Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954)?
Trần Hà LyCảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Ngoài các cách trên bạn có thể tham khảo thêm cách này của mình nha! Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
* Nguyên nhân thắng lợi
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đần, sáng tạo toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược giành được thắng lợi cũng là nhờ có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta cùng với cuộc kháng chiến của nhân dân hai nước Lào và Campuchia được tiến hành trong liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước chống kẻ thù chung, có sự đồng tình, ủng bờ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ. ( Sách giáo khoa lịch sử 12 trang 155 )
* Ý nghĩa lịch sử:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta; miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu đô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan ra hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh)
- Tuy vậy, miền Nam nước ta chưa được giải phóng, nhân dân ta còn phải tiếp tục cuộc đấu tranh gian khổ chống đế quốc Mĩ nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. ( Sách giáo khoa lịch sử 12 trang 156 )
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại:TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn có một ngày tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^