Sử Con đích và con thứ trong xã hội phong kiến Việt Nam

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Gần đây, mình nhận được vài ý kiến hỏi rằng tại sao trong truyện Vọng Hồ Điệp lại có chi tiết "chính thê" hay "thái tử phi" trong đó. Mình xin được phép giải thích như sau.
[ Con đích - Con thứ - Năm Hồng Đức thứ 16 ]
Theo Đại Việt sử ký toàn thư chép lại:
"Mùa đông, tháng 10, ngày 14, sửa lại lệnh về con đích con thứ. Vua dụ các quan viên lớn nhỏ và nhân dân rằng:
- Phàm là người mà con cháu được nối giữ thờ tự, không kể tuổi lớn hay nhỏ, không cứ là quan trật cao hay thấp, nên giữ đạo thường, giao cho con đích.
- Nếu con đích chết trước thì giao cho cháu trưởng; hoặc không có cháu trưởng thì mới dùng đến con thứ.
- Vợ đích lại không có con thứ thì mới dùng đến con vợ thứ người nào tốt.
- Nếu con trưởng cháu trưởng đương bị tật bệnh, hoặc là hạnh kiểm không tốt, không đáng thừa tự, thì nên cáo ngay cho quan có trách nhiệm chọn người con cháu khác làm thừa tự.
Như thế là để tỏ ra người làm cha không nên thiên ái mà mắc vào tai họa nát hại trong nhà, người làm con không nên trái nghĩa mà gây nên thói xấu tổn thương phong hóa."
Nếu nói lệ này chỉ dành cho các quan viên và dân chúng thì không hẳn hợp lý bởi ngay chính nhà vua cũng là người mà cần nổi giữ thờ tự. Trên hết, lại là người đang nắm cả giang sơn, họa phúc muôn dân thì lại càng phải đắn đo hơn trong việc chọn thừa tự cho mình. Cho nên, mình đã dựa vào đây là nghĩ ra tình tiết để hợp lý câu chuyện mình muốn đem đến.
Tiếp theo đó là, thường vị trí con đích chỉ dành cho con của hoàng hậu mà nhà hậu Lê không có hoàng hậu thì sao? Câu trả lời đơn giản chính là Quý phi là cấp bậc cao nhất trong nội cung (không tính Thái hậu), con của quý phi nghiễm nhiên sẽ trở thành trữ quân chiếu theo lời dụ của vua phía trên.
Vậy, đứa trẻ ở vị trí Hoàng thái tôn cơ hội được nắm giữ vận mệnh xã tắc như trò chơi đi trên dây chăng? Câu trả lời là đúng. Theo như những gì mình đúc kết được thì vị trí Hoàng thái tôn khác vị trí Hoàng tôn ở chỗ: Hoàng tôn là cháu nội vua, còn Hoàng thái tôn là người cháu được vua lập làm trữ quân. Điển hình là trường hợp vua Minh Thái Tổ lập con trai của Ý Văn thái tử Chu Tiêu là Chu Doãn Văn làm Hoàng thái tôn.
Tuy nhiên, ở thời vua Lê Thánh Tông chúng ta lại khác. Năm Hồng Đức thứ 2, ngài đã định lệ về phong cấp bậc rằng con trưởng của Thái tử phong Hoàng thái tôn. Đến đây thì hẳn ai cũng sẽ nghĩ con trưởng của thái tử ắt sẽ trở thành vị quân chủ tương lai nhưng tương lai quả nhiên luôn ẩn chứa nhiều bất ngờ. Năm Hồng Đức thứ 16, vua đột ngột định ra luật con đích - con thứ, quản lý nghiêm ngặt về "quyền thừa kế". Ngôi vị Hoàng thái tôn chưa bao giờ cảm thấy hụt hẫng đến thế này.
Trường Lạc hoàng hậu nổi tiếng với câu chuyện khinh khi người cháu thứ 2 là Lê Tuấn chỉ bởi xuất thân của mẹ cậu. Thế thì, đối với người cháu trưởng Lê Tuân thì sao? Lê Tuân vừa sinh ra đã mang danh phận Hoàng thái tôn nhưng ngặt nỗi, mẹ cậu trước kia là người hầu của một vị phi tần khác của vua Lê Thánh Tông. Vị trí Hoàng thái tôn của cậu chỉ to lớn khi ông nội cậu còn sống, vì khi cha cậu lên ngôi (tức vua Lê Hiến Tông), cậu ngay lập tức chỉ được phong An vương còn ngôi vị thái tử để lọt vào tay người em thứ 3 là Lê Thuần. Mẹ của Lê Thuần là Trang Thuận Duệ hoàng hậu, lúc này lập tức được phong lên vị Quý phi (tức nhân vật Thái tử phi Nguyễn Ngọc Hoàn trong Vọng Hồ Điệp). Sử sách không ghi chép nhiều về thân thế bà nhưng người đặt nặng xuất thân như Huy Gia thái hậu (tức Trường Lạc hoàng hậu) lại không có ý kiến gì thì dù bà không phải con cháu danh gia vọng tộc thì hẳn cha bà cũng có chức tước trong triều.
Đó chỉ là suy nghĩ của mình để tạo nên các tình tiết sao cho hợp lý với các sự kiện chính để đưa vào truyện. Truyện của mình cũng không phải là tài liệu chính sử nên mình có thể mạnh sáng tạo nên miễn sao cho chi tiết ấy phù hợp với sự kiện lịch sử và hơn hết là không xuyên tạc. Ngay từ đầu là truyện tiểu thuyết thì tác giả có quyền thêm thắt gia vị cho câu chuyện mình được phong phú hơn đúng không ạ? Với cả tiêu chí ngay từ đầu của mình khi bắt đầu sáng tác là muốn các độc giả khó tiếp thu những nội dung khô khan trong các tiết học thì có thể từ tuyện của mình, tò mò và tìm hiều thêm để dễ dàng ghi nhớ rằng nước ta cũng đã có một thời vàng son như thế đấy, chẳng kém bất kỳ nước nào trên thế giới.
Cảm ơn các bạn đã yêu thương và theo dõi ạ :3
_________________________
65984228_608326159673928_8942557054883594240_n.jpg

Ảnh minh họa: Cảnh vua Lê Thánh Tông gặp gỡ Trường Lạc hoàng hậu - Lịch sử Việt Nam bằng tranh tập 38.

Nguồn: Đêm Trăng Sáng, Uống Rượu, Kể Chuyện - 夜明月 喝酒 講故事
 
Top Bottom