Cứ gặp dạng này là mình rối tung cả lên !

T

thancongvu2006

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Không hiểu sao mình vẫn biết là dạng này ko khó , sử dụng bảo toàn KL là ra , nhưng lại rối nên giải lâu ra đáp án. Ví dụ :
1.Cho hh Ankin X và H2 tỉ khối hơi với H2=4,5, sau đó nung nóng (xúc tác) . Sau khi các pu xảy ra hoàn toàn thu đc 1hh có tỉ khối hơi với H2=3,6 .Tìm CTPT của X.

p/s: bạn nào giải xong rồi cho mình bài giải chi tiết nha. Thêm mấy bài tập và bài giải của một vài ví dụ tương tự phần : cracking và đề Hidro : tìm CTPT , xác định Hiệu suất ,...
Cám ơn các bạn hm nhiều lắm !
 
P

philong113911

Bạn à ! bạn xem đề kĩ chưa, chứ mình thấy nó có vấn đề đó. Để tôi nêu ra cái kì đó:
Giả sử ban đầu có 1mol, thì hh có khối lượng là 9.1=9g, khi tham gia pứ cộng H2 vào liên kết pi của ankin thì số mol của hh phải giảm xuống. Giả sử hh sau còn lại x mol (x<1), ta có : 1.9=x.7,2 => x= 1,25 (vô lí) , số mol này nó chỉ phù hợp ở bài toán cracking thôi. Đề muốn đúng thì phải đổi ngược dữ kiện lại , có nghĩa là d1 = 3,6 ; d2 = 4,5 thì mới có thể giải ra n = 4.
 
S

susuriyuyuki

à, dạng này bạn chỉ cần đặt số mol ankin(anken) là x, số mol H2 là y:
Xét trường hợp H2 dư -> số mol hổn hợp sau là : Ankin = x, H2=y-x
Vì m(sau)=m(trước) nên M(trước).(x+y)=M(sau).y ( nếu ko thỏa thì xét lại số mol H2 hết)
Sau đó bạn dùng phương pháp đường chéo ( Làm ngược lại ), có tỉ lệ số mol, M(H2) và M trung bình rồi suy ra được M ankin

Hồi trước mình cũng từng làm theo cách dùng công thức trung bình để tính nhưng "ta" đã có "đường chéo" rồi sao lại ko dùng ? Thế là tự nghĩ ra cách này ;]], tuy chưa thấy ai giải cách này bao giờ
 
P

philong113911

Cách làm này không phải là sai nhưng dài dòng quá chưa hiểu hết ý tác giả muốn gửi tới người làm, chỉ cần nhìn sơ là ta biết H2 còn hay hết rồi, thi trắc nghiệm chứ đâu phải là làm tự luận đâu mà chia trường hợp này trường hợp nọ hả bạn ?
 
Top Bottom