[con lắc lò xo] sau t(s) vật cách VTCB 1 khoảng cũ thì đó là bao nhiêu chu kì?

N

noibuonkhongvoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cho mình hỏi nếu như sau 0.05s vật nặng của con lắc cách vị trí cân bằng một khoảng như cũ thì chu kì là bao nhiêu?

khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp vạt qua VTCB là 0.5s thì chu kì bằng bao nhiêu?

giúp mình với
 
T

tttctgvcvn

cho mình hỏi nếu như sau 0.05s vật nặng của con lắc cách vị trí cân bằng một khoảng như cũ thì chu kì là bao nhiêu?

khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp vạt qua VTCB là 0.5s thì chu kì bằng bao nhiêu?

giúp mình với

Bạn có thể nói pha ban đầu hay li độ của vật không? hay đề chỉ có thế này thôi bạn
 
N

noibuonkhongvoi

không. đây là 1 đoạn trong đề mình k hỉu nên hỏi. đề đầy đủ là.
một con lắc lò xo có k=50N/m dao động đh theo phương ngang. cứ sau 0.05s thì vật nặng của con lắc lại cách VTCB một khoảng như củ. hỏi khối lượng.
 
R

rabbit_mb2

Để sau 1 khoảng thời gian vật lại cách VTCB 1 khoảng như cũ thì vật phải ở VTB.
Khi đó [TEX]\frac{nT}{2}=0,05[/TEX] [TEX]\Leftrightarrow[/TEX] nT=0,1.
Nếu làm trắc nghiệm thì dựa vào các đáp án để chọn n
 
N

noibuonkhongvoi

nhưng đáp án lại lấy o,o5.4=0.2 . vậy chả lẽ 0,05s là thời gian đi từ VTCB đến biên à. vậy 0,05s tiếp theo nó sẽ từ biên đến VTCB vậy thì sao cách VTCB 1 khoảng như cũ dc. mình k hiểu chỗ này. MÌNh tưởng 0,05 là nó đi từ biên này đến biên kia chứ
 
D

ditgtf

Mình cũng nghĩ như bạn vậy. Nhưng đáp án lại ghi như bạn nói. Đó là câu dao động trong đề thi CĐ 2009 . 0,05s phải là thời gian đi từ biên dương tới biên âm hoặc ngược lại chứ? sao lại đi từ VTCB tới biên dc nhỉ? Bên cạnh đó 0,05 s mình nghĩ nó không nhất thiết là khoảng thời gian đi từ biên này tới biên kia mà mình nói là thời gian đi từ li độ x này tới li độ x kia cũng có sao đâu. Miễn nó thõa đk 0,05s là đc. ==> Câu này có vấn đề
Xét 1 câu khác trong đề thi ĐH 2009 .
Một con lac lo xo co m=50g . Con lắc dao động điều hoa theo một trục cố định nằm ngang vs phương trình x=Acos(omega x t) Cứ sau những khoảng thời gian 0,05s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lò xo của con lắc có độ cứng là:
==> Bài này đề cho rất cụ thể và hợp lí. Vì khi đó 0,05s thì mình phải hiểu chính xác là T/8+T/8=0,05 chứ không thể hiểu sai đc. Còn đv đề CĐ trên thì mình thật không thể nào hiểu . Mà cũng chẳng thấy ai khiếu nại hay thắc mắc gì nhỉ?
 
Top Bottom