Sử 12 CTTG thứ 2

M

minhtuan_94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:nêu những sự kiện tiêu biểu phản ánh sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 2:Trình bày sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 3:Nét nổi bật về tình hình kinh tế,chính trị và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000.
 
N

ninhcb01

Câu 1:nêu những sự kiện tiêu biểu phản ánh sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 2:Trình bày sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 3:Nét nổi bật về tình hình kinh tế,chính trị và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000.

Câu 3 chẳng có trong SGK hết rồi à bạn, trang 17 ấy :-?
 
G

girlhansome

theo mình câu 1 gồm các ý như sau :
*hình thành trật tự thế giới hai cực Ianta:(hội nghị Ianta , họp tại Ianta ở liên xô từ 4 đến 12/2/1945)trong đó đã thỏa thuận:
-liên Xô tham chiến với nhật sau khi chiến tranh châu âu kết thúc
-thành lập liên hợp quốc
-phân chia đóng quân và phạm vi ảnh hưởng ở châu âu, châu á
*thành lập liên hợp quốc:
-vai trò :duy trì hòa bình và an ninh thế giới , trong quan hệ quốc tế - thúc đẩy hợp tác , hữu nghị pt về kinh tế , khoa học , giáo dục, y tế......vv...
=> tuy nhiên trên thực tế , do tương quan lực lượng , cơ chế tổ chức mà nhiều vấn đề do LHQ quyết định trong 1 thời gian dài(quyền phủ quyết của các thành viên hội đồng bảo an) bị Mĩ chi phối , LHQ đã thông qua nhữn quyết định sai trái (tham chiến ở triều tiên , chống việt nam , vấn đề ở Irăc', nam tư gần đây.v.v..............)
-phong trào hòa bình thế giới pt mạnh , lm thất bại các kế hoạch gây chiến của các đế quốc , như đòi cấm vũ khí nguyên tử(1950), đòi kí hiệp ước hòa bình giữa các cường quốc (1951).
*chiến tranh lạnh :
-hậu quả của chiến tranh lạnh đối với thế giới _ chạy đua vũ trang, đặt loài người trc' nguy cơ chiến tranh hạt nhân, quan hệ quốc tế căng thẳng, đối đầu , đs nhân dân gặp nhiều khó khăn ; chiến tranh-xung đột diễn ra ở khắp mọi nơi , mọi lúc.
 
I

ilovemyfriendforever

theo mình câu 1 gồm các ý như sau :
*hình thành trật tự thế giới hai cực Ianta:(hội nghị Ianta , họp tại Ianta ở liên xô từ 4 đến 12/2/1945)trong đó đã thỏa thuận:
-liên Xô tham chiến với nhật sau khi chiến tranh châu âu kết thúc
-thành lập liên hợp quốc
-phân chia đóng quân và phạm vi ảnh hưởng ở châu âu, châu á
*thành lập liên hợp quốc:
-vai trò :duy trì hòa bình và an ninh thế giới , trong quan hệ quốc tế - thúc đẩy hợp tác , hữu nghị pt về kinh tế , khoa học , giáo dục, y tế......vv...
=> tuy nhiên trên thực tế , do tương quan lực lượng , cơ chế tổ chức mà nhiều vấn đề do LHQ quyết định trong 1 thời gian dài(quyền phủ quyết của các thành viên hội đồng bảo an) bị Mĩ chi phối , LHQ đã thông qua nhữn quyết định sai trái (tham chiến ở triều tiên , chống việt nam , vấn đề ở Irăc', nam tư gần đây.v.v..............)
-phong trào hòa bình thế giới pt mạnh , lm thất bại các kế hoạch gây chiến của các đế quốc , như đòi cấm vũ khí nguyên tử(1950), đòi kí hiệp ước hòa bình giữa các cường quốc (1951).
*chiến tranh lạnh :
-hậu quả của chiến tranh lạnh đối với thế giới _ chạy đua vũ trang, đặt loài người trc' nguy cơ chiến tranh hạt nhân, quan hệ quốc tế căng thẳng, đối đầu , đs nhân dân gặp nhiều khó khăn ; chiến tranh-xung đột diễn ra ở khắp mọi nơi , mọi lúc.

Bạn chú ý nhé,khi trả lời nên trả lời vào trọng tâm câu hỏi.Chiến tranh lạnh chỉ góp phần vào sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta,chứ không góp phần hình thành trật tự này.

Còn về sự hình thành trật từ hai cực Ianta có nhữg ý sau:
-Hội nghị Ianta(từ 4->11/2/45) :Hoàn cảnh-nội dung-KQ và ý nghĩa của hội nghị.Chú ý:Nhữg thoả thuận-quyết định của hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới-Trật tự hai cực Ianta.
-Trật tự hai cực Ianta được hình thành từng bước thông qua các hội nghí au:
+,Hội nghị Xan-Phran-xi-xcô(Mỹ) từ 15/4->26/6/45(Hội nghị thành lập Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hoà bình-an ninh TG và duy trì một trật tự TG mới sau chiến tranh).
+,Hội nghị Pôt-xđam(Hội nghị Tam cường giữa 3 nước Liên Xô-Mỹ-Anh) họp từ 17/7->2/8/45.
+,Hội nghị đại biểu của 21 nước thắng trận họp tại Pari(2/47) bắt các nước Đminh Phát XÍt ký Hoà ước quy định biên giới lãnh thổ,bồi thường chiến phí…
->như vậy,từ 2/45 đến 2/47,các nước thắng trận trong CTTG 2(chủ yếu là LX-Mỹ) đã thoả thuận phân chia phạm vi đóng quân và khu vực ảnh hưởng,nhằm hình thành nên 1 trật tự TG mới,trật tự hai cực Ianta.

Đây chỉ là dàn ý cơ bản,để làm thành bài hoàn chỉh,mọi người cần làm rõ 4 hội nghị nêu trên.


Câu 2 ở diễn đàn có rồi,bạn coi thử nhé.

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=113329
 
Last edited by a moderator:
L

linh030294

Câu 3:Nét nổi bật về tình hình kinh tế,chính trị và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000.

(*) Trả lời :
Những nét chính về Liên Bang Nga ( 1991 - 2000 ):
Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô nghĩa là được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
* Kinh tế:
Từ 1992, Chính phủ Nga đề ra cương lĩnh tư nhân hóa nền kinh tế nước Nga, cố gắng đưa đất nước đi vào kinh tế thị trường. Nhưng việc tư nhân hóa ồ ạt càng làm cho kinh tế rồi loạn hơn:
- Sản xuất công nghiệp năm 1992 giảm xuống còn 20 %.
- Mức lương trung bình của công nhân viên chức thấp hơn người Mĩ 25 lần.
- Một tầng lớp tư sản mới khá đông đảo hình thành trong xã họi Nga.
- Từ năm 1990 đến 1995 tốc đọ tăng trưởng GDP luôn luôn là số âm: năm 1990 là - 3,6 %, năm 1995 là - 4,1 %.
- Năm 1997, nền kinh tế dần dần được hồi phục, tốc độ tăng trưởng đã tăng lên 0,5 % và năm 2000 là 9 %.
* Chính trị:
- Sau một thời gian đấu tranh gay gắt giữa các đảng phái, tháng 12 - 1993 bản Hiến pháp của Liên bang Nga được ban hành:
+ Tổng thống do dân trực tiếp bầu là người đứng đầu nhà nước, là người điều hành chung mọi hoạt động của tất cả các cơ quan chính quyền.
+ Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, thực thi chức năng của cơ quan hành pháp.
+ Hệ thống lập phát gồm hai viện là Hội đồng Liên bang ( Thượng viện ) và Đuma Quốc gia ( Hạ viện ).
+ Hệ thống tư pháp gồm Tòa án Hiến pháp và Tòa án tối cao.
- Thời Tổng thống En-xin ( 1992 - 1999 ):
+ Về đối nội:
Đối mặt với hai thách thức lớn:
• Tình trạng không ổn định về chính trị do sự tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn tài chính - chính trị và do đòi hỏi dân chủ hóa của nhân dân.
• Những cuộc xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai của vùng Tréc-xni-a. Những lực lượng li khai đã tiến hành nhiều vụ khủng bố nghiêm trọng, gây nên nhiều tổn thất nặng nề.
+ Về đối ngoại:
Trong những năm 1992 - 1993, Nga theo đuổi chính sách định hướng Đại Tây Dương, ngả về các cường quốc phương Tây với hi vọng giành được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế. Nhưng sau hai năm, nước Nga chỉ nhận được những khoản tín dụng và viện trợ tài chính rất ít ỏi. Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách định hướng Âu - á, trong khi vẫn tranh thủ phương Tây phải khôi phục và phát triển quan hệ với các nước trong khu vực Châu Á ( các nước SNG, Trung Quốc, ấn Độ, các nước ASEAN,... ).
- Thời Tổng thống Pu-tin ( 2000 - ... ):
+ Từ đầu năm 2000, chính phủ của Tổng thống Pu-tin cố gắng phát triển kinh tế, củng cố nhà nước pháp quyền, ổn đinh tình hình xã hội và nâng cao vị thế quốc tế của nước Nga.
+ Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt nhưng nước Nga vẫn phải đương đầu với xu hướng li khai và nạn khủng bố ngày càng nghiêm trọng, phải tiếp tục duy trì và nâng cao địa vị của nước Nga - một cường quốc Âu - Á.
 
Top Bottom