[Cuộc thi] Sàn thi đấu.

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thuyhoa17

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu hỏi sẽ được đăng ở đây.

Mem đã đăng kí trả lời câu hỏi ngay tại đây.


Các mem trả lời ĐÚNG và NHANH NHẤT cả 2 câu đó sẽ được cộng 50 điểm. Mỗi mem sẽ chỉ được trả lời 1 lần cho 1 đợt.

Lưu ý:
đúng cả 2 câu và chỉ cộng điểm cho người trả lời nhanh nhất. Cách tính thời gian sẽ dựa vào việc post bài.

Đặc biệt chú ý: để tránh trường hợp post bài để "chiếm chỗ" thì sẽ chỉ chấp nhận câu trả lời nếu như không có câu thông báo chỉnh sửa bài viết ở dưới. Vì vậy, CÁC MEM CHÚ Ý CẨN THẬN TRƯỚC KHI ĐƯA RA ĐÁP ÁN TRẢ LỜI.

Topic này sẽ được mở khi vòng 1 bắt đầu.
 
N

nhoc_bettyberry

lakute11.gif
Các bạn, cùng bước vào vòng 1 nào!
lakute11.gif

lakute18.gif
Mở đầu là 1 câu lĩnh vực khác
lakute18.gif


1. Đội bóng vô địch World Cup 1990 là?

chuotnini75.gif
Chúng ta cùng trả lời các câu hỏi tiếp theo nhé
chuotnini75.gif


2. Đây là nhân vật nào trong tác phẩm nào chúng ta đã học?

untitled.jpg


3. Bố cục của một văn bản tường trình gồm mấy phần? Kể tên?

4. Đọc các tác phẩm hiện thực giai đoạn 1930-1945, chúng ta thấy các nhà văn đang băn khoăn, trăn trở điều gì?

5. Một tác giả nước ngoài mang đến cho người đọc những tác phẩm bất hủ và kết cấu truyện độc đáo bất ngờ. Ông là ai? Tên tác phẩm của ông mà chúng ta đã đc học trong chương trình ngữ văn 8?

ohenry.jpg

0ohenri.jpg


6. Chỉ ra bức tranh tứ bình trong bài thơ “ Nhớ rừng”?

7. Tp San Pransico có tên gọi theo tiếng Việt là gì?

8. Câu hỏi dữ kiện 1: Xem video và trả lời câu hỏi:

[YOUTUBE]LNG4HgKioNw[/YOUTUBE]

9. Hình ảnh này khiến em liên tưởng đến văn bản nào?

conngong.jpg


10. Các văn bản nhật dụng chúng ta đã học trong ngữ văn 8 đề cập đến những vấn đề gì?


11. " ...Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."
Em hãy cho biết câu nói sau là của ai?

12. Bạn hãy cho biết, đây là tác phẩm nào?

onggiuocdanhmaclephuc.jpg


13. Câu hỏi về sách: Xem video và trả lời câu hỏi:

[YOUTUBE]_mBkFJsh2r4[/YOUTUBE]

minimoh433.gif
Nào các bạn, mau mau trả lời câu hỏi, nhanh nhanh giật điểm nào!
minimoh429.gif

Câu hỏi và hình ảnh: nhoc_bettyberry
Video: thiensubinhminh123
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_bettyberry

Vì có 1 số rắc rối nên mình sẽ post danh sách các bạn có thể trả lời các câu hỏi trên vào topic này!

1. meoconnhinhanh97
2. Freakie_Fuckie
3. hongnhung.97
4. hoa_giot_tuyet
5. nh0cs0ck_tq
6. thienthannho.97
7. lan_phuong_000
8. zorrovnz
9. ga_cha_pon9x
10. starfish_blue_sea
11. ronagrok_9999
12. cunkoibg


-‘๑’- •°o_O »-(¯`v´¯)-» Chúc may mắn (^^) »-(¯`v´¯)-» o_O°• -‘๑’-
 
R

ronagrok_9999

1.Đội bóng vô địch World cup 1990 là tây đức
2.Nhân vật đó là chị Dậu
3. Gồm 3 phần đó là
a.Thể thức mở đầu văn bản tường trình
-Quốc hiệu tiêu ngữ (ghi chính giữa)
Địa điểm và thời gian làm tường trình ghi vào góc bên phải
Tên văn bản
Người cơ quan nhận văn bản tường trình
b.Nội dung tường trình
Người viết trình bày thời gian địa điểm diễn biến sự việc nguyên nhân vì đâu hậu quả thế nào ai chịu trách nhiệm thái độ tường trình khách quan, trung thực
c.Thể thức kết thúc văn bản tường trình lời đề nghị hoặc cam đoan chữ ký họ tên người tường trình
5.ông là Ohenri trong tác phẩm chiếc lá cuối cùng
6.Bài thơ tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng là
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật
Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu
Tạo ra bức tranh tứ bình gồm 4 cảnh Đêm vàng, ngày mưa, bình minh, chiều đỏ
8.Nhà văn đó là Nam cao(1915-1951)
9.Truyện cổ grim con ngỗng vàng
10.Các văn bản nhật dụng lớp 8 đề cập đến vấn đề môi trường và sức khỏe con người
11.Câu nói đó là của ông Trần Quốc Tuấn trong văn bản Hịch tướng sỹ
12.Tác phẩm đó là Trưởng giả học làm sang
13.Cô đó là cô merali
4.Các tác phẩm đó là trong lòng mẹ, tức nước vỡ bờ, Lão Hạc
7.Chịu câu này
 
G

ga_cha_pon9x

Câu 1:Tây Đức
Câu 2:Đây là nhân vật chị Dậu trong tác phẩm ''tức nước vỡ bờ ''
Câu 3:Bố cục của 1 văn bản tường trình gồm 3 phần
Phần 1:mở đầu văn bản tường trình
Phần 2Nội dung tường trình
Phần 3:Kết thúc văn bản tường trình
Câu 4:Đọc các tác phẩm văn học hiện thực thời kì 1930-1945,ta thường thấy hầu hết các tác giả đều lột tả hình ảnh người nông dân thời kì Pháp thuộc điển hình như Chị Dậu-một người phụ nữ tần tảo,thương chồng,con;hay hình ảnh lão Hạc khiến người đọc phải rớt nước mắt thương cho số phận cay đắng,nghiệt ngã,đến cái chết cũng phải quằn quại,đau đớn của một ông lão nghèo nhưng có tấm lòng cao cả,nhân hậu,thương người hơn thương mình....Và đọc các tác phẩm này,ta nhận ra các tác giả đều trăn trở,xót xa cho những con người với số phận hẩm hiu,bất hạnh
Câu 5:Mình nghĩ là nhà văn O-hen-ri
Câu 6:Trong bài thơ "Nhớ rừng", nhà thơ Thế Lữ đã diễn tả vẻ đẹp của vị chúa sơn lâm trong những tư thế và thời điểm khác nhau qua đoạn thơ đặc sắc:" Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối... thời oanh liệt nay còn đâu?". Đầu tiên là hình ảnh những đêm vàng bên bờ suối, hổ uống nước ,uống luôn cả ánh trăng tan trên mặt nước lấp loá,lung linh. Khi đó hổ như là một thi sĩ đang thả hồn bay bổng,chìm đắm mình trong thiên nhiên thơ mông. Bức tranh thứ 2 lại là khung cảnh những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,hổ hiện lên như một vị chúa tể đang lặng thầm ngắm giang sơn nhất khoảnh của mình trong màn mưa nhạt nhoà. Ở bức tranh thứ 3, trong buổi bình minh xanh mát mẻ, giấc ngủ của chúa sơn lâm được ru bởi khúc nhạc rừng xanh vui nhộn và đày thú vị . Trong bức tranh thứ tư, hổ hiện lên trong cảnh chiều hoàng hôn lênh láng máu sau rừng cùng với ánh mặt trời hoàng hôn gay gắt. Mặt trờ là trung tâm vũ trụ, vậy mà dưới con mắt của vị chúa sơn lâm, nó bỗng hiện lên với dág vẻ thảm hại:"đang đợi chết". Đoạn thơ đã chứng tỏ nghệ thuật độc đáo, tài hoa và sự cảm nhận rất tinh tế của tác giả khi hoá thân vào nhân vật.
Câu 7:Tên VN của thành phố này là Cựu Kim Sơn
Câu 8:Đó là nhà văn Nam Cao
Câu 10:các văn bản nhật dụng trong ngữ văn 8 thường đề cập đến những vấn đề nóng của xã hội hiện nay như:dân số tăng quá nhanh,trái đất đang nóng lên do tác động của con người
Câu 11:Câu nói này là của Quốc công tiết chế hưng đạo vương Trần Quốc tuấn
Câu 12:Đây là tác phẩm ''Ông giuốc đanh mặc lễ phục'' của mo-li-e
Câu 13:B,Mi-re-li
 
F

freakie_fuckie


1. Đội bóng vô địch World Cup 1990 là? Đội Tây Đức

chuotnini75.gif
Chúng ta cùng trả lời các câu hỏi tiếp theo nhé
chuotnini75.gif


2. Đây là nhân vật nào trong tác phẩm nào chúng ta đã học? Hơi khó nhỉ : Chị Dậu chăng?

untitled.jpg


3. Bố cục của một văn bản tường trình gồm mấy phần? Kể tên?
Bố cục Văn bản tường trình gồm 3 phần
Phần 1 : Mở đầu văn bản tường trình (gồm quốc hiệu tiêu ngữ, địa điểm thời gian làm tường trình, tên văn bản, người hoặc cơ quan nhận bản tường trình) .
Phần2 : nội dung tường trình (trình bày thời gian , địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân sự việc, hậu quả sự việc, ai chịu trách nhiệm)
Phần 3 : Kết thúc văn bản tường trình : lời đề nghị , cam đoan, chữ kí, họ tên người viết tường trình

4. Đọc các tác phẩm hiện thực giai đoạn 1930-1945, chúng ta thấy các nhà văn đang băn khoăn, trăn trở điều gì?

5. Một tác giả nước ngoài mang đến cho người đọc những tác phẩm bất hủ và kết cấu truyện độc đáo bất ngờ. Ông là ai? Tên tác phẩm của ông mà chúng ta đã đc học trong chương trình ngữ văn 8?
O Hen-ri (O Henry)

ohenry.jpg

0ohenri.jpg


6. Chỉ ra bức tranh tứ bình trong bài thơ “ Nhớ rừng”?
Bức tranh tứ bình với đủ các khung cảnh huy hoàng : đêm ngày sáng tối huy hoàng với núi non, sông suối hoang sơ hùng vĩ tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể hiện hữu song song cùng niềm u uẩn khôn nguôi của chúa Sơn Lâm, nó khắc họa một phần những hình ảnh trong thời quá khứ vàng son- một thời hoang vắng , xa xôi chỉ còn trong hoài niệm.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối , ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
=>đó là đêm huyền bí nhưng cũng vô cùng yên ả, ánh trăng thấm đẫm màn đêm, phủ lên cảnh vật , tan vào dóng suối ngàn xưa lộng lẫy, loang ra mặt nước lung linh, nhân vật trung tâm của khung cảnh đó là con hổ đang say mồi uống nước mà ngỡ như "uống ánh trăng tan"
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn , ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới:
Mưa rừng già- buồn bã, đìu hiu, và khắc nghiệt ,các con vật nhỏ bé khác vội vàng tìm chỗ trú, nhưng với chúa sơn lâm - đó là khoảnh khắc thật sự đẹp đẽ, thiêng liêng và huy hoàng : mưa gột rửa những bụi bặm, cũ kí, mưa làm cho rừng già thêm tươi mới sáng quang, và con hổ như bậc đế vương "lặng ngắm giang sơn đổi mới" - cái say thú được ngắm giang san của con hổ "lặng lẽ" thôi mà rạo rực bên trong
"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội/ Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng : cảnh bình minh chan hòa ánh sáng, chim ca hót líu lo cho giấc ngủ của vị chúa tể
"Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng / Ta đợi chết mảnh trời gay gắt " : có lẽ, đây là khung cảnh đẹp nhất trong bức tranh tứ bình với những nét vẽ nghệ thuật rất "đắt". : trong cái chiều lênh láng máu sau bữa săn mồi, hổ lặng ngắm hoàng hôn, ngắm mặt trời đang thiêu dần những tia nắng cuối ("ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt ) Vị chúa tể dường như đang làm chủ thiên nhiên, đang vươn mình lên thoát khỏi những bó buộc tự nhiên, để sánh cùng vũ trụ, với đến "những cái vô tận vô cùng"
=> Những hình ảnh hoài niệm quá khứ hiện ra trong nỗi nhớ da diết, mãnh liệt của con hổ, bức tranh tứ bình ấy đã để lại trong lòng vị chúa sơn lâm sa cơ một niềm tiếc nuối, đớn đau, một sự xót xa kìm nén , giằng xé dài dằng dặc.
7. Tp San Pransico có tên gọi theo tiếng Việt là gì? đề nhầm không nhỉ
San Phơ-ran-xi-xcô
8. Câu hỏi dữ kiện 1: Xem video và trả lời câu hỏi:

[YOUTUBE]LNG4HgKioNw[/YOUTUBE]
Nam Cao (1915-1951)

9. Hình ảnh này khiến em liên tưởng đến văn bản nào?

conngong.jpg



Cô bé bán diêm -H. Andersen
10. Các văn bản nhật dụng chúng ta đã học trong ngữ văn 8 đề cập đến những vấn đề gì?
Môi trường(Thông tin về ngày trái đất )- sức khỏe con người (Ôn dịch, thuốc lá) và Dân số (sự bùng nổ dân số) - Bài toán dân số


11. " ...Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."
Em hãy cho biết câu nói sau là của ai?
Trần Quốc Tuấn (Hịch tướng sĩ )

12. Bạn hãy cho biết, đây là tác phẩm nào?

onggiuocdanhmaclephuc.jpg

Ông Guốc-đanh mặc lễ phục

13. Câu hỏi về sách: Xem video và trả lời câu hỏi:
Mirely - đoán bừa ạ :))

[YOUTUBE]_mBkFJsh2r4[/YOUTUBE]


minimoh433.gif
Nào các bạn, mau mau trả lời câu hỏi, nhanh nhanh giật điểm nào!
minimoh429.gif
em hết :x .
 
M

meoconnhinhanh97

em trả lời ạ
1.đội bóng nước đức(đoán;)))
2.nhân vật chị dậu trong tắt dèn
3.5 phần
-quốc hiệu,tiêu ngữ
-tên bản tường trình
-tên ng nhận,ng viết đơn
-nội dung
chữ kí của ng viết đơn
4.điều mà tác giả băn khoăn là:
-thực trạng của đất nc vs nạn đói nạn *** đang hoành hành
-nỗi khổ cực tột cùng của nhân dân
-đất nc đang chìm trong bom đạn của kẻ thù
8.nam cao
10.vấn đề về môi trường,dân số và tệ nạn xã hội
11.của trần quốc tuấn
làm thế này đã:)):))
 
S

starfish_blue_sea

1. CHLB Đức
2. Chị Dậu
3. Bố cuc vb tường trình: gồm 3 phần
a.Mở đầu- Quốc hiệu, tiêu ngữ ghi chính giữa
- Địa điểm và thời gian làm tường trình (ghi góc bên phải)
- Tên văn bản ghi chính giữa
- Người hay cơ quan nhận bản tường trình
b.- Nội dung tường trình: trình bày địa điểm, thời gian, diễn biến của sự việc, nguyên nhân, hậu quả, ai chịu trách nhiệm
c.- Kết thúc vb tường trình: lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ kí, họ tên người trình
4. Các tác phẩm từ năm 1930-1945 phản ánh hiện thực xã hội bấy giờ, một xã hội tầm thường, tù túng, một đất nước nghèo khó, bị các cường quốc siết cổ, thống trị và người dân thì chẳng thể tự quyết định sự tự do của bản thân, qua đó bộc lộ những suy nghĩ, trăn trở của các nhà văn thời ấy nỗi chán ghét cuộc sống giả dối, bị áp bức đến tột cùng mà chẳng thể kêu than được với ai, cùng niềm khao khát tự do cháy bỏng, khát khao về một đất nước hoà bình, một cuộc sống ấm no hạnh phúc, gia đình đoàn tụ, không bị chia lìa bởi chiến tranh...
5. Tác giả O Henry và tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
6. Bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng:
Nào đâu nhưng đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phường ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
=> Bức tranh tứ bình: Trăng vàng bên bờ suối, Ngày mưa, Bình minh, Hoàng hôn
7. Cựu Kim Sơn
8. Nhà văn Nam Cao
9. con ngỗng vàng
10. Đề cập vấn đề bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ con người
11. Của Trần Quốc Tuấn
12. Trưởng giả học làm sang
13. chịu vì video hơi khó nghe:D
 
H

hoa_giot_tuyet

Chậm chân ùi nên chỉ làm mấy câu còn lại =((

7. Xan Phran-xít-cô

13. Mireli (giọng của chị thiensu hả, khó nghe thế :(()

9. Lão Hạc [chắc do con ngỗng mà ta liên tưởng tới con Hạc =)) ]

10. Các văn bản nhật dụng chúng ta đã học trong ngữ văn 8 đề cập đến những vấn đề : môi trường mà cụ thể là tác hại bao ni lông, tác hại của hút thuốc lá, sự tăng nhanh của dân số

Thế thôi :))
 
L

lan_phuong_000

Câu 1: Đội bóng vô địch World Cup 1990 là Tây Đức
Câu 2: Đó là hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
Câu 3: Bố cục của một văn bản tường trình gồm 3 phần
- Phần 1: Mở đầu:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Địa điểm, thời gian
+ Tên văn bản
+ Nơi nhận
- Phần 2: Nội dung:
+ Thời gian diễn ra sự việc
+ Địa điểm diễn ra sự việc
+ Diễn biến sự việc
+ Nguyên nhân xảy ra sự việc
+ Hậu quả của sự việc
+ Người chịu trách nhiệm
+ Thái độ tường trình
- Phần 3: Kết thúc:
+ Lời đề nghị hoặc cam đoan
+ Chữ ký,họ tên người tường trình
Câu 4: Đọc các tác phẩm hiện thực giai đoạn 1930-1945, chúng ta thấy các nhà văn đang băn khoăn, trăn trở về cuộc sống những người nông dân bây giờ, đó là những con người đang chịu sự áp bức, bất nhân của xã hội phong kiên đương thời, xã hội ấy đã đẩy họ vào ngõ cụt, khiến họ phải liều mạng chống lại để bảo vệ cho cuộc sống của mình. Nhưng dẫu thế nào thì họ vẫn giữ được phẩm chất cao quý của mình, họ vẫn toát lên được tình yêu thương gia đình vô bờ bến và sức sống tiềm tàng của mình - đó là những phẩm chất tốt đẹp mà ta được biết đến qua các tác phẩm Tắt đèn -Ngô Tất Tố, Lão Hạc - Nam Cao.
Câu 5: Đó là O Hen-ri. tác phẩm của ông mà chúng ta đã đc học trong chương trình ngữ văn 8 là "Chiếc là cuối cùng"
Câu 6: - Bức tranh thứ nhất: đây là bức tranh được Thế lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng bên bờ suối
- Bức tranh thứ hai: nói lên nổi nhớ ngẩn ngơ , mang mác của hổ về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung "lặng ngắm" cảnh giang san, một mình ngự trị, xúc động cảm thấy gian san ta đổi mới. Chữ "đâu" lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuối, ngẩn ngơ. Điệp từ "ta" thể hiện niềm tự hào về những kỉ niệm đẹp, của một thời vùng vẫy. Kỉ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng? Sao kg ngẩn ngơ? Sao kg nuối tiếc?
- Bức tranh thứ ba: đầy màu sắc và âm thanh, có màu hông bình minh, màu vàng nhạt của nắng sáng, màu xanh bát ngát của cây rừng, có tiếng chim tưng bừng, ngoài ra còn có cả nhạc của thơ. các điệp từ mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng thần tiê. Câu hỏi tu từ như cất lên một lời than thở, một niềm tiếc nuối, xót xa. Kỉ niệm đẹp ngày xưa, nay còn đâu!
- Bức tranh thứ tư: là một buổi chiều dữ dội, phút đợi chờ của chúa sơn lâm, càng nhớ, càng xót xa nuối tiếc, quá khứ càng oanh liệt thì nỗi đau càng lớn bấy nhiêu, nay tù hãm nằm dài trong cũi sắt, mãnh hổ chỉ còn biết cất lời than: "than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?"
Câu 7: đề phải viết là TP San Francisco mới đúng. - tên tiếng việt này rất ít được dùng "Cựu Kim Sơn"
Câu 8: Nhà văn Nam Cao (Trần Hữu Tri)
Câu 9: Tác phẩm "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen
Câu 10: Các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ Văn 8 đề cập đến những vấn đề:
+ Sự nóng lên toàn cầu và lời kêu gọi bsỏ vệ môi trường
+ Tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ bản thân người hút và với mọi người xung quanh.
+ Sự tăng dân số quá nhanh và hậu quả của nó
Câu 11: Đây là câu nói của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong tác phầm "Hịch tướng sĩ"
Câu 12: Đây là tác phẩm "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang)
Câu 13: B. Mireli
 
N

nh0cs0ck_tq

Câu 1:Đội bóng Tây Đức
Câu 2:Đây là nhân vật chị Dậu trong tác phẩm ''tức nước vỡ bờ ''
Câu 3:Bố cục của 1 văn bản tường trình gồm 3 phần:
- Phần 1: mở đầu văn bản tường trình
- Phần 2 Nội dung tường trình
- Phần 3: Kết thúc văn bản tường trình
Câu 4: Đọc các tác phẩm văn học hiện thực thời kì 1930-1945,ta thường thấy hầu hết các tác giả đều lột tả hình ảnh người nông dân thời kì Pháp thuộc điển hình như Chị Dậu-một người phụ nữ tần tảo,thương chồng,con;hay hình ảnh lão Hạc khiến người đọc phải rớt nước mắt thương cho số phận cay đắng,nghiệt ngã,đến cái chết cũng phải quằn quại,đau đớn của một ông lão nghèo nhưng có tấm lòng cao cả,nhân hậu,thương người hơn thương mình....Và đọc các tác phẩm này,ta nhận ra các tác giả đều trăn trở,xót xa cho những con người với số phận hẩm hiu,bất hạnh
Câu 5:Đó là O Hen-ri. tác phẩm của ông mà ta đã học trong chương trình ngữ văn 8 là "Chiếc là cuối cùng"
Câu 6:Trong bài thơ "Nhớ rừng", nhà thơ Thế Lữ đã diễn tả vẻ đẹp của vị chúa sơn lâm trong những tư thế và thời điểm khác nhau qua đoạn thơ đặc sắc:" Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối... thời oanh liệt nay còn đâu?". Đầu tiên là hình ảnh những đêm vàng bên bờ suối, hổ uống nước ,uống luôn cả ánh trăng tan trên mặt nước lấp loá,lung linh. Khi đó hổ như là một thi sĩ đang thả hồn bay bổng,chìm đắm mình trong thiên nhiên thơ mông. Bức tranh thứ 2 lại là khung cảnh những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,hổ hiện lên như một vị chúa tể đang lặng thầm ngắm giang sơn nhất khoảnh của mình trong màn mưa nhạt nhoà. Ở bức tranh thứ 3, trong buổi bình minh xanh mát mẻ, giấc ngủ của chúa sơn lâm được ru bởi khúc nhạc rừng xanh vui nhộn và đày thú vị . Trong bức tranh thứ tư, hổ hiện lên trong cảnh chiều hoàng hôn lênh láng máu sau rừng cùng với ánh mặt trời hoàng hôn gay gắt. Mặt trờ là trung tâm vũ trụ, vậy mà dưới con mắt của vị chúa sơn lâm, nó bỗng hiện lên với dág vẻ thảm hại:"đang đợi chết". Đoạn thơ đã chứng tỏ nghệ thuật độc đáo, tài hoa và sự cảm nhận rất tinh tế của tác giả khi hoá thân vào nhân vật.
Câu 7: đó là Cựu Kim Sơn
Câu 8:Đó là nhà văn Nam Cao
Câu 9: Đó là văn bản Con ngỗng vàng
Câu 10:ác văn bản nhật dụng trong ngữ văn 8 thường đề cập đến những vấn đề nóng của xã hội hiện nay như:dân số tăng quá nhanh,trái đất đang nóng lên do tác động của con người
Câu 11:Câu nói này là của Quốc công tiết chế hưng đạo vương Trần Quốc tuấn
Câu 12:Đó là tác phẩm ''Ông giuốc đanh mặc lễ phục'' của mo-li-e
Câu 13:Đó là cô merali
ko biết có đúng ko?
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Các thi sinh chuẩn bị tinh thần để bước vào vòng 2 nào :M02:

Các câu hỏi ở vòng 2. Mod nhoc_bettyberry sẽ post cho các bạn. :)

NHANH và CHÍNH XÁC nhé :M031:
 
N

nhoc_bettyberry

8.gif
Cùng bước vào vòng hai nào các bạn!
8.gif

56.gif
Vòng 2 sẽ gồm 12 câu hỏi: Câu 14 -> câu 25.
56.gif


Lượt một: Câu 14, 15
Lượt 2: Câu 16,17
Lượt 3: Câu 18,19
Lượt 4: Câu 20, 21
Lượt 5: Câu 22,23
Lượt 6: Câu 24, 25.

58.gif
Xin đc nhắc lại, những người có quyền trả lời câu hỏi trong vòng này:
58.gif

1. lan_phuong_000
2. ga_cha_pon9x
3. starfish_blue_sea
4. ronagrok_9999
5. freakie_fuckie

Nào, chúng ta bắt đầu đi vào vòng hai lượt một...

61.gif
Câu hỏi lần này sẽ là gì nhỷ?
61.gif


62.gif


14. Theo các bạn. “thú lâm tuyền” là gì? Các bạn biết những nhà văn nhà thơ nào mà chúng ta đã đc học có “thú lâm tuyền?”

15.

1.jpg


Đồ vật này khiến em liên tưởng đến câu thơ nào của nhà thơ Vũ Đình Liên.

90.gif
Chúc may mắn
90.gif

 
G

ga_cha_pon9x

Trả lời,câu 14:''Thú lâm tuyền'' (Lâm là rừng,tuyền là suối,thú là thú vui) nên thú lâm tuyền là niềm vui thú tao nhã với rừng núi,sông suối,thiên nhiên :D
Những nhà văn nhà thơ chúng ta đã học có thú lâm tuyền là :Nguyễn Trãi,Hồ Chí Minh
Câu 15:
Đồ vật này khiến em liên tưởng đến câu thơ:
''Mực đọng trong nghiên sầu...''
trong bài thơ ''Ông đồ'' củ nhà thơ Vũ Đình Liên
---------------------Hết-------------------------
 
R

ronagrok_9999

14. Thú lâm tuyền là thú lâm tuyền : vui thú chốn điềm viên, sống gần gũi với thiên nhiên, chan hòa với cảnh vật
Những nhà văn nhà thơ sử dụng thú lâm tuyền là Bác Hồ, Nguyễn Trãi
2.Cái này khiến em liên tưởng đến bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên
Câu thơ là: "Mực đọng trong nghiên sầu"
 
F

freakie_fuckie

Thú lâm tuyền : Thú lâm tuyền là niềm vui với cảnh nghèo - cái nghèo thanh cao nhưng trong sạch, sống hòa mình với thiên nhiên rừng núi, xa lánh cõi đời trần tục bon chen danh lợi.
Những nhà văn , nhà thơ có thú lâm tuyền : Nguyễn Trãi (Côn Sơn phong cảnh ca), Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh...
câu 15 : Khiến em liên tưởng đến câu thơ trong thi phẩm Ông đồ của Vũ Đình Liên
Mực đọng trong nghiên sầu
 
L

lan_phuong_000

Câu 14: "thú lâm tuyền" là vui thú chốn điềm viên, sống gần gũi với thiên nhiên, chan hòa với cảnh vật, Thú là thú vui , cách tiêu khiển , thư giãn để giảm mệt mỏi sau khi lao động ; lâm là rừng ; tuyền là suối, vậy thú lâm tuyền là nỗi vui tiêu khiển trong núi rừng với suối nước.
- Nguyễn Trãi (Côn Sơn Ca)
- Hồ Chí Minh (Tức Cảnh Pác Pó)
Câu 15: bài thơ Ông đồ of Vũ đình liên
 
S

starfish_blue_sea

Câu 14:
Thú lâm tuyền:
Dịch ra theo từ ngữ Hán việt thì "thú" là thú vui, còn "lâm" là rừng, "tuyền" là suối. Như vậy "thú lâm tuyền" chính là niềm vui thú được sống với núi rừng. Đây chính là một thú vui tao nhã, thanh cao mà không phải người nào cũng có thể có được. Sống chan hoà với núi rừng, ta thấy mình thanh thản và khoan khoái hơn.

Ta có thể thấy trong :
- Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Nguyễn Trãi

Câu 15: câu thơ: "Mực đọng trong nghiên sầu" trong bài thơ Ông đồ của Nhà thơ Vũ Đình Liên.
 
N

nhoc_bettyberry

Xin đc thông báo, kể từ lượt 16, 17 trở đi, sẽ ko có thông báo ra đề, thí sinh phải theo dõi sàn thi đấu để giật điểm :x

67.gif
Cùng bước vào lượt 16, 17 nào
67.gif

45.gif
Đề thi lần này sẽ là gì nhỉ?
45.gif


Úm bala hô biến!

139.gif



16. “ Ta là Một là Riêng là Thứ Nhất
Không có chi bạn bè nổi cùng ta”
Đó là 2 câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu trong bài “Hi Mã LẠp Sơn” . Em hãy cho biết “Hi Mã Lạp Sơn” là tên khác của địa danh nào?

17. Hai hành động nói sau đây có mục đích giống hay khác nhau? Vì sao?
- Thầy em hãy dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
- Trói nó lại, điệu ra đình kia!

Chúc may mắn
40.gif
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom