Trình bày và nhận xét nội dung cuộc vận động 1936-1939? Cuộc vận đọng này có mang tính dân tọc hay không?vì sao?
ThinneTrình bày và nhận xét cuộc vận động dân chủ 1936- 1939:
- Đứng trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và sự chuyển hướng chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản tain Đại hội VII (7/1935), cũng như sự chuyển biến của tình hình trong nước, Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát động cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936- 1939 nhằm thực hiện nhiệm vụ trước mắt là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
- Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra trên quy mô rộng lớn, phạm vi cả nước, từ thành thị đến nông thôn, ở các nhà máy, hầm mỏ, xú nghiệp, các trung tâm công nghiệp.
- Lực lượng than gia phong trào rata đông đảo gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung tiểu địa chủ, dân nghèo thành thị; các đoàn thể quần chúng, các lứa tuổi.
-Phong trào diễn ra với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, kết hợp đấu tranh công khai với bí mật, hợp pháp bất hợp pháp như mít tin, hội họp, biểu tình, bãi công vv. Đặc biệt, nhiều hình thức đấu tranh mới lần đầu tiên Đảng ta đã áp dụng như đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. Qua các hình thức đấu tranh đó, quần chúng nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng của đảng, đoàn kết đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, mở rộng lực lượng của mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai.
- Tóm lại, phong trào dân chủ 1936-1939 là 1 phong trao quần chúng rộng lớn, diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, tài chính, chính trị, văn hoá, tư tưởng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú. Đây là cuộc tập dượt chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 sau này.
• Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là 1 phong trào mang tính dân tộc vì:
- Khái quát bối cảnh lịch sử ( sự xuất hiện và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít và sự chuyển huớng chỉ đạo chiến lược của Quốc tế Cộng sản), Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát động phong trào đấu tranh công khai rộng lớn trong những năm 1936-1939.
- Trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939, Đảng và nhân dân Việt Nam xác định kẻ thù trước mắt lúc này chưa phải là thực dân pháp nói chúng mà là bọn phản thuộc địa không thực hiện chính sách tiến bộ mà Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp ban hành. Bọn phản động thuộc địa cùng nhau với chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiển nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ.
- Về mục tiêu đấu tranh của phong trào: Đảng ta tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, chủ trương đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình. Đó là những quyền dân chủ của nhân dân và cũng là quyền lợi của toàn dân tộc.
- Về lực lượng cách mạng tham gia phong trào: Mặt trận Dân chủ Đông Dương tập họp rộng rãi lực lượng của dân tộc gồm các giai cấp, tângf lớp, từ quần chúng công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị đến cả tầng lớp trên như tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ và cả người Pháp có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương.
- Phong trào dân chủ 1936-1939 là phong trào quần chúng rộng lớn. Thông qua nhiều hình thức đấu tranh phong phú, công khai và hợp pháp, tiêu biểu là phong trào Đông Dương Đại hội, mít tinh đón Gôđa và kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5/1938, đấu tranh nghị trường, báo chí. Đảng ta có điều kiện tuyên truyền, giác ngộ và tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng nên lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng. Đây là bước chuẩn bị về lực lượng cho phong trào giải phóng dân tộc ở thời kỳ 1939- 1945, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.