Cực Trị Mạch Điện Xoay Chiều

M

mrchum

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có L = 0,4/pi (H) và điện trở thuần r, tụ C có điện dung C=[tex]\frac{5.10^-^4}{\pi}[/tex] Tần số của dòng điện là 50 Hz. Khi điều chỉnh R thì nhận thấy ứng với hai giá trị R1 = 6 và R2 = 15 thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch đều có giá trị 40 W. Điều chỉnh R đến giá trị nào để công suất tiêu thụ trên R cực đại, tính giá trị cực đại đó?
A. R = 10 ôm, P = 41 W. B. R = 10 ôm, P = 42 W.
C. R = 23,5 ôm, P = 22,4 W. D. R = 22,4 ôm, P = 25,3 W.

2)Đoạn mạch gồm biến trở R, cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 2/[tex]\pi[/tex] và tụ điện có điện dung C= [tex]10^-^4[/tex]/4[tex]\pi[/tex] mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi U. Điện áp hiệu dụng của đoạn R,L có giá trị không đổi khi R biến thiên. Giá trị của ω là :
A. 50π (rad/s). B. 60π (rad/s). C. 80π (rad/s). D. 100π (rad/s).

3)Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM có điện trở thuần R = 100 (ôm) mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB chỉ có cuộn thuần cảm với độ tự cảm thay đổi được. Đặt điện áp u=100[tex]\sqrt{2[/tex]cos([tex]\pi[/tex]t + [tex]\pi[/tex]/4) vào hai đầu đoạn mạch AB. Điều chỉnh L để UL max, khi đó u AM = 100[tex]\sqrt{2[/tex]([tex]\pi[/tex]t + φ) V . Giá trị của C và φ là :
A.C=(10^-4)/pi ; φ = -pi/4
B.C=(10^-4)/2pi; φ=pi
C.C=(10^-4)/2pi; φ= -pi/4
D. C=(10^-4)/pi; φ=pi
 
Last edited by a moderator:
P

pe_kho_12412

1) Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có L = 0,4/pi (H) và điện trở thuần r, tụ C có điện dung C=[tex]\frac{5.10^-^4}{\pi}[/tex] Tần số của dòng điện là 50 Hz. Khi điều chỉnh R thì nhận thấy ứng với hai giá trị R1 = 6 và R2 = 15 thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch đều có giá trị 40 W. Điều chỉnh R đến giá trị nào để công suất tiêu thụ trên R cực đại, tính giá trị cực đại đó?
A. R = 10 ôm, P = 41 W. B. R = 10 ôm, P = 42 W.
C. R = 23,5 ôm, P = 22,4 W. D. R = 22,4 ôm, P = 25,3 W.

bài này bạn chỉ cần áp dụng ct : [TEX]R^2 = R_1 . R_2[/TEX] nhưng tớ thấy số đây sao ý :|
 
L

lehuong611

câu 1:
ta có: [TEX]P=I^2(R+r)=\frac{U^2(R+r)}{(R+r)^2+(Z_L-Z_C)^2}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow[/TEX][TEX]P(R+r)^2 - U^2(R+r)-P(Z_L-Z_C)^2=0[/TEX]
theo viet:
[TEX](R_1+r)+(R_2+r)=\frac{U^2}{P}[/TEX]
và [TEX](R_1+r)(R_2+r)=(Z_L-Z_C)^2 [/TEX] \Rightarrowr=10 ,[TEX]U^2=1640[/TEX]

Mà [TEX]P_{max}\Leftrightarrow R+r=Z_L-Z_C=20[/TEX] \Rightarrow[TEX]R=10[/TEX]
[TEX]P_{max}=41[/TEX]------->A

câu 2:
[TEX]U_{RL}=\frac{U.\sqrt{R^2+Z_L^2}}{\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}}[/TEX]
[TEX]U_{RL}[/TEX] không phụ thuộc R thì [TEX]Z_L=Z_C-Z_L\Leftrightarrow2Z_L=Z_C\Rightarrow\omega [/TEX]

câu 3:
bạn vẽ giản đồ vecto chung gốc, khi L thay đổi [TEX]U_L[/TEX]max thì [TEX]u_{AM} \perp u_{AB}[/TEX] \Rightarrow [TEX]\varphi =-45[/TEX] ,[TEX]Z_C=R[/TEX]


mấy dạng này đều có trong quyển cẩm nang của Nguyễn Anh Vinh , bạn tìm đọc nhé
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom