Cử nhân Đại học ôm bằng đỏ ngậm ngùi đi học nghề

S

senvang24

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sau bốn năm đại học, không định hướng, chán nản vì tình trạng thất nghiệp, một số sinh viên lại tiếp tục thi vào các ngành hot khác mong “đổi phận” hay học lên cao để tránh “cơn bão” thất nghiệp. Thậm chí, có cử nhân quay lại học trung cấp nghề điện, cơ khí, dược… chỉ để mong có việc tạm thời. Một số lại bắt đầu lại ước mơ, tìm học trung cấp sư phạm mầm non, trung cấp nấu ăn, du lịch …

Ôm bằng đỏ, ngơ ngác vào đờiSinh viên tốt nghiệp đồng nghĩa với việc họ sẽ không còn sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình mà phải tự lập trong cuộc sống. Do không được trang bị đầy đủ các kĩ năng, vấn đề xin việc làm đã khiến không ít các bạn trẻ cảm thấy hoang mang, ngỡ ngàng.

M. Hà (SN 1989, Cựu sinh viên báo chí) cho biết, có tấm bằng trong tay nên cô đã rất tự tin khi đi xin việc. Nhưng sau hai tháng thử việc ở một toà soạn báo, Hà đã phải ra đi. Nhà tuyển dụng đã gạt tấm bằng của Hà sang một bên và khẳng định “Bạn có thể tốt nghiệp trung bình chúng tôi vẫn sẽ chấp nhận miễn là bạn làm được việc nhưng ngược lại, chúng tôi phải dành cơ hội cho người khác”.
Hà cho biết, ở trường đại học, bạn được học lý thuyết rất nhiều. Trong khi đó, để áp dụng những kiến thức lý thuyết vào công việc sẽ làm không hề đơn giản. Trong khi đó, kinh nghiệm thực tế của Hà lại rất hạn chế, thời sinh viên khi các bạn khác xông xáo đi viết tin bài cộng tác cho các báo Hà lại chần chừ, ngần ngại với tâm lý “cứ học tốt đi đã, công việc thì tính sau”. Chính điều này đã khiến cô lúng túng khi đi phỏng vấn để viết bài, xử lý thông tin…trong hai tháng thử việc.
Chán nản với tình trạng chờ việc, Hà đã phải đồng ý khi bố cô ngỏ ý xin cho Hà đi học trung cấp dược. Sau khi học xong, gia đình cũng sẽ lo cho cô mở một quầy bán thuốc ngay gần nhà.

mh_thatnghiep-c90e4.jpg

Trước khi tốt nghiệp, sinh viên cần được trang bị những kỹ năng mềm cần thiết
(Ảnh minh họa. Nguồn: Bưu điện Việt Nam)​

Hậu quả
Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” là do không định hướng rõ ràng cho học sinh ngay từ ghế nhà trường phổ thông. Những tân cử nhân tràn đầy hoài bão đến khi tốt nghiệp, họ mới ngỡ ngàng và không khỏi bị “khớp” với thực tế. Áp lực của cơm áo gạo tiền đã buộc họ phải chọn con đường làm thợ để tồn tại.
GS Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam cho biết trên báo Tuổi trẻ: “Tôi cho rằng việc cử nhân buộc phải quay lại học nghề là một sự lãng phí lớn của xã hội. Bởi người học đã đầu tư học hết đại học, tốn tiền của, thời gian và những điều khác nữa về đào tạo”.
Nhiều chuyên gia cũng nhận định, điều này đã làm cho nền kinh tế không có đủ nhân lực có chất lượng, có đam mê, nhiệt huyết với nghề, ngoài ra, nguồn lực to lớn về tiền bạc, thời gian, sức lực bị tiêu phí. Hơn thế nữa, sự không thành công của nhiều cá nhân trong công việc và cuộc sống do định hướng nghề không đúng có thể dẫn đến nhiều vấn đề xã hội.

(Tổng hợp)
 
Top Bottom