[Đại 8] tổng hợp các dạng toán hay và khó.

T

tuananh8

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình xin đưa ra một số dạng toán hay và khó trong trương trình THCS và cách giải chúng. Mong các bn cùng thảo luận nhiệt tình.
Trước tiên mình xin đưa ra phương pháp hoán vị vòng quanh:
Phương pháp này dựa vào một số nhận xét sau đây :
1/ Giả sử phải phân tích biểu thức F(a, b, c) thành nhân tử, trong đó a, b, c có vai trò như nhau trong biểu thức đó. Nếu F(a, b, c) = 0 khi a = b thì F(a, b, c) sẽ chứa các nhân tử a - b, b - c và c - a.
Bài toán 1 : Phân tích thành nhân tử :
[tex]F(a, b, c)=a^2(b-c)+b^2(c-a)+c^2(a-b)[/tex]
Nhận xét : Khi a = b ta có :
[tex]F(a, b, c)=a^2(a-c)+a^2(c-a)=0[/tex].Do đó F(a, b, c) chứa nhân tử a-b.
Tương tự F(a, b, c) chứa các nhân tử b - c, c - a. Vì F(a, b, c) là biểu thức bậc ba, do đó F(a, b, c) = k.(a - b)(b - c)(c - a).
Cho a = 1, b = 0, c = -1 ta có :
1+1=k.1.1.(-2) => k=-1.
Vậy : F(a, b, c) = -(a - b)(b - c)(c - a).
Bài toán 2 : Phân tích thành nhân tử :
[tex]F(a, b, c)=a^3(b-c)+b^3(c-a)+c^3(a-b)[/tex]
Nhận xét : Tương tự như bài toán 1, ta thấy F(a, b, c) phải chứa các nhân tử a - b, b - c, c - a. Nhưng ở đây F(a, b, c) là biểu thức bậc bốn, trong khi đó (a - b)(b - c)(c - a) bậc ba, vì vậy F(a, b, c) phải có một thừa số bậc nhất của a, b, c. Do vai trò a, b, c như nhau nên thừa số này có dạng k(a + b + c). Do đó :
F(a, b, c) = k(a - b)(b - c)(c - a)(a + b + c)
Cho a = 0 ; b = 1 ; c = 2 => k = -1.
Vậy : F(a, b, c) = -(a - b)(b - c)(c - a)(a + b + c).
2/ Trong một số bài toán, nếu F(a, b, c) là biểu thức đối xứng của a, b, c nhưng F(a, b, c) khác 0 khi a = b thì ta thử xem khi a = -b, F(a, b, c) có triệt tiêu không, nếu thỏa mãn thì F(a, b, c) chứa nhân tử a + b, và từ đó chứa các nhân tử b + c, c + a.
Bài toán 3 : Chứng minh rằng :
Nếu [tex]\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}= \frac{1}{x+y+z}[/tex] thì:
[tex]\frac{1}{x^n}+\frac{1}{y^n}+\frac{1}{z^n}=\frac{1}{x^n+y^n+z^n}[/tex] vơí mọi số nguyên lẻ n.
Từ giả thiết [tex]\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}= \frac{1}{x+y+z}[/tex] => (xy + xz + yz)(x + y + z) - xyz = 0 (1)
Do đó ta thử phân tích biểu thức
F(x, y, z) = (xy + xz + yz)(x + y + z) - xyz thành nhân tử.
Khi x=-y thì F(a, b, c)=0 nên F(x, y, z) chứa nhân tử x + y.tương tự, ta có F(x, y, z) = (x + y)(y + z)(x + z).
Do đó (1) trở thành : (x + y)(y + z)(x + z) = 0
Tương đương với : x + y = 0 hoặc y + z = 0 hoặc z + x = 0 .
Nếu x + y = 0 chẳng hạn thì x = - y và do n lẻ nên [tex]x^n=-y^n[/tex]
=> [tex]\frac{1}{x^n}+\frac{1}{y^n}+\frac{1}{z^n}=\frac{1}{x^n+y^n+z^n}[/tex]
Tương tự cho các trường hợp còn lại, ta có đpcm.
Có những khi ta phải linh hoạt hơn trong tình huống mà hai nguyên tắc trên không thỏa mãn :
Bài toán 4 :
Phân tích đa thức sau thành nhân tử :
[tex]a^3+b^3+c^3-3abc[/tex]
Nhận xét : Ta thấy rằng khi x = y hay x = -y thì F(x, y, z) ≠ 0. Nhưng nếu thay x = -(y + z) thì F(x, y, z) = 0 nên F(x, y, z) có nhân tử x + y + z. Chia F(x, y, z) cho x + y + z, ta được thương [tex]x^2+y^2+z^2-xy-yz-zx[/tex] và dư là 0.
=> [tex]F(a, b, c)=(x+y+z)(x^2+y^2+z^2-xy-yz-zx)[/tex]
 
T

tuananh8

BĐT trê-bư sép
ta thấy : Nếu [TEX]a_1 \leq a_2[/TEX]và [TEX]b_1 \leq b_2 \Rightarrow (a_2 - a_1) (b_2 - b_1) \geq 0[/TEX]. Khai triển vế trái của bất đẳng thức này ta có :. Khai triển vế trái của bất đẳng thức này ta có :
[TEX]a_1b_1 + a_2b_2 - a_1b_2 - a_2b_1 \geq 0 [/TEX]
=> : [TEX]a_1b_1 + a_2b_2 \geq a_1b_2 + a_2b_1.[/TEX]
Nếu cộng thêm [TEX]a_1b_1 + a_2b_2 [/TEX]vào cả hai vế ta được :
[TEX]2 (a_1b_1 + a_2b_2) \geq a_1(b_1 + b_2) + a_2(b_1 + b_2)[/TEX]
=> : [TEX]2 (a_1b_1 + a_2b_2) \geq (a_1 + a_2) (b_1 + b_2)[/TEX] [TEX](*)[/TEX]
Bất đẳng thức [TEX](*)[/TEX] chính là bất đẳng thức Trê - bư - sép với n = 2. Nếu thay đổi giả thiết, cho [TEX]a_1 \leq a_2[/TEX] và [TEX]b_1 \leq b_2 [/TEX]thì tất cả các bất đẳng thức trên cùng đổi chiều và ta có :
[TEX]2 (a_1b_1 + a_2b_2) \leq (a_1 + a_2) (b_1 + b_2)[/TEX] [TEX](**)[/TEX]
Các bất đẳng thức [TEX](*)[/TEX] và [TEX](**)[/TEX] đều trở thành đẳng thức khi và chỉ khi [TEX]a_1 = a_2 [/TEX]hoặc [TEX]b_1 = b_2[/TEX].
Làm theo con đường đi tới [TEX](*)[/TEX] hoặc [TEX](**)[/TEX], các bạn có thể giải quyết nhiều bài toán rất thú vị.
Bài toán 1 : Biết rằng x + y = 2. Chứng minh [TEX]x^{2003} + y^{2003} \leq x^{2004} + y^{2004}.[/TEX]
Lời giải : Do vai trò bình đẳng của x và y nên có thể giả sử x ≤ y. Từ đó => : [TEX]x^{2003} \leq y^{2003}. [/TEX]Do đó [TEX](y^{2003} - x^{2003}).(y - x) \geq 0[/TEX]
=> : [TEX]x^{2004} + y^{2004} \geq x.y^{2003} + y.x^{2003} [/TEX]
Cộng thêm [TEX]x^{2004} + y^{2004} [/TEX]vào hai vế ta có : [TEX]2.(x^{2004} + y^{2004}) \geq (x+y) (x^{2003} + y^{2003}) = 2.(x^{2003} + y^{2003})[/TEX]
=> : [TEX]x^{2004} + y^{2004} \geq x^{2003} + y^{2003} (đpcm). [/TEX]
Để ý rằng : Bất đẳng thức vừa chứng minh trở thành đẳng thức khi và chỉ khi x = y = 1 ; các bạn sẽ có lời giải của các bài toán sau :
Nếu các bạn quan tâm tới các yếu tố trong tam giác thì vận dụng các bất đẳng thức [TEX](*)[/TEX] hoặc (**) sẽ dẫn đến nhiều bài toán mới.
Bài toán 3 : Cho tam giác ABC có diện tích bằng 1. AH và BK là các đường cao của tam giác.
Chứng minh : (BC + CA).(AH + BK) ≥ 8.
Lời giải : Ta có AH . BC = BK . CA = 2. Do vai trò bình đẳng của BC và CA nên có thể giả sử rằng BC ≤ CA => [TEX]\frac{2}{BC} \geq \frac{2}{CA}[/TEX]=> AH ≥ BK
Do đó [TEX](CA - BC).(BK - AH) \leq 0[/TEX]
=> : [TEX]CA . BK + BC . AH \leq BC . BK + CA . AH [/TEX]
Cộng thêm [TEX]CA . BK + BC . AH [/TEX]vào 2 vế ta có :
[TEX]2.(CA . BK + BC. AH) \leq (BC + CA) (AH + BK)[/TEX]
=> : (BC + CA).(AH + BK) ≥ 8.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi BC = CA hoặc BK = AH tương đương với BC = CA hay tam giác ABC là tam giác cân đỉnh C.
Bài toán 4 : Cho tam giác ABC với BC = a, CA = b, AB = c và các đường cao tương ứng của các cạnh này có độ dài lần lượt là [TEX]h_a ; h_b; h_c[/TEX].cm:
[TEX]\frac{1}{h_a+h_b}+\frac{1}{h_b+h_c}+\frac{1}{h_c+h_a} \leq \frac{a+b+c}{4S}[/TEX]với S là diện tích tam giác ABC.
Lời giải : Do vai trò bình đẳng của các cạnh trong tam giác nên có thể giả sử rằng a ≤ b ≤ c => [TEX]\frac{2S}{a} \geq \frac{2S}{b} \geq \frac{2S}{c} \Rightarrow h_a \geq h_b \geq h_c[/TEX]
Làm như lời giải bài toán 3 ta có :
[TEX](a + b).(h_a + h_b) \geq 8S[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{1}{h_a+h_b} \leq \frac{a+b}{8S}(1)[/TEX]
tương tự [TEX]\frac{1}{h_b+h_c} \leq \frac{b+c}{8S}(2)[/TEX]
[TEX]\frac{1}{h_c+h_a} \leq \frac{c+a}{8S}(3)[/TEX]
Cộng 3 vế của 3 BĐT trên ta được
[TEX]\frac{1}{h_a+h_b}+\frac{1}{h_b+h_c}+\frac{1}{h_c+h_a} \leq \frac{a+b+c}{4S}(4)[/TEX]
Bất đẳng thức (4) trở thành đẳng thức khi và chỉ khi các bất đẳng thức (1), (2), (3) đồng thời trở thành đẳng thức tương đương với a = b = c hay tam giác ABC là tam giác đều.
:)>-
 
C

cute_cuteo

t anh

Trong chương trình học của bạn đã đề cập đến những bài toán như thế này rồi à!!!...
Hay là bạn sưu tầm ở đâu??????************************************************.:)>-
 
K

kido_b

mình nghĩ lên post toán 9 thì hơn

lớp 8 thì chưa cần áp dụng mấy cái này quá sớm chỉ cần sơ sơ thoy cũng dc

mà bn lấy mấy cái này ở trang web nào vậy

chỉ mình với
 
T

tuananh8

mấy dạng này ở trong sách ấy. thực ra thì mấy cái này thì lớp 8 hay 9 đều được hết. :)):)):))
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu

ma^y cai nay minh cu~ng chua hoc de^'n ma
nhung minh cu~ng ho?i mo^t so^' ba`i nhe'
cho a, b,c>0CMR
a^3b^2c+\frac{c^2}{b^2}+\frac{b}{ac^2}\geq ac+ab+1
 
C

cuccuong

tất cả những cái trên trong nâng cao và phát triển toán 8 tập 1 có cả mà :-? :-?:-?:-?:-?
 
T

tai_cute_123

cho em hỏj bài này zới: cho a+b=10, ab=4
a/ a^2+b^2 c/ a^4+b^4
b/ a^3+b^3 d/ a^5+b^5
e làm đc bài a, b, c rùi nhưng bài d chưa làm ra mong các pác pro giúp cho, càng nhanh càng tốt.
thankss các pác trước.
 
T

tai_cute_123

lâu wa

sao ko thấy ai hưởng ứng zậy trơi`. em đang cần gấpppppppppppp Lắm
 
T

thaiha_98

Ta có:
$a^5+b^5=(a + b) (a^4 – a^3b + a^2b^2 – ab^3 + b^4 )$
\Rightarrow $a^5+b^5=(a + b) [a^4 + b^4 – ab(a^2+b^2) + a^2b^2]$
\Rightarrow $a^5+b^5=(a + b) [(a^2+b^2)^2 - 2a^2b^2 – ab(a^2+b^2) + a^2b^2]$
Đến đây chắc bạn tự làm được rồi ;)
 
Top Bottom