Cùng nhau luyện văn

C

chieclabuon_35

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

chào những người yêu văn. Hôm nay mình lập ra chủ đề này với mong muốn là nâng cao trình độ văn của mỗi người thông qua việc tăng cường khả năng làm văn.
Viết văn nhiều cũng là một cách nâng cao khả năng làm văn của mỗi người.
Trong chủ đề này, mỗi người hãy viết và đưa ra những bài văn của mình để mọi người cùng tham gia góp ý và sửa chữa, như vậy việc học văn sẽ có tiến bộ rất nhanh.
Tuy nhiên, chủ đề này với mục đích nâng cao khả năng chính bản thân vì vậy nghiêm cấm hành vi sao chép bài văn nhằm mục đích không tốt.
****************
đầu tiên mình sẽ đăng một bài văn của mình. ( Xin lỗi trước vì mình viết văn không hay lắm)

PHÂN TÍCH HAI KHỔ THƠ GIỮA BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong Thơ mới. trước cách mạng, ông được biết đến với một hồn thơ ảo não, chất chứa nỗi sầu. Tràng Giang trong mạch cảm xúc ấy. nhắc đến Tràng Giang, có thể nói hay nhất, đặc sắc nhất là hai khổ thơ giữa của bài thơ
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Song dài trời rộng bến cô lieu

Bèo dạt về đâu hang nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Tràng Giang được sáng tác vào mùa thu năm 1938 như chính Huy Cận đã từng tâm sự, khi ấy ông còn là sinh viên trường CĐ Canh nông. Cứ chiều chiều, Huy cận lại đạp xe ra bờ nam bến chem. Nhìn song nước mà nghĩ về kiếp người nhỏ bé. Vì vậy, trang giang là một bài thơ tình gặp cảnh. Cảnh trong thơ cũng chính là tâm trạng của thi nhân. Đó là nỗi buồn sầu, cô đơn trước trước thiên nhiên rộng lớn và quê hương đất nước thầm kín của huy cận. hai khổ thơ giữa của bài, 2 khổ thơ là bức tranh thiên nhiên buồn, vắng qua đó thể hiện nỗi sầu và cô đơn trong lòng nhà thơ
Khổ thơ được mở đầu bằng hình ảnh cồn cát:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu.
Câu thơ được dồn nén trong cặp từ láy“lơ thơ” và “đìu hiu”. Từ “lơ thơ” vốn đã gợi nên sự thưa thớt nay lại kết hợp với hình ảnh cồn nhỏ lại càng gợi lên sự vắng vẻ, hiu quạnh. ấn tượng về sự hiu quanh được nhấn mạnh trong từ “đìu hiu” Hình ảnh thơ “gió đìu hiu” chịu ảnh hưởng từ bài Chinh phụ ngâm( bản dịch của Đoàn Thị Điểm)
Non Kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò

. Từ“đìu hiu” gợi lên không khí buồn bã thê lương. Câu thơ đầu tiên mở đầu bằng từ láy gợi sự buốn vắng, kết thúc cũng bằng một từ láy gợi buồn đã gợi lê một khung cảnh thiên nhiên hoang vắng, hiu quạnh
Và trong khung cảnh ấy, như một lẽ thường tình, con người sẽ đi tìm đến dấu vết của sự sống, và nhà thơ Huy Cận cũng không phải ngoại lệ, nhà thơ tìm đến tín hiệu của âm thanh cuộc sống :
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Không có gì vui bằng cảnh họp chơ buổi sớm nhưng cũng không gì buồn hơn cảnh chợ chiều. nhất là ở đây, chợ lại đang “vãn”dù sao đó cũng là tín hiệu của sự sống con người. nhưng âm thành dù là buồn bã ấy lại được phủ định hoàn toàn bằng từ “không”. Dung từ phủ định “không” để khẳng định sự im lặng tuyệt đối của không gian. Câu thơ gợi lên một âm điệu thảng thốt, niềm hi vọng về sự sống dù là nhỏ bé cũng không thể trở thành hiện thực
Quay trở về thực tại, nhà thơ lại đối mặt với cảnh thiên nhiên rộng lớn
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô lieu

Hình ảnh thiên nhiên được xây dựng bằng tài năng sử dụng ngôn từ độc đáo. Chót vót vốn là tính từ dung để miêu tả độ cao, nay lại được kết hợp với từ “sâu”, tạo nên một hình ảnh rất độc đáo: sâu chót vót. Hình ảnh thơ ấy kết hợp với cụm “nắng xuống trời lên” khiến cho không gian được mở rộng ra 2 chiều : chiều cao và chiều sâu. Chiều nào cũng hun hút, thăm thẳm. Không gian tiếp tục được mở rộng ra bằng hình ảnh “sông dài” và “trời rộng” trở nên mênh mông hơn. Hai câu thơ đã gợi ra một khung cảnh thiên nhiên 3 chiều, vừa có chiều dài, vừa có chiều rộng lại vừa có chiều sâu. Tuy nhiên trong không gian rộng lớn ấy, ta lại chỉ thấy co một điểm rất nhỏ bé, đó là bến cô lieu rất trơ trọi. ở đây ta thấy được thủ pháp đối của nhà thơ huy cận, đó là sự đối lập giữa không gian rộng lơn với bến cô liêu. Đây cũng chính là sự đối lập giữa cái tôi bé nhỏ với thiên nhiên, cuộc sống vô tận, rộng lớn.
Nếu như khổ thư thứ hai miêu tả không gian mênh mông thì đến khổ thơ thứ 3 tác giả hướng cái nhìn về dòng tràng giang. Khổ thơ bắt đầu bằng hình ảnh những cánh bèo:
Bèo dạt về đâu hang nối hang
Trước đó, ở khổ thơ đầu của bài thơ, nỗi buồn, nỗi sầu chỉ xuất hiện ở trong những hình ảnh mang tính cá thể: con thuyền, củi khô. Đến đây, cảm xúc đã bao trùm lên hình ảnh mang tính tập thể: đó là những hàng bèo. Cánh bèo trong thơ ca vốn là biểu tượng cho kiếp đời mỏng manh, nhỏ nhoi, trôi nổi. Ơ đây không phải là một cánh bèo mà là từng hàng. Nhưng nó không hề gợi lên sự đông vui nhon nhip. Ngược lại cấu trúc “hàng nối hàng” lại thể hiện sự lặng lẽ, tẻ nhạt. Câu hỏi tu từ “về đâu” nói lên sự vô định, không bờ bến của những cánh bèo kia. Phải chăng đó chính là sự vô định của cả một lớp thế hệ trí thức như Huy Cận giai đoạn 1930-1945: như Xuân Diệu với hình ảnh thơ “mây biếc về đâu bay gấp gấp. Con cò trên ruộng cánh phân phân”, và cả Tố Hữu trước khi được giác ngộ cách mạng cũng mang trong mình tâm trạng như vậy “bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước. Chọn một dòng hay để nước trôi”,...
Và trong sự lãng lẽ, tẻ nhạt ấy, Huy Cận tìm đến một hình ảnh gợi sự kết nối:
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật

Đò và cầu vốn là phưng tiện để nối hai bờ sông. ở đây nó lại mang nghĩa ẩn dụ là phương tiện để tạo nên mối giao hòa thân tình giữa người với người. Sự xuất hiện của hai từ phủ định “không” lien tiếp đã xác nhận trạng thái đơn độc, hoang vắng đến tuyệt đối, không hề có chiếc cầu cũng không một chuyến đò, bóng dáng của sự sống đã hoàn toàn bị phủ định. Câu thơ cuối của khổ như một tiếng thơ dài buồn bã:
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Không gian một lần nữa lại được tô đậm vẻ buồn vắng tẻ nhặt qua từ lặng lẽ và hình ảnh “bờ xanh” , “bãi vàng”. Màu xanh nối tiếp với màu vàng của bãi khiến cho bức tranh thiên nhiên trở nên hoang tàn, nhạt nhòa dần. Bức tranh ấy cũng chính là phản chiếu của tâm hồn thi nhân, một tâm hồn cô đơn, trống trải và buồn tẻ.

mọi người cứ sửa chữa phê bình thoải mái nha;)
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh


Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong Thơ mới. trước cách mạng, ông được biết đến với một hồn thơ ảo não, chất chứa nỗi sầu. Tràng Giang trong mạch cảm xúc ấy. nhắc đến Tràng Giang, có thể nói hay nhất, đặc sắc nhất là hai khổ thơ giữa của bài thơ
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Song dài trời rộng bến cô lieu

Bèo dạt về đâu hang nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Tràng Giang được sáng tác vào mùa thu năm 1938 như chính Huy Cận đã từng tâm sự, khi ấy ông còn là sinh viên trường CĐ Canh nông. Cứ chiều chiều, Huy cận lại đạp xe ra bờ nam bến chem. Nhìn song nước mà nghĩ về kiếp người nhỏ bé. Vì vậy, trang giang là một bài thơ tình gặp cảnh. Cảnh trong thơ cũng chính là tâm trạng của thi nhân. Đó là nỗi buồn sầu, cô đơn trước trước thiên nhiên rộng lớn và quê hương đất nước thầm kín của huy cận. hai khổ thơ giữa của bài, 2 khổ thơ là bức tranh thiên nhiên buồn, vắng qua đó thể hiện nỗi sầu và cô đơn trong lòng nhà thơ
Khổ thơ được mở đầu bằng hình ảnh cồn cát:

Theo mình hiểu thì phần màu xanh là mở bài, phần còn lại là chuyển ý. Nếu thế thì mở bài của bạn chưa nêu được nội dung chính cần phân tích (nội dung của 2 đoạn thơ)
Còn nếu hiểu cả đoạn dài ở trên đấy là phần mở bài (vì đoạn sau có Ý CHÍNH ĐOẠN THƠ), thì thiếu mất phần chuyển mạch giữa mở bài và thân bài

___

Hình ảnh thơ ấy kết hợp với cụm “nắng xuống trời lên” khiến cho không gian được mở rộng ra 2 chiều : chiều cao và chiều sâu. Chiều nào cũng hun hút, thăm thẳm. Không gian tiếp tục được mở rộng ra bằng hình ảnh “sông dài” và “trời rộng” trở nên mênh mông hơn. Hai câu thơ đã gợi ra một khung cảnh thiên nhiên 3 chiều, vừa có chiều dài, vừa có chiều rộng lại vừa có chiều sâu. Tuy nhiên trong không gian rộng lớn ấy, ta lại chỉ thấy co một điểm rất nhỏ bé, đó là bến cô lieu rất trơ trọi. ở đây ta thấy được thủ pháp đối của nhà thơ huy cận, đó là sự đối lập giữa không gian rộng lơn với bến cô liêu. Đây cũng chính là sự đối lập giữa cái tôi bé nhỏ với thiên nhiên, cuộc sống vô tận, rộng lớn.

Đoạn nầy có khá nhiều từ "không gian" thì phải?

Chưa có phần KẾT BÀI

Mình nghĩ bạn cũng nên phân tích sơ qua câu đề từ để có căn cứ về cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Bài viết trên nhìn chung đảm bảo được kiến thức cơ bản. Nhưng cách diễn đạt chưa được "mềm mại" lắm. Bạn nên hạn chế mô-típ: Từ <này> có tác dụng <như thế nào đấy> --> Như thế rất thô

@Nhận xét chủ quan thôi nhé :D
 
C

chieclabuon_35

cảm ơn bạn nhé.
nhưng mình tưởng phần Mở Bài có nhiệm vụ chỉ cần nêu được vấn đề cần triển khai thôi mà. vấn đề ở đây là 2 khổ thơ đầu của bài Trang giang


Bạn sai rồi. Phần mở bài nêu được vấn đề. Nhưng cũng phải khái quát Ý CHÍNH của vấn đề đó.
Vì dụ, với những đề về tư tưởng đạo lí, thì phần mở bài, bạn cũng phải khái quát được ý chính của tư tưởng đó. Đó là điều quan trọng :D
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh


TỪ ẤY

<Câu 5đ > Đề bài: Phân tích 4 câu thơ đầu bài thơ “Từ ấy” để làm rõ niềm hân hoan vui sướng của người thanh niên khi được giác ngộ cách mạng

Bài làm:

Dòng đời với những đợt xóng xô bồ đưa con người đến những ngã rẽ, mở ra những con đường mới. Không phải ngẫu nhiên mà những con đường ấy thường hiện lên trong những trang thơ, chạy thẳng vào lòng người làm dấy lên bao niềm suy tư hứng khởi. Tố Hữu cũng có một con đường như thế. Không lãng mạn như con đường tình yêu, không đầy tương lai ước vọng như con đường học vấn, con đường Tố Hữu đã chọn đẫm máu và nước mắt với những khó khăn thử thách lòng người – con đường cách mạng. Như một lăng kính đa diện, “Từ ấy” là sản phẩm phản quang của một tâm hồn hân hoan vui sướng khi tìm thấy lí tưởng của đời mình

Tố Hữu đã từng tâm sự:

“Tôi sinh ra chưa được làm người
Nước đã mất cha đã làm nô lệ”

Thật vậy, đó là một đoạn đời buồn của nhà thơ cũng như bao người Việt khác khi đất nước chìm đắm dưới bóng đen thực dân phong kiến. Hiện thực ấy như mũi dao nhọn cắm chặt vào tim làm người tri thức trẻ không khỏi đau đau trăn trở. Bởi thế, khi bắt gặp được lí tưởng, chàng thanh niên hẳn phải phấn khởi rạo rực lắm.Để rồi, dấu ấn để lại của ngày được chính thức đứng vào hàng ngũ cách mạng vẫn in đậm trong tâm trí nhà thơ. “Từ ấy” đã ra đời trong hoàn cảnh như thế.

Gác lại bút mực xanh, bỏ qua bao hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp ở một ngôi trường danh giá, Tố Hữu tìm cho mình một lối đi khác bao bạn bè đồng khóa trong nỗi “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”. Nếu tâm hồn học trò nhạy cảm với bao oan trái bất công trong xã hội thì tinh thần thép của một ngươi con yêu nước lại góp phần tiếp sức mạnh của chàng thanh niên trẻ tuổi. Nếu có người tìm kiếm hạnh phúc trong thế giới mộng tưởng, có người còn “bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước” thì Tố Hữu đã chọn được con đường của đời mình, không để “nước trôi” trong vô nghĩa. Và sau bao tháng ngày tìm kiếm, nhà thơ đã tìm được lí tưởng của đời mình, đã được Đảng soi sáng lối đi. Hãy lắng nghe nỗi lòng của ông từ lời bộc bạch chân thành:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Bài thơ mở đầu với “từ ấy”, như một độ lùi thời gian hữu hạn . “Từ ấy”,tuy đã thuộc về quá khứ nhưng với nhân vật trữ tình, cái thời điểm ấy vẫn hiện lên rõ nét với những hồi tưởng thật tươi nguyên, đẹp đẽ. Nó khép lại một chặng đường cũ để mới ra một trang đời mới: “Từ ấy...” Nhà thơ đã dùng các động từ “bừng” và “chói” để diễn tả trạng thái tâm hồn; một chút giật mình chột dạ; một chút hứng khởi khi cuộc sống nhàm tẻ được bừng sáng, khi con tim được bơm đầy sức sống. Không phải những tia nắng mùa xuân ấm áp, duyên dáng, “nắng hạ” mang ánh vàng rực rỡ, chói lòa khiến con người không khỏi bỡ ngỡ ngượng ngùng. Ánh nắng ấy được vầng thái dương ban phát muôn loài, để vạn vật được tồn tại và cống hiến hết mình cho cuộc đời. Không chỉ là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ mà là mặt trời chân lí. Vầng thái dương không chỉ mang lại sự sống cho vạn vật mà còn soi đường cho khát khao, ước vọng. Một con người bấy lâu cứ “vẩn vơ” theo cái vòng “quanh quẩn” nay bỗng tìm được hướng đi đích thực của đời mình thì hẳn phải háo hức lắm. Quả thật, lí tưởng là ngọn đường chỉ lối, là ngọn hải đăng giữa đại dương rộng lớn; mà phải rất tỉnh táo ta mới có thể nhận ra và hết sức nhẫn nại, nỗ lực mới có thể với tay đến nó. Tổ Hữu đã đón nhận lí tưởng bằng cả trái tim nồng nhiệt muốn tận hiến cho đất nước và nhân dân, để nó “chói qua” và chiếm giữ toàn bộ con tim mình. Trong phút giây hứng khởi đến đỉnh điểm, tâm hồn nhà thơ trở thành một “vườn hoa lá” với thoảng mùi “hương” và rộn ràng “tiếng chim”. Tưởng như, “hồn tôi” đang ngập tràn mùa xuân, với sức sống tràn đầy. Nếu cho rằng cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi reo vang âm thanh và ngào ngạt hương vị thì Tố Hữu đã đạt được điều kỳ diệu ấy.

Bằng những nét tự sự xen lẫn trữ tình và cách hướng nội tinh tế, đoạn thơ là thế giới nội tâm với những cung bậc cảm xúc của con người khi giác ngộ lí tưởng. Hẳn đang phấn khởi, rạo rực lắm Tố Hữu mới có được những hình ảnh thơ giàu sức sống, giọng điệu hào hứng như thế.

“Từ ấy” như bản tuyên ngôn về nghệ thuật, lẽ sống của Tố Hữu, mở đường cho sự nghiệp thơ ca và cắm mốc cho con đường cách mạng của nhà thơ.Hay chăng, đây là khúc hát hân hoan của người thanh niên được bắt gặp lí tưởng của đời mình:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim....”


Các bạn góp ý giúp mình nhé :D

.................................................................................
 
T

tomcangxanh

Bài này 5 điểm á gái? 5 điểm mà viết được có nấy dòng thôi à :-w Ta cảm giác bài này giống một bài tản văn chứ không phải một bài phân tích văn học. Nó thiếu đi tính nghị luận trong một bài nghị luận văn học đáng lẽ ra phải có. Tóm lại, cách hành văn giống kiểu viết tài tử của học sinh giỏi (viêt theo cảm xúc và không cần quan tấm tới barem điểm), nhưng khi đi thi đại học thì hsg văn lại bị điểm thấp hơn hs chuyên Anh là vì thế :)

Trước hết, gái chưa giải thích nhận định trên, tức chưa đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời của nó. Ít nhất chúng ta phải cung cấp được lượng kiến thức:


(Mở bài-lai láng)

"Từ ấy sáng tác tháng 7 năm 1938, rút trong tập thơ cùng tên, tập thơ đầu tiên của đời thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên đang "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời" đã quyết tâm đi theo con đường của Đảng. Sự thay đổi ấy có từ đâu? Nếu như với những người khác, đến với cách mạng trước rồi mới làm thơ, hoặc đến với thơ ca rồi mới tham gia cách mạng, thì với Tố Hữu, Cách mạng và thơ ca đến với ông cùng một lúc, song hành với nhau trong suốt con đường sáng tác. Vì thế, trong Từ ấy mới sáng rực lên niềm hân hoan vui sướng của con người tìm được ngọn đèn lý tưởng của mình, đó là được giác ngộ CM. Và "Từ ấy: đến 1986, ông đã giữ nhiều cương vị trọng trách trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước, đồng thời thủy chung với con đường thi ca CM, hay nói cách khác, con đường thơ ca của TH gắn liền với sự nghiệp CM của dân tộc."

Blah blah (chuyển ý)

*Phân tích:

Năm 20 của thế kỷ 20
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ.
Ôi! Những ngày xưa... Mưa xứ Huế
Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi!
Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời
Đất lai láng những là nước mắt...
(Một nhành xuân)

Nhan đề bài thơ đã gọi ra một thời điểm trong cuộc đời mỗi con người. Là tháng 7/1938, tg được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản, đấu tranh cho sự nghiệp CM. "Từ ấy" đáng dấu một dấu mốc quan trọng, một bước ngoặc trong con đường đời, con đường thơ của tác giả, nó gắn bó, chi phối cảm xúc của cái tôi trữ tình của tg trong mỗi bài thơ. Nếu như "năm 20 của thế kỉ XX", cái tên Nguyễn Kim Thành có mặt trên cuộc đời thì 18 năm sau, "từ ấy" đời thơ chính thức khai sinh cho chúng ta một thi sĩ lớn. Đây là nhan đề Tố Hữu đặt cho tập thơ. Trong tập "Câu chuyện về thơ", ông đã tự trả lời: "Nếu khôgn có Từ ấy, không biết tôi đã trở thành thế nào, may mắn là một người vô tội". Như thế ta hiểu thêm về câu nói của Nguyễn Tuân "Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình hoài thai đau đớn, không đẻ gì theo nghĩa đen nhưng nặng nhọc đèo bòng như con ong làm mật, con trai làm ngọc vậy". Mỗi tác giả đều có ý thức đặt tên cho đứa con tinh thần của mình, để thể hiện được nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của nó. Ở đây, Từ ấy cho ta thấy đặc điểm riêng của hồn thơ TH, đó là một hồn thơ đã thuộc về CM, đã "bén duyên" với CM, ta bắt gặp một lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người CM và đời sống CM.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim"​

Trong những câu thơ đầu, xh những hình ảnh ẩn dụ như "nắng hạ, "mặt trời". Ha này dường như đã trở thành môtip thường xuyên được nhắc đến trong thơ TH, tượng trung cho lý tưởng CM, được nhắc đến với một niềm thành kính thiêng liêng.

"Mặt trời" gợi lên một nguồn sáng ấm nóng, bất diệt, vĩnh hằng. Nùuồn sáng ấy không phải ánh sáng thu vàng nhẹ hay nắng xuân dịu dàng mà là một ngày tràn ngập nắng hạ rực rỡ, dồi dào. hơn thế nữa, nguồn sáng ấy còn là một mặt trời khác thường-MT chân lí. Đây là sự liên kết sáng tạo giữ hình ảnh và ngữ nghĩa. Nếu như mặt trời của đời thường chỉ tỏa ánh sáng, hơi ấm, thì nguồn ánh sáng kì diệu của mặt trời chân lí tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành trong cuộc sống. Dường như ta đã bắt gặp lại hình ảnh này trong những câu thơ của Viễn Phương:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"​

Phút giây bắt gặp lý tưởng đã trở thành "bừng nắng hạ" và 'chói qua tim". Tg đã sử dụng những động từ mạnh như bừng, chỉ ánh sáng phát ra đột ngột, chói, chỉ ánh sáng có sức xuyên sâu mạnh mẽ, nằm nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mì của trí thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.

"Từ vô vọng, mênh mông đêm tối
Người đã đến. Chói chang nắng dội
Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu
Sống lại rồi. Hạnh phúc biết bao nhiêu! "​

Ở 2 câu sau, tg đã sử dụng bút pháp trữ tình và ha so sánh để diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với CM. TH hân hoan đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón nhận ánh sáng MT, và tâm hồn nhà thơ hóa thành khu vườn tưng bừng sức sống trong sự so sánh:

"Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

niềm vui hóa thành sắc lá hoa, tươi xanh rực rỡ, thành hương thơm tỏa lan ngọt ngào. Lối bắt dòng từ câu thứ 3 xuống câu thứ 4 đã tái hiện tiếng reo hân hoan rộn rã, bày tỏ niềm vui sướng trong lòng mình. Câu thơ viết bằng giognj kể, thể chan chứa lòng biết ơn vs lí tưởng của Đảng.

Phải đặt khổ thơ đầu vào hoàn cảnh trước "Từ ấy" mới thấy niềm vui ấy quả thực lớn lao đến thế nào. Đó là lúc người thanh niên trẻ tuổi đang tha thiết tìm kiếm lẽ sống:

"Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi vòng luẩn quẩn
Muốn thoát, than ôi, chẳng bước rời"
(Nhớ đồng)

hay

"Tôi đã khô như cây sậy bên đường
Đau dám ước làm hoa thơm trái ngọt
Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót
Một tiếng ca lảnh lót cho đời
Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi! "

Nhưng rồi, bỗng nhiên bao nhiêu băn khoăn, bế tắc bỗng được khai quang, bởi "mặt trời chân lí chói qua tim", cho nên tác giả đã tìm thấy niềm vui:

"Rồi một hôm nào tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng thương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao, bát ngát trời"

*Kết bài: ~ Nghệ thuật, bút pháp, hình ảnh blah blah đã tạo nên blah blah, đem đến blah blah. Từ ấy và Tố Hữu xứng đáng là blah blah....

Mình chẳng thích bài này lắm :"(
 
T

tomcangxanh

Đề thi thử hôm vừa rồi của trường hàng xóm (m ko đi thi) có câu như này: Nêu quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.

Mọi người nhận xét về ĐỀ BÀI này xem có vấn đề gì?
 
D

doigiaythuytinh


Ta chỉ thấy vấn đề ở cái đoạn phân tích. Cảm ơn nàng đã chỉ thêm vài điều.
Nó vẫn là một bài nghị luận văn học

***

Tóm lại, cách hành văn giống kiểu viết tài tử của học sinh giỏi (viêt theo cảm xúc và không cần quan tấm tới barem điểm), nhưng khi đi thi đại học thì hsg văn lại bị điểm thấp hơn hs chuyên Anh là vì thế

"tài tử"? - hs chuyên Toán thi đh cũng cao hơn văn đấy :))

Đề thi thử hôm vừa rồi của trường hàng xóm (m ko đi thi) có câu như này: Nêu quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.

Mọi người nhận xét về ĐỀ BÀI này xem có vấn đề gì?

Câu mấy điểm thế ?

Ta chỉ nghe quen với "quan điểm sáng tác của Nam Cao" thôi ^^ (chả biết có khác nhau ko)
 
C

chieclabuon_35

mình thấy cái đề này cũng bình thường thôi, cứ nêu quan điểm nghệt thuật của nam cao như thầy cô đã hướng dẫn rồi chon mấy tác phẩm tiêu biểu mà phân tích
nhất là Đời thừa và Trăng sáng
 
T

tomcangxanh


Ta chỉ thấy vấn đề ở cái đoạn phân tích. Cảm ơn nàng đã chỉ thêm vài điều.
Nó vẫn là một bài nghị luận văn học

***



"tài tử"? - hs chuyên Toán thi đh cũng cao hơn văn đấy :))



Câu mấy điểm thế ?

Ta chỉ nghe quen với "quan điểm sáng tác của Nam Cao" thôi ^^ (chả biết có khác nhau ko)


Trường ta năm ngoái có chị chuyên toán cũng được 8đ văn này @.@

Câu 2 điểm đấy. Nàng tìm đúng rồi đấy: quan điểm sáng tác- phong cách nghệ thuật. Cái đề này cho quan điểm nghệ thuật mới vãi @.@ Nghe nói đứa nào cầm tờ đáp án cũng rú lên: "Thôi chết rồi, tau viết ánh trăng lừa dối rồi!!"

Mà đúng là lừa dối thật ~


Cô ta bảo đề có vấn đề, vì đáp án nó cho mình phong cách nghệ thuật, trong khi vs một cái đề lấp lửng như thế thì tốt nhất viết cả 2 vào =''=

Câu 5đ còn vãi nữa ~ May mà m ko đi thi :"(
 
C

chieclabuon_35

hôm nay mình đăng thử một bài văn nghị luận xã hội của mình....xin lỗi trước vì mình dở nhất món văn nghị luận xã hội
Đề bài : có ý kiến cho rằng : Có người đã từng nói” khi người ta chỉ sống vì mình thì sẽ trở thành người thừa đối với người khác
Bài làm
“mỗi người là một giọt nước tron gđại dương, và giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. Vâng, mỗi cá nhân là một thành viên trong cộng đồng xã hội. Cá nhân chỉ có thể tự khẳng định sự tồn tại của mình khi ta biết sống vì người khác. Cũng như có người đã từng nói” khi người ta chỉ sống vì mình thì sẽ trở thành người thừa đối với người khác”
“sống chỉ vì mình” là một lối sống ích kỉ, chỉ biết quan tâm đến lợi ích riêng của mình, sống xa lánh, tự tách biệt mình với cuộc sống xung quanh. Còn “người thừa” là người mà không có ích gì cho xã hội. hiểu theo nghĩa như vậy thì câu nói trên khuyên con người ta không nên chỉ sống vì mình mà phải biết quan tâm, chăm lo cho người khác, nên vì lợi ích của cộng đồng. câu nói đã mang đến cho chúng ta một bài học có ý nghĩa về cách ứng xử, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.
Vây, tại sao con người phải biết sống hòa nhập? mỗi con người là một cá thể trong cộng đồng, tập thể. giữa con người và cá nhân có mỗi quan hệ chặt chẽ. Công đồng đảm bảo quyền lợi cho cá nhân và cá nhân có nghĩa vụ sống có trách nhiệm với cộng đồng. vì vậy, mỗi cá nhân phải biết hi sinh cho cộng đồng chứ không nên chỉ sống cho lợi ích riêng của bản thân. Không chỉ vậy, trong cuộc sống để đạt được thành công thì đòi hỏi con người phải có sự hợp tác, phối hợp với nhiều người. nếu con người chỉ sống một mình, tách biệt với cuộc sống xung quanh thì khi đó, cuốc sống sẽ trở nên tẻ nhạt . việc con người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ tạo nên một sức mạnh to lớn có thể vượt qua moij khó khăn thử thách, cùng nhau phát triển. chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng được nghe câu chuyện về bó đũa. Những chiếc đũa nếu đứng riêng lẻ thì rất dễ để bẻ gãy nó nhưng nếu bó lại thành bó thì rất khó để bẻ gãy. Con người cũng vậy, nếu chỉ đứng riêng lẻ thì cuộc sống sẽ rất khó khăn nhưng nếu cùng chung tay lại với nhau thì mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua dễ dàng. Vì vậy trong cuộc sống cần phải biết sống vì người khác, tuy nhiên cũng nên dành cho mình phút giây riêng tư
Để trở thanh người có ích cho công đồng, mỗi con người trước hết phải rèn luyện tư tưởng, ý thức về mối quan hệ giữa bản thân và xã hội để có những hành động đúng đắn. tuy nhiên hòa nhập không có nghĩa là hòa tan, sống trong cộng đồng, mội người còn phải biết giữ cho mình dấu ấn riêng của cá nhân.
Thực tế hiện nay có một số bạn trẻ chỉ biết sống vì mình ,sống vô cảm không biết đến mối quan hệ xung quanh. Đây là một lối sống rất đáng phê phán
Mỗi người chỉ là một giọt nước nhỏ bé nhtrong cuộc đời rộng lớn, nếu ánh nắng lên thì giọt nước sẽ nhanh chóng tan đi. Chỉ khi hạt nước ấy hòa vào đại đương thì mới tồn tạo. vì vậy con người hãy biết sống vì cộng đồng, quan tâm đến người xung quanh.
 
K

kentol95

Xin Lỗi!Mình không có bài phân tích để gửi vì trình độ văn học của mình còn kém. Nhưng mình muốn hỏi các bạn mình thấy các bạn hay nhắc đến từ :"Chuyển Ý" Vậy cách nào để viết được câu hoặc đoạn văn chuyển ý? Sáng nay bài kiểm tra Văn của mình cũng được cô giáo nhận xét là :"Cần có câu,đoạn văn chuyển ý". Sự thực là mình chưa biết nhiều về câu hoặc đoạn văn chuyển ý vậy mong các bạn có thể giúp đỡ mình ? Và làm thế nào để bài văn có sự kết nối ?
 
C

chieclabuon_35

theo mình thì câu chuyển ý là câu có nhiệm vụ khép lại đoạn văn trên và mở ra đoạn văn dưới
mình có tìm được trên mạng một số cách chuyển ý, bạn thử tham khảo nhé!
Chuyển ý trong văn nghị luận

1. Nhiệm vụ:

- Đảm bảo bài văn có sự liên tục, uyển chuyển, phát triển tự nhiên.

- Xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý tạo nên bài văn.

2. Các cách chuyển ý:

a. Cách 1: Chuyển ý bằng cách dùng các kết từ: trước tiên, trước hết, tiếp theo...

VD: Tiếp theo " Việt Bắc" là "Gió lộng" (1955-1961) - tập thơ ra đời trong giai đoạn cách mạng mới. "Gió lộng" dạt dào bao nguồn cảm hứng lớn lao. Nhà thơ hướng về quá khứ để thấm thía những nỗi đau khổ của cha ông, công lao của những thế hệ đi trước mở đường, từ đó ghi sâu ân tình của cách mạng,...

b. Cách 2: Chuyển ý bằng câu.

- Dùng câu có cấu trúc "Nếu...thì..." để tóm tắt ý trên và mở ra ý mới.

VD: Nếu như "Việt Bắc" là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến thì "Gió lộng" hướng về quá khứ đẻ thấm thía những nỗi đau khổ của cha ông...

- Dùng câu có cấu trúc "Bên cạnh A còn có B" để chuyển ý khi giữa ý trên và ý dưới có quan hệ ngang hàng.

VD: Bên canh viên quản ngục còn có viên thơ lại cũng là một người làm nhầm nghề, sống nhầm nơi. Ông hẳn cũng là người có tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" như thầy quản nên đã để ý đến cái tài của Huấn Cao, nhất nhất làm theo những phép đối xử đặc biệt mà viên quản ngục dành cho người tử tù nổi tiếng,...

- Dùng câu có cấu trúc "Do A nên dẫn đến B", "Sở dĩ A là vì có B" nếu ý trước và ý sau có quan hệ nhân-quả.

VD: Bởi có tấm lòng "Biệt nhỡn liên tài" như vậy nên viên quản ngục đã không nề hà nguy hiểm , phá bỏ những phép tắc thông thường trong nhà ngục để biệt đãi Huấn Cao.

- Dùng câu có cấu trúc "Hơn cả A là B" , "Không chỉ có A mà còn có B" nếu ý sau ở mức độ cao hơn ý trước.

VD: Không chỉ có khí phách hiên ngang, kiên cường và sự tài hoa phóng khoáng, mà nhân vật Huấn Cao còn có cái tâm rong sáng, cao thượng.

- Dùng một câu triết lí, hoặc một câu thơ, câu văn, ý kiến nhận định để thay lời chuyển ý.

VD: "Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung" (Lê-ô-nốt) . "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu không chỉ là sự khám phá, sáng tạo so với các nhà văn khác mà còn là sự sáng tạo trong chính sáng tác của nhà văn. Tác phẩm cho thấy một hướng quan niệm mới, tiến bộ hơn trong hành trình đi tìm cái đẹp ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn mỗi con người , cái đẹp không mang màu sác lãng mạn nữa mà gắn với hiện thực trần trụi.

Trong một bài văn, nên sử dụng đồng thời nhiều cách chuyển ý linh hoạt để tạo nên sự hấp dẫn cho bài viết.
 
C

chieclabuon_35

không có gì đâu, cái này mình sưu tầm trên mạng thôi mà. Chúc bạn học tôt môn văn !
 
C

chieclabuon_35

mọi người sửa chữa bài này nhé!
Suy nghĩ về câu nói của nhân vật Giăng Van-giăng “sống trên đời chỉ có một thứ ấy là yêu thương nhau”
BÀI LÀM
Mỗi con người sinh ra đã là một món quà diệu kì của của cuộc sống. tuy nhiện ý nghĩa thực cuộc sống- điều làm nên giá trị của cuộc sống chỉ tồn tại khi con người biết yêu thương nhau. Vì thế mà Giăng Van-giăng_nhân vật chính trong tiểu thuyết Những người khốn khổ_đã nói “sống trên đời chỉ cần một thứ ấy là yêu thương nhau”.
Vậy tình thương là gì mà cả đời Giăng Van giăng luôn theo đuổi và duy trì nó? Tình thương là tình cảm yêu thương,chia sẻ, giúp đỡ giữa con người với con người. nó có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa nào đó hoặc là một tình cảm bộc phát trong một phút giây nhất thời. đó có thể là tình cảm gần gũi giữa những người thân với nhau hoặc có thể là tình cảm đối với những người xa lạ. tình thương là không hình không lượng. nó có thể là một hành động lớn lao như xả thân cứu giúp người trong cơn hoạn nạn nhưng cũng có thể là một hành động tưởng chừng nhỏ bé như dắt một cụ già qua đường hay một lời động viên an ủi đối với một người đang gặp phải chuyện buồn. có thể nói tình thương là tình cảm cao đẹp của con người, nó vô cùng lớn lap nhưng cũng rất đỗi giản dị, nó ở khắp mọi nơi, len lỏi trong từng ngóc ngách của cuộc sống .
Con người cần yêu thương để sống. nhân loại cần yêu thương để tồn tại. Tại sao vậy? tình yêu thương có một sức mạnh vô cùng to lớn, nó là sợi dây vô hình kết nối con người với con người, khiến mọi người trở nên gần gũi, gắn bó với nhau. Xã hội đoàn kết, vững mạnh. Thật khó có thể tưởng tượng nổi có người nào mà sống không có tình yêu thương. Khi đó cuộc đời anh ta sẽ trở nên vô cùng nhạt nhẽo. không người chia sẻ, không người quan tâm. Anh ta không xúc động trước những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống, anh ta thờ ơ và lạnh lẽo. trái tim anh ta hoàn toàn băng giá vì thiếu tình yêu thương, Văn sĩ Hộ trong truyện ngắn của Nam Cao đã từng quan niệm “nếu không có tình yêu thương thì con người cũng chỉ như loài thú mà thôi”.đúng vậy, khi ấy con người chẳng khác nào một cái xác không hồn không quan tâm ai và cũng không được ai quan tâm. Tình yêu thương còn là ngọn lửa sưởi ấm cho con người, là nguồn lực động viên giúp con người vượt qua khó khăn, nghịch cảnh. Một nụ cười nhỏ bé đối với người xa lạ trong lúc khó khăn cũng có thể giúp người ấy trở nên phấn chấn, lạc quan hơn rất nhiều. tình yêu thương là hạnh phúc của nhân loại. vì vậy chúng ta đừng ngần ngại cho đi, hãy dành tình yêu của mình cho mọi người. nó sẽ khiến cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng có câu
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có them ngày nữa để yêu thương
Vâng mỗi ngày mới sẽ là một ngày tươi đẹp khi con người biết sống yêu thương.
Thực tế hiện nay, trong guồng quay của cuộc sống, con người chỉ biết hối hả với công việc mà ít dành thời gian để quan tâm, chăm sóc nhau. Và điều này chỉ khiến cho cuộc sống của con người them tẻ nhạt mà thôi. Tôi đã từng đọc một bài báo có viết rằng một học sinh đã có ý định tự tử chỉ vì ba mẹ quá mải mê kiếm ăn, không quan tâm đến con cái. Đó là một thực tế đáng buồn mà ta không thể nào phủ nhận.
Tình thương là cái quý giá của con người, đó là thứ duy nhất mà cả người cho đi và người được nhân đều cảm thấy hạnh phúc. Mỗi người có 24h một ngày để sống, để cảm nhận những điều kì diệu của cuộc sống. và một trong số đó chính là điều kì diệu của tình thương đang chờ ta khám phá.
 
K

kentol95

ban chieclabuon co email chứ cho mình xin được không để dễ hỏi hơn nhÉ
 
Top Bottom