Sử 12 Cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị!

T

trinhluan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

anh chịhãy so sánh luận cươngchính trị của Trần Phú và cương lĩnh chính trị của Hồ Chủ Tịch? theo anh chị luận cương chính trị có những hạn chế gì???????????? mong mọi người nói nhiều nhiều nhé, trên lớp cô tớ ko giảng kĩ lắm!111111111
 
Last edited by a moderator:
H

haiquynh.710

anh chịhãy so sánh luận cươngchính trị của Trần Phú và cương lĩnh chính trị của Hồ Chủ Tịch? theo anh chị luận cương chính trị có những hạn chế gì???????????? mong mọi người nói nhiều nhiều nhé, trên lớp cô tớ ko giảng kĩ lắm!111111111

Chào bạn với vấn đề này mình thấy có thể trả lời như sau
Cương lĩch chính trị ( chủ tịch Hồ Chí Minh )và luận cương chính trị ( Trần Phú ) là những văn kiện thể hiện đường lối cách mạng của Đảng ta
*giống nhau:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3/2/1930) và luận cương chính trị(10/1930) có những điểm giống nhau sau:
1)cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng VN(Đông Dương) là : CM tư sản dân quỳên và CMXHCN, đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách
2) đều xác định mục tiêu của CNVN(ĐD)là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
3)Khẳng định lực lượng lãnh đạo CmVN là đảng cộng sản , đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân
4)khẳng định CMVN (đd) là 1 bộ phận khăng khít của CMTG, giai cấp vô sản VN phải đoàn kết với VSTG nhất là vô sản Pháp
5)xác định vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân
Như vậy sở dĩ có sự giông nhau đó là do cả 2 văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mac-lenin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của CMtháng 10 Nga
*Khác nhau: tuy cvả 2 căn kiện trên có những điểm giông nhau nhưngvẫn có nhiều điểm khác nhau cơ bản :Cưong lĩch chính trị xây dựng đường lỗi của CMVN còn Luận cương rộng hơn(Đông Dương)cụ thể :
1)xác định kẻ thù& nhiệm vụ , mục tiêu của CM:
_trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cmVM là đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến tư sản ,tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ).Nhiệm vụ dân tộc đựôc coi là nhiệm vụ hàng đầu của cm, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết .Như vậy mục tiêu của cưong lĩnh xác định: làm cho Vn hoàn toàn độc lập, nhân dân đươjc tự do, dân chủ , bình đẳng,tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo,thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quan đội công nông,thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng còn trong Luận cương chính trị thì xác định:đánh đổ phong kiến đế quốc để làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.đua lại ruộng đất cho dân cày,nhiệm vụ dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng 1 lúc có quan hệ khăng khít với nhau.Vịêc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầu khácg quan đồng thưòi giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc.Tuy nhiên luận cương chưa xác định được kẻ thù ,nhiệm vụ hàng đầu ở 1 nướcthuộc địa nửa phong kiến.Như vậy Mục tiêu của luận cương hướng tới giải quyết đựợc quyền lợi của giai cấp công nhân Vn chứ không phải là toàn bộ giai cấp trong xã hội
_lực lượng CM:trong CLCT xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân cà nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với TTS, lợi dụng hoặc trung lập Phú nông trung tiểu địa chủ ,TSDT chưa ramặt phản cách mạng,Như vậy ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc
còn trong luận cương thì xác định động lực của CM là CN&ND, chưa phát huy được khối đoàn kết dântộc,phát huy sức mạnh của TS,TTS,trung tiểu địachủ
>>>>tóm lại LC đã thể hiện là 1 văn kiện tiếp thu đươjc những quan điểm chủ yếu của chính cương vắn tắt .sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt xác định được nhiệm vụ nòng cốt của CM.Tuy nhiên luận cương cũng cso những mặt hạn chế nhất định:sử sụng 1 cách dập khuân máy móc chủ nghĩa Maclenin vào CM VN,còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp,đánh giá khong đúng khả năng cách mạngcủa TTS, TS>dại chủ yêu nước,chưa xác định nhiệm vụ hành đầu của 1 nước thuộc địa nửa phong kiến là GPDT
còn cương lĩnh tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nhưng nó đã vạch ra phương hương cơ bản của CM nước ta, phát triwnr từ CMGPDT>>CMXHCN.Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo nhạy bén chủ nghĩa Maclenin vào hoàn cảnh cụ thể của VN,kết hợp nhuần nhuyễn Cn yêu nước và CNQTVS,giữa tư tưởng của CNCS và thực tiễn CMVNnó thể hiện sự thấm nhuần giữa quảng đại giai cấp trong cách mạng./.


Trên đây mình đã nói về sự giông nhau và khác nhau của CL&LC và trong khác nhau phân tích luôn cả những hạn chế của LC rồi!
bạn đọc và nếu có gì ko rõ thì post lên mọi người bàn luận tiếp nhé!
GOOD LUCK!
%%-%%-%%-%%-%%-
 
Last edited by a moderator:
T

trinhluan

)Khẳng định lực lượng lãnh đạo CmVN là đảng cộng sản , đang r lất chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân



tớ ko rõ chỗ này:"đang r lất chủ nghĩa Mác-Lênnin" là gì???????????
 
H

haiquynh.710

)Khẳng định lực lượng lãnh đạo CmVN là đảng cộng sản , đang r lất chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân



tớ ko rõ chỗ này:"đang r lất chủ nghĩa Mác-Lênnin" là gì???????????


Chào bạn ! vì mải quá nên mình đanhs ẩu quá ! bạn thông cảm nha! phần bạn hỏi mình sửa lại 1 chút đó là " ...........Đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lênin làm nền tảng..."
ok?
chúc bạn học tốt nha!
GOOD LUCK!%%-%%-%%-
 
P

phalaibuon

hạn chế của luận cương chính trị nói ngắn gọn là :

- không nhấn mạnh đc nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất

- không đề ra đc 1 chiến lược liên minh giữa dân tộc và giai cấp rộng rãi

- chưa đánh giá đúng mức vai trò cách mạng của gc tiểu tư sản , phủ nhận mặt tích cực của bộ phận tư sản dân tộc

- chưa nhận thấy đc khả năng phân hoá và lôi kéo 1 bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc

Nhưng những hạn chế này đã dần dần đc khắc phục và trở lại với sự đúng đắn của cương lĩnh chính trị do NGuyễn ái Quốc soạn thảo

:(
 
H

haiquynh.710

Bây giờ mọi người ui!
cùng phân tích tại sao Luận cương mắc phải những hạn chế mà Cương lĩnh chính trị thì không nha!
 
T

trinhluan

mọi người ơi tớ học đến bàiphong trào cách mạng 1930-1945 phần" Xô Viết Nghệ Tĩnh " có từ này không hiểu bạn nào hiểu giải thích giúp tớ nhé: "tự vệ đỏ"

theo em ở thời kì này"1930-1945" công nông" đã hợp nhất như nào để cùng nhau đấu tranh?
 
H

haiquynh.710

mọi người ơi tớ học đến bàiphong trào cách mạng 1930-1945 phần" Xô Viết Nghệ Tĩnh " có từ này không hiểu bạn nào hiểu giải thích giúp tớ nhé: "tự vệ đỏ"

theo em ở thời kì này"1930-1945" công nông" đã hợp nhất như nào để cùng nhau đấu tranh?



Chào bạn! mình tìm được một số thông tin về “tự vệ đỏ “ như sau
Tự vệ đỏ là”
Lực lượng tự vệ được hình thành trong cao trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh(1930-1931) gồm những người ưu tú có tinh thần hăng hái,can đảm có sức khỏetrong các tổ chức như: nông hội đỏ, đoàn thanh niên cộng sản ......được trang bị gậy,giáo mác để bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng trấn áp bọn phản cách mạng

Trên đây là những gì mình sưu tầm được! chắc nó chưa được đầy đủ cho lắm, bạn nào có tài liệu gì thì post lên cho mọi người rõ hơn nhé~
GOOD LUCK!%%-%%-%%-%%-
 
M

mat452

Bây giờ mọi người ui!
cùng phân tích tại sao Luận cương mắc phải những hạn chế mà Cương lĩnh chính trị thì không nha!

Thông qua 2 cương lĩnh : chính cương tháng 2/1930 do NAQ soạn thảo và luận cương tháng 10/1930 của Trần Phú, thông thường chúng ta có 2 nhận xét chính:
- Sự đúng đắn, sáng tạo của chính cương
- Những hạn chế thiếu sót mang tính tả khuynh, giáo điều của luận cương tháng 10
Sở sĩ luận cương có những hạn chế mà cương lĩnh ko có là vì:
- Do NAQ đã có sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Người hiểu rất rõ tính chất của xã hội Việt Nam là 1 nước thuộc địa nửa phong kiến bởi vậy mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu nhất nên Người đặc biệt nhấn mạnh đến việc giỉ quyết vẫn đề giành độc lập dân tộc. Đồng thời Người cũng hiểu rõ vai trò của từng giai tầng trong Xh trong cuộc dân tộc giải phóng.--> do NAQ đã có 1 quá trình tìm tòi, học hỏi trong thực tiễn , đi sâu vào cuộc sống của những người lao động nên nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và khả năng CM của họ.
- Trần Phú thì áp dụng 1 cách máy móc nguyên lý chủ nghĩa Mac Lê-nin vào CMVN nên chưa giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ DT và RĐ, ông còn nặng về đấu tranh giai cấp, thiếu 1 cái nhìn thực tế.
- Trần Phú chịu ảnh hưởng bởi những tư tương tả khuynh, giáo điều của 1 bộ phận trong QTCS.
Chúc các bạn học và thi tốt môn Lịch sử
 
T

thanh1178

Bây giờ mọi người ui!
cùng phân tích tại sao Luận cương mắc phải những hạn chế mà Cương lĩnh chính trị thì không nha!
Theo mình được biết thì Luận cương có những hạn chế đó là Trần Phú đãn vận dụng một cách máy móc chủ nghĩa Mac_LêNin vào tình hình Việt Nam lúc ấy vốn là một nước thuộc địa nửa phong kiến do đó mà ko nhận thấy mâu thuẫn chủ yếu của xã hội VN lúc bấy giờ!Đồng thời Trần Phú đã chịu ảnh hưởng của khuynh huớng tả khuynh trong Quốc Tế Cộng Sản. Truớc đó Nguyễn Ái Quốc đã bị quốc tế cộng sản phê phán mạnh mẽ vì đã đề ra những đường lối chủ trương không giống với chủ nghĩa Macs_Lênin (Vì vậy mà quốc tế cộng sản đã gần như kỷ luật NAQ bằng cách đưa người đi công tác thật xa Đông Dương để người ko thể chỉ đạo cách mạng Đông Dương do đó mà trong một giai đoạn dài của lich sử mà cụ thể là từ sau khi thành lập Đảng cho tới trước 1941 ta ko thấy nhắc gì tới các hoạt động của NAQ )!
 
H

haiquynh.710

Theo mình được biết thì Luận cương có những hạn chế đó là Trần Phú đãn vận dụng một cách máy móc chủ nghĩa Mac_LêNin vào tình hình Việt Nam lúc ấy vốn là một nước thuộc địa nửa phong kiến do đó mà ko nhận thấy mâu thuẫn chủ yếu của xã hội VN lúc bấy giờ!Đồng thời Trần Phú đã chịu ảnh hưởng của khuynh huớng tả khuynh trong Quốc Tế Cộng Sản. Truớc đó Nguyễn Ái Quốc đã bị quốc tế cộng sản phê phán mạnh mẽ vì đã đề ra những đường lối chủ trương không giống với chủ nghĩa Macs_Lênin (Vì vậy mà quốc tế cộng sản đã gần như kỷ luật NAQ bằng cách đưa người đi công tác thật xa Đông Dương để người ko thể chỉ đạo cách mạng Đông Dương do đó mà trong một giai đoạn dài của lich sử mà cụ thể là từ sau khi thành lập Đảng cho tới trước 1941 ta ko thấy nhắc gì tới các hoạt động của NAQ )!




>>>>>>>vậy còn Nguyễn Ái Quốc , tại sao trong Cương Lĩnh Chính Trị đầu tiên do Người soạn thảo ko mắc phải những hạn chế cuả Luận Cương chính trị!
Tiếp tục thảo luận các bn nhé !
 
Last edited by a moderator:
H

hai276

nghuyên nhân nào mà ban lại khẳng định là trần phú chịu ảnh hưởng bởi nhửng tư tưởng tả khuynh giáo điều của một bộ phận trong QTCS
 
C

crazyfrog

>>>>>>>vậy còn Nguyễn Ái Quốc , tại sao trong Cương Lĩnh Chính Trị đầu tiên do Người soạn thảo ko mắc phải những hạn chế cuả Luận Cương chính trị!
Tiếp tục thảo luận các bn nhé !
Trong giai đoạn 1930-1936 đây được coi là thời kỳ khó khăn cho chủ tịch Hồ Chí Minh vì vào thời kỳ này QTCS có xét Nguyễn vào danh sách những người đặt nặng vấn đề dân tộc lên trên vấn đề giai cấp.
Như chúng ta đều biết, năm 1924 sau khi lãnh tụ V.I.Lenin qua đời, cộng sản toàn cầu lâm vào 1 thời kỳ đen tối với những sự xâm phạm đặc biệt nghiêm trọng và những gì được coi là cơ bản nhất của chủ nghĩa Marx chứ không nói gì đến chủ nghĩa Marx-Lenin. Đặc biệt về mặt lý luận lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Lý do vì sao Nguyễn bị coi là đặt cao vấn đề dân tộc ?
Trong thời kỳ này, giai cấp công nhân tại Đông Dương đã lớn mạnh và dần hình thành các tổ chức. Năm 1924, sau khi tiếp xúc với cụ Phan, Nguyễn đã thành lập nhóm cộng sản năm 1925 với mục đích : "Hi sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cách mệnh dân tôc (đập tan bọn Pháp và giành độc lập cho xứ sở) sau đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)"
Chính từ những thời điểm mà tổ chức cộng sản tại Đông Dương dần hình thành và lớn mạnh vấn đề dân tộc được Nguyễn Ái Quốc đặt nặng hơn vấn đề giai cấp như QTCS nhận định thời điểm bấy giờ.
Và đến năm 1930, khi Trần Phú được cử về Đông Dương để làm bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã áp dụng toàn bộ nền tư tưởng hậu kỳ Lenin-sử dụng bạo loạn thay cho cách thức mềm mỏng và tùy cơ của chủ nghĩa Marx trước đó. Tuy Marx đề ra cần đánh đổ nhưng đánh đổ bằng nhiều cách chứ không nhất thiết cần làm các cuộc bạo loạn như Xô-VIết Nghệ Tĩnh thời kỳ này. Nhưng thông qua cuộc bạo loạn đầu những năm 30 đã giúp cho ta có được 1 cách nhìn nhận đúng đắn xem bạo loạn như thế nào và có phải chỉ cần bạo loạn hay không.
Điều vi phạm học thuyết Marx rõ ràng nhất của thời kỳ này được thể hiện trong tác phẩm văn hóa vô sản của Bukharin. Xin được trích dẫn nguyên văn một đoạn như sau :
“Giai cấp vô sản cầm quyền … có các kẻ thù sau : 1.tầng lớp ăn bám (bọn địa chủ cũ, bọn tư sản-Doanh nhân tham gia vào quá trình sản xuất);tư sản thương nghiệp, bọn đầu cơ, ngân hàng, thị trường chứng khoán; 2. giới quý tộc hành chính xuất thân từ các tầng lớp nói trên (các quan chức thư lại, tướng lĩnh, tăng lữ);3.các doanh nhân tư bản, giám đốc các tổ hợp (trùm thế giới công nghiệp, các kĩ sư có liên hệ với giới tư bản, các nhà phát minh,v.v...);4.tầng lớp thư lại có tay nghề cả trong lĩnh vực hành chính, quân sự và nhà thờ;5.giới trí thức trong lĩnh vực kỹ thuật và trí thức nói chung (kỹ sư, kỹ thuật viên, bác sũ, giáo sư, luật sư, phóng viên, đa số giáo chức);6.tầng lớp sĩ quan;7.phú nông;8.tư sản bậc trung và tiểu tư sản thành thị;9.giới tu hành...” Như vậy là trừ bần cố nông còn tất cả các tầng lớp dân cư khác đều bị coi là kẻ thù của giai cấp vô sản. Có thể nói cách nhìn nhận của I.Bukharin hơi có phần cực đoan. Trong tác phẩm của mình, Marx đã chỉ rõ ràng rằng giai cấp vô sản cần liên minh với các giai cấp khác trong xã hội để loại bỏ đi cái cũ và làm cách mạng xã hội xây dựng nên một xã hội mới.
Điều đó đã chứng tỏ một điều rằng sau khi Lenin mất, QTCS bắt đầu đi xuống vì không có một người đủ khả năng để duy trì tư tưởng trong nội bộ cộng sản đoàn với nhau. Việc Nguyễn Ái Quốc đưa ra vấn đề dân tộc trên giai cấp dựa trên thực tế mà Người có được sau bao năm bôn ba cũng như làm cách mệnh tại Trung Quốc. Tình hình thực tế ở Việt Nam cho tận ngày nay vẫn cho thấy vấn đề dân tộc tại Việt Nam luôn cần được đặt cao hơn vấn đề giai cấp.

Nguyên nhân : Xin đọc lại sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam sách giáo khoa sử nói khá rõ và xin được trích những lời mà GS Đinh XUân Lâm viết trong Đại Cương Lịch Sử Việt Nam
"Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác trên quy mô lớn từ đầu thế kỷ XX dã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam có những biến chuyển quan trọng. Phương thức bóc lột mới theo lối tư bản chủ nghĩa đã được du nhập vào Việt Nam, bắt đầu xâm nhập các khi vực kinh tế công,nông thương nghiệp.Đồng thời phowng thức bóc lột theo lối phong kiến cổ truyền cũng được thực dân Pháp cố tình duy trì để mang lại lợi ích cho người Pháp. Sự kết hợp giữa hai hương thúc bóc lột đó đã dẫn tới sự hình thành phương thức bóc lột thuộc địa bảo đảm siêu lợi nhuận tối cao cho thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
Công thương nghiệp phát triển đã dẫn đến sự nảy sinh lớp người làm thuê, ăn lương, trong số đó có một số trở thành những người vô sản công nghiệp hiện đại. Khác với phương Tây, công nhân vô sản Việt Nam chủ yếu xuất thân từ những nông dân còn gắn bó nhiều với ruộng đất. Họ trở thành công nhân bằng nhiêu con đường khác nhau.
Một số bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất phải tự đến hầm mỏ, xí nghiệp kiếm công việc làm, hoặc thông qua bọn cai thầu mộ phu mới có việc làm. Một số khác là “công nhân theo mùa”. Họ tranh thủ tháng ba ngày tám ra hầm mỏ làm thuê để kiếm thêm ít đồng lương để bổ sung cho thu hoạch nông nghiệp vốn thấp kém. Số khác là những “phu” hay công nhân bị cưỡng bức, số người này thực dân câu kết với phong kiến bắt các làng xã phải giao đủ theo quy định để làm đường sắt, đường bộ, công sở …. Có cả một số “tù nhân” cũng bị đẩy đi làm."
như vậy có nghĩa công nhân Việt Nam có điểm khác biệt khá lớn so với công nhân thế giới. Họ không hẳn đã mất hết ruộng đất. Như thế thì làm sao có thể chỉ làm đấu tranh trong giai cấp công nhân như Trần Phú kêu gọi cuối năm 1930...
 
Last edited by a moderator:
1

1821993hd

các ank chị ơi cho e hỏi 1 câu thế này nhé : tr127 SGK NC lớp 12 có viết
Tại sao nói đảng cộng sản việt nam ra đời là sản phẩm của lịch sử cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân việt nam trong ba thập niên đầu thế kỷ XX?
e không biết nên làm theo hướng nào mong mọi người chỉ giáo e a. TKs

ank ơi ank cho e hỏi tài liệu này dùng để học nhưng mà e muốn các ank có thể nói rõ hơn về cáck làm của dạng câu hỏi này đc không ạ ??? e đã đọc tài liệu của ank nó thực sự rất có ích nhưng có thể vì e " gà" nên vẫn chưa biết áp dụng nó vào bài tập trên ntn? vậy nên e mong ank có thể giải đáp 1 cáck chi tiết về câu hỏi mầ e đã post lên nhá. Tks ank chị nhiều @@!!
 
Last edited by a moderator:
H

heinham

hạn chế

về mục tiêu và nhiệm vụ chưa nêu rõ mâu thuẫn lớn nhất của xh VN lýc báy h là mâu thuẫn dân tộc nên k đưa vấn đề HPDT tức chống đế quốcx lên hàng đầu mà nêu cao vấn đề đấu tranh giai c6a1p

lực lượng chưa đánh giá đúng khả năng tham gia cm của tư sản và tiểu tư sản đồng thời chưa thấy sự phân hoá rong giai cấp đí a chủ đế lôi kéo họ tham gia
 
X

xungba_giangho

So sánh Luận cương chính trị của Đảng( 10/1930) và Cương lĩnh chính trị( 2/1930).

*Giống nhau:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3/2/1930) và luận cương chính trị(10/1930) có những điểm giống nhau sau:
-Cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng VN(Đông Dương) là : CM tư sản dân quỳên và CMXHCN, đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách
-Đều xác định mục tiêu của CNVN(ĐD)là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
-Khẳng định lực lượng lãnh đạo CMVN là đảng cộng sản , đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân
-Khẳng định CMVN là 1 bộ phận khăng khít của CMTG, giai cấp vô sản VN phải đoàn kết với VSTG nhất là vô sản Pháp
-Xác định vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân
Như vậy sở dĩ có sự giống nhau đó là do cả 2 văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của CM tháng 10 Nga

*Khác nhau: Tuy cả 2 căn kiện trên có những điểm giống nhau nhưng vẫn có nhiều điểm khác nhau cơ bản :Cưong lĩnh chính trị xây dựng đường lối của CMVN còn Luận cương rộng hơn (Đông Dương) cụ thể:
-Xác định kẻ th ù& nhiệm vụ , mục tiêu của CM:
+Trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của CMVM là đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến tư sản ,tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ).Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ hàng đầu của CM, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết .Như vậy mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho VN hoàn toàn độc lập, nhân dân đượcc tự do, dân chủ , bình đẳng,tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quan đội công nông,thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng còn trong Luận cương chính trị thì xác định: đánh đổ phong kiến đế quốc để làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập đua lại ruộng đất cho dân cày, nhiệm vụ dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng 1 lúc có quan hệ khăng khít với nhau.Vịêc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầu khácg quan đồng thưòi giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc.Tuy nhiên luận cương chưa xác định được kẻ thù , nhiệm vụ hàng đầu ở 1 nước thuộc địa nửa phong kiến.Như vậy Mục tiêu của luận cương hướng tới giải quyết đựợc quyền lợi của giai cấp công nhân VN chứ không phải là toàn bộ giai cấp trong xã hội
+Lực lượng CM:t rong cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với TTS, lợi dụng hoặc trung lập Phú nông trung tiểu địa chủ ,TSDT chưa ra mặt phản cách mạng. Như vậy ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc còn trong luận cương thì xác định động lực của CM là CN&ND, chưa phát huy được khối đoàn kết dântộc,phát huy sức mạnh của TS,TTS,trung tiểu địachủ
Tóm lại Luận cương đã thể hiện là 1 văn kiện tiếp thu được những quan điểm chủ yếu của chính cương vắn tắt .sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt xác định được nhiệm vụ nòng cốt của CM.Tuy nhiên luận cương cũng có những mặt hạn chế nhất định: sử sụng 1 cách dập khuân máy móc chủ nghĩa M -L vào CM VN, còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, đánh giá không đúng khả năng cách mạngcủa TTS, TS, địa chủ yêu nước, chưa xác định nhiệm vụ hành đầu của 1 nước thuộc địa nửa phong kiến là GPDT
còn cương lĩnh tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nhưng nó đã vạch ra phương hương cơ bản của CM nước ta, phát triwnr từ CMGPDT>>CMXHCN.Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo nhạy bén chủ nghĩa M -L vào hoàn cảnh cụ thể của VN, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và CNQTVS,giữa tư tưởng của CNCS và thực tiễn CMVNnó thể hiện sự thấm nhuần giữa quảng đại giai cấp trong cách mạng
có thể năm nay đề thi sẽ ra phần này đấy các bạn àk

=D>=D>=D>=D>
 
Top Bottom