Sử Cuộc đời trong cung cấm của thái giám ngày xưa

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Theo một số sách lịch sử, nhiều thái giám có số phận hẩm hiu trong xã hội phong kiến với những thiệt thòi không gì bù đắp nổi.

  • Nguyễn Thanh Điệp
  • 15/12/2019
Thái giám được tuyển chọn để hầu hạ, phục vụ vua chúa, cung tần, mỹ nữ trong hoàng cung. Họ thường sinh hoạt trong Đại Nội, nhất là Tử Cấm Thành. Một số người được đưa lên lăng tẩm hầu hạ các bà vương phi góa bụa.
SỐ PHẬN HẨM HIU

Theo miêu tả của sách “Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn”, thái giám thường có nét mặt nhợt nhạt, vóc dáng mảnh mai, giọng nói khao khao, điệu bộ rụt rè, tính tình nhút nhát, khắc hẳn người bình thường.
Một người phương Tây đương thời đã mô tả thái giám: “Vóc dáng như một bộ xương khô được mặc áo, đi không một tiếng động, đầu chỉ biết cúi xuống đất. Thái giám ấy tượng trưng cho một trong những mẫu người xấu xí nhất với gương mặt nhỏ nhắn và hốc hác, đôi mắt sâu hoắm không tình cảm, mũi tẹt, cằm nhọn, miệng lỏm sâu, râu lún phún. Giọng nói như đàn bà, có vẻ léo nhéo”.
Thai_giam.jpg
Thái giám trong cung Nguyễn.
[TBODY] [/TBODY]
Trang phục của thái giám cũng được ấn định riêng. Thái giám có đẳng cấp cao mang lễ phục được làm bằng lụa màu lục; màu xanh da trời dành cho đẳng cấp, thứ bậc thấp hơn. Ngực áo có thêu một bông hoa màu lục trên nền đỏ để phân biệt với trang phục của quan văn. Mũ thái giám không có cánh chuồn. Thường phục của thái giám là áo dài đen, quần trắng, đầu bịt khăn màu đen.
Công việc chính của thái giám là phục dịch trong Đại Nội. Họ là những người gắn liền sinh hoạt thường nhật của hoàng đế, các cung phi trong Tử Cấm Thành. Một trong những việc quan trọng của họ là làm liên lạc cho vua và các bà vợ trong việc “chăn gối”.
Khi vua có ý qua đêm với vợ nào, thái giám sẽ nhận lệnh đến thông báo cho bà đó. Việc tuy đơn giản, thái giám phải tuyệt đối giữ bí mật để không xảy ra việc đố kỵ giữa các bà.
Chỉ có một bộ phận duy nhất làm việc dưới quyền thái giám là các nữ quan. Họ chỉ có thể thể hiện quyền hành của mình với duy nhất những nữ quan này.
Theo sách “Đời sống trong cung đình triều Nguyễn”, số lượng thái giám trong hoàng cung phụ thuộc quy định của những ông vua khác nhau, từ hàng chục tới hàng trăm người. Dưới thời vua Tự Đức, tất cả 50 thái giám phục vụ trong hoàng thành.
Khi vua Bảo Đại - hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn - lên ngôi, việc tuyển thái giám không còn nữa. Các thái giám được tuyển từ những đời vua trước đó sống trong cung chỉ lo việc quét dọn sân vườn, chăm lo cây cây cảnh, chứ không phải lo việc “chăn gối” cho vua.
Họ được phân chia thành: Thủ đẳng, Thứ đẳng, Trung đẳng, Ái đẳng, Hạ đẳng.
KHÔNG ĐƯỢC THAM GIA TRIỀU CHÍNH

Thái giám là những người thân cận, biết rõ nhất về đời tư của vua chúa. Để tránh sự lộng quyền của thái giám, triều Nguyễn quy định chỉ dùng thái giám để sai vặt, tuyệt nhiên không cho dự chính sự.
Đây là bài học nhà Nguyễn rút ra sau vụ án của Lê Văn Duyệt. Người này vốn xuất thân dưới trướng của vua Gia Long, có công lớn trong khôi phục vương triều, sau lại giữ chức vụ rất lớn là Tổng trấn thành Gia Định. Lê Văn Duyệt đã có nhiều quyết định trái ý vua, khiến Minh Mạng hết sức phẫn nộ nhưng chẳng thể làm gì được.
thai_giam_1.jpg
Tả quân Lê Văn Duyệt - thái giám quyền lực nhất triều Nguyễn. Ảnh: Tư liệu.
[TBODY] [/TBODY]
Từ bài học của Lê Văn Duyệt, năm 1836, vua Minh Mạng cho dựng một tấm bia trong Đại Nội ghi rõ: "Chỉ dùng thái giám để sai khiến, truyền lệnh trong chốn cung đình mà thôi, không được dự chút nào về triều chính bên ngoài. Ai vi phạm đều bị trừng trị nặng, không chút khoan dung".
Thái giám làm việc trong Tử Cấm Thành nhưng khi đau yếu phải trú ở Giám Viện (một tòa nhà phía Bắc hoàng thành). Họ phải ở đó chữa bệnh đến khi khỏe mạnh mới được trở lại Đại Nội tiếp tục công việc. Nếu đau nặng, họ phải ở đó chờ chết, không được vào Đại Nội hoặc lăng tẩm.
Ý thức được thân phận hẩm hiu của mình, các thái giám đã góp tiền xây dựng lại chùa Từ Hiếu để làm nơi phụng thờ sau khi qua đời. Ngày nay, nơi đây vẫn còn 20 ngôi mộ của thái giám có công với chùa. Ngôi mộ nào cũng được dựng bia, ghi tên, chức tước của người quá cố.

Nguồn: news.zing.vn
 
Top Bottom