Cuộc vận động 2 ko

Z

zinkitino

A

amaranth

A, Bé hỏi trúng khía cạnh chuyên môn của Mẹ đây…

Trong năm vừa qua, chúng ta thực hiện khá tốt (so với những năm trước) việc nói không với tiêu cực trong thi cử. Bằng chứng là nhiều bậc lãnh đạo đã sung sướng đến ứa nước mắt khi thấy tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT ở lần thi thứ nhất thấp đi rõ rệt so với những năm qua và tự hào mỉm cười trước nhân dân: kỳ thi đã phản ánh chính xác hơn chất lượng giáo dục nước nhà.
Tuy nhiên Căn bệnh thành tích là không phải của riêng giáo dục, mà là của chung xã hội ta, một xã hội còn trọng bằng cấp, còn ham thích những con số "trên mây". Vậy nên giáo dục vẫn bị cuốn vào vòng xoay chung đó, và việc thi cử nghiêm túc chỉ hạn chế được phần nào bệnh thành tích chứ không phải là phương thuốc chữa bệnh. Ví dụ như hôm qua nói chuyện với một bạn học lớp 11 ở một ngôi trường danh tiếng nhất nhì Sài Gòn, em ấy nói là bạn được nhất lớp giữa học kỳ này điểm trung bình đến 9.7… trong khi suốt ở một số trường khác không thể nào kiếm ra được điểm trung bình hơn 9.2 Lại nói cũng trong một trường, các lớp khác nhau có những bài kiểm tra khác nhau từ những thầy cô khác nhau, thế nên mới cần có một kỳ kiểm tra tập trung với trọng số cao, để công bằng hơn một chút cho học sinh trong một trường, và cần có những kỳ kiểm tra toàn vùng, toàn quốc mang tính quyết định, để công bằng hơn đôi chút giữa các trường trong địa phương và giữa các địa phương với nhau.
Thế thì nếu đại bộ phận xã hội hiểu ra được rằng điểm số giữa vùng này và vùng khác, giữa trường này và trường khác, giữa lớp này và lớp khác, thậm chí những người này và người khác đều có những lý do khách quan để chênh lệch nhau và ý nghĩa của nó không đáng được xem trọng so với kết quả của những kỳ thi chung mẫu mực toàn quốc, thì mọi người sẽ nhìn vào mặt nhau chứ không nhìn chăm bẵm vào học bạ của nhau nữa, sẽ không còn những chuyện bạn bè hơn thua nhau từng điểm cộng điểm trừ, không còn chuyện len lén giấu đi cái khoản "xếp hạng trong lớp" mỗi lần đưa sổ liên lạc về nhà… Một phần của căn bệnh thành tích coi như có thể chấm dứt.
Vậy phần còn lại nằm ở đâu? Là nằm trong hệ thống CHỈ TIÊU + KHEN THƯỞNG của cơ cấu tổ chức giáo dục nước ta, nó rất là tức cười và mang nặng màu sắc giáo điều lệch lạc XHCN. Chúng ta đã từng phạm sai lầm trong những kế hoạch 5 năm viễn vông không tưởng, ngày nay chúng ta vẫn còn tiếp tục sai lầm trong những chỉ tiêu "100 năm trồng người", một hệ thống chỉ tiêu quá ư hà khắt và không linh hoạt đối chiếu tương ứng với điều kiện sở tại của mỗi vùng miền, điều đó cũng tương tự như tổ chức một cuộc chạy đua mà các thí sinh không có chung một vạch xuất phát. Và đáng buồn hơn nữa, "giải thưởng" của cuộc đua lại được trao chủ yếu bằng Tiền - mà như thầy Nhân đã hứa hẹn, đến năm 2010 thì giáo viên sẽ sống được bằng lương - và hiện nay chúng ta đang ở năm 2007, thế thì khó tránh khỏi một số anh chị em trong ngành ta đã sa ngã, trở thành nạn nhân mà cũng là phạm nhân của căn bệnh thành tích. Để giải quyết tận gốc căn bệnh này, không thể chỉ dựa vào nỗ lực riêng từ phía giáo dục mà sau lưng nó là cả một bánh xe xã hội nặng nề trì trệ, vì thế mà khía cạnh này trong năm vừa qua không đạt được những thành tựu "rực rỡ" như khía cạnh chống tiêu cực thi cử.

Năm nay thầy phó thủ tướng bộ trưởng giáo dục ta lại "thừa thắng xông lên", (mặc dù năm qua chưa thấy "thắng lợi vẻ vang" ở đâu cả ngoài chuyện tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp đi !?) tiếp tục vận động thêm 2 điều nữa: một là không ngồi nhầm lớp, hai là giữ gìn tư cách đạo đức nhà giáo.
Chuyện ngồi nhầm lớp cũng lại là một hệ quả của bệnh thành tích, chống lại được chuyện này, thì - cũng như chuyện chống tiêu cực thi cử của năm trước - vẫn chỉ là đi "tìm diệt" triệu chứng của bệnh để người ta không biết mình bệnh nữa, chứ thật ra vẫn chưa động đến cội rễ của bệnh thành tích, là vấn đề vẫn còn tồn đọng của nhiều năm qua.
Còn cái vận động giữ gìn tư cách đạo đức nhà giáo thì thôi rồi, khỏi phải bàn, đó là một động tác rõ ràng nhằm mục đích chính trị, để "đáp lời" dư luận khi thầy vừa bước vào ghế phó thủ tướng thì lập tức bị chất vấn quá nhiều về những hành động bê bối của các anh chị em trong ngành bị phanh phui liên tục. Nhưng dù sao vận động cũng chỉ là vận động.
---
Xin phép đi ra ngoài lề một chút. "Tự trọng đi đôi với tôn trọng", người xưa đã dạy thế, nhưng trong trường phổ thông chúng ta luôn được nhào nặn đóng khuôn để cho ra những bài văn nghị luận đại loại là mỗi người phải biết tự trọng thì người khác mới tôn trọng mình. Ôi mái trường XHCN thân yêu… cảm ơn đã dạy tôi biết tự trọng… nhưng có cần ràng buộc học sinh nhận định quan điểm của người xưa phiến diện đến thế không? Hãy xem lại "Tư cách mõ" của Nam Cao, chúng ta sẽ hiểu hơn rằng khi một người không được tôn trọng người đó cũng sẽ mất dần lòng tự trọng. Đó mới là ý nghĩa đầy đủ của chữ "đi đôi", thưa các thầy các cô, là ý nghĩa mà ngày còn ngồi ở ghế phổ thông em không dám nói. Xin đừng trách em, vì em sợ điểm thấp… cũng như các thầy cô, em cũng là nạn nhân của bệnh thành tích mà.
---
Vâng, quay lại với vấn đề của chúng ta. Vị thế của "người thầy" trong xã hội ngày nay đã sụt giảm như nhiều, về tinh thần lẫn vật chất. Mà chúng ta lại cần một nguồn giáo viên rất lớn, thế có nghĩa là chúng ta không thể chỉ chọn những con người ưu tú nhất xuất sắc nhất của thời đại làm giáo viên được, họ có công việc khác (lương cao hơn, nhỉ)… và những người trực tiếp ăn phấn bán cháo phổi thì nhìn chung hiện nay chỉ đạt ở mức độ trung bình khá (không loại trừ một bộ phận xuất sắc, và cũng không loại trừ một bộ phận đã làm nên tiêu cực). Thế thì chúng ta phải hiểu đội ngũ giáo viên của chúng ta không phải là những ông thánh bà thánh để mà tự kỷ ám thị rằng họ sẽ luôn luôn giữ được tư cách nhà giáo để "hưởng ứng vận động". Không, một số anh chị em trong ngành ta sẽ lại tiếp tục mắc sai lầm nếu chúng ta không có biện pháp giúp đỡ họ. Sức mạnh tinh thần cũng có một giới hạn nhất định. Người ta không thể chỉ sống mãi bằng chủ nghĩa anh hùng cách mạng, người ta còn cần cả cơm ăn áo mặc nữa chứ. Chừng nào chưa giải quyết được gốc rễ của vấn đề, thì vận động vẫn chỉ là vận động mồm.

Nhưng dù sao, trên tinh thần lạc quan cách mạng, chúng ta, những học sinh, những sinh viên, những nhà giáo hãy cùng nhau cố gắng xung kích hết sức mình để hưởng ứng tốt cuộc vận động 4 điều trong năm học 2007 - 2008.

Khương-Duy.[SG]
Oct 9, 2007
 
Z

zinkitino

bài viết của Mẹ vừa hay vừa chính xác

có điều Bé mà đọc bài này cho các vị đại biểu thì cô hiệu trưởng mời Bé vào văn phòng ngồi máy lạnh quá, hjx

dù ko muốn đâu nhưng Bé phải bốc phét cho các bác ấy nghe mà

chán nản !
 
L

luckhuc

Vô tình "nhặt" được topic này..chẹp..hay đây..Nhưng phạm vi bàn luận chỉ dừng lại ở " tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục " thì mình chưa thỏa mãn cho lắm...(ít quá ;) )..
***
Đầu tiên phải khẳng định..Choáng váng hết cả người khi đọc xong bài của em Am yêu quý ( :D )...Bravo..Giỏi ghê cơ... =D>
Thoai thì thực trạng trong cuộc vặn động hai không của ngành giáo dục nhà mình, Am nói thế là hay lắm rồi ( vừa đúng vừa thâm nho)..Nên Rùa xin phép không bình luận gì..Giờ chỉ dám đưa ra ý kiến cá nhân về vụ này.. :)

*********

Có một điều nực cười rằng: ngành giáo dục nước mình như một cái loa..Phải có ai đó động vào rồi mới chịu kêu, không thì cứ im re..( lạy Chúa) ..Có phải bây giờ mới có tình trạng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục không? Dĩ nhiên là không ...Vậy thì sao ngành cứ để bệnh nó nặng thành nan y khó chữa rồi htì mới chịu lên tiếng ( nói đúng hơn là mới nghĩ đến chuyện chữa bệnh..)
Thế nên, cá nhân tôi cho rằng, ngay cả cái cuộc vận động này cũng chỉ mang ý nghĩa chạy theo thành tích để báo cáo lên Chính phủ vào các kỳ đại hội họp mà thôi. :(
Tuy nhiên, vận động và thực hiện đuợc bao nhiêu thì tốt từng ấy..Cờ đến ai người nấy phất mà.. ;;)




Sozzi Zin nhé, giờ Rùa phải đi có việc tý chút, sẽ sớm quay lại viết tiếp.. :p ..Khổ , đang có hứng, ..để lúc khác Rùa edít lại sau vậy..Giờ post lên đặt chỗ cái đã...
NHưng mà ..chắc cũng chỉ nói lên ý của cá nhân Rùa thôi nên có lẽ hơi tiêu cực một chút :D ..Ko biết có giá trị sd cho Zin đc không ( chắc ko :( )..Thôi, Zin cứ cho Rùa nói cho sướng mồm đi nhé, còn tài liệu để Rùa search trên google hộ sau, dc ko?
 
A

amaranth

Mẹ Gà mới vớ được bài viết này trên Dân Trí nè Bé Trứng.
http://www.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2007/10/200648.vip

@Chị Rùa:
Ai cũng biết (khổ quá, nói mãi) nền giáo dục ta CÒN NHIỀU bất cập, và trong liên tiếp mấy năm đầu thế kỷ vừa qua chúng ta cứ mải mê đi vào việc chỉ ra bất cập, phanh phui những tiêu cực… Đó là những bước "chuẩn bị dữ kiện", và nó đã được thực hiện với quy mô rộng khắp cả nước. Công việc của chúng ta bây giờ nên là phân tích, liên đới, tổng hợp các vấn đề để đi tìm ra bản chất của bài toán, để tìm ra một giải pháp sau rốt nhằm cáo chung cho toàn bộ vấn đề.
Lại nói, tiếp cận một vấn đề có nhiều xuất phát điểm mà chị, từ trên xuống từ dưới lên từ ngoài vào từ trong ra từ xa tiến đến từ gần tiến ra… chỉ cần mình giữ vững được định hướng thì xuất phát ở đâu cũng đi đến đích mà :)
Thực trạng giáo dục của chúng ta hiện nay như một mạng nhện, và khi một con kiến đặt chân vào bất kỳ vị trí nào trên mạng nhện, nó cũng có thể đặt chân đến bất kỳ vị trí nào khác trong mạng, nếu nó đủ khôn ngoan và vững vàng để đi đúng hướng. Nếu chúng ta chỉ phân tích một cuộc vận động, mà có một phương pháp tốt, thì cũng vẫn có thể truy đến điểm trong cùng của vấn đề.
Cho nên chị đừng lấy làm không thỏa mãn nhen. :)
 
L

luckhuc

Ối rời ơi, chưa kịp há miệng nói cái gì đã bị nhảy vào họng thế. @-)

.ăc, vừa viết cái mở bài đã bị Am dội cho gáo nước vào đầu, hóa thành bảo:" Chị câm họng đi , nói nhiều, có giải pháp gì cho nên giáo dục nước nhà thì hẵng nói, ko thì thì ngậm miệng lại " 8-}

Ờ thôi,thì không ý kiến ý cò gì nữa, mệt xác.. :D
 
A

amaranth

Huhu, chị hiểu nhầm rồi, đến là khổ cái với lối "đọc chữ"…
Ý của em là chị đừng nản vì đề tài hẹp, thay vì nói rộng hãy đi vào nói sâu, phân tích để làm rõ bản chất của nó…
 
L

luckhuc

Z

zinkitino

úi cám ơn 2 người nhìu lắm >:D< :-* :-* >:D<

Bé chỉ xin mạn phép mượn vài ý trong đây thôi, còn lại vẫn phải ca ngợi nào là " ngành GD nước ta trải qua 1 năm thực hiện cuộc vận động đã thu đc rất nhiều kết quả đáng khích lệ...đã bước đầu phản ánh đứng thực chất dạy và học của nước nhà.. abcxyz "

hjx, xét cái tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trường Bé năm ngoái (95%) thì cũng đủ thấy cuộc vận động có hiệu quả như thế nào rồi. Lúc nào cũng phải hướng đến chỉ tiêu, làm j` thì cũng phải xem chỉ tiêu thế nào đã rồi hẵng làm. Mấy năm trước thì chỉ tiêu là có càng nhiều học sinh giỏi khá càng tốt, đỗ càng nhiều càng tốt. Bây giờ thì phải lựa, ko đc cho chúng nó giỏi nhiều quá, phải đánh rớt bao nhiều đứa để hạ tỉ lệ đỗ xuống cho đỡ bị nghi ngờ... Ôi mấy bác làm GD, các bác đang nghĩ j` thế này?

Mà suy cho cùng thì mình nói mình nghe thôi chứ có lọt đc đến tai mấy bác mấy chú ấy lời nào đâu.

Thôi Bé đi ngủ đây, mọi người cứ tiếp tục bàn luận nhé, Mẹ Gà với Rùa cứ nói tiếp đi, Zjn thik nghe ý kiến của 2 người lắm ^^
 
A

amaranth

Ý, hóa ra cái bài "lực cản" cũng từ trường mình mà ra :x
Chị Rùa ơi, em xin lỗi mà… :((
 
D

ducthanhyb

Hay quá! Dù đang tìm kiếm tư liệu cho bài viết số 2 nhưg em đọc lấy thấy kiến thức cho bản thân mình nhìu hơn! Cám ơn các bác nhá!
 
Top Bottom