Con lắc lò xo và dao động điện từ cần giải đáp

H

hatakekks

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
Con lắc lò xo có độ cứng k = 100N/m treo vật có khối lượng 250 g dao động điều hoà. Biết rằng trong quá trình dao động thời gian mà lò xo bị dãn trong một chu kỳ là [TEX]\frac{5\pi }{60}s[/TEX] . Lấy g=10m/s2, biên độ của dao động của vật là:
A.[TEX]A=5cm[/TEX]
B.[TEX]A=5\sqrt{3}cm[/TEX]
C.[TEX]A=\frac{5\sqrt{3}}{3}cm[/TEX]
D.[TEX]A=\frac{5\sqrt{3}}{2}cm[/TEX]


Câu 2:
Mạch LC đang dao động điện từ tự do. Khi hiệu điện thế giữa 2 đầu tụ là u1 = 4V thì cường độ dòng điện trong mạch là i1 = 2 mA. Khi hiệu hiện thế 2 đầu tụ là u2 = 2V thì cường độ dòng điện trong mạch là 4 mA. Giá trị cực đại của điện áp và dòng điện trong mạch là:
A. [TEX]2\sqrt{5}[/TEX] (V) và 2.10^-5 (A) .
B. [TEX]2\sqrt{5}[/TEX] (V) và [TEX]2\sqrt{5}[/TEX].10^-3 (A) .
C. 20(V) và [TEX]2\sqrt{5}[/TEX].10^-3 (A) .
D. 20(V) và 2.10-5 (A) .


Câu 3:
Xét hai mạch dao động điện từ lí tưởng. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là T2 = 4T1. Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Q0. Sau đó mỗi tụ điện phóng điện qua cuộn cảm của mạch. Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q (0 < q < Q0) thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ nhất và độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ hai là :
A.2.
B.4.
C.1/ 2.
D.1/ 4 .


Giải giúp mình mấy câu trên nhé!
 
N

newstarinsky

Câu 2

Công thức tính nè bạn

[TEX]U^_o=\frac{U^2_1.i^2_2-U^2_2.i^2_1}{i^2_2-i^2_1}=20[/TEX]

[TEX]\Rightarrow U_o=2\sqrt{5}(V)[/TEX]

Còn [TEX]I^_o=\frac{U^2_1.i^2_2-U^2_2.i^2_1}{U^2_1-U^2_2}=2.10^{-5}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow I_o=2.\sqrt{5}.10^{-3}(A)[/TEX]

Đáp án B
 
N

newstarinsky

câu 1

[TEX]\triangle l=\frac{m.g}{k}=2,5(cm)[/TEX]

Chu kì [TEX]T=\frac{\pi}{10}(s)[/TEX]

Thời gian lõ xo dãn là [TEX]\frac{5\pi}{60}=\frac{5T}{6}[/TEX]

Thời gian nén là [TEX]\frac{T}{6}\Rightarrow \varphi=\frac{\pi}{3}[/TEX]

Dựa vào đường tròn lượng giác thì ta có [TEX]A=\frac{2,5}{cos(\frac{\pi}{6})}=\frac{5}{\sqrt{3}}[/TEX]

Đáp án C
 
N

newstarinsky

câu 3

[TEX]T_2=4T_1\Rightarrow \omega_1=4.\omega_2[/TEX]

[TEX]I_{o1}=\omega_1.Q_o=4.\omega_2.Q_o[/TEX]


[TEX]I_{o2}=\omega_2.Q_o[/TEX]

[TEX]\frac{I_{o1}}{I_{o2}}=4[/TEX]

Lại có [TEX](\frac{q}{Q_o})^2+(\frac{i_1}{I_{o1}})^2=1(1)[/TEX]


[TEX](\frac{q}{Q_o})^2+(\frac{i_2}{I_{o2}})^2=1(2)[/TEX]

Lấy (2) trừ (1) ta được

[TEX](\frac{i_2}{I_{o2}})^2-(\frac{i_1}{I_{o1}})^2=0[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow (\frac{i_2}{I_{o2}})^2 -(\frac{i_1}{4.I_{o2}})^2=0[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \frac{i_1}{i_2}=4[/TEX]

Đáp án B

Thay số nhầm
 
Last edited by a moderator:
H

hatakekks

[TEX]T_2=4T_1\Rightarrow \omega_1=4.\omega_2[/TEX]

[TEX]I_{o1}=\omega_1.Q_o=4.\omega_2.Q_o[/TEX]


[TEX]I_{o2}=\omega_2.Q_o[/TEX]

[TEX]\frac{I_{o1}}{I_{o2}}=4[/TEX]

Lại có [TEX](\frac{q}{Q_o})^2+(\frac{i_1}{I_{o1}})^2=1(1)[/TEX]


[TEX](\frac{q}{Q_o})^2+(\frac{i_2}{I_{o2}})^2=1(2)[/TEX]

Lấy (2) trừ (1) ta được

[TEX](\frac{i_2}{I_{o2}})^2-(\frac{i_1}{I_{o1}})^2=0[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow (\frac{i_2}{I_{o2}})^2 -16(\frac{i_1}{I_{o2}})^2=0[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \frac{i_1}{i_2}=\frac{1}{4}[/TEX]

Đáp án D
Đáp án là 4 bơn ơi................................................ xem lại giùm mình cái
 
Top Bottom