Sử Công xã Paris (La Commune de Paris)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tác giả: Thái Minh Quân

a. Nguyên nhân bùng nổ và sự thành lập nhà nước Công xã Paris
+ Nguyên nhân:
- Giữa những năm 60 cuả thế kỷ XIX, đế chế II của Napoleon III khủng hoảng, nông dân lâm vào tình cảnh đói kém, công nhân thất nghiệp, phong trào đấu tranh của quần chúng diễn ra mạnh mẽ.
- Napoleon III gấy chiến tranh với Phổ năm 1870 – 1871 nhằm gia tăng áp lực với các cuộc đấu tranh trong nước.
+ Diễn biến:
- Đế chế II sụp đổ, giai cấp tư sản Pháp tiến tới thành lập Chính phủ Vệ quốc (4/9/1871). Khi quân Phổ tấn công Paris, chính phủ này ký hiệp ước đầu hàng (28/1/1871), với mục đích mượn tay Phổ vào để đàn áp cách mạng trong nước.
- Trước tình hình thù trong giặc ngoài, quần chúng Paris tràn vào thủ đô, lật đổ chính phủ hiện hành và thiết lập nền cộng hòa (18/3/1871). 8 ngày sau, vào ngày 26/3/1871 Ủy ban Trung ương thành lập Hội đồng Công xã Paris, với khoảng 70 – 80% công nhân tham gia chính quyền mới, còn lại là nông dân và tư sản, tiểu chủ và Hội đồng này là cơ quan cấp cao của cả nước. Ba ngày sau, Hội đồng này lập ra 10 Ủy ban giúp việc cho Hội đồng. Các ủy ban này có 5 – 8 thành viên, đứng đầu là Chủ tịch chỉ chịu trách nhiệm trước Hội đồng Công xã. Ngoài ra, Hội đồng thành lập các tòa án cách mạng, công bố bản tuyên ngôn – được xem như văn bản pháp luật đầu tiên của nhà nước vô sản đầu tiên.
b. Tổ chức Bộ máy nhà nước Công xã Paris
Sau thắng lợi của cuộc cách mạng 26/3/1871, Ủy ban trung ương quân sự Paris (thành lập ngày 18/3) quyết định thành lập Hội đồng Công xã, bầu cử người vào nắm các chức vụ trong Hội đồng theo nguyên tắc phổ thong đầu phiếu. Kết quả, nhân dân bầu được 85 người vào Hội đồng, trong đó có 25 người đại diện cho tư sản, 30 người đại diện Quốc tế Cộng sản, 15 người thuộc giai cấp tư sản không tham gia Công xã. Số còn lại là trí thức tiểu tư sản. Hội đồng Công xã có thể bị nhân dân bãi miễn nếu không được tín nhiệ,. Hội đồng Công xã là cơ quan tối cao, các cơ quan khác chỉ chịu trách nhiệm trước Hội đồng này.
Ngày 29/3, Hội đồng Công xã cử ra 10 Ủy ban của mình để giúp việc cho Hội đồng gồm Ủy ban hành pháp, ủy ban Tài chính, Ủy ban Quân sự, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban An ninh. Ủy ban Lương thực, Ủy ban Lao động, Ủy ban giáo dục, Ủy ban Ngoại giao, Ủy ban Công – thương nghiệp. Các ủy ban này có 5 – 8 thành viên, đứng đầu là Chủ tịch chỉ chịu trách nhiệm trước Hội đồng Công xã. Ngoài ra, Hội đồng còn thành lập các tòa án cách mạng để trấn áp các lực lượng phản cách mạng, thành lập nhiều tổ chức quần chúng như Công đoàn, Hội phụ nữ làm chỗ dựa cho Công xã.
Ngày 19/4, Hội đồng công bố bản tuyên ngôn đầu tiên, khẳng định Công xã là một nhà nước kiểu mới ở Pháp – nhà nước Cộng hòa kiểu lien kết các công xã tự do. Các công xã đều có quyền tự trị, có lực lượng vũ trang riêng. Nhưng đây cũng chính là nhược điểm của Công xã, vội thành lập chính quyền ngay trong khi chưa dẹp tan hoàn toàn lực lượng tư sản, tạo điều kiện cho nó nổi dậy, tổ chức lực lượng chống lại Công xã.
Về tổ chức bộ máy thì chúng tôi có nhận xét chung: mặc dù nhà nước tổ chức còn sơ sài, chưa phân định quyền lực của các ủy ban, nhưng nó đã đem lại nhiều quyền lợi lớn cho nhân dân.
c. Pháp luật của Công xã Paris
Sắc lệnh là hình thức chủ yếu của pháp luật nước Pháp thời Công xã Paris. Ngay sau khi thành lập các ủy ban, Hội đồng công xã đã ban bố sắc lệnh 29/3, tuyên bố chỉ có công xã mới có quyền ra các sắc lệnh. Sau đây là một số sắc lệnh quan trọng:
- Sắc lệnh ngày 3/4 khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước
+ Điều 1: Tách nhà thờ ra khỏi bộ máy nhà nước
+ Điều 2: Hủy bỏ ngân sách về tôn giáo
+ Điều 3: Những tài sản bất động sản được coi là tài sản quốc gia.
- Sắc lệnh ngày 15/4 giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn, mọi công việc đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân.
- Sắc lệnh ngày 27/4 cấm mọi hình thức cúp phạt công nhân, đặt ra quy định ngày làm 8 giờ.
Các sắc lệnh khác quy định giá bánh mỳ, giá thịt bò, thịt cừu để bình ổn giá cả.
Công nhân được rời bỏ những nhà hầm tối tăm đến ở các dinh thự của bọn quý tộc, tư sản đã bỏ trốn. mọi người được hưởng nền giáo dục không mất tiền…
Như vậy có thể nói, pháp luật của công xã đa phần là các sắc lệnh thể hiện tính chất của một nhà nước non trẻ, chưa ổn định. Điểm tiến bộ của các sắc lệnh là những điều lệnh của chúng đều mang lại lợi ích chính đáng cho người dân. Sự ra đời của Công xã Paris – một nhà nước vô sản mới, tiến bộ hơn so với tư sản – chứng tỏ một trật tự mới đã được xác lập, đem lại quyền lợi thiết thực cho nhân dân lao động; đồng thời sự ra đời này cũng thể hiện được mong mỏi, nguyện vọng của quần chúng nhân dân và bảo vệ người lao động. Pháp luật của Công xã có bản chất khác với pháp luật, đó là bản chất của nhà nước vô sản, thể hiện mong muốn xây dựng mô hình nhà nước mới phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân đó là tự do, hạnh phúc và bình đẳng trong làm việc, học tập và sinh hoạt cộng đồng.
d. Nguyên nhân thất bại và bài học lịch sử của Công xã Paris
+ Nguyên nhân thất bại:
- Chủ nghĩa tư bản còn mạnh, lực lượng đấu tranh của giai cấp công nhân trên thế giới chưa trở thành mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa tư bản.
- Lực lượng cách mạng trì hoãn việc tấn công quân chính phủ ở Versailles nên chúng có thời gian tập hợp lực lượng chống lại Công xã.
- Không tịch thu các ngân hang Paris trong lúc công xã đang rất cần tiền, không kịp thời chống bọn phản động ở Paris.
- Chưa chú trọng đến việc huấn luyện, trang bại cho lực lượng vũ trang.
- Chưa có sự liên minh mạnh mẽ với giai cấp nông dân.
+ Bài học lịch sử:
- Công xã Paris là hiện thực đầu tiên của chuyên chính vô sản, là hình thức chủ yếu đầu tiên của nhà nước vô sản. Nền chuyên chính được thiết lập tuy chưa đầy đủ và hoàn thiện nhưng khác hẳn về chất so với nhà nước tư sản.
- Xây dựng một loạt hệ thống các sắc lệnh tiến bộ bảo vệ quyền lợi của quần chúng lao động.
- Cho thấy sự cần thiết phải thành lập một chính đảng tiên phong của giai cấp công nhân.
- Bài học sâu sắc về việc giai cấp vô sản đã nắm chính quyền thì phải đập tan bộ máy nhà nước cũ, sau đó mới xây dựng nhà nước mới.
- Bài học sâu sắc về giữ chính quyền: giành được chính quyền đã khó, nhưng giữ vững chính quyền còn khó hơn gấp nhiều lần. Đồng thời, để củng cố chính quyền cần mở rộng dân chủ, lien hệ mật thiết giữa chính quyền và nhân dân, tăng cường khối liên minh công nông.
- Ngoài ra, sự thất bại của công xã để lại nhiều bài học quý về nắm thời cơ, chiến lược, sách lược.

Tài liệu tham khảo:
1. Lịch sử thế giới cận đại của Vũ Dương Ninh
2. Một số tài liệu rải rác trên mạng
 
Top Bottom