[đại học 010]-- chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng làm bài trắc nghiệm sinh học

L

lamanhnt

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Kỳ thi đại học sắp đến. Thời gian bắt đầu đếm lùi được rồi rồi:eek:. Mỗi chúng ta là những con người đi trên cùng một chuyến tàu và đang sắp tới điểm đỗ. Khoan nói tới những ngã rẽ riêng của mối người khi đoàn tàu dừng lại…Việc quan trọng của mỗi chúng ta bây giờ là định ra con đường:)confused:)và tập trung toàn lực cho con đường mình theo đuổi. Đây sẽ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kỹ năng làm bài tập. Mong nhận được sự giúp đỡ và trao đổi kỹ năng từ các anh chị đi trước(mong được sự chỉ giúp của anh cukhoaithui, chị camdorac...).:)Trong topic này xin chỉ đề cập tới phương pháp và kinh nghiệm, những ví dụ mang tính minh họa cho phương pháp tổng quát.:)|Mọi bài tập trắc nghiệm định tính xin được post trong box "tàng sinh học....". CÙNG VỀ ĐÍCH NÀO!!!

Kiến thức chỉ tồn tại khi nó được chia sẻ. Chia sẻ để nhận được chia sẻ. P/s:Mình mong các bạn tham gia topic này đều sẽ thi đỗ vào trường đại học y mong muốn:):):).

----------------------------------------%%-%%-%%-%%-%%-%%--------------------------------------------
 
C

cukhoaithui

---> Tình hình là...không biết phải nói gì vì...không có câu hỏi cụ thể cho từng trường hợp cụ thể đc nêu ra b-( ---> Dù vậy cũng xin ủng hộ tinh thần "chiến đấu" hết mình và vì lợi ích số đông của bạn mod :D.Hiện giờ xin đc...nhớ gì nói đó,"trúng đâu thì trúng" để góp thêm "hào khí" cho topic he b-(
---> Trước hết theo tui là ngoài việc học kỹ SGK mới thì các bạn nên trang bị cho mình bộ SGK chương trình cũ (sinh 11 và 12).Lí do là dù SGK mới đc trình bày rất trực quan,nội dung cũng phong phú kèm theo các hình minh họa rất hay,nhưng có một số vấn đề không đc đề cập hoặc đề cập sơ sài trong khi các vấn đề đó lại đc viết rất rõ trong SGK cũ.Quan trọng là các vấn đề vừa nói ở trên lại vẫn đc ra thi :D Các bạn đừng nghĩ cái nào SGK mới ko nói mà SGK cũ có nói thì ko ra thi hoặc kiến thức trong SGK cũ là sai.SGK thì tất nhiên ko sai rồi,chỉ có là một số nội dung (số liệu,thông tin liệt kê...v.v...) có thể không còn phù hợp với hiện nay do yếu tố thời gian;còn lại là những vấn đề khác như khái niệm,định luật,ví dụ điển hình...v.v...đều chính xác và vẫn áp dụng đc.Vậy tại sao một số vấn đề đó lại không đc đề cập hoặc đề cập sơ sài trong SGK mới???Bởi vì SGK mới thì trước tiên phải...đổi mới về nội dung và hình thức trình bày so với SGK cũ (gọi là mới thì phải khác chứ :D ),rõ ràng có nhiều vấn đề cả 2 bộ sách đều cùng đề cập nhưng cách viết lại khác nhau dù đều cùng 1 ý,và điều này là hoàn toàn dễ hiểu.Riêng với những nội dung ko đc đề cập (dù nó vẫn đúng) có thể do các tác giả sau này nghĩ rằng những điều đó là..."ai cũng biết" b-( nên ko cần phải nói ra nữa chăng :D Túm lại việc kết hợp cả 2 bộ sách như đã nói sẽ giúp các bạn nắm rất vững vấn đề và "hóa giải" đc khá nhiều câu hỏi trắc nghiệm mà với kiến thức SGK mới các bạn sẽ chẳng biết các câu hỏi đó hỏi ở chỗ nào :p Hơn nữa có nhiều vấn đề SGK cũ viết rất dễ hiểu và chi tiết,trong khi đó SGK mới có lợi thế về cách trình bày trực quan và nhiều hình ảnh minh họa.Việc kết hợp cả 2 chắc chắn sẽ giúp các bạn "ngang dọc giang hồ" mà ko sợ phải "dính chưởng" quá nhiều :D Thực tế bản thân tui khi làm các đề luyện thi đều thấy rất nhiều câu trắc nghiệm hỏi những kiến thức "nguyên xi" nội dung đc viết trong SGK cũ,và khi đó thì...là một lợi thế :D
P/S : tình hình là...sáng mai phải học nhóm mà khuya quá rồi :)| topic này nếu nhận đc nhiều sự quan tâm (nếu vì nó thực sự cần thiết) thì tui sẽ "vận động" thêm những "chiến hữu" năm xưa vào chia sẻ kinh nghiệm.Những bạn này đều học rất tốt môn Sinh và chắc chắn sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc học tốt cái môn "khó ưa" này ^^.Hi vọng sẽ giúp đc chút gì đó cho các bạn thi khối B năm nay :) g9 all :)|
 
Last edited by a moderator:
V

vanculete

môn sinh cũng là một môn học thú vị , bởi nó cũng xây dựng trên bởi sự logich toán học , văn học... các dạng bài tập sinh trong các đề thi ĐH đều không mang tích chất đánh đố , nhưng lại rất hay bị nhầm lẫn , khi kiến thức chưa chắc, các dạng bài tập thường nằm vào chương trình lớp 12, (các định luật memden, tương tác gen, hoán vị gen, di truyền lk giới tính , di truyền ngoài nhân, liên kết hoàn toàn, nhân đôi ADN ,ARN , phiên mã , dịch mã ) , ở cấp độ thi ĐH các bài tập các tác giả ra đề chỉ gắn 1 trong các quy luật trên.
_Còn phần lí thuyết thì hơn nặng , bởi nó không có giới hạn nhưng các câu hỏi cũng thường không khó, tập trung phần lớn vào lớp 12, nội dung dàn trải là thế , nhưng ta phải học như thế nào và học kai ji cho thật hiệu quả , đạt kết quả như mong muốn:(và đây và vài kinh nghiệm bản thân xin được chia sẻ )
+Dành time hợp lí , không nên dành quá nhiều thời gian cho 1 môn nào đó , vì học đều thì cơ hội sẽ nhiều hơn rất nhiều, khuyến cáo không nên học lệch trong lúc này
+PP học lí thuyết tốt nhât , là cố gắng hình dung lại những điều mình đã học , tập trung tinh thần khơi dậy những kiến thức mình đã học được ,viết ra những kai cần thiết (theo dạng sơ đồ ,và chụp ảnh chúng) =>pp nhớ của mình
+ kiến thức thì dàn trải nhưng trọng tâm là ở đâu=> kai này khó , nhưng mấy phần cuối cùng chương sinh thái mình học hơn qua loa quá , ai có cách học phần đó chỉ kai
+ Các dạng bài tập , mình tin chắc không ai xác định con đường thi Y , mà bỏ qua phần này =>học cả năm rùi phải không=> tìm lại những kai xưa cũ thui=>phục hồi đẳng cấp tốt nhất

Mình cũng mong các bạn lập riêng 1 topic để đưa ra nhưng câu hỏi nhưng điều băn khoăn về một số câu hỏi trong các đề thi thử , và các đề thi ĐH năm trước đó ,
===>lời kết : tuy là vậy nhưng kiến thức vô cùng rộng lớn , chúng ta không nắm bắt và hôi tụ hết được phải không , bạn lamanhnt lâpk pic thật hay mong các bạn giúp đỡ người khác cũng chính là giúp mình. ok
_____________ chúc các bạn thi khối B , và đặc biệt là thi Y học tập ôn luyện thật tốt nhe ____________
 
C

chiryka

Sinh nói chung là môn khó ưa của rất nhiều sĩ tử đã lỡ dấn thân vào khối B. Nhưng thực tế trong 3 môn khối B, Sinh dễ học nhất:

-Chỉ gói gọn trong chương trình 12, 10 và 11 rất ít hoặc gần như ko có( toán hoá thì cả 3 năm)

-Bài tập sinh ra cơ bản, ko khó cho những ai hiểu được bản chất các định luật. Kiến thức để giải bài tập sinh gói gọn lại chỉ trong 4 trang giấy

-Kiến thức Sinh ko nằm ngoài sgk , còn Toán hoá kiểu gì cũng lan man ra ngoài vài câu (Cá gì cũng cá)

-Khi đã nắm chắc kiến thức, bài thi Sinh thường ko làm quá 30 phút ( ông anh mình làm có 15 phút, 9,5 điểm , phát đề 10 phút xong tí tẹo là ổng kêu nộp bài làm cô giám thị toát mồ hôi)

-Sinh là môn thi khó mà " Đoán mò" nhất. Khi đã ko biết thì gần như nắm chắc mất điểm, vì Câu hỏi sinh đơn thầun là ghi nhớ kiến thức, ít có suy luận nên khó có thể loại đi vài phương án để đoán mò.

Nếu bạn nào muốn học Sinh ,thì các bạn phải sẵn có đam mê. Sinh ko khó, nhưng cần kiên trì tìm hiểu sẽ thấy được những cái thú vị riêng của nó. Khi đã nắm được điều đó bạn sẽ thấy Sinh học thật dễ dàng :)
 
L

lamanhnt

tớ có câu hỏi này: Bạn có đang học thêm sinh không? Hay bạn tự ôn tập thi ĐH? Nếu đang tự túc như vậy, bạn ôn như thế nào?
 
C

chiryka

Tự ôn.

+, hệ thống lại kiến thức sgk bằng bảng tóm tắt hoặc sơ đồ tư duy
+, vận dụng, bài tập, đề thi để kiểm tra kiến thức
+, ghi chép giải đáp các thắc mắc vào sổ cá nhân
+, sử dụng internet làm công cụ tra cứu thứ 2, sau sách tham khảo.

xin cho ý kiến...
 
C

cukhoaithui

---> Cách học của bạn Chyrika quá chuẩn,năm ngoái tui cũng tự ôn và có cách học gần giống như vậy :)
---> Nhưng theo tui ngoài những cách học đó ra,rất cần thiết nên có sự thảo luận giữa mình với những bạn cùng chí hướng khác.
---> Tự ôn sẽ rất có lợi đối với những bạn có khả năng tự học,vì nó giúp bản thân có một cái nhìn hệ thống,bao quát toàn bộ kiến thức bằng chính tư duy của mình.Điều đó sẽ giúp mình nắm vững và hiểu sâu hơn vì những kiến thức đó đã đc chính bản thân mình "xào nấu".Nói cách khác những kiến thức từ thầy cô (lúc còn học phổ thông) và sách tham khảo giờ đã đc biến thành kiến thức của chính mình --> nhắm mắt hay bỏ một thời gian khá lâu cũng vẫn có thể viết ra đc,nói lại đc
---> Tuy nhiên tự ôn cũng có những "thiệt hại" của nó,vấn đề dễ thấy nhất là bạn sẽ dễ tự tin thái quá vào khả năng của bản thân và từ đó không tự đánh giá đúng năng lực thật sự của mình vào từng thời điểm.Bởi vì khi bạn tự ôn,bạn sẽ ít có cơ hội đc "bon chen" cùng những bạn khác,không đc thầy cô chỉ dẫn cho những phương pháp hay,những mẹo "độc chiêu",và nhất là bạn sẽ không thể thấy đc những chỗ trống hoặc sai lầm trong kiến thức của mình.Có thể ví von người tự ôn giống như "người đang 1 mình múa kích giữa sa mạc" --> xung quanh chỉ có 1 mình ta độc diễn,chỉ có tự ta đánh giá chính ta --> Mà mình thì thường đánh giá bản thân mình không đc khách quan
---> Vậy túm lại giữa việc đi học thêm ở trung tâm để đc cọ sát với bạn bè cùng học,đc thầy cô chỉ dẫn tận tình từng đường đi nước bước,so với việc tự "bế quan luyện công" thì cách học nào tốt nhất đây??Thật sự thì tùy vào từng điều kiện cụ thể của mỗi người mà sẽ có lựa chọn cách học phù hợp nhất cho mình.Phương pháp "bế quan luyện công" sẽ rất tốt với những bạn đã có sẵn "nội lực" kha khá hoặc có khả năng tự học (tức là có thể tự xem SGK và sách tham khảo để tự tìm hiểu và thu nhận kiến thức cho mình).Cách học tới trung tâm sẽ dành cho những bạn còn lại Hai cách học này giống như 2 con đường khác nhau cùng 1 đích đến.Trong đó một bên là đường đi gian nan,vất vả nhưng nếu có quyết tâm và ý chí thì phần thưởng ở đích đến không chỉ là ước mơ thành hiện thực mà còn có thêm sự trưởng thành về nhận thức và nghị lực của bản thân.Còn một bên thì đường đi có vẻ nhẹ nhàng bằng phẳng hơn,và tất nhiên cộng với sự siêng năng chăm chỉ thì việc đến đích sẽ đơn giản hơn rất nhiều (với điều kiện bạn may mắn lựa chọn đc 1 trung tâm thật sự có chất lượng),nhưng tất nhiên cái cảm giác chiến thắng khi đến đích sẽ không thể nào "thăng hoa" như của người tự học. :D
---> Nói riêng về cách tự học môn Sinh.Ngoài những phương pháp mà Chyrika đã nêu,một lần nữa tui đề cao cách học thông qua thảo luận với các bạn khác.Những hạn chế của pp tự học hiện nay sẽ hoàn toàn giải quyết đc chỉ cần bạn có...1 máy vi tính có thể kết nối internet.Và nơi bạn có thể thảo luận về Sinh học tốt nhất chính là những trường học trực tuyến mà hocmai là 1 ví dụ điển hình . Bản thân tui thời gian ôn năm ngoái hầu như gắn chặt với máy vi tính và hocmai này.Chính pp học thông qua thảo luận đã giúp tui hiểu sâu hơn những gì mình đã học,phát hiện ra nhiều "khoảng trống" trong kiến thức.Có những vấn đề tui đã đọc qua không biết bao nhiêu lần và nghĩ rằng mình đã hoàn toàn hiểu thì nhờ thảo luận mà phát hiện ra mình thật sự chẳng hiểu đc bao nhiêu.Hay có những khái niệm mà trước đây mình chỉ học vẹt thì nay lại cảm thấy thật thú vị vì đã phát hiện ra những điều mới mẻ về chúng.Sẽ có bạn nói rằng mình ko có thời gian để post bài thảo luận vì mình còn phải học môn này môn khác,nhưng thực sự bạn không hiểu rằng chính khi bạn "mất thời gian" để post bài thảo luận thì cũng là lúc bạn đang ôn lại kiến thức và tạo cho mình cơ hội để những người khác bổ sung những điều bạn thiếu hay sửa chữa những điều bạn sai ---> điều đó ko phải giúp bạn học tốt hơn sao??
---> Một trong những cách học khác của tui chính là tập giải thích...những đáp án sai.Thi trắc nghiệm cái chính là chọn đc đáp án đúng,tại sao tui lại "dư cơm" đi làm chuyện ngược đời như zậy??Tui có bị...khùng không?? Xin thưa là tui ko có "may mắn" đó đâu.Cách tập lí giải những đáp án sai đc áp dụng chủ yếu khi chúng ta đang ôn luyện để có thể củng cố thêm kiến thức và tập cho mình khả năng tư duy.Điều này sẽ rất có lợi cho bạn khi gặp những câu hỏi mà bạn thật sự băn khoăn giữa những đáp án,đồng thời nó cũng giúp bạn phát hiện đc những câu hỏi sai vì những lí do...kỷ thuật Tuy nhiên cách học này rất mệt,đòi hỏi bạn phải suy nghĩ nhiều và chịu khó suy luận --> nhưng nếu bạn đã quen thì đây chính là "vũ khí" để tạo nên "sự khác biệt" :D
---> Với đa số những bạn cuối cấp năm nay thì thời gian này là thời gian "chạy sô" của các bạn.Đa số các bạn sẽ dành nhiều thời gian cho việc đó.Tui ko nói điều đó tốt hay ko tốt.Tui chỉ xin góp ý với các bạn,những bạn học thêm rất nhiều nhưng lại chẳng giữ lại kiến thức đc bao nhiêu,rằng thay vì bạn mất thời gian và sức lực cho việc đó thì lúc này bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho việc tự mình hệ thống lại kiến thức đã học.Nếu không thì lượng kiến thức "chảy ra" của các bạn cũng sẽ nhiều như lượng kiến thức "nhét vô" trong quá trình "chạy sô" --> và kết quả cuối cùng thế nào bạn cũng đã rõ.
P/S : nửa đêm "hăng máu" ngồi viết linh tinh,cứ cảm thấy mình nói nhiều quá thì phải,mặc dù tui thật sự không thích nói nhiều một chút nào đâu he ^^
 
Last edited by a moderator:
T

tuyetroimuahe_vtn

chúc các anh chị học tập tốt
Trước hết, phải học đầy đủ kiến thức theo chương trình quy định, sách giáo khoa là hàng đầu sau đó là các sách tham khảo. Tuy nhiên, em phải biết cách hệ thống hóa theo từng chủ đề. Có thể chia làm 3 mức độ sau đây:

+ Kiến thức cần nhớ, cần biết: chẳng hạn các khái niệm, các loại sự kiện, hiện tượng không nhất thiết phải thuộc lòng nhưng cần phải hiểu thì dễ ghi nhớ hơn. Vd: Hiểu về khái niệm đột biến, thể đột biến, biến dị tổ hợp, thường biến...

+ Thông hiểu, giải thích được những hiện tượng, sự kiện và mối liên quan giữa chúng. Việc giải thích này có thể được minh họa trong bài học. Tuy nhiên, các em cần hiểu để vận dụng vào tình huống tương tự. Vd: Việc hiểu biết cơ chế phát sinh thể tam nhiễm giúp em có thể giải thích cơ chế phát sinh tứ nhiễm hoặc tam nhiễm kép.

+ Vận dụng: đây là kiến thức cần sự tư duy, suy nghĩ của các em. Nhớ kiến thức được học dùng để giải thích hiện tượng mới theo yêu cầu của chương trình và dĩ nhiên, có phối hợp với kiến thức ở những bài học khác. Vd: Chương trình học giúp em hiểu cơ chế phát sinh đột biến dị bội qua quá trình giảm phân. Nhưng thực tế, cũng có thể xảy ra trong quá trình nguyên phân. Bằng hiểu biết ở bài giảm phân, chẳng hạn một cặp nhiễm thể không phân ly ở phân bào 1 giúp em biết cho ra 2 loại giao tử bất thường là n+1 và n-1. Nhưng nếu 1 cặp nhiễm thể không phân ly ở nguyên phân, thì em phải biết giải thích tạo ra 2 tế bào bất thường là 2n+2 và 2n-2.

Vì trắc nghiệm hỏi rải đều toàn bộ chương trình nên nhất thiết phải học đầy đủ, không bỏ sót dù là ví dụ minh họa theo 3 mức độ nói trên. Dù thi hình thức nào thì kiến thức vẫn là hàng đầu nên việc hệ thống hóa để tổng hợp kiến thức vẫn là điều cần thiết. Việc làm này có thể dưới hình thức là một sơ đồ, bảng liệt kê phân loại, bảng so sánh.
 
H

hocxongchua

Các bậc tiền bối quả thật nhiệt tình, gõ mà em đọc mỏi mắt.
Em chỉ hạn tép riêu trong cái môn này nhưng em nghĩ, để ôn thi tốt thì cần 2 điều quan trọng:
Yêu thích nó và có người dẫn lối đúng đắn. Ngoài ra việc tái hiện lại kiến thức cũng quan trọng, mỗi ngày nên giành 5-10 phút đọc 1 bài, ngay cả nhưng môn thi TN cũng thế!
PS:Ý kiến nhỏ nhoi thế thôi, chứ em biết thế nào cái bạn lamanhnt cũng thanks mà ko thanks thì cũng chẳng có gì ngạc nhiên cả, hì,người ta học sinh ko chỉ để thi Y đâu bạn Mod của tôi ạ!!!
Ps: thank hay ko thank?Thế cậu học sinh để thi gì?
 
Last edited by a moderator:
L

lamanhnt

Cảm ơn mọi người đã góp ý kiến. Theo mình thì việc học môn sinh hay bất kỳ môn học nào cũng cần lấy tự giác làm đầu:d Điều quan trọng là tự tạo thời gian để bản thân tự ôn tập và tổng hợp lại kiến thức, update thêm những phần kiến thức mới. Trong những khoản thời gian này bạn có thể ghi chép lại những kiến thức đã học trong tuần, những chú ý, gạch đầu dòng quan trọng hay là những lỗi hay gặp phải khi làm bài. Quyển sổ càng dày chứng tỏ những điều bạn thu nhận được càng lớn:D
Thứ 2 là nên học có hệ thống, không lan man. Chọn một vài quyển sách tham khảo có chất lượng+sách giáo khoa(quyển này quan trọng nhất)+ sách bài tập để cày đến hết năm. Đừng nên tham nhiều rồi lại lan man và "hoảng":D.
Thứ 3 là có một cách học hiệu quả tiết kiệm thời gian mà lại năng suất. Theo mình việc học là một quá trình dài. Những kì thi là để kiểm tra kiến thức chúng ta có được trong một khoảng thời gian trước đó chứ không phải là một vài trc ngày thi:D Vì thế nên tự chủ động sắp xếp giữa học và ôn hiệu quả.
Trình bày kiến thức--->>Hiểu--> Giải quyết vấn đề-->>So sánh, đối chiếu, phân biệt-->>Tạo cái mới, tổng hợp những kiến thức liên quan--->>Biết đánh giá và giải thích vì sao, suy nghĩ từ hướng đối lập(tại sao sai, tại sao đúng?Sai ở chỗ nào??)
Thứ 4 là biết cách đọc sách. Mình thường đọc sách theo kiểu gạch ý, tìm từ khóa rồi gấp sách lại sau đó tường thuật lại phần kiến thức vừa đọc:D
Hoặc bạn cũng có thể tham khảo cách đọc khá hiệu quả như Phương pháp đọc SQ3R, nghĩa là:
S=Survey: Khảo sát
Q=Question: đặt câu hỏi
Read=đọc
Review=đọc lại
Recite=ghi nhớ
Mình xin trình bày sơ lược phương pháp này để mọi người tham khảo:D
Survey--khảo sát trước những nội dung tương tự như:
-Tiêu đề, đề mục chính và phụ
-Chú thích dưới hình ảnh, và đồ thị(sách sinh rất nhiều hình minh họa:D)
-Xem lại câu hỏi, hoặc các hướng dẫn trong sách, những dấu hoa thị hay là các câu hỏi có tam giác ở đầu
-Xem đoạn ghi chú, tóm tắt cuối bài để hiệu nội dung tổng quát của bài hay là bài này mình phải nắm cốt lõi được điều gì?
THỨ HAI LÀ : Question
- Biến tiêu đề thành câu hỏi
- Đọc các câu hỏi ở cuối bài
- Nhớ lại những gì cô giáo đã giảng hay chú ý với chúng ta trên lớp
- Đặt câu hỏi là mình đã biết rõ về vấn đề này chưa, còn gì chưa hiểu?? Tại sao lại chưa hiểu để hỏi ngay thầy cô để được giải đáp.
THỨ 3 LÀ: Read
- Tìm câu trả lời choc các câu hỏi đã nêu.
- Trả lời các câu hỏi đầu và cuối chương
- Đọc lại chú thích dưới tiêu đề, biểu đồ, hình minh hoạ…
- Chú ý tất cả các từ in đậm hay in nghiêng trong sách
- Đọc chậm lại và nhắc lại nhiều lần với những đoạn kiến thức khó hiểu.
- Đọc từng phần một và ghi nhớ sau đó tự tường thuật lại.
THỨ 4 LÀ: Review( theo mình quan trọng nhất là ở phần này:D
- Tóm tắt kiến thức
- Ghi chú thông tin từ bài đọc
- Gạch dưới ý quan trọng
- Dùng phương pháp học thuộc hiệu quả nhất cho mình( đây là bí kíp của từng người:D.Theo một khảo sát cho thấy là càng vận dụng nhiều giác quan thì bạn càng nhớ phần kiến thức đó lâu:D)
THỨ 5 LÀ: Recite
Cái này thì như là mưa dầm thấm lâu vậy:D
Ngày 1:
Đặt ra những câu hỏi cho ý chính bạn đã ghi chú .
Ngày 2:
Đọc đi đọc lại để "kết thân" với những khái niệm quan trọng. Bạn có thể che phần thông tin, đọc câu hỏi và cố trả lời từ trí nhớ của mình. Dùng các biện pháp ghi nhớ hữu dụng như là sticks, mindmap, nhờ người kiểm tra kiến thức giùm.
Ngày 3, 4, 5:
Luân phiên học bằng mindmap, sticks, và từ những bài ghi chú. Càng va chạm nhiều với kiến thức trong ngày bạn sẽ càng nhớ nó:D
Cuối tuần:
Dùng sách học, làm một bản biểu nội dung, trong đó liệt kê toàn bộ tiêu đề, đề mục chính phụ. Làm một bản đồ thông tin. Tập nhớ lại và nói to bài học trong lúc nhìn vào bản đồ thông tin.
Đây là một cách đọc sách rất hay và hiệu quả.
Khi đã tự tin về kiến thức thì chúng ta có thể tránh được những dư chấn tâm lý không cần thiết khi bước vào phòng thi.
Bình tĩnh-- tự tin-- chiến thắng:D:D:D
 
V

vanculete

mình xin bổ xung 1 ý nữa là , thầy dạy hoá mình có chỉ 1 pp nhớ là : ( trí nhớ logich , nhớ mẹo ) , trí nhớ logich là hiểu bản chất , trí nhớ mẹo là pp ép, có nghĩa là nhớ bằng hình dung lại kiến thức có tư duy suy nghĩ đến cái tận cùng của sự việc , chụp ảnh bằng não , 1 cách rất hay nữa " biến tĩnh thành động" , bạn phải tự mình đưa ra cách nhớ cho riêng mình sao cho hiệu quả nhất
 
L

lamanhnt

Mình dùng cách nhớ là biến những thứ khô khan thành những thứ sinh động. Bạn có thể đưa những phần kiến thức, số liệu không thể nhồi nhét bằng kiểu đọc đọc, nhớ nhớ thông thường vào một câu chuyện sinh động do bạn tự "chế". Cách này rất hay lại giúp nhớ lâu không bị khủng hoảng cho đầu óc:D
 
T

thaobeo12

tình hình là rất thanks kinh nghiệm của các bạn ! nhưng mấy cái font chữ kia chẳng đọc đc! huhu sửa giùm đi!

mình cũng muốn biết thêm mấy cái đó mọi người viết gì !:p =)) :))
 
T

trungtunguyen

có ai bik sách chuyên đề trắc nghiệm sinh nào hay ko??????????
chia sẻ với
chứ giải đề hoài chán lắm
 
L

lamanhnt

Ps trung: cậu có thể tìm mấy quyển của thầy Huỳnh Quốc Thành. Hiện mình đang đọc mấy quyển trong thư viện(thư viện nhiều quyển cũ mà hay khổ nỗi mượn lại bảo ko có. Đợt mình thi hsg mới đc vào hắn trong thó mấy quyển:D) cùng với mấy quyển trắc nghiệm của thầy. Mình thấy ở ngoài thị trg bây giờ ko có nhiều quyển sách sinh hay(hoặc chưa tìm thấy:D)Nếu cậu cần tớ post lên:D
Ps Thảo béo: thật không đấy. Đùa hả cậu?
 
T

trungtunguyen

Cảm ơn cậu
hay ý
thử đi.......................................................................
 
L

lamanhnt

một cách nữa để hiểu rõ về những kiến thức sinh học đó là đọc lại topic "tàng sinh học..." nhiều lần:D
 
Top Bottom