[Cuộc thi] Sàn thi đấu.

Status
Không mở trả lời sau này.
G

ga_cha_pon9x

Câu 16:
Hi Mã Lạp Sơn là tên gọi khác của dãy himalaya
Câu 17:
Hành động nói ''thầy em...'' được nói với mục đích là yêu cầu nhưng yêu cầu 1 cách nhẹ nhàng,dịu dàng,tức là ở đây chị Dậu nói ra vì chị muốn chồng cố ngồi dậy húp cháo cho lại sức khoẻ.
Hành động nói ''Trói nó lại...'' cũng được nói với mục đích yêu cầu nhưng yêu cầu ở đây bằng lời nói hách dịch của bọn cai lệ
Vậy nên 2 hành động nói này cùng một mục đích cầu khiến nhưng lại là các kiểu cầu khiến khác nhau,một bên thì nói đe doạ thách thức,hách dịch;một bên nói nhẹ nhàng
 
F

freakie_fuckie

Xin đc thông báo, kể từ lượt 16, 17 trở đi, sẽ ko có thông báo ra đề, thí sinh phải theo dõi sàn thi đấu để giật điểm :x


67.gif
Cùng bước vào lượt 16, 17 nào
67.gif

45.gif
Đề thi lần này sẽ là gì nhỉ?
45.gif


Úm bala hô biến!

139.gif



16. “Dãy núi Himalaya

17. - Thầy em hãy dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
=> Hành động nói : cầu khiến . (khuyến khích ,van nài)
=> Mục đích : lo cho chồng chưa ăn gì , người ốm lả lại còn bị đánh đập hành hạ, nay vừa được tha về, chị Dậu sợ anh mệt quá , nên van nài anh ăn cháo, hành động nói thể hiện tình yêu thương chồng sâu sắc, sự chăm lo chồng hết sức chu đáo, ân cần âu yếm của người vợ
- Trói nó lại, điệu ra đình kia!
=> Cầu khiến (ra lệnh)
Hành động nói thể hiện sự hách dịch của bề trên
Kết luận chung cùng mang mục đích cầu khiến song sắc thái biểu cảm lại khác nhau . Hành động nói ở ví dụ 1 thì nhỏ nhẹ , dịu dàng, ân cần, thân mật, còn ở ví dụ 2 thì mang tính ra lệnh mạnh mẽ .
Chúc may mắn
40.gif
 
S

starfish_blue_sea

Câu 16: Dãy núi Himalaya
Câu 17:
Câu nói: - Thầy em hãy dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
Hành động nói: cầu khiến (van nài)
-> Mục đích cầu khiến nhưng lại rất nhẹ nhàng, dịu dàng, thể hiện tình yêu thương của người vợ dành cho người chồng
Câu nói: "Trói nó lại, điệu ra đình kia"
Hành động nói: cầu khiến (ra lệnh)
-> Mục đích cầu khiến nhưng có ý ra lệnh 1 cách rất hách dịch
=> 2 hành động nói này giống nhau về mục đích nhưng biểu đạt tình cảm khác nhau
 
L

lan_phuong_000

16. “ Ta là Một là Riêng là Thứ Nhất
Không có chi bạn bè nổi cùng ta”
Đó là 2 câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu trong bài “Hi Mã LẠp Sơn” . Em hãy cho biết “Hi Mã Lạp Sơn” là tên khác của địa danh nào?

17. Hai hành động nói sau đây có mục đích giống hay khác nhau? Vì sao?
- Thầy em hãy dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
- Trói nó lại, điệu ra đình kia!
Câu 16: himalaya
Câu 17: Hai hành động nói có mục đích khác nhau
Mặc dù đều là câu cầu khiến nhưng
- câu thứ nhất dùng để cầu khiến : với mục đích vang nài, yêu cầu nhẹ nhàng
ngữ điệu cầu khiến nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện tình yêu thương chồng của chị Dậu, trước việc chồng mình bị người ta đánh đập, qua đó còn cho ta thấy cử chỉ dịu dàng, âu yếm của chị dậu
- Câu thứ hai dùng để ra lệnh: mục đích đưa ra yêu cầu của mình với anh Dậu nhưng thái độ hách dịch
ngữ điệu cầu khiến: thô lỗ, qua đây ta biết được người nói là người có quyền, có thế, không chỉ thế đây còn là một con người độc ác, hách dịch, cộc cằng,...
=> hai hành động nói có mục đích khác nhau
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_bettyberry

Các bạn đã chờ lâu lắm rồi pải ko?
43.gif


28.gif
Vậy Chúng ta cùng trả lời những câu hỏi trong lượt 18, 19 nào
28.gif


Câu hỏi đâu, câu hỏi đâu?
86.gif


18. Nể con , chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng
Cách sắp xếp trật tự trong câu trên có gì đặc biệt? Cách sắp xếp đó có tác dụng như thế nào?
19. Bức tranh sau đây khiến bạn liên tưởng đến cảnh nào của tác phẩm nào?
datunhiennoithat08.jpg


P/s: Chúc may mắn
82.gif
 
F

freakie_fuckie

Các bạn đã chờ lâu lắm rồi pải ko?
43.gif


28.gif
Vậy Chúng ta cùng trả lời những câu hỏi trong lượt 18, 19 nào
28.gif


Câu hỏi đâu, câu hỏi đâu?
86.gif


18. Nể con , chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng
Cách sắp xếp trật tự trong câu trên có gì đặc biệt? Cách sắp xếp đó có tác dụng như thế nào?
19. Bức tranh sau đây khiến bạn liên tưởng đến cảnh nào của tác phẩm nào?
datunhiennoithat08.jpg


P/s: Chúc may mắn
82.gif
câu 19 : cô bé bán diêm (H. Andersen) .
 
L

lan_phuong_000

Các bạn đã chờ lâu lắm rồi pải ko?
43.gif


28.gif
Vậy Chúng ta cùng trả lời những câu hỏi trong lượt 18, 19 nào
28.gif


Câu hỏi đâu, câu hỏi đâu?
86.gif


18. Nể con , chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng
Cách sắp xếp trật tự trong câu trên có gì đặc biệt? Cách sắp xếp đó có tác dụng như thế nào?
19. Bức tranh sau đây khiến bạn liên tưởng đến cảnh nào của tác phẩm nào?
datunhiennoithat08.jpg


P/s: Chúc may mắn
82.gif

Câu 18: trật tự từ trong câu thể hiện thứ tự nhất định của hành động, ban đầu chị dậu nể con cầm lấy củ khoai sau đó lại đặc xuống, đây là trình tự quan sáy của người nói. có tác dụng đảm bảo sự liên kết các vế trong câu
Câu 19: Tác phẩm cô bé bán diêm
cảnh Em quẹt que diêm đầu tiên, em tưởng chừng như đang ngồi trên lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng.
Thật dễ chịu! đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa, [...] Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt lò sưởi biến mất.
 
F

freakie_fuckie



Câu hỏi đâu, câu hỏi đâu?
86.gif


18. Nể con , chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng
Cách sắp xếp trật tự trong câu trên có gì đặc biệt? Cách sắp xếp đó có tác dụng như thế nào?
82.gif
[/QUOTE]

cụm từ "nể con" được đặt lên đầu câu : thể hiện mức độ quan trọng của sự việc : Chị Dậu vốn không muốn ăn, nhưng vì con nói , chị mới gắng gượng ăn để làm an lòng cô con gái hiếu thảo.
2 hành động " cầm lấy một củ" rồi lại " đặt xuống chõng" thể hiện thứ tự trước sau của hành động : Chị Dậu cố ăn nhưng những nỗi lo toan làm chị không gắng gượng nổi, nên chị đành đặt củ khoai xuống chõng
=> 2 cách sắp xếp trật tự từ được áp dụng thành công trong câu này có tác dụng tạo logic trong mạch suy nghĩ của chủ thể hành động
 
G

ga_cha_pon9x

Câu 18
Cách sắp xếp trật tự từ trong câu đặc biệt ỏ chỗ:Cụm từ nể con được đặt lên đầu câu thể hiện chị Dậu tuy không muốn ăn nhưng vì thương con,để con an tâm nên chị ''cầm lấy 1 củ''.Nhưng cuối cùng chị lại ''đặt xuống chõng'',không ăn tiếp nữa vì như đã nói,vì nể con chị mới cầm lên định ăn nhưng những nỗi lo trong lòng chị lại dấy lên khiến chị không thể ăn nữa.
Cách sắp xếp như vậy có làm cho người đọc thâý được sự liên kết giữa các vế câu trong câu.
Câu 19:
Hình ảnh trên làm em liên tưởng đến cảnh cô bé bán diêm đang tưởng tượng mình đang ngồi trước lò sưởi ấm áp trong văn bản ''Cô bé bán diêm'' của nhà văn An-đéc-xen
 
N

nhoc_bettyberry

Sau khi công bố đáp án, lượt 20, 21 đã sẵn sàng để "ra mắt" các bạn ;))

24.gif
Nào, chúng ta cùng bước vào lượt 20, 21
24.gif

70.gif
Câu hỏi thân yêu đâu rồi taz?
70.gif


20. Câu hỏi video “HM của tôi”:

[YOUTUBE]4GsYwMVBVmM[/YOUTUBE]

Câu hỏi: Em hãy cho biết chính xác thời gian ( ngày tháng năm) ra đời của trang web hocmai.vn và diendan.hocmai.vn?

21. Tại sao mộng tưởng của em bé bán diêm lại bắt đầu bằng hình ảnh “lò sửoi” và kết thúc bằng hình ảnh “người bà nhân từ”?
 
G

ga_cha_pon9x

Câu 20:Thời gian ra đời của web hocmai.vn và diendan.hocmai.vn là:1-5-2007
Câu 21:
Mộng tưởng của em bé bán diêm lại bắt đầu bằng hình ảnh lò sưởi và kết thúc bằng hình ảnh người bà nhân từ.Ta thấy cả hai hình ảnh này như là hiện thân của sự ấm áp,tình thương yêu trong gia đình mà cô bé hằng mong muốn bấy lâu.Và vì thế,tác giả đã mở đầu cho những mộng tưởng là hình ảnh lò sưởi để cô bé cảm thấy ấm áp hơn.Kết thúc bằng hình ảnh người bà để chúng ta thấy cô bé không còn cô đơn nữa-cô đã về với bà...
 
F

freakie_fuckie

Sau khi công bố đáp án, lượt 20, 21 đã sẵn sàng để "ra mắt" các bạn ;))

24.gif
Nào, chúng ta cùng bước vào lượt 20, 21
24.gif

70.gif
Câu hỏi thân yêu đâu rồi taz?
70.gif


20. Câu hỏi video “HM của tôi”:

[YOUTUBE]4GsYwMVBVmM[/YOUTUBE]

Câu hỏi: Em hãy cho biết chính xác thời gian ( ngày tháng năm) ra đời của trang web hocmai.vn và diendan.hocmai.vn?

21. Tại sao mộng tưởng của em bé bán diêm lại bắt đầu bằng hình ảnh “lò sửoi” và kết thúc bằng hình ảnh “người bà nhân từ”?

Mộng tưởng của cô bé bán diêm bắt đầu bằng "lò sưởi"
- Bởi bản năng : "đầu trần", "chân đất" bước đi trong"trời đông giá ét tuyết rơi" nên em lạnh tay thì gần như tê cóng, và em nghĩ ngay đến điều cần thiết nhất , đó là lò sưởi.
=> đó là những bản năng,phản ứng tự nhiên của một cô bé cực khổ với những thiếu thốn về vật chất. :khi lạnh cóng thì điều đầu tiên em mong đợi là lò sưởi => rất logic
Có thể thấy, những ước mơ của cô bé sau mỗi lần diêm lóe sáng có mối quan hệ tăng tiến.
Ảo ảnh cuối cùng về người bà được ánh diêm thắp lên, đó cũng là ước mơ đẹp nhất - ước mơ của một em bé thiếu thốn tỉnh cảm gia đình, thèm khát sự chở che, quan tâm từ những người ruột thịt. Thèm vụng được ăn no mặc ấm, được vui chơi , đó là những khao khát rất ngây thơ, đáng yêu, rồi sau đó thì mong muốn tình yêu thương trong gia đình, đó là khát vọng thiêng liêng, đẹp đẽ
Theo ý kiến của em, những ảo tưởng của em sáu mỗi lần que diêm biến mất thì đều vụt tắt, em lo sợ khi thấy hình ảnh bà biến mất sau khi diên lụi tàn, nên em đã quyết định không bỏ phí một que diêm nào cho những ước mơ khác nữa, em dùng hết số diêm còn lại , thắp lên để níu kéo hình ảnh bà. Từ đó, ta có thể cảm nhận được tình yêu sâu sắc của em dành cho bà và ham muốn mãnh liệt được sống trong gia đình êm ấm.

20. 1/5/2007
 
N

nhoc_bettyberry

Chào các bạn, sau 2 ngày chờ đợi, lượt 22, 23 đã sẵn sàng để đc các bạn "công phá" ;))

26.gif
Cùng bước vào lượt 22, 23 nào
26.gif

35.gif
Câu hỏi ơi ới ời
35.gif


22. Khổ thơ sau là tả cảnh hay tả tình?
“ Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường ko ai hay
Giấy đỏ buồn k thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
( Trích “ Ông đồ” -…)
23. Cho câu sau: “ Tức giận, nó vớ lấy cái bút, ném thẳng ra cửa”
Cho biết từ “tức giận” đặt ở đầu câu có tác dụng gì. Vì sao tác giả chọn cách đặt đó?
 
F

freakie_fuckie

Chào các bạn, sau 2 ngày chờ đợi, lượt 22, 23 đã sẵn sàng để đc các bạn "công phá" ;))

26.gif
Cùng bước vào lượt 22, 23 nào
26.gif

35.gif
Câu hỏi ơi ới ời
35.gif


22. Khổ thơ sau là tả cảnh hay tả tình?
“ Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường ko ai hay
Giấy đỏ buồn k thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
( Trích “ Ông đồ” -…)

Nguyễn Du từng viết " Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Những ý thơ xuất thần ấy, có thể nhận xét là "họa cảnh mà ngụ tình " : bốn câu thơ ngắn phác ra cái khung cảnh tiêu điều thảm hại, buồn thiu , ngập trong gam màu xám ngắt , họa rõ từng dụng cụ gắn bó với nghề viết chữ : Giấy đỏ , phơi ra mà không có bút phác nêu ủ ê "buồn không thắm", mực đã mài lâu mà bút lông chẳng thấm nên "đọng nghiên sầu"
Câu thơ, ý thơ cứ ngân nga vang vọng mãi , tạo nên nhiều dư ba trong lòng người đọc bởi cái "tình" tha thiết : nó làm hiện lên sinh động nỗi buồn dai dẳng tái tê của chủ thể chữ tình - một ông đồ đáng thương , một ông đồ đang bị xã hội bỏ mặc, không đoái hoài, một ông đồ sinh bất phùng thời, không thể trang bị cho mình một "công cụ" gì để theo kịp cuộc sống đổi thay... Cái nỗi buồn ở đây, phải chăng là nỗi buồn thời thế , mất việc, mất một thú vui, mất vị trí trong xã hội, nỗi đau ấy cay đắng biết nhường nào.
Câu thơ đẹp đẽ, tình trong cảnh, cảnh lại ngụ tình...Nghiên mực khô, tàu giấy đỏ, qua ý thơ mà cứ dạt dào mãi, rung động mãi trong lòng người đọc bao thế hệ
23. Cho câu sau: “ Tức giận, nó vớ lấy cái bút, ném thẳng ra cửa”
Cho biết từ “tức giận” đặt ở đầu câu có tác dụng gì. Vì sao tác giả chọn cách đặt đó

"tức giận được đặt đầu câu để biểu thị mức độ quan trọng của sự việc, ở đây là "cảm xúc , thái độ của chủ thể hành động"
 
G

ga_cha_pon9x

Câu 22:Khổ thơ trên là tả tình
Câu 23:
Từ ''Tức giận'' được đặt đầu câu nhằm nhấn mạnh trạng thái của chủ thể .Tác giả chọn cách đặt đó để nhấn mạnh sự tức giận :D
 
L

lan_phuong_000

Chào các bạn, sau 2 ngày chờ đợi, lượt 22, 23 đã sẵn sàng để đc các bạn "công phá" ;))

26.gif
Cùng bước vào lượt 22, 23 nào
26.gif

35.gif
Câu hỏi ơi ới ời
35.gif


22. Khổ thơ sau là tả cảnh hay tả tình?
“ Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường ko ai hay
Giấy đỏ buồn k thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
( Trích “ Ông đồ” -…)
23. Cho câu sau: “ Tức giận, nó vớ lấy cái bút, ném thẳng ra cửa”
Cho biết từ “tức giận” đặt ở đầu câu có tác dụng gì. Vì sao tác giả chọn cách đặt đó?
câu 22: tả cảnh, nhưng trong cảnh có tình, có nghĩa là "mượn cảnh ngụ tình"
p/s: câu này kg cần giải thích ý nghĩa?
câu 23: từ tức giận được đặt ở đầu câu thể hiện tính quan trọng của sự việc- mà cụ thể ở đây là cảm xúc con người, vì một vần đề nào đó, chủ thể hành động đã tức giận và bộc lộ cảm xúc rõ nét, chính cảm xúc này đã làm nổi bật nội dung của câu.
 
T

thuyhoa17

Lượt câu hỏi CUỐI CÙNG của Vòng 2 và cũng là của cuộc thi này.
39.gif

Ai sẽ là người dành được điểm tối đa trong 2 câu hỏi cuối này đây.
115.gif


Câu hỏi:
122.gif


24,
trong-long-me.jpg.jpg


HÌnh ảnh này nhắc đến 1 nhà văn của văn học hiện đại VN, em hãy cho biết, tác phẩm đầu tiên và cuối cùng của nhà văn này là gì?

25. Cho hai câu thơ:
“ Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?”

Cụm từ mỗi… mỗi… có tác dụng gì?

 
Last edited by a moderator:
G

ga_cha_pon9x

Câu 24:
Đây là nhà văn Nguyên Hồng,
tác phẩm đầu tiên của ông là truyện ngắn ''Linh hồn''
Tác phẩm cuối cùng của ông là tiểu thuyết ''Núi rừng Yên Thế''
Câu 25:
Tác dụng của cụm từ mỗi...mỗi... ở đây có tác dụng làm cho người đọc cảm thấy sự vắng vẻ như được tăng lên
 
F

freakie_fuckie

Lượt câu hỏi CUỐI CÙNG của Vòng 2 và cũng là của cuộc thi này.
39.gif

Ai sẽ là người dành được điểm tối đa trong 2 câu hỏi cuối này đây.
115.gif


Câu hỏi:
122.gif


24,
trong-long-me.jpg.jpg


HÌnh ảnh này nhắc đến 1 nhà văn của văn học hiện đại VN, em hãy cho biết, tác phẩm đầu tiên và cuối cùng của nhà văn này là gì?

Nguyên Hồng
Bỉ vỏ là tác phẩm đầu
tác phẩm cuối là Tuyển tập Nguyên Hồng tập III

25. Cho hai câu thơ:
“ Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?”
Cụm từ mỗi… mỗi… có tác dụng gì?
Cụm từ mỗi..mỗi...: mang ý nghĩa tăng tiến, diễn tả cái thời thế đã đổi thay xoay vần và sự long đong, cô đơn mỗi ngày một đầy của ông đồ
Người còn chuộng chữ nho ngày một ít , cái thú chơi chữ cũng ngày một nhạt nhòa, số phận của ông đồ - của phên dậu cuối cùng của một nền văn hóa cứ bị con sóng thời gian xô đẩy
Mỗi ..mỗi cứ như tiếng mõ buồn thương, cất tiếng cho bước đi suy tàn của thời gian, của đời người....
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom