Sử CÒN AI NHỚ: GADDAFI

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

20/10/2011: Gaddafi Tổng thống Libya bị sát hại bởi bàn tay tư bản phương tây đứng đầu là Mỹ với lấy lý do chế độ độc tài. Vậy Gaddafi độc tài như thế này đây:
Dưới chế độ của Gaddafi, tỷ lệ biết chữ đã tăng từ 10% lên 90%, tuổi thọ trung bình tăng từ 57 lên 77 tuổi. Quyền bình đẳng được bảo vệ cho phụ nữ và người da đen, phụ nữ Libya có được quyền bình đẳng cao nhất khi so với các nước Ả Rập khác. Cơ hội việc làm được nâng cao cho các công nhân nhập cư và hệ thống phúc lợi đã được đầu tư cho phép người dân tiếp cận với giáo dục và chăm sóc y tế miễn phí cũng như hỗ trợ về nhà ở. Dòng sông Nhân Tạo là dự án tưới tiêu lớn nhất thế giới cũng được đào để cung cấp nước ngọt cho Libya.Ngoài ra, việc hỗ trợ tài chính cũng được cấp cho các đại học để trao học bổng và chương trình phát triển việc làm và Libya không hề có nợ nước ngoài dưới chế độ của Gaddafi.
1. Tại Libya, có nhà ở được coi là một quyền tự nhiên của con người và được chính phủ cấp miễn phí.
2. Giáo dục và điều trị y tế hoàn toàn miễn phí: Dưới thời Gaddafi, Libya có thể tự hào có một trong những nền y tế tốt nhất trong vùng Trung Đông và châu Phi. Và nếu một công dân Libya không tìm được chương trình học hay chương trình điều trị y tế phù hợp ở Libya, họ sẽ được tài trợ để đi ra nước ngoài.
3. Gaddafi thực hiện dự án thủy lợi lớn nhất thế giới: Nó được tài trợ bởi chính phủ Gaddafi và người ta kể rằng chính Gaddafi đã gọi nó là “kỳ quan thứ tám của thế giới”.
4. Nếu bất cứ người dân Libya nào muốn bắt đầu làm nông nghiệp, anh ta sẽ được cho nhà, đất nông nghiệp, gia súc và hạt giống hoàn toàn miễn phí.
5. Khi một phụ nữ Libya sinh con, cô được cấp tương đương 5000 đôla Mỹ cho bản thân và đứa trẻ.
6. Người dân Libya được dùng điện miễn phí. Xăng thì chỉ có giá 0,14 USD/lít.
7. Trước thời Gaddafi, chỉ có 25% người dân Libya biết chữ. Con số này được nâng lên 87%, với 25% có bằng đại học.
8. Gaddafi đã nỗ lực xây dựng một đồng tiền chungchâu Phi đảm bảo bằng vàng. Theo dấu chân của nhà tiên phong Marcus Garvey, người đầu tiên đưa ra cụm từ “Hợp chủng quốc châu Phi”, Gaddafi muốn thiết kế và giao dịch chỉ bằng đồng đina vàng châu Phi - một động thái có thể làm đảo lộn cả nền kinh tế thế giới. Nếu nó thành sự thật, các quốc gia châu Phi đã có thể có sức mạnh để tự giải phóng khỏi nợ nần và nghèo đói. Họ đã có thể thoát khỏi sự bóc lột từ phương Tây và định giá một cách hợp lý nguồn tài nguyên của họ. Người ta nói rằng đồng đina vàng mới là lý do thực sự cho cuộc nổi loạn tài trợ bởi Mỹ và NATO nhằm mục đích lật đổ Gaddafi.
9. Dưới thời Gaddafi, Libya là quốc gia giàu nhất Bắc Phi. Tính theo GDP bình quân đầu người, Libya thực sự là ở cấp độ các nước Đông Âu.
LIBYA HẬU Gaddafi:
Sau cuộc chiến lật đổ Gaddafi, hàng chục ngàn người đã thiệt mạng, đã ít nhất 128 ngôi mộ tập thể khổng lồ trên khắp đất nước. Hai triệu người khác nữa phải sơ tán, sống tạm bợ trong các trại tị nạn tại biên giới Tunisia và Ai Cập hoặc phải liều mạng vượt biển chạy sang châu Âu. Các "chiến binh cách mạng" từng được Mỹ và phương Tây ca ngợi thì nay trở thành Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, một nhà nước khủng bố với những hành động tàn bạo như hành quyết tập thể, chặt đầu tù binh. Các băng nhóm tội phạm có tổ chức tăng cường các đường dây buôn người, các chợ bán nô lệ như thời trung cổ đã xuất hiện ở nhiều nơi.
Sau 4 năm kể từ ngày chế độ của Tổng thống Muammar Gaddafi bị lật đổ, đất nước và người dân Libya vẫn chưa thể định hình được một chế độ chính trị - xã hội. Không còn một lãnh đạo chung, một nhà nước thống nhất, Libya đã bị xâu xé bởi các phe phái bộ tộc, xã hội bất ổn và đầy bạo lực, người dân không có việc làm, cuộc sống thiếu thốn và phải dời bỏ quê hương để vượt biển bỏ chạy sang châu Âu. Mỹ tấn công Libya với tuyên bố "Gaddafi tài trợ khủng bố", nhưng rốt cục họ đã tạo nên một mảnh đất màu mỡ cho khủng bố quốc tế xây dựng lực lượng. Đến năm 2016, đất nước Libya trên thực tế đã không còn là một quốc gia thống nhất mà đã bị xé nát thành nhiều mảnh bởi nhiều phe phái như chính phủ Libya thân Mỹ, Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, quân đội các bộ tộc...
Sự hỗn loạn và tàn phá được đánh dấu bằng cái chết của Đại sứ Mỹ tại Libya, Christopher Stevens, khi Đại sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya bị tấn công bởi các chiến binh Hồi giáo cực đoan vào ngày 11/12/2012. Nhưng ngay cả trong tình huống này, Mỹ gần như không thể có hành động trừng phạt nào ở Libya vì họ không biết trừng phạt ai, bởi đất nước này đã gần như vô chủ và chính Mỹ cũng đã góp phần tạo nên cái sự hỗn loạn, vô chủ ấy.
Đã có những bằng chứng đáng kể về thảm họa ở Libya ngay sau khi nội chiến bắt đầu: những cuộc thảm sát tập thể hàng chục ngàn thường dân đã diễn ra bởi những nhóm vũ trang đã lật đổ Gaddafi dưới danh nghĩa cách mạng, người da đen bị thanh lọc sắc tộc và các thành phố bị bắn phá tan tành bởi lực lượng nổi dậy. Nhà báo Ian Sinclair cáo buộc NATO tấn công Libya không phải vì bảo vệ dân thường mà là vì nguồn lợi dầu mỏ, Singclair cho rằng việc cải cách chế độ Gaddafi có thể diễn ra hòa bình theo Nghị quyết Liên Hiệp quốc nhưng nó đã bị chặn lại do không có lợi cho các cường quốc phương Tây.

inbound5464649814158271455.jpg

Nguồn: theo dòng sử Việt
 
Top Bottom