Sử Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai và những biến đổi xã hội Việt Nam

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Biên soạn: Thái Minh Quân

a. Bối cảnh
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp mặc dù thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề: kinh tế suy sụp, giao thông vận tải bị đình đốn, lạm phát gia tăng và đồng franc bị mất giá...
- Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai trong 10 năm (1919 - 1929) với mục đích: bù đắp thiệt hại sau chiến tranh thế giới, khôi phục kinh tế và củng cố vị trí của Pháp trong hệ thống tư bản chủ nghĩa
b. Nội dung
* Chương trình khai thác lần hai mang tính tổng thể nhất về quy mô, tốc độ. Ở khai thác thuộc địa lần thứ nhất là tư bản nhà nước trực tiếp khai thác (khai thác lần hai mới cho tư bản tư nhân vào khai thác); mặc khác ở khai thác lần thứ nhất thì Pháp tập trung vơ vét (lấy sẵn) mọi thứ (chủ yếu là khai thác than), không đầu tư => gọi là nền "kinh tế vắt sữa" - nó khác với cách Anh khai thác thuộc địa bằng di dân và có đầu tư nên thuộc địa Anh phát triển, Pháp bòn rút nên chậm phát triển. Khai thác lần hai này là Pháp khai thác nhiều nhất là than, đồn điền cao su (nhập cao su từ Malay, khai thác và xuất sản phẩm sang Pháp)
- Vốn đầu tư tăng mạnh: khai thác lần 1 Pháp chỉ đầu tư 1 tỷ franc (theo Leboyer), nhưng đến khai thác lần thứ hai thì đầu tư đến 4 tỷ franc (con số của Chesneaux). Tác giả Aumiphin nghiên cứu rằng đầu tư của tư bản tư nhân vào Việt Nam rất nhiều, có tới 268 công ty tư nhân được đặt tại Việt Nam và các nước Đông Dương
- Hai ngành được đầu tư nhiều nhất là nông nghiệp (đầu từ đến 400 triệu franc vào năm 1927) và khai mỏ. Về nông nghiệp, Pháp cướp trắng hơn 1 triệu ha ruộng đất và lập đến 814 đồn điền (nhiều nhất là ở Bắc Kỳ với trên 200 đồn điền) với lượng vốn đầu tư là 600 triệu franc, diện tích các đồn điền tăng 8 lần (từ 15.000 ha (1918) lên 120.000 ha (1930)). Trong lần khai thác này, Pháp đầu tư nhiều máy và nhiều phương thức canh tác nông nghiệp mới.
Về khai mỏ, Pháp chú trọng nhất là than đá. Tư nhân Pháp chủ yếu bỏ vốn và khai thác các mỏ than lộ thiên (nhất là mỏ than Quảng Ninh) để dễ kiếm lời. Diện tích thăm dò khai mỏ tăng 7 lần (từ 6 vạn ha đến 43 vạn ha, theo Cao Văn Bền), sản xuất được 1 triệu tấn than xuất khẩu (1930) - chiếm 77% tổng giá trị khai khoáng năm 1930
- Công nghiệp nhẹ: Pháp bỏ vốn rất hạn chế, đầu tư chỉ 177 máy khai thác (chiếm 6%), xây dựng có 85 xí nghiệp thôi (theo thống kê của Y. Henri). Do là công nghiệp nhẹ nên đầu tư ít vốn, không cần đầu tư sâu (vì Pháp không có dân di cư nhiều; đầu tư sâu chỉ phục vụ cho dân di cư theo kiểu của thuộc địa Anh), không cạnh trạnh được với chính quốc. Pháp không đầu tư công nghiệp nặng vì bỏ vốn nhiều, không có lợi cho chính quốc
- Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường bằng hàng rào thuế quan, đánh thuế nặng hàng nhập khẩu của các nước khác từ 37 - 63%
- Giao thông vận tải: Pháp đầu tư mạnh về nguyên liệu, thiết bị xây dựng đường giao thông; riêng đường đèo và xuyên núi thì thuê công ty của Bỉ làm. Pháp đầu tư giao thông để chở nguyên liệu, binh lính sang đàn áp nghĩa quân kháng chiến; nhưng thu lợi là mục tiêu chính. Sau đợt khai thác lần 2, hệ thống đường sắt là 2.400km và đường bộ dài 15.000km
- Tài chính: Pháp tiến hành tăng thuế (thuế thân ở Bắc Kỳ là 2,5 đồng; riêng Nam Kỳ lên tới 7,5 đồng), khiến tổng số thuế thu được vào năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912. Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay nặng lãi - đúng như lời của Lenin nhận xét: "Pháp là đế quốc cho vay lãi".
c. Tác động
- Kinh tế Việt Nam mở với thị trường nước ngoài, du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến bộ, kinh tế hàng hóa mở nên các luồng tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào. Mở cửa ở Việt Nam thời gian này có hai mặt: cấm không được báo chí, tư tưởng vô sản thông qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, thủy thủ Tôn Đức Thắng mang về nước (Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở Pháp vì nước Pháp đang là trung tâm của châu Âu; hơn nữa Nguyễn Ái Quốc (trước đó là Mác, Angghen) hoạt động chủ yếu ở nước Anh vì nước Anh có nền dân chủ ổn định, không truy bắt người làm cách mạng - ở Pháp là truy bắt hết (có lẽ dân chủ không có).
- Thuộc địa trở thành nơi cung cấp thị trường (chính là mục tiêu của cuộc khai thác thuộc địa lần hai), bị lệ thuộc vào Pháp. Việt Nam thực sự trở thành thị trường tiêu thụ, cung cấp nguồn nhân công rẻ mạt
- Bản chất: Kinh tế què quặt, mất cân đối: nền công nghiệp nặng nề và cổ hủ bên cạnh nền nông nghiệp mong manh; trong công nghiệp thì chỉ có khai mỏ chiếm phần lớn công việc kinh doanh, công nghiệp nặng không có vai trò nhiều
- Công nghiệp Việt Nam vẫn là công nghiệp dịch vụ và phục vụ, phụ thuộc nặng nề vào thực dân Pháp và thị trường nước ngoài.
d. Biến đổi xã hội
- Giai cấp địa chủ phong kiến: được Pháp dung dưỡng để tạo chỗ dựa cho nền thống trị của chúng. Xã hội phong kiến với đặc trưng lạc hậu, ngu dân nên dễ cai trị. Đại địa chủ thì câu kết chặt chẽ với thực dân để bóc lột và đàn áp nông dân. Địa chủ vừa và nhỏ thì sống rải rác và khá ít ỏi (ở Nam Kỳ có khoảng 2 - 3 địa chủ nhỏ là giàu có) nên là đối tượng để Nguyễn Ái Quốc lôi kéo; Người áp dụng mô hình nhà nước Xô viết (1920) và đưa vào thành một đường lối cách mạng trong tác phẩm Đường Kách mệnh (1927)
- Tư sản: ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Lúc đầu họ chỉ là một bộ phận (Emoise thống kê năm 1920 chỉ có 3 vạn người thôi), về sau phát triển nhanh về số lượng; phần đông là tiểu chủ, đứng trung gian làm thầu khoán, đại lý. Họ phát triển rất nhanh về số lượng và dần được tăng cường thế lực về kinh tế (Bạch Thái Bưởi, Trương Văn Bền, Nguyễn Sơn Hà, Lê Phát Vĩnh... - nhất là Bạch Thái Bưởi kinh doanh mọi thư và mạnh nhất là lĩnh vực đường sông). Tư sản người Việt kinh doanh mọi thứ, nhất là lĩnh vực ngân hàng và khách sạn là hai cái mà Pháp không muốn, nên Pháp cho tư bản người Hoa độc quyền. Tài chính của tư sản Việt Nam nhỏ yếu (bằng 5% vốn của tư bản Pháp) nên bị chèn ép, nhiều người phá sản và phát sinh mầm mống mâu thuẫn giữa tư sản Việt Nam với tư sản Pháp và Hoa; phân hóa thành hai bộ phận:
+ Tư sản lớn (tài phiệt) có quan hệ kinh tế - chính trị gắn với quyền lợi thực dân, cấu kết với Pháp. Nó là đối tượng mà cách mạng phải đánh đổ
+ Tư sản dân tộc (tư sản vừa và nhỏ) bị chèn ép nên có tinh thần yêu nước. Mặc khác tư sản Việt Nam có đặc điểm: có tính độc lập (không phụ thuộc) và lợi nhuận là quan trọng; bị phá sản thì chắc chắc sẽ bị lôi kéo. Hơn nữa, bản chất tư sản thì thế lực kinh tế yếu nên chính trị yếu, muốn cải lương (không động chạm đến chính trị), dễ thỏa hiệp mặc dù có tinh thần cách mạng triệt để, muốn lật đổ tài phiệt
- Tiểu tư sản: ra đời cùng thời với tư sản và phát triển nhanh chóng cùng với quá trình đô thị hóa (đô thị hóa kéo theo hình thành dân đô thị - học sinh, sinh viên, người buôn bán nhỏ). Theo thống kê là giáo viên, học sinh sinh viên có 40 vạn người (con số của Bernard); thợ thủ công có 21,6 vạn người (theo Gourou). Họ sống tập trung ở các đô thị lớn với Hà Nội (13 vạn dân), Hải Phòng và Huế (4 vạn dân), Sài Gòn - Chợ Lớn (33 vạn dân)... Lương rẻ mạt (một công chức Việt lương có 166 đồng, trong khi công chức người Pháp tới 5.000 đồng Đông Dương), cuộc sống bấp bênh. Tiểu tư sản chỉ là lực lượng gián tiếp sản xuất thôi (nắm tư liệu sản xuất là của tư sản). Phần đông tiểu tư sản có tinh thần yêu nước - nhất là giáo viên và trí thức nhanh chóng tiếp xúc trào lưu tiến bộ do họ sống ở đô thị, nhạy bén với bên ngoài (chủ nghĩa vô sản). Tiêu tư sản rất hăng hái với cách mạng nhưng bốc đồng - vì không gắn với sản xuất, không có thế lực về kinh tế. Họ là lực lượng cách mạng quan trọng - vì Nguyễn Ái Quốc nhận định: tiểu tư sản là lực lượng cách mạng vì ở thuộc địa, chỉ ông tiểu tư sản có học thức, tư duy nên mới làm cách mạng được. Cách mạng muốn thực hiện cần người có tư duy để hoạch định đường lối cách mạng cho nhân dân Việt Nam.
- Giai cấp công nhân: ra đời ngay trong khai thác thuộc địa lần thứ nhất và tăng nhanh về số lượng: trước chiến tranh thế giới thứ nhất là 10 vạn (số liệu của Sở Tổng thanh tra lao động, Lao động ở Đông Dương (bản tiếng Pháp), Hà Nội 1931), đến năm 1929 lên đến 22 vạn người (theo Dumarest). Công nhân hầu hết làm việc cho các chủ tư bản ở đô thị: 88% làm cho chủ Pháp, 7% làm cho chủ người Hoa - đông nhất là công nhân đồn điền cao su (68%). Công nhân làm việc từ 14 - 16 tiếng/ngày (theo Viollis) (ở Hòn Gai là 11 tiếng, mỗi ngày ăn ba hào - trích Đường Kách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc); lương rẻ mạt: nam được 0,24 đồng, nữ 0,20 đồng/ngày. Lương rẻ mạt và điều kiện sống cực khổ khiến công nhân chết rất nhiều: theo báo Nhân đạo (tiếng Pháp), đã có 474/1.000 công nhân chết vì bệnh ở công ty Cây nhiệt đới. Theo thống kê của Doriot thì tỉ lệ tử vong của công nhân đồn điền là 45%.
Tỉ lệ trong dân cư không lớn (công nhân chiếm 1,3% dân số - trích Văn kiện Đảng tập 1 (1930 -1945), Hà Nội, 1977) nhưng họ sống tập trung ở các đô thị lớn. Trong bản Niên giám thống kê Đông Dương (tiếng Pháp) ghi: Hà Nội có trên 2 vạn/13 vạn công nhân, Vinh có 7.000 công nhân, Sài Gòn - Chợ Lớn cũng có 7.000 công nhân...
Giai cấp công nhân mang đặc điểm của công nhân quốc tế: đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, sống tập trung và có tính kỷ luật cao (nông dân sống lẻ tẻ và tản mạn, công nhân thì sống tập trung và hợp tác trong lao động => hình thành tính tổ chức)
Giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm riêng: (1) chịu ba tầng áp bức là đế quốc, phong kiến và tư sản; (2) có quan hệ mật thiết với nông dân(công nhân Âu châu có gốc là thị dân, ở Việt Nam là gốc từ nông dân nên công nhân Việt Nam có hai điểm: tích cực là công nhân gần với nông dân (hiểu nông dân nhất); tiêu cực là còn mang đặc điểm tiểu nông, phân tán (ba kỳ - ba tổ chức cộng sản năm 1929); (3) thuần nhất: đội ngũ công nhân kỹ thuật rất ít (chỉ chiếm 0,43%, vì Pháp không có vốn). Ba Son có 3.000 công nhân kỹ thuật, Tôn Đức Thắng dùng nhóm này lãnh đạo bãi công Ba Son thắng lợi khiến Pháp bó tay vì chúng mất công nhân kỹ thuât. Công nhân trưởng thành về chất - không nổi loạn, không khiêu khích. Khác với công nhân quốc tế bị bọn tư sản dùng lương cao và đặc quyền lên công nhân quý tộc nhằm phá nội bộ, công nhân Việt Nam không có quý tộc, họ chỉ là lao động giản đơn - họ nhanh chóng chịu ánh hưởng của đường lối Nguyễn Ái Quốc + tính tổ chức và kỷ luật nên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
+ Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% dân số nhưng chỉ sở hữu từ 40 (con số của Nguyễn Khánh Toàn) đến 42% (con số của Đinh Xuân Lâm) diện tích đất canh tác. Có tới 68% nông dân làm thuê cho địa chủ với thời gian làm từ 15 - 16 tiếng đồng hồ, tiền công chỉ có 0,10 đến 0,12 đồng (thống kê của Qua Ninh và Vân Đình), nhưng phải nộp mất 1/2 đến 3/4 hoa lợi cho nhà chủ. Nông dân bị phân hóa thành các bộ phận:
* Trung nông: có ruộng đất (tự canh)
* Bần cố nông: đông đảo và nghèo nhất, ít học nhất. Họ không có lao động thuộc về phương thức sản xuất phong kiến nên bần cố nông chỉ là lực lượng tham gia, không có cương lĩnh hoạt động
Xã hội Việt Nam tồn tại các mâu thuẫn:
- mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân với đế quốc, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ
- nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ thực dân để giành độc lập dân tộc, đánh đổ phong kiến để giành ruộng đất cho nhân dân
- lực lượng cách mạng: công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc; do giai cấp công nhân lãnh đạo lấy liên minh công nông làm nòng cốt
Những vấn đề mâu thuẫn này được Nguyễn Ái Quốc trình bày ở tác phẩm Đường Kách Mệnh trở thành cương lĩnh của cách mạng Việt Nam khi đó
 
Top Bottom