạn. Bằng những hình ảnh đầy thơ mộng nhưng cũng đầy thương cảm ông đã nói lên tình cảm đó. Lý tưởng của người lính bộ đội yêu nước dường như được thể hiện qua hình ảnh "Súng bên súng, đầu sát bên đầu". Súng tượng trưng cho nhiệm vụ bảo vệ đất nước, họ có chung nhiệm vụ của mình, đó là chiến đấu vì một ngày mai tươi sáng, không chiến tranh, không súng đạn. Những người lính lúc này dường như đều cùng chung một lý tưởng và hoài bão lớn, chính tình đồng đội đã giúp họ vững tin và can đảm hơn "đầu sát bên đầu" dù ngày mai người ở lại, người ra đi mãi mãi.

- Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Trong khung cảnh tưởng chừng như thật lạnh lẽo, cô liêu. Đó là cảnh rừng hoang, sương trắng. Ta có thể cảm nhận được cái lạnh buốt giá của những đợt gió mùa đông bắc nhất là trong rừng sâu nước thẳm. Những người lính của chúng ta vẫn "bên nhau" chờ giặc tới. Hình ảnh đó tưởng chừng như vô cùng đơn giản, mộc mạc nhưng lại toát lên điều gì thật ý nghĩa. Đó chính xác là tình "Đồng chí". Đồng chí, danh từ giản đơn nhưng đầy tình nghĩa: những người bạn cùng chung chí hướng, cùng chung mục đích. Họ là những chí sĩ yêu nước mà chúng ta chỉ có thể mãi ngưỡng mộ.
Hình ảnh trăng treo đầu súng thật thơ mộng. Nghĩ đến "trăng" ta nghĩ đến cái đẹp, nhất là vể đẹp tròn trịa viên mãn đêm trăng rằm. Trong văn hóa phương đông, hình ảnh ánh trăng và nhất là ánh trăng tròn tượng trưng cho sự đầy đủ, sum vầy, hạnh phúc viên mãn. Ngược lại "súng" biểu trưng cho sự chiến đấu gian khổ, là sự hi sinh, là sự đổ máu. Trăng treo đầu súng lại khiến chung ta không ngừng liên tưởng phải chăng những người lính chịu lạnh, chịu rét, giương súng đợi địch trong ánh trăng chỉ lối để chiến đấu cho ngày mai tươi sáng, cho thế hệ sau có thể sống trong một thế giới đầy đủ, sum vầy. Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng của nước Việt Nam được tạo nên từ màu đỏ của máu và lý tưởng của những chí sĩ yêu nước trong thế hệ của nhà thơ.


4: Thông điệp gì nữa: Nếu bạn nghĩ ra

III. PHẦN KẾT BÀI. (Cái này thì cũng không có gì đặc biệt, tương đối giống với gợi ý của giáo viên hoặc các hướng dẫn trên mạng)
  • 1. Khẳng định lại những nét tiêu biểu, đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ Đồng chí: thể thơ tự do, ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh chân thực.
  • 2. Bài thơ là lời tuyên bố chân thực nhất, bình dị nhất nhưng lại sâu sắc và thiêng liêng nhất về tình đồng chí đồng đội trong hoàn cảnh khó khăn tột cùng
  • 3. Liên hệ cảm nhận riêng của bản thân về tình bạn trong thời đại hiện nay.
ĐOẠN MẪU KẾT BÀI:

Bài thơ "Đồng Chí" với nghệ thuật ngôn từ và hình ảnh mộc mạc, gần gũi nhưng đầy thơ mộng qua từng dòng thơ đã mang đến vẻ đẹp giản dị, bình dị của những người chiến sĩ. Tình cảm thiêng liêng của tình đồng chí - những người lính chiến đấu vì lý tưởng của dân tộc qua bài thơ đã được khắc họa một cách rõ ràng và chân thực. Chúng ta sống trong thời đại hôm nay, hưởng sự hạnh phúc mà cuộc sống phồn vinh mang lại, có những tình bạn thân thiết càng không thể không quên đến tình cảm gắn bó keo sơn của những người chiến sĩ yêu nước trong thời lửa đạn đã hi sinh ngày đó.
_______
Phan Tại
(Phạm Tài)
 
Top Bottom