con lắc đơn

H

hocmai.vatli

Chào em!
con lắc đơn khi bị chặn 1 bên và con lắc bị vướng đinh là như nhau em nhé. Cả 2 trường hợp này đều là con lắc dao động ở bên không bị chặn với chiều dài là l, và ở phía bên bị chặn (hay vướng đinh) thì dao động với chiều dài l' (l'<l)
Để tính được chu kỳ dao động của con lắc thì các em cần chú ý: ở nửa bên không vướng đinh con lắc dao động với chu kỳ [TEX]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}[/TEX]. Còn ở bên bị vướng đinh, con lắc dao động với chu kỳ [TEX]T'=2\pi \sqrt{\frac{l'}{g}}[/TEX]
Như vậy thời gian để con lắc dao động 1 nửa bên không vướng đinh là: T/2; và thời gian để con lắc dao động 1 nửa bên vướng đinh là T'/2
Như vậy thời gian dao động của con lắc trong 1 dao động trọn vẹn (chu kỳ) là: [TEX]\frac{T+T'}{2}[/TEX]
Chúc en học tốt!
 
Top Bottom