Cùng giải chi tiết Câu 4 - Thi ĐH - tự luận

H

hazamakuroo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : Cho 1 cá thể F1 thực hiện 3 phép lai:
- Với phép lai thứ nhất được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ
3 cây cao : 1 Cây thấp
- Với phép lai thứ hai được thế hệ lai PL tỉ lệ
3 Cây thấp : 1 Cây cao
- Với phép lai thứ ba được thế hệ lai PL theo tỉ lệ
37,5 % Cây cao : 62,5 Cây thấp
1. Hãy BL và viết SĐL
2. Cho F1 tự thụ phấn, sơ đồ lai viết ntn ?
Cho biết các gen trội trong KG đều có vai trò như nhau.

Câu 2 : Cho thỏ F1 có KG giống nhau giao phối với các thỏ khác được thế lai phân li theo các tỉ lệ :
-Tỉ lệ 1 : 87,5% Thỏ có màu lông trắng : 12,5 % Thỏ có màu lông xám
-Tỉ lệ 2 : 62,5% Thỏ trắng : 37,5 % Thỏ xám
-Tỉ lệ 3 : 81,25% Thỏ trắng : 18,75% Thỏ xám
Cho biết Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường
BL và viết SĐL cho các TH trên .

Câu 3 : Cho loài hoa có 4 thứ : 3 thứ hoa trắng, 1 thứ hoa đỏ
Cho cây hoa đỏ thứ nhất tự thụ phấn, ở F1 thu được 165 hoa Đỏ : 55 hoa Trắng
Cho cây hoa đỏ thứ hai tự thụ phấn, ở F1 thu được 135 hoa Đỏ : 105 hoa trắng
1. Giải thik KQ. --> Đặc điểm dt màu sắc hoa của loài y ?
2. Hãy pb KG của ba thứ hoa trắng thuần chủng nói trên Cho cây hoa đỏ thứ 2 lai với ba cây hoa trắng t/c có KG khác nhau. XĐ KQ lai
 
H

hazamakuroo

ko ai vào thảo luận sao ?? Câu tiếp nè !!

BT1 : Chồng và vợ đều bị bạch tạng. Họ sinh ra 1 đứa con bình thường
mặc dầu, bạch tạng là tính trạng lặn. Hãy thử giải thích ??
Biết người vợ không ngoại tình .

BT2 : Một QT có cấu trúc :
0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa
a, Xđ CTDT sau 3 thế hệ tự phối ?
Giả sử sau 3 thế hệ tự phối. Toàn bộ KG đồng hợp lặn bị loại khỏi QT. Hãy xđ CTDT ở thế hệ thứ 5 ?
b, xđ CTDT CB của QT ngẫu phối ?
Nếu ở thế hệ 2. toàn bộ gtử đực a không tham gia thụ tinh. Hãy xđ trạng thái CB DT của QT sau đó.
 
C

canhcutndk16a.

BT1 : Chồng và vợ đều bị bạch tạng. Họ sinh ra 1 đứa con bình thường
mặc dầu, bạch tạng là tính trạng lặn. Hãy thử giải thích ??
Biết người vợ không ngoại tình
Làm sao để biết người vợ ko ngoại tình nhỉ =))
Đùa đấy, câu này có thể giải thích như sau:

Thông thường các bệnh di truyền xảy ra là do bị đột biến ở 1 gen tham gia vào chuỗi sinh hóa nào đó trong cơ thể. Tương tự như vậy có 1 sơ đồ sinh hóa hình thành melanin trong cơ thể nhưng đột biến ở 1 gen trong các gen tham gia vào chuỗi đều dẫn tới bệnh bạch tạng nên được gọi là bệnh đươn gen. Giả sử để hình thành melanin thì phải có 2 alen trội A và B, nhưng bố bị đột biến ở gen A nên kiểu gen là aaB-, còn mẹ bị đột biến ở gen B nên có kiểu gen A-bb => sinh con ra có thể mang kiểu gen A-B- có kiểu hình bình thường
BT2 : Một QT có cấu trúc :
0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa
a, Xđ CTDT sau 3 thế hệ tự phối ?
Giả sử sau 3 thế hệ tự phối. Toàn bộ KG đồng hợp lặn bị loại khỏi QT. Hãy xđ CTDT ở thế hệ thứ 5 ?
b, xđ CTDT CB của QT ngẫu phối ?
Nếu ở thế hệ 2. toàn bộ gtử đực a không tham gia thụ tinh. Hãy xđ trạng thái CB DT của QT sau đó
a/ sau 3 thế hệ tự phối: tỉ lệ KG A a: [TEX]\frac{0,4}{2^3}=0,05[/TEX]
[TEX](0,2+\frac{0,4-0,05}{2}) A A:0,05A a:(0,4+\frac{0,4-0,05}{2})aa[/TEX]

\Leftrightarrow[TEX]0,375 AA:0,05A a:0,575 aa[/TEX]
Giả sử sau 3 thế hệ tự phối. Toàn bộ KG đồng hợp lặn bị loại khỏi QT
\Rightarrow CTQT tham gia sinh sản ở F4: [TEX]\frac{0,375}{0,375+0,05}A A:\frac{0,05}{0,375+0,05} Aa[/TEX]

\Leftrightarrow[TEX]0,882A A:0,118A a[/TEX]

\Rightarrow F4: [TEX]0,9115AA: 0,059 A a:0,0295 aa[/TEX]
...
tương tự để tính F5
b/ Tính tần số alen, sau đó áp dụgn định luật H-V là ra;))
 
H

hazamakuroo

Thông thường các bệnh di truyền xảy ra là do bị đột biến ở 1 gen tham gia vào chuỗi sinh hóa nào đó trong cơ thể. Tương tự như vậy có 1 sơ đồ sinh hóa hình thành melanin trong cơ thể nhưng đột biến ở 1 gen trong các gen tham gia vào chuỗi đều dẫn tới bệnh bạch tạng nên được gọi là bệnh đươn gen. Giả sử để hình thành melanin thì phải có 2 alen trội A và B, nhưng bố bị đột biến ở gen A nên kiểu gen là aaB-, còn mẹ bị đột biến ở gen B nên có kiểu gen A-bb => sinh con ra có thể mang kiểu gen A-B- có kiểu hình bình thường

Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận.
Nhưng :
Bạn ơi bệnh bạch tạng do gen lặn quy định --> bố mẹ phải đồng hợp lặn thì mới biểu hiện bạch tạng chứ. cứ cho là phải có cả A , B thì mới Bình thường thì nếu chỉ có A hoặc B thôi thì cũng ko thể nói là bạch tạng được ..???

Bạn thảo luận nốt BT ở trên đi !! F1 đều có KG AaBb
 
H

hazamakuroo

Câu 1 : Cho 1 cá thể F1 thực hiện 3 phép lai:
- Với phép lai thứ nhất được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ
3 cây cao : 1 Cây thấp
- Với phép lai thứ hai được thế hệ lai PL tỉ lệ
3 Cây thấp : 1 Cây cao
- Với phép lai thứ ba được thế hệ lai PL theo tỉ lệ
37,5 % Cây cao : 62,5 Cây thấp
1. Hãy BL và viết SĐL
2. Cho F1 tự thụ phấn, sơ đồ lai viết ntn ?
Cho biết các gen trội trong KG đều có vai trò như nhau.

Xét phép lai 3 ta có tỉ lệ thu được là 3 cao : 5 thấp. F2 thu được 8 tổ hợp = 4 giao tử x 2 giao tử
=> 1 cây dị hợp 2 cặp gen cho 4 loại giao tử và 1 cây cho 2 loại giao tử.
=> tương tác gen
Quy ước: 2 alen trội là A, B và tương ứng là a, b
Nhưng ở đây ta chưa xác định được F1 là cây cho 4 loại giao tử hay 2 loại giao tử. Nên ta xét tiếp các phép lai còn lại.
2 phép lai còn lại đều cho 4 tổ hợp = 4 giao tử x 1 giao tử = 2 giao tử x 2 giao tử
=> F1 dị hợp 1 cặp gen hoặc 2 cặp gen
Nếu là 4 giao tử x 1 giao tử => F1 dị hợp 2 cặp gen
=> 2 cây số 1 và 2 cho 1 loại giao tử
trong tương tác, 4 giao tử x 1 giao tử mà cho ra tỉ lệ 3:1 thì cây cho 1 giao tử phải là aabb => cây số 1 và 2 giống nhau nhưng kết quả khác nhau
=> giả thuyết sai
=> F1 cho 2 loại giao tử
=> F1 là Aabb ( hoặc aaBb cũng đc vì vai trò như nhau, ở dây tui dùng Aabb )
=> cây số 3 là AaBb
=> tỉ lệ KH là 3A-B-:3A-bb:1aaB-:1aabb

*Nếu A-B- là cây cao => A-bb, aaB-, aabb là cây thấp => tương tác bổ sung
cây số 1 là AaBB
cây số 2 là aaBb

*Nếu A-bb là cây cao => A-B-, aaB-, aabb là cây thấp => tương tác át chế trội 2 tính trạng
cây số 1 là Aabb
cây số 2 là aaBb

SĐL tự viết

F1 tự thụ phấn có 2 trường hợp

TH1: tương tác bổ sung
thấp Aabb x thấp Aabb -----> 100% thấp (A-bb, aabb)

TH2: tương tác át chế trội 2 tính trạng
cao Aabb x cao Aabb -----> 3 cao : 1 thấp
 
C

canhcutndk16a.

Nhưng :
Bạn ơi bệnh bạch tạng do gen lặn quy định --> bố mẹ phải đồng hợp lặn thì mới biểu hiện bạch tạng chứ. cứ cho là phải có cả A , B thì mới Bình thường thì nếu chỉ có A hoặc B thôi thì cũng ko thể nói là bạch tạng được ..???
=.= đã bảo là do đột biến nên a--> A( ở bố ) và b--> B ( ở mẹ) \Rightarrow con sinh ra mang KG A-B- nên có KH bình thường thôi:|
 
H

hazamakuroo

Bạn phải tách ra 2 TH : !

Giải thích 1 :
ĐB ngược gen lặn thành gen trôi !
Bạch Tạng x Bạch Tạng
aa aa
Gp : A a
F1 : Aa ( Bình thường )
Giải thích 2 :
Tương tác gen ko alen !
QƯ : A-B- : Bình thường
còn lại đều bạch tạng
--> bạch tạng x bạch tạng
AAbb aaBB
Gp : Ab aB
F1 : AaBb ( Bình thường )
 
Top Bottom