Công nghệ Công nghệ 7 - Độ phì nhiêu của đất

hongoanhphan75

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng chín 2017
14
2
16
19
Thừa Thiên Huế
Last edited by a moderator:

Nhị Tiếu Khuynh Quốc

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười 2017
184
115
44
22
Thái Nguyên
Nguyên nhân thoái hoá đất có thể được chia thành 3 loại: tự nhiên, trực tiếp và cơ bản. Các nguyên nhân tự nhiên là những điều kiện môi trường tự nhiên dẫn đến tình trạng thoái hoá đất đai cao. Các nguyên nhân trực tiếp bao gồm việc sử dụng đất đai không hợplý và thực tiễn quản lý đất đai không phù hợp. Các nguyên nhân cơ bản là những lý do tại sao các cách sử dụng và quản lý đất đai không thích hợp mà vẫn được thực hiện.
a. Nguyên nhân thoái hoá đất tự nhiênCác nguyên nhân gây thoái hoá đất tự nhiên bao gồm:
* Đối với xói mòn do nước:

+ Mưa rào với cường độ cao.
+ Độ dốc cao ở đất vùng đồi, núi.
+ Các đất có tính chống chịu kém đối với xói mòn do nước (ví dụ các đất nghèo sét,thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn thấp).* Đối với xói mòn do gió:
+ Khí hậu bán khô hạn đến khô hạn;
+ Các đất có tính chống chịu kém đối với xói mòn do gió (ví dụ đất cát).
+ Lớp phủ thực vật tự nhiên thưa.
* Đối với sự suy giảm độ phì nhiêu của đất:
+ Sự rửa trôi mạnh trong điều kiện khí hậu ẩm ướt;
+ Các đất có độ chua cao và/hoặc có độ phì nhiêu tự nhiên thấp.
* Đối với sự hạ thấp của mực nước: Khí hậu vùng bán khô hạn đến khô hạn có tốcđộ phục hồi nước ngầm chậm.
b. Các nguyên nhân thoái hoá trực tiếp
+ Sự phá rừng: là một loại thoái hoá và cũng là một nguyên nhân chủ yếu của xói mòn do nước, đặc biệt trên các đất dốc của vùng khí hậu ẩm ướt. Nó cũng là nguyên nhân góp phần cho xói mòn do gió, sự suy giảm độ phì nhiêu.
+ Sự đốn chặt quá mức thảm thực vật: Người dân nông thôn thường đốn chặt các rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng cây bụi để lấy gỗ, củi đốt và nhiều sản phẩm rừng khác.Việc đốn chặt như vậy trở nên không thể chấp nhận được khi nó vượt quá tốc độ tái sinh tự nhiên của rừng. Sự làm kiệt quệ thảm cây lấy gỗ và cây bụi là một yếu tố chủ yếu dẫn đếnsự xói mòn do nước và xói mòn do gió.
+ Luân canh cây trồng không có thời gian bỏ hoá thích hợp: Trước đây, mật độ dânsố thấp cho phép thời gian bỏ hoang cho cây rừng đủ dài để hồi phục lại các đặc tính của đất. Ngày nay, gia tăng dân số và thời gian bỏ hoá buộc phải co ngắn lại đã làm cho đất trởnên không bền vững.
+ Mở rộng canh tác trên các đất có khả năng thoái hoá tự nhiên (hoặc thoái hoá tiềmtàng) cao. Sự tăng dân số đã dẫn đến việc sử dụng rộng rãi các đất có nguy cơ bị thoai hoácao. Những loại đất này đòi hỏi phải được quản lý ở trình độ cao, nhưng đáng tiếc, hiện naynhững loại đất này thườg được những nông dân nghèo khổ khai thác sử dụng.
+ Sự luân phiên cây trồng không thích hợp: Do kết quả của sự tăng dân số, thiếu đấtđai và áp lực kinh tế, những người nông dân ở một số vùng đã áp dụng luân phiên cây trồngcao độ giữa các cây trồng. Điều này là nguyên nhân góp phần làm suy giảm độ phì nhiêucủa đất.
+ Việc sử dụng phân bón không cân đối. Ví dụ khi sử dụng nhiều phân đạm, trongmột thời gian ngắn giúp cây sinh trưởng nhanh và tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên dochỉ tăng lượng phân đạm nên tỷ lệ của N và P cũng như tỷ lệ giữa N với các chất dinhdưỡng khác sẽ tăng lên. Khi đó trong đất sẽ xuất hiện sự thiếu hụt P và các chất dinh dưỡngkhác như S, Zn...
+ Các vấn đề phát sinh do kế hoạch và quản lý kênh tưới: sử dụng nước tưới khôngđúng sẽ ảnh hưởng tới mực nước ngầm (sử dụng quá nhiều nước tưới làm hạ thấp mựcnước ngầm), chất lượng nước ảnh hưởng tới tính chất của đất (nước chứa muối làm đất bịmặn hoá, nước tưới chứa nhiều Na làm đất dễ bị mặn kiềm hoá…)
c. Các nguyên nhân thoái hoá cơ bản
+ Thiếu đất đai: Do đất đai là một tài nguyên hạn chế nên dễ nhận thấy sự thiếu đấtđai, đặc biệt trong thời gian gần đây ảnh hưởng của sự thiếu đất đai càng rõ. Trước đây,thiếu lương thực và đói nghèo có thể chuyển đổi bằng cách khai thác những vùng đất đaimới, chưa sử dụng để canh tác. Hiện nay sự tăng dân số ở các vùng nông thôn đã dẫn đếnlàm giảm diện tích đất nông nghiệp trên một đầu người ở nhiều nước, đặc biệt các nước ởvùng khí hậu ẩm ướt của châu Á.
+ Sự chiếm hữu đất đai: Sự thuê đất và quyền sử dụng không hạn chế đất đai. Nhữngngười nông dân sẽ không tự nguyện đầu tư vào các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đấtđai nếu như quyền sử dụng nguồn tài nguyên này trong tương lai của họ không được bảođảm. Có hai loại quyền sở hữu dẫn đến tình trạng này đó là sự thuê đất và quyền sử dụngkhông hạn chế đất đai. Những người chủ đất hiện nay thường ở các thành phố, còn đất đai thì được trồng trọt bởi những người thuê đất. Tuy nhiên, việc thuê đất như vậy khôngkhuyến khích duy trì đất đai lâu dài, mà chủ yếu là quan tâm cho thu hoạch trước mắt.
+ Sự nghèo nàn: Sự nghèo đói dẫn đến sự thoái hoá đất đai, một thực tế hầu nhưđược khẳng định chắc chắn rằng những người nông dân khá giả hơn duy trì đất của họ tốthơn những nông dân nghèo
.+ Sự tăng dân số: Cùng với sự thiếu hụt về đất đai, nguyên nhân cơ bản thứ hai củasự thoái hoá là sự tăng liên tục của dân số nông nghiệp ở nông thôn


nguuồn:gg
 
  • Like
Reactions: hongoanhphan75
Top Bottom