Không biết em đã nghe quá khái niệm gia tốc biểu kiến chưa nhỉ? Ví dụ lực điện hay lực nào đó làm tăng lực căng dây thì gia tốc biểu kiến = g + a với a là gia tốc do lực đó gây nên, còn nếu lực điện làm giảm lực căng dây thì gia tốc biểu kiến là g - a.
Chu kì thay vì tính theo g sẽ tính theo gia tốc biểu kiến.
Gọi cường độ điện trường là E. Trường hợp T2, vì chu kì tăng ---> lực căng giảm, lực điện trường hướng lên ---> q2 mang dấu âm.
Ta có gia tốc biểu kiến ở trường hợp này là: [TEX]a_2 = g + \frac{E.q_2}{m}[/TEX]
Chu kì dao động: [TEX]T_2 = 2\pi.\sqrt{\frac{L}{g-\frac{E.|q_2|}{m}}}[/TEX] (1)
Với trường hợp T1 giảm, ta cũng suy ra q1 dương và chu kì tính theo công thức: [TEX]T_1 = 2\pi.\sqrt{\frac{L}{g+\frac{E.q_1}{m}}}[/TEX] (2)
Chu kì dao động khi con lắc không mang điện [TEX]T_0 = 2\pi.\sqrt{\frac{L}{g}}[/TEX] (3)
Ở cả 3 pt (1), (2) và (3) em rút [TEX]g, g-\frac{E.|q_2|}{m}, g+\frac{E.q_1}{m}[/TEX] ra rồi lập các tỷ số theo chu kì.
Sau đó sẽ tính được tỷ số giữa [TEX]\frac{E.|q_2|}{m}[/TEX] và [TEX]\frac{E.q_1}{m}[/TEX] ---> giải được q2/q1