biểu tượng là Mặt Trăng vì nó có một dàn chiên gồm 12 chiếc, tượng trưng cho 12 tháng trong năm âm lịch (lịch Mặt trăng - nông lịch).
Người Giẻ cho rằng trống là Mặt trời; tính nam; cồng là Mặt trăng; tính nữ. Bất kể cồng chiêng và trống được gắn cho biểu tượng gì; ở đâu cũng ẩm giấu một quan niệm lưỡng hợp nguyên sơ về một quá trình sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp. Nếu bộ chiêng chỉ có ba chiếc thì thường đó là ba cái cồng (có núm). Âm thanh của chúng cách nhau một quãng năm và quãng bốn. Đó là những quãng cơ bản trong hệ âm thanh thiên nhiên.
Ở Việt Nam nhiều dân tộc dùng chiêng cồng. Nhưng không ở đâu cồng chiêng lại quán xuyến cuộc sống con người và đạt đến trình độ âm nhạc như cồng chiêng Tây Nguyên. Chính phẩm chất này đã khiến “văn hoá cồng chiêng” và “nghệ thuật âm nhạc cồng chiêng” trở thành một đặc điểm nổi bật của vùng văn hoá Tây Nguyê