Sử Cuộc vận động chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cuộc vận động chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
1. Cao trào cách mạng 1930 - 1931.
a. Nguyên nhân:
Kinh tế: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) từ các nước tư bản đó lan nhanh sang các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Thêm vào đó là chính sách áp bức, bóc lột của đế quốc và phong kiến làm cho đời sống của nhân dân càng thêm khổ cực. Mâu thuẫn xó hội trở lờn gay gắt.
Chính trị: sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Pháp tiến hành cuộc khủng bố trắng, khiến tình hình Đông Dương trở lên căng thẳng.
Giữa lúc tình hình Đông Dương đang căng thẳng, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã khéo léo kết hợp hai khẩu hiệu "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày", vì vậy đó đáp ứng phần nào nguyện vọng nhân dân, kịp thời tập hợp họ lại và phát động họ đấu tranh.
Ba nguyên nhân trên đó dẫn tới bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931, trong đó nguyên nhân ĐCS VN ra đời là cơ bản, quyết định bùng nổ phong trào.
b. Diễn biến:
Phong trào trên toàn quốc: phong trào đấu tranh của quần chúng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, bùng lên mạnh mẽ khắp ba miền Bắc- Trung - Nam, nổi lên là phong trào của công nhân và nông dân. Tiêu biểu là ngày 1-5-1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân và nông dân cả nước đó tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế lao động dưới nhiều hình thức để biểu dương lực lượng và tỏ rõ sự đoàn kết với vô sản thế giới.
Phong trào ở Nghệ - Tĩnh: Nghệ-Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Mở đầu là cuộc đấu tranh ngày Quốc tế lao động 1-5-1930.
+ Từ sau ngày 1 tháng 5 đến tháng 9-1930, ở nhiều vùng nông thôn thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nổ ra hàng loạt cuộc đấu tranh quy mô lớn của nông dân dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ.
+ Tới tháng 9-1930, phong trào phát triển tới đỉnh cao. Phong trào quần chúng tập hợp dưới khẩu hiệu chính trị kết hợp với khẩu hiệu kinh tế diễn ra dưới hỡnh thức đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ, tiến công vào cơ quan chính quyền địch ở địa phương.
+ Ngày 12-9-1930: hai vạn nông dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An) đó biểu tình phản đối chính sách khủng bố của Pháp và tay sai.
+ Trong suốt hai tháng 9 và 10-1930, nông dân ở Nghệ-Tĩnh đó vũ trang khởi nghĩa, công nhân đó phối hợp với nông dân, phản đối chính sách khủng bố của địch. Hệ thống chính quyền của đế quốc, phong kiến ở nhiều nơi tan rã
+ Để thay thế chính quyền cũ, dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng, các Ban Chấp hành nông hội xã đã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị-xã hội ở nông thôn. Đây là một hình thức chính quyền nhân dân theo kiểu Xô viết.
+ Chính quyền Xô viết ở các làng, xã đó thực hiện một số chính sách: Bãi bỏ sưu thuế, mở lớp học chữ Quốc ngữ, thành lập Nông hội, Công hội, hội Phụ nữ giải phóng. Mỗi làng có đội tự vệ vũ trang...
+ Xô viết Nghệ - Tĩnh diễn ra được 4-5 tháng thì bị đế quốc phong kiến tay sai đàn áp. Từ giữa năm 1931 phong trào tạm thời lắng xuống.
C ý nghĩa:
Phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đã giáng một đòn quyết liệt đầu tiên vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai.
Qua thực tiễn phong trào cho thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng thì giai cấp công nhân, nông dân đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến tay sai.
Phong trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá: Bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng; Bài học về xây dựng khối liên minh công nông; Bài học về sử dụng bạo lực cách mang; Bài học về xây dựng chính quyền.
Chính vì những lẽ trên , phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô- Viết Nghệ - Tĩnh là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng tám 1945.
2. Cuộc vân động dân chủ 1936-1939.
a. Nguyên nhân:
- Tình hình thế giới:
+ Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở một số nước (Đức-Italia-Nhật) đe doạ nền dân chủ và hoà bình thế giới.
+ Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7 năm 1935 ở Liên Xô) chỉ ra kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới và vận động thành lập ở mỗi nước Mặt trận nhân dân, tập hợp các lực lượng tiến bộ để chống phát-xít.
+ Năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm chính quyền ở Pháp, ban bố những chính sách tiến bộ áp dụng cho cả thuộc địa.
- Tình hình trong nước:
+ Do có những thay đổi ở Pháp, nhất là trong chính phủ cầm quyền, bọn cầm quyền ở Đông Dương buộc phải có những thay đổi trong chính sách cai trị. Một só tù chính trị được thả, cách mạng có điều kiện phục hồi và chuyển sang thời kỳ đấu tranh mới.
+ tháng 7 năm 1936, Hội nghị trung ương lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp, đề ra chủ trương chỉ đạo chiến lược và sách lược mới:
Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt là bọn phản động Pháp và tay sai.
Xác định nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình.
Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi là Mặt trận Dân chủ Đông Dương).
Hình thức phương pháp đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.
b. Diễn biến:
- Chủ trương mới của Đảng đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng bức thiết của quần chúng, đó dấy lờn trong cả nước phong trào đấu tranh sôi nổi, mạnh mẽ nhằm vào mục tiêu trước mắt là tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
- Giữa 1936, Đảng chủ trương phát động phong trào đấu tranh công khai, vận động thành lập “Ủy ban trù bị Đại hội Đông Dương” nhằm thu thập nguyện vọng của quần chúng, tiến tới Đại hội Đông Dương (5-1936). Hưởng ứng chủ trương trên, các “Ủy ban hành động” nối tiếp nhau ra đời ở nhiều địa phương trong cả nước.
- Đầu 1937, nhân việc đón phái viên Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp và viên toàn quyền mới xứ Đông Dương là Gô-đa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng khắp nơi trong nước, đông đảo hăng hái nhất là công nhân và nông dân, biểu dương lực lượng qua các cuộc mít tinh, biểu tỡnh , đưa “dân nguyện”.
- Những cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, nhân dân lao động ở thành phố: tổng bãi công của công nhân Công ty than Hòn Gai, cuộc mít tinh ngày Quốc tế lao động 1-5-1938 tại khu Đấu Xảo - Hà Nội (với sự tham gia của 2,5 vạn người)...
- Xuất bản sách báo công khai của Đảng, của Mặt trận Dân chủ Đông Dương và các đoàn thể (Tiền phong, Dân chủ, Lao động, Bạn dân, Tin tức..)
- Một số cuốn sách phổ thông giới thiệu về chủ nghĩa Mác-Lênin và chính sách của Đảng cũng được lưu hành rộng rãi...
Tới cuối năm 1938 phong trào bị thu hẹp, tới tháng 9 năm 1939 khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thỡ chấm dứt.
c. Ý nghĩa:
+ Cuộc vân động dân chủ 1936-1939 là một phong trào dân tộc dân chủ rộng lớn.Qua đó Đảng ta đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục râu rộng tư tưởng Mác-Lê Nin, đường lối chính sách của Đảng, tập hợp đông đảo quần chúng trong mặt trận dân tộc thống nhất xây dựng được đội quân chính trị đông đảo.
+ Qua phong trào uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng, trình độ chính trị và khả năng công tác của cán bộ được nâng lên, tổ chức Đảng được củng cố và phát trển.
+ Phong trào đó để lại nhiều bài học kinh nghiệm như bài học về sử dụng các hình thức và khẩu hiệu đấu tranh, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng Mặt trận nhân dân thống nhất.
Với những ý nghĩa đó phong trào dân chủ 1936-1939 được xem là cuộc diễn tập lần thứ hai của nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
3. Mặt trận Việt Minh ra đời. (19/5/1941)
a. Hoàn cảnh ra đời:
+ Thế giới: chiến tranh thế giới thứ hai bước sang năm thứ ba. Tháng 6-1941, phát xít Đức mở cuộc tấn công Liên Xô. thế giới hình thành hai trận tuyến, một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô dẫn đầu, một bên là khối phát xít Đức-ý-Nhật. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một phần trong cuộc đấu tranh của lực lượng dân chủ.
+ Trong nước: Nhật vào Đông Dương, Pháp - Nhật câu kết với nhau để gây áp bức, thống trị nhân dân Đông Dương, vận mệnh của dân tộc nguy vong hơn bao giờ hết.
+ Ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941), Hội nghị đó chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết và chủ trương thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là Việt Minh.
b. Sự phát triển lực lượng cách mạng của Mặt trận Việt Minh.
- Xây dựng lực lượng chính trị:
+ Mục tiêu là xây dựng khối đoàn kết toàn dân, tập trung nhân dân vào các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Cao Bằng là nơi thí điểm chủ trương này, đến năm 1942 khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội cứu quốc. Tiếp đó Uỷ ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập. Năm 1943, Uỷ ban thành lập ra 19 ban xung phong "Nam tiến", liên lạc với Căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai và mở rộng lực lượng cách mạng xuống miền xuôi.
+ Ở các nơi khác: Đảng tranh thủ tập hợp rộng rói các tầng lớp nhân dân như học sinh, sinh viên, trí thức, tư sản dân tộc vào mặt trận cứu quốc.
+ Đảng và Mặt trận Việt Minh đó xuất bản một số tờ báo để tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng.
- Về xây dựng lực lượng vũ trang:
+ Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn được duy trì và phát triển lên thành đội Cứu quốc quân. Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích, sau đó phân tán vào trong quần chúng để chấn chỉnh lực lượng và tuyên truyền vũ trang.
+ Ở Cao Bằng, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Ngay khi mới ra đời, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đó đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng) mở đầu cho truyền thống bách chiến, bách thắng của quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Ở Thái Nguyên, đội cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích. Chính quyền nhân dân được thành lập một vùng rộng lớn xuống tận tỉnh lị Thái Nguyên và Vĩnh Yên.
 
Top Bottom