Sử 8 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX

Thùylinh06

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2022
80
31
26
17
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. Nêu nguyên nhân xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Theo anh (chị) nếu nhà Nguyễn thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo thì thực dân Pháp có xâm lược Việt Nam không? Vì sao?
a) Nêu nguyên nhân xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp
- Từ thế kỉ XVI – XVII, người phương Tây (Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan...) đã đến Việt Nam buôn bán. Người Anh đã âm mưu thôn tính đảo Côn Lôn nhưng thất bại. Thế kỉ XIX, ở châu Á và Đông Nam Á, các nước lần lượt bị thực dân phương Tây xâm lược. Nên độc lập của Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng.
- Giữa XIX, nhất là thời để chế hai, là hình thái chuyên chế của giai cấp tư sản Pháp, bên trong thì đàn áp và bóc lột nhân dân, bên ngoài thì đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Nước Pháp đã tiến hành một loạt các cuộc xâm lược ở châu Phi, châu Mỹ, Trung Quốc. Người Pháp tuy đến Việt Nam muộn hơn các nước khác, nhưng thông qua Hội truyền giáo các giáo sĩ Pháp bám sâu vào Việt Nam, tích cực thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
- Việt Nam là nước có tài nguyên phong phú , nguồn nhân lực dồi dào, có vị trí thuận tiện. Đầu thế kỉ XIX, tuy là nước mạnh ở Đông Nam Á, nhưng chế độ phong kiến đã bước vào thời kì khủng hoảng, suy vong. Các vấn đề kinh tế, quốc phòng đều yếu kém, đặc biệt những cuộc khởi nghĩa nông dân, xung đột xã hội đã đặt ra những thách thức to lớn trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc
- Trước sự lấn lướt của một đạo quân xâm lược, được trang bị vũ khí tối tân, nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo, tàn sát đạo Thiên chúa gay gắt đã gây bất hòa trong nhân dân, tạo kẽ hở cho kẻ thủ lợi dụng
- Lợi dụng chính sách cấm đạo và sát đạo Thiên chúa, Na-pô-lê-ông III liên minh với Tây Ban Nha tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam. Ngày 1/9/1858, quân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ nhất..
b) Nếu nhà Nguyễn thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo thì thực dân Pháp có xâm lược Việt Nam không? Vì sao?
- Thực dân Pháp vẫn tiến hành xâm lược Việt Nam. Bởi vì
- Thủ đoạn của thực dân Pháp là dùng gián điệp đội lốt thầy tu hoặc thường dân để thăm dò, gây rối, dọn đường cho cuộc xâm lược.
- Thực dân Pháp lợi dụng việc nhà Nguyễn tiến hành chính sách bế quan tỏa cảng làm cho việc buôn bán của các nước trong đó có Pháp bị đình đốn và chính sách cấm đạo, tàn sát đạo Thiên chúa, gây bất hòa trong nhân dân để làm cớ để tiến hành xâm lược Việt Nam.
- Chính sách cương quyết với kẻ thù là đúng, tuy nhiên sử dụng bạo lực đối với đạo Thiên chúa ở Việt Nam lúc đó là sai vì nó làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, làm cho kẻ thù lợi dụng gây chiến tranh xâm lược.
Câu 2. Tóm tắt phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
a) Tóm tắt phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX
- Nguyên nhân bùng nổ
+ Cuộc xâm lược của thực dân Pháp đã làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta với bọn đế quốc xâm lược sâu sắc. Nhân dân ta không chịu khuất phục trước kẻ thù nên đã tham gia vào phong trào kháng chiến chống Pháp.
+ Mẫu thuẫn giữa những người thuộc phải chủ chiến trong triều đình Huế với thực dân Pháp ngày càng gay gắt. Họ không cam tâm nhìn cảnh đất nước, chính quyền dân tộc bị trà đạp, họ muốn giữ gìn, bảo vệ quyền tự chủ, lập lại trật tự phong kiến giống thời kì trước khi Pháp xâm lược nước ta.
+ Mâu thuẫn này ngày càng cao khi thực dân Pháp buộc triều đình Huế kí Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), âm mưu biến triều đình Huế thành tay sai.
- Tóm tắt phong trào Cần vương:
+ Giai đoạn 1, từ ngày 7/5/1885 đến tháng 11/1888: Dưới sự chỉ đạo của triều đình lưu vong, các văn thân, sĩ phu và nhân dân mọi nơi nhiệt liệt hưởng ứng. Phong trào nhanh chóng lan sang các địa phương: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Trung Kì đến Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Thuận. Không có tỉnh nào không hưởng ứng phong trào Cần vương. Đầu tháng 11/1888 do có nội phản, vua Hàm Nghi bị bắt và đi đày ở Angiêri. Đây là tổn thất lớn cho phong trào.
+ Giai đoạn 2, từ đầu 1889 – 1896: phong trào tuy không rầm rộ nhưng đã đi vào chiều sâu, lãnh đạo là văn thân, sĩ phu yêu nước; chỉ tồn tại những cuộc khởi nghĩa lớn có trình độ tổ chức cao ở khu vực Bắc Kì và Bắc Trung Kì như: Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo; Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo; Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo. Năm 1896, cuộc khởi nghĩa Hương Khê bị dập tắt cũng là sự kết thúc các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương.
Như vậy, thực chất của phong trào Cần vương là phong trào dân tộc hướng
tới giành lại quyền tự chủ, độc lập của đất nước trong khuôn khổ phong kiến.
b) Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
- Đây là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong phong trào Cần vương: Khởi nghĩa bùng nổ khi chiếu Cần vương vừa ban ra, thực hiện lời hiệu triệu của vuaHàm Nghi giúp vua giúp nước (1885), cuộc khởi nghĩa Hương Khê bị dập tắt (1896), cũng là sự kết thúc các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương.
- Cuộc khởi nghĩa có địa bàn hoạt động rộng hơn các cuộc khởi nghĩa khác bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng là người yêu nước có uy tín, đức độ gạt bỏ hận thù cá nhân, sẵn sàng hi sinh vì nền độc lập dân tộc; Cao Thắng là người có tài năng. Sự kết hợp của những người lãnh đạo làm cho khởi nghĩa có sức quy tụ đông đảo quần chúng, địa bàn mở rộng, có nhiều trận đánh lớn, gây cho địch thiệt hại nhiều nhất.
- Về quân sự, nghĩa quân được tổ chức trình độ cao nhất phong trào Cần vương: Nghĩa quân được phiên chế thành 15 quân thứ, nhưng được thống nhất vì đặt dưới sự chỉ huy của Bộ chỉ huy; kỉ luật nghiêm minh, cách xây dựng căn cứ địa của nghĩa quân rất khoa học, có sở chỉ huy, trạm liên lạc, có những đơn vị thông tin, có các bộ phận phụ trách hậu cần, bộ phận chuyên sản xuất vũ khí...; nghĩa quân có lối đánh linh hoạt như phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện...
Câu 3 Nguyên nhân các quan lại sĩ phu Việt Nam đưa ra những đê nghị cải cách vào nửa cuối thế kỉ XIX. Vì sao các đề nghị cải cách của Việt Nam cuối thế kỉ XIX không được thực hiện?
a) Nêu nguyên nhân các quan lại sĩ phu Việt Nam đưa ra những đề nghị cải cách vào nửa cuối thế kỉ XIX
- Vào những năm 60 (của thế kỉ XIX), tình cảnh đất nước ngày càng suy yếu: Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng; kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt; đời sống nhân dân khó khăn.
- Thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta, triều đình Huế tiếp tục thực hiện chính sách nội trị và ngoại giao lỗi thời; một bộ phận nhân dân không chịu được nỗi thống khổ đã đứng lên khởi nghĩa
- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đan xen với nhau, làm cho đất nước ngày càng thêm rối loạn. Trong bối cảnh đó, yêu cầu cần thiết phải có cuộc duy tân, cải cách để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng bế tắc
- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với những cuộc tiến công của kẻ thủ. Một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời có cả những người bình thường, người theo đạo Thiên Chúa đã mạnh dạn đưa ra đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa... của nhà nước phong kiến.
- Như vậy trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, cải cách là yêu cầu khách quan tất yếu. Tuy nhiên, những đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu Việt Nam lúc đó lại không thể thực hiện.
b) Vì sao các đề nghị cải cách của Việt Nam cuối thế kỉ XIX không được
thực hiện
- Nội dung các đề nghị cải cách còn hạn chế, lẻ tẻ, rời rạc; chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa đụng chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc và giai cấp; rập khuôn máy móc hoặc mô phỏng nước ngoài khi điều kiện nước ta có những khác biệt; tác giả của các đề nghị cải cách chỉ là mệnh quan triều đình, những người bình thường, người theo đạo Thiên Chúa (bị triều đình coi như tà đạo).
- Triều đình phong kiến bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, nên không chấp nhận thay đổi và từ chối mọi cải cách, kể cả cải cách có khả năng thực hiện.
- Khi thực dân Pháp đang âm mưu lấn dần từng bước, chia cắt nước ta, triều đình đang bị uy hiếp thì việc nghiên cứu một cách nghiêm túc các đề nghị cải cách rồi mới tìm cách áp dụng là điều khó khăn.
- Dù không thành hiện thực, nhưng những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX gây tiếng vang lớn, tấn công vào tư tưởng bảo thủ, góp phần chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
Câu 4. Từ kết cục của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, hãy rút ra nhận xét về con đường đấu tranh theo tư tưởng phong kiến trong thời gian đó
a) Kết cục của phong trào
- Cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang:
+ Phong trào Cần vương (1885 – 1896), là phong trào đấu tranh chống Pháp giành độc lập do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Cơ sở tư tưởng
của phong trào là hệ tư tưởng phong kiến. Người khởi xướng và dùng đầu phong trào là Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi. Những cuộc khởi nghĩa tiêu hiểu là khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892), khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896). Năm 1896, cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại, phong trào Cần vương chấm dứt
+ Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 – 1913), là cuộc đấu tranh tư vệ của nông dân bảo vệ quê hương, quyền lợi của nông dân. Tuy là phong trào tự vệ chống Pháp, nhưng phong trào bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến. Phong trào cuối cùng thất bại,
- Bên cạnh cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trên chiến trường, lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam còn được thể hiện qua việc đề xuất các đề nghị cải cách. Tác giả của các bản điều trần này không chỉ là mệnh quan triều đình mà còn cả những người dân bình thường, những người theo đạo Thiên Chúa. Các đề nghị cải cách đều mong muốn đưa đất nước tiến bộ, có thể thoát khỏi thể hiếm nghèo. Ngoài những hạn chế về nội dung của những đề nghị cải cách, việc triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi sự đổi mới, do đó những cải cách đó không được thực hiện.
b) Nhận xét về con đường đấu tranh theo tư tưởng phong kiến trong thời gian đó
- Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX diễn ra với nhiều hoạt động khác nhau như: đấu tranh vũ trang chống Pháp trên chiến trường, đề xuất các đề nghị cải cách, song đều chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.
- Kết cục phong trào này đều thất bại, chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà lịch sử đặt ra. Thất bại đó cũng chứng tỏ con đường cứu nước dưới ngọn cờ lãnh đạo của các sĩ phụ, văn thần yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến là không thành công. Vì thế, độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến.
- Tuy thất bại, nhưng các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nói chung và phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp nói riêng vẫn có vị trí to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, vì nền độc lập tự do của nhân dân Việt Nam, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Các phong trào đó cũng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, tạo thành động lực cho những người yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX, đi tìm một chân lí cứu nước mới.
 
Top Bottom