CLB lịch sử Con đường Bồ Đề ở chùa Bái Đính, Ninh Bình

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có dịp đi trên con đường đến di tích Chùa Bái Đính, bạn sẽ nhận ra một điều cực kì ấn tượng. Con đường dài hai chục cây số bạt ngàn cây bồ đề, loài cây linh thiêng, gắn liền với những huyền thoại về đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Bồ đề (Bodhi) có nghĩa là giác ngộ, là sự thức tỉnh, sự thông suốt đạo lí. Truyền thuyết Phật giáo kể rằng, vào khoảng 500 năm trước Công nguyên, hoàng tử Tất Đạt Đa đã đi khất thực. Ngài đến bờ sông Falgu, nhìn thấy bóng mát của cây bồ đề, liền ngồi thiền ở đó suốt 49 ngày đêm và được giác ngộ, thành chính quả. Chính vì thế, trong tâm thức của phật tử và người mang tín ngưỡng Phật giáo, cây bồ đề là một loài cây linh thiêng, được tôn vinh thành kính.
Về hình dáng, bồ đề là một loài cây đẹp. Đẹp ở sự vừa phải cả về tầng tán, độ che phủ. Ngồi dưới tán cây vẫn cảm nhận được sự che chở của đấng tạo hóa vừa nhẹ nhõm đón nhận ánh sáng nhảy nhót xuống hai vai, khác với sự sầm u tịch mịch của tán đa cổ thụ. Thân cây bồ đề phẳng phiu với màu trắng mịn như màu của thân bạch đàn. Nhưng bồ đề đẹp nhất là ở lá. Phiến lá không to như lá đa, không nhỏ như lá si, lá sanh mà vừa phải với hình trái tim xinh xắn. Mùa xuân, lá non bật lên hồng tươi, mỏng manh trong suốt, ánh nắng có thể xuyên qua. Mùa hè, lá xanh thẫm, mặt lá loáng mướt trong thứ ánh sáng tinh khôi buổi sớm. Mùa thu, lá ngả vàng, cuống lá khô dần đủ làm phiến lá mỏng manh xoay tít trong cái gió hanh hao. Đông về, các bạn trẻ hay tìm đến con đường chỉ còn trơ những thân cây, cành cây trắng xóa để chụp ảnh. Áo khoác đỏ, khăn choàng đỏ dịu dàng cạnh những cành cây khô chĩa thẳng lên trời, người con gái “bẫy” người ta mơ màng về một xứ sở xa xôi.
Tôi quen một họa sĩ trẻ đất cố đô. Cậu ta có cảm hứng bất tận với những phiến lá bồ đề. Nhiều buổi chiều, cậu thơ thẩn đi hái trên cây, “hái vào buổi chiều, nhựa cây chảy ít”. Cũng có khi cậu nhặt lá rụng dưới đất, những chiếc lá có hình hài gợi ý niệm về cõi nhân sinh. Trong tranh của cậu, chỉ một chút biến đổi nhưng trong tổng thể, có lúc chiếc lá đã biến thành một trái tim rực hồng xúc cảm yêu đương, có lúc là một cánh chim chao nghiêng buổi chiều bạt gió, nhiều khi là một màng tơ nhện, một làn sương giăng từ phiến lá xơ xác cuối mùa. “Lá bồ đề đẹp nhất trong các loại lá cây mà em biết”
Bồ đề thường được trồng ở những không gian tâm linh, đền miếu, phủ và đương nhiên, nhiều nhất ở chùa. Cây cổ thụ tạo nên nét cổ kính của chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, Văn Miếu – Quốc Tử Giám… Nhiều gia đình trồng bồ đề trong dáng bon sai như ước nguyện tăng trưởng về phước báu cho con cháu đời sau.
Chính vì thế, đi trên con đường quanh co bám vào những dãy núi đá vôi trùng điệp của đất Tràng An cổ, mặc dù tán cây còn nhỏ nhưng ta vẫn có cảm giác bình yên lạ lùng. Cảm giác ấy kéo dài rất lâu khi đường cứ trải dài, tán lá khum hình vòng cung, phủ kín phía trên đầu
Đi dưới tán bồ đề, tâm trí bộn bề bỗng thành trật tự. Người hướng Phật bình tâm trong suy ngẫm về cõi vô diệt vô sinh; kẻ dấn sâu trong cõi hồng trần cũng có thể tìm thấy một chút thanh thản trong lòng. Dẫu biết đường về cõi Phật còn xa nhưng tán lá xanh vẫn như miệt mài nhắc nhở con người về cõi tạm, đủ cám dỗ sân si.
Trong dòng chảy bộn bề, bạn có muốn tìm sự thư giãn, bình an trong lòng? Hãy thử độc hành trên con đường bồ đề hoặc tìm một bóng cây mà ngồi tĩnh tại. Bóng lá loáng mướt, hương thơm dịu dàng từ thân cây biết đâu sẽ giúp bạn Ngộ ra những điều gì đó rất quan trọng của cuộc đời.

Nguồn: facebook Mai Thị Hồng Quế

66454655_2952707561438634_4645212034923757568_n.jpg

64600748_2952953218080735_703088843594661888_n.jpg
 
Top Bottom