Sử Cuộc sống riêng tư ít người biết của Đồng Khánh đế

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ᵀᵀᴸᵴ --- Vua Đồng Khánh - cuộc sống riêng tư ít người biết ▄▀ ---
************************************************************
Đồng Khánh (1864 - 1889), tên húy là tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, Nguyễn Phúc Ưng Thị, Nguyễn Phúc Ưng Đường, lên ngôi lấy tên là Nguyễn Phúc Biện, là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Miếu hiệu của vua là Cảnh Tông Thuần hoàng đế.
Ông là con trưởng của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Chánh phi Bùi Thị Thanh. Năm 1865, Ưng Kỷ được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc dạy bảo. Năm 1882, Tự Đức sách phong ông làm Kiên Giang quận công.
Khi đó vua Hàm Nghi đã thoát ly triều đình kéo cờ khởi nghĩa chống Pháp, Thống tướng de Courcy sai de Champeaux lên yết kiến Từ Dụ Hoàng thái hậu để xin lập Ưng Kỷ lên làm vua để dễ bề thao túng, làm công cụ đàn áp các lực lượng chống lại nền bảo hộ của mình. Ưng Kỷ đăng cơ, lấy niên hiệu là Đồng Khánh có nghĩa là “cùng chung niềm vui”, tuy nhiên “niềm vui chung” triều đình Huế và chính phủ Pháp chỉ ở ngôi thiên tử được 3 năm thì “về trời” vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý (1888), thọ 25 tuổi.
Vua Tự Đức không có con nên lấy con của người em trai thứ 4 Thoại Thái Vương (Nguyễn Phúc Hồng Y) là Ưng Chân và hai con của em trai thứ 26 Kiên Thái Vương (Nguyễn Phúc Hồng Cai) là Ưng Kỷ và Ưng Đăng làm con nuôi, dự phòng ngày sau có người kế vị. Trong ba người con nuôi ấy, Tự Đức thương yêu Ưng Đăng hơn cả (Ưng Đăng sau này là vua Kiến Phúc), hai người còn lại vua đánh giá không tốt. Tuy nhiên vì Ưng Chân (sau là vua Dục Đức) là con trưởng, đã lớn nên buộc lòng Tự Đức phải cho nối ngôi: “Mắt hơi có tật dù xưa nay vẫn giấu kín, sợ sau này không còn thấy sáng, tính lại hiếu dâm và tâm tính rất xấu, chắc không đương nổi việc lớn. Nhưng đất nước cần có vua lớn tuổi, trong thời thế khó khăn này, không dùng Ưng Chân thì dùng ai?” (Đại Nam thực lục).
Sau này do những biến động, Ưng Kỷ được đưa lên ngôi trở thành vua Đồng Khánh, đây là việc chẳng đặng trong tình thế rối loạn tại triều đình Huế chứ thực ra việc này là trái với di chiếu của Tự Đức. Trong di chiếu, vua đã đánh giá về người con nuôi thứ 2 của mình như sau: “Ưng Kỷ người yếu hay ốm, có tâm tật, chưa học thông mà kiêu ngạo, hay bới việc riêng của người khác cho lạm thẳng, đều không phải là tư chất thuần lương, theo lời phải; sợ bọn ngươi khó lấy lời nói can được” (Đại Nam thực lục).
Sau khi khởi nghĩa Cần vương của vua Hàm Nghi bị vây khốn, qua các cuộc giao tranh quân Pháp đã thu được một số lượng lớn đại bác. Khi vua Đồng Khánh lên ngôi, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương đã kiếm cách “xoay” tiền của ông vua bù nhìn này bằng cách ép triều đình Huế mua lại những khẩu đại bác đó với giá “cắt cổ”. Theo sách Đồng Khánh chính yếu, Pháp thương lượng “trả lại 9 khẩu đại bác bằng đồng Đại tướng quân, còn lại hơn 600 khẩu thì giao cho nước ta nhận lấy rồi trả bằng tiền, tổng cộng hơn 2 vạn 500 đồng bạc”. Bị ép trong tình cảnh thiếu thốn, vua Đồng Khánh than thở rằng:
- Sau sự biến, phủ khố trống rỗng, nếu chiếu theo giá nhận mua những khẩu súng ấy, không những khuôn máy trước kia đã nhờ mua nhưng từ lâu mà vẫn chưa có, mặt khác tiền bạc cấp thiết dùng cho binh lính thợ hiện nay còn đang liệu xét cắt giảm, đến chi phí nuôi quan binh e còn không đủ cung cấp cho 1-2 năm, thế thì lấy gì để mua… Thực đúng như ngạn ngữ đã nói tiền mất tật mang, phải lấy đó làm gương. Việc này còn phải suy xét, một đằng e mất tình hòa hiếu, một đằng lại sợ tốn phí, nhưng đây là việc trọng đại, nên giao cho Tôn nhân và đình thần bàn bạc, tâu trình.
Sách Đồng Khánh chính yếu viết: “Sau đó đình thần phúc tấu, xin cứ tạm mua cho êm chuyện. Vua nghe theo”.
Giống như bao vị hoàng đế khác, trong nội cung của vua Đồng Khánh có rất nhiều cung tần, mỹ nữ. Tháng 8 năm Ất Dậu (1885) ngay sau khi lên ngôi, Đồng Khánh đã ban dụ phong tước cho những người vợ của mình theo các bậc khác nhau là phi, tần, tiệp dư, quý nhân, mỹ nhân, tài nhân… chia nhau phụ trách, cai quản công việc ở tam cung, lục viện và vua căn dặn rằng: “Những người trên phải kính cẩn thực thi nội chức để việc trong nội cung được nghiêm chỉnh. Người xưa từng nói, phải tề gia rồi sau mới trị quốc, đó là điều trẫm vô cùng mong mỏi vậy”.
Thế nhưng chỉ hai năm sau, vào tháng 2 năm Đinh Hợi (1887) Đồng Khánh đã ban dụ nêu tội trạng và biện pháp trừng phạt đối với các bà vợ của mình. Sách Đồng Khánh chính yếu cho biết vua bực tức nói rằng: “Đặt ra chức vị phi, tần để chia nhau cai quản lục viện và kính cẩn cần mẫn, tiết kiệm cái ăn cái mặc hàng ngày, ngoài việc đó ra không có gì khác gọi là báo đáp… Nào ngờ bọn sâu mọt đó cam tâm vứt bỏ ân huệ, mỗi ngày một thêm lười biếng… vì vậy không thể không nghiêm khắc, tùy theo hạnh kiểm của từng người mà phân biệt nghị xử cho nghiêm nội cung”.
Kết quả, vợ chính của vua là Hoàng quý phi do cai quản không tốt hậu cung nên bị nhắc nhở nghiêm khắc, Giai phi vì sớm biết hối lỗi nên được tha. Còn lại các phi tần khác, người thì bị vua đánh giá có cử chỉ thô tục, người bị coi là chơi bời lêu lổng, người thì bị quy kết có tính tham lam, đố kị… nên đều bị giáng cấp. Trong bài dụ của mình, vua còn răn rằng: “Nếu vẫn giữ thói ấy thì mệnh lệnh đã đưa ra pháp luật sẽ tuân theo mà thi hành, lúc ấy khó bảo toàn được vị thứ” (Đồng Khánh chính yếu).
Đến thời Đồng Khánh lên ngôi thì chủ quyền quốc gia của nước Đại Nam đã hoàn toàn bị tước đoạt, quyền lực của hoàng đế chỉ là hư vị, bản thân vua Nguyễn chỉ là bù nhìn. Chính vì được Pháp dựng lên, do đó ngay sau khi đăng quang, Đồng Khánh đã gửi quốc thư sang Pháp cảm ơn với lời lẽ xưng tụng thái quá, nào là “nhờ có oai linh ân sủng bảo hộ của quý quốc khiến tệ quốc chúng tôi bảo tồn được tôn xã sau cơn suy vong, ơn huệ ấy thực là to lớn”, nào là “sông núi, cỏ cây nước Đại Nam lại có được ngày nay đều nhờ có công của quý quốc”, “những mong quý quốc che chở, giúp đỡ để cùng hưởng phúc hòa bình”… (Đồng Khánh chính yếu).
Sự thần phục, chấp nhận nền đô hộ của Pháp còn được vua Đồng Khánh thể hiện bằng việc cho làm lá cờ bảo hộ để treo khắp nơi, nhất là vào những ngày lễ lớn. Một số tài liệu cho rằng lá cờ của chế độ bảo hộ Pháp được sử dụng từ năm 1923 đến ngày 9/3/1945 nhưng thực ra vào tháng 11 năm Ất Dậu (1885) vua Đồng Khánh đã sai làm 8 lá cờ “Bảo hộ” và ra lệnh cho Viện Cơ mật, Ty Hành nhân cùng sáu Bộ (Lại, Hộ, Hình, Lễ, Binh, Công) phải treo cờ này trong các ngày lễ tết như: Tết Nguyên đán, ngày Quốc khánh Pháp (14 - 7 dương lịch)… Lá cờ bảo hộ có nền vàng, ở góc trái trên cao là hình quốc kỳ Pháp, sách Đại Nam thực lục Chính biên mô tả như sau: “Mẫu cờ (chia làm 4 phần): 3 phần dùng sắc vàng, trong đó một phần phía trên ở chỗ gần mặt trên trục, 1 phần 3 dùng sắc xanh, trắng, đỏ; giao cho các địa phương tuân theo mà làm”.

inbound831376291875151408.jpg

Nguồn: toàn thư lịch sử
 
Top Bottom