Công lập-lựa chọn tốt nhất???

M

mungaaa

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong số hơn 50 ngàn thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2011- 2012 tại TP.HCM, chỉ gần 35.000 em được học lớp 10 công lập. Số còn lại sẽ có lựa chọn khác để học phổ thông. :)
Trong hệ thống trường lớp năm học 2011- 2012 do Sở GD- ĐT công bố có hơn 60 trường dân lập, tư thục thực hiện tuyển sinh lớp 10.



Có trường tuyển đầu vào với điều kiện vào khá gắt gao. Chẳng hạn như trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký, thời gian tuyển sinh là 2 tháng, bắt đầu từ ngày 30-5 đến 30-7 và tuyển những HS hạnh kiểm khá, học lực cuối năm lớp 9 từ khá trở lên, điểm trung bình môn văn, tiếng Anh từ 6,5 trở lên và toán từ 7 trở lên. Chi phí cho mỗi tháng học tập tại trường, nếu học bán trú bao gồm các khoản học phí, phí bán trú, phí tăng cường tiếng Anh là 3,4 triệu đồng/tháng/ HS. Nếu học nội trú, tổng cộng gần 9 triệu đồng/tháng/HS.
Trường THPT dân lập Nguyễn Khuyến chỉ tuyển những HS có điểm trung bình cả năm lớp 9 các môn toán, vật lý, hóa học, ngữ văn và tiếng Anh từ 7 điểm trở lên. Mức học phí được quy định, với bán trú là 3,7 triệu đồng/tháng/HS, nội trú là 6,6 triệu đồng/tháng/HS.
Những trường khác yêu cầu thấp hơn như trường THPT dân lập Trí Đức tuyển khoảng 400 HS có học lực trung bình trở lên với mức học phí từ 2 triệu đồng đến 4,2 triệu đồng/tháng/HS (bán trú hay nội trú).

nhưng tiền nào của đó!!!:)
các trường dân lập rẻ tiền thì chỉ chứa chấp các hs yếu, kém…..
còn các trường dạy theo lối kỉ luật,có tiếng thì giá cũng phải tương đương…..

các bạn hs chuẩn bị lên cấp 3 hay các bậc phụ huynh nên chọn lựa kĩ càng trước khi nộp đơn vào học….
không phải cứ vào công lập là tốt…..
vì: có thể lựa chọn khác cho
-học sinh miền Nam:
+Trường thcs và pt tư thuc nguyễn khuyến: có 2.720 thí sinh tham dự kì thi ĐH vừa qua và đã có 66 thí sinh đạt điểm từ 27.0 trở lên, chiếm 2,43%.
Ông Nguyễn Ngọc Phấn, phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết:
- Trường tôi năm rồi có khoảng 70% HS đậu vào các trường đại học, cao đẳng (bao gồm cả ĐHQG, ĐH dân lập...) và nằm trong top mười trường của TP có điểm thi đại học cao nhất.
Trường tôi có bốn cơ sở với bốn ban tuyển sinh khác nhau. Việc tuyển sinh nhìn chung là khó. Vòng sơ tuyển đầu tuyển qua học bạ với điểm trung bình các môn lớp 9 từ 7,0 trở lên, nhưng một số môn khác như toán, tiếng Anh... phải hơn 7. Cơ sở nào nằm ở khu vực ít HS có thể tuyển thấp điểm hơn một chút. Qui định điểm chung nhưng khi xét học bạ từng em, ban tuyển sinh còn chú ý nhiều yếu tố khác như lời phê của giáo viên... Còn nếu lấy chuẩn điểm thi lớp 10 thì năm nay chỉ tuyển trên 30 điểm.
Sau khi được tuyển, HS phải tham gia học hai tháng hè để xem có thích nghi được với môi trường học của trường hay không, trình độ có tương đương học bạ thể hiện hay không... Sau vài tuần học chúng tôi có thể xác định được sức học của các em. Những em học yếu chúng tôi trả về, số lượng này chiếm khoảng 5-10% tổng số được sơ tuyển lần đầu.
Quyết liệt
Thành công của chúng tôi là do cương quyết với các em, đáng phạt là phạt, đáng khen là khen. Cũng cần nhìn nhận trường tôi có tỉ lệ đậu đại học cao, một phần cũng nhờ học sinh các tỉnh lên. Chỉ riêng lớp 10, HS tỉnh chiếm khoảng 50% tổng số HS, đa số HS tỉnh học rất giỏi.
- Về chuyện học, với HS nội trú thì thường học đến 23g hoặc nhiều khi các em xin học đến 24g. Còn bán trú trường chỉ giữ lại đến 22g30. Nói cụ thể thế này, đáng lẽ HS bán trú học đến 16g tan học thì lớp 12 các em vẫn ở lại trường, chơi một chút rồi vào ăn chiều, và tiếp tục học từ 18g-22g30 như học thêm dạy thêm vậy thôi. Khả năng học của HS vô bờ bến, nếu biết động viên các em sẽ làm được nhiều chuyện. Qua thực tế cho thấy mô hình này rất có kết quả. Chúng tôi phải làm như vậy vì việc thi đại học ở ta là cuộc cạnh tranh quyết liệt, mười em thi hết tám em rớt.
Có người cho rằng việc tổ chức mỗi lớp một quản nhiệm hay truy bài cho HS là không sư phạm, làm mất tính tự giác của HS. Lúc đầu tôi cũng chỉ chọn những em không có khả năng đậu tú tài để truy bài, nhưng cái phụ huynh cần là đậu đại học chứ không phải tốt nghiệp phổ thông, con họ học được nhưng chưa chăm lắm, cần phải nhờ giáo viên giúp đỡ dò bài. Vì vậy chúng tôi thực hiện những điều này như giải pháp tình thế.
+ngoài ra còn 1 số các trường thpt có thành tích và hiệu quả tương tự như trường: tư thục Hồng Đức, THPT Thanh Bình, THPT Ngô Thời Nhiệm,…..
-học sinh miền Bắc:
+Trường ptdl Lương Thế Vinh:
GS Văn Như Cương (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh) cho rằng muốn thay đổi 1 cách toàn diện và căn bản thực chất cần phải tiến hành 1 cuộc cách mạng nhằm chấn hưng giáo dục. GS Cương cho biết: “Nghị quyết TƯ Đảng về đổi mới toàn diện nền giáo dục Việt Nam tôi cho là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng nó cần phải thực hiện như thế nào thì hiện nay tôi chưa thấy bắt đầu. Theo tôi thì trước tiên cần thành lập những ban bộ, đề ra bước đi cụ thể cho nền giáo dục, chứ cứ để mù mờ thế này thì tôi thấy rất lo lắng.”
GS Cương nhận định cái quan trọng nhất của phổ thông là xây dựng được một hệ thống, một cái khung hoàn chỉnh. Nghiên cứu đưa ra khung học cho chương trình học đến phổ thông cần thời gian bao lâu. 10 năm, 11 năm hay 12 năm là một vấn đề rất lớn. Nếu không hình thành được cái khung này thì sẽ khó định hướng, phân luồng học sinh.​
“Theo tôi chỉ cần học 11 năm rồi cấp bằng tốt nghiệp. Sau đó sẽ chọn lọc 30% đủ điều kiện theo học 1 năm dự bị đại học để đưa vào các trường đại học. Còn các em khác sẽ học các trường dạy nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Khi đó mới hình thành có một sự phân luồng người học rõ ràng.:)
+Các trường khác như:[FONT=&quot]Trường THPT Tư thục Bình Minh,[/FONT]Trường THPT Dân lập An Dương Vương,[FONT=&quot]Trường THPT DL Đoàn Thị Điểm,...[/FONT]
:eek:
chúc các bạn chọn lựa đúng đắn và thành công….​
sưu [FONT=&quot]t[/FONT][FONT=&quot]ậ[/FONT][FONT=&quot]p và góp ý:)[/FONT]​

 
Top Bottom