Q
quangkhai2811
Ô số 9: Nhà thơ Thế-Lữ tên thật là Nguyễn thứ Lễ, sinh tháng 10 năm Đinh- mùi (1907).
Trong quyển Thi Nhân Việt Nam có ghi sau đây: nơi sinh Thế Lữ lấy làm lạ, người nhà "Nói là Thái Hà, ấp Hà Nội, còn thi sĩ thì cứ tưởng là Lạng Sơn, nơi đã ở từ khi còn bé đến năm 11 tuổi. 11 tuổi xuống Hải Phòng học đến năm thứ 3 Thành chung thì bỏ.
Có chân trong Tự lực văn đoàn và các tòa soạn: Báo Phong hóa, Ngày nay, Tinh hoa.
Đã xuất bản: Mấy Vần Thơ, Vàng Và Máu, Bên Đường Thiên Lôi, Gió Trăng Ngàn, Trại Bồ Tùng Linh, Ba Hồi Kinh Dị, Con Quỷ Truyền Kiếp, Lê Phong Phóng Viên, Gói Thuốc Lá, Đòn Hẹn, Mấy Vần Thơ, tập mới (1962).
Hiện nay Thế Lữ ở miền Bắc. Văn nghệ ngoài ấy là thứ văn nghệ hiện thực, một chiều hướng với xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đứng trên bình điện thi ca, và thơ khác với những tính chất tuyên truyền, khác với những lý thuyết chính trị. Chúng ta không đề cập đến con người của Thế Lữ ngày nay mà chỉ nhớ đến Thế Lữ của thời vang bóng ngày xưa, thời: Thế Lữ của thi ca lãng mạn và Thế Lữ, một thi nhân có công trong phong trào thơ mới tiền chiến.
Giỗ giấc ngủ thanh bình ta tìm về Thế Lữ... hình ảnh nhà tiên thi đó hiện ra bổng lớn trên những dãy ngân hà của thế giới thần tiên.
Ô hay! cái thành công của cuộc đời nào đâu đã là chân lý, những vần thơ thực thế nào phải là thơ. Hoài Chân - Hoài Thanh bởi quá nặng tình với đời mà quên rằng... tâm hồn phiêu lưu về nẻo kỳ mộng của khách thơ không phải trong gió bụi. Có bao giờ người ta mới nhìn thấy được trong cái lạnh lùng tạnh vắng của hư không, của hắc ám, của hoan lạc, của trần ai bụi phủ. Nó hiện lên cảnh trí thanh bình. Ta hãy đi tìm trở về non nước chiêm bao... vì chiêm bao mới thực là lẽ sống của lòng người. Chúng ta cầu mong những linh hồn quá đau thương hãy về quần tụ cả trong thế giới thần tiên đó, với ngày tháng lung linh mộng, để mà lắng nghe giọng hót của một loài chim truyền kỳ chớp cánh giữa đảo quạnh mù sương, mang lại tiếng nói của mùa xuân vĩnh cửu.
Bao nhiêu lao khổ nhục nhằn, những thực tại bi thảm đó chưa vừa ư mà còn gọi nhau đá đấm! Bao nhiêu lương tâm bị xô xé chưa vừa ư, còn phanh phui toan mang gót giầy đinh mà dẫm lên... bao nhiêu điêu tàn đổ vỡ trên cõi đời chưa vừa ư mà cứ hiu hiu dở tuồng anh hùng tuấn sĩ... để tàn gục vì trò định mệnh. Một giòng thơ nhẹ nhàng có tác dụng đẹp và cao nhã hơn nghn trang lý thuyết khó cỗi.
Cái nụ cười mà bọn trưởng giả trí thức... các nhà tư tưởng lấy đôi mắt gọng kính mà nhìn bốn chân trời bát ngát của thơ thì thực có nhìn thấy gì đâu, chỉ thấy màu hoang tàn đổ xiêu trong cặp kính màu bệnh hoạn ấy thôi.........................................................................................................
Trong quyển Thi Nhân Việt Nam có ghi sau đây: nơi sinh Thế Lữ lấy làm lạ, người nhà "Nói là Thái Hà, ấp Hà Nội, còn thi sĩ thì cứ tưởng là Lạng Sơn, nơi đã ở từ khi còn bé đến năm 11 tuổi. 11 tuổi xuống Hải Phòng học đến năm thứ 3 Thành chung thì bỏ.
Có chân trong Tự lực văn đoàn và các tòa soạn: Báo Phong hóa, Ngày nay, Tinh hoa.
Đã xuất bản: Mấy Vần Thơ, Vàng Và Máu, Bên Đường Thiên Lôi, Gió Trăng Ngàn, Trại Bồ Tùng Linh, Ba Hồi Kinh Dị, Con Quỷ Truyền Kiếp, Lê Phong Phóng Viên, Gói Thuốc Lá, Đòn Hẹn, Mấy Vần Thơ, tập mới (1962).
Hiện nay Thế Lữ ở miền Bắc. Văn nghệ ngoài ấy là thứ văn nghệ hiện thực, một chiều hướng với xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đứng trên bình điện thi ca, và thơ khác với những tính chất tuyên truyền, khác với những lý thuyết chính trị. Chúng ta không đề cập đến con người của Thế Lữ ngày nay mà chỉ nhớ đến Thế Lữ của thời vang bóng ngày xưa, thời: Thế Lữ của thi ca lãng mạn và Thế Lữ, một thi nhân có công trong phong trào thơ mới tiền chiến.
Giỗ giấc ngủ thanh bình ta tìm về Thế Lữ... hình ảnh nhà tiên thi đó hiện ra bổng lớn trên những dãy ngân hà của thế giới thần tiên.
Ô hay! cái thành công của cuộc đời nào đâu đã là chân lý, những vần thơ thực thế nào phải là thơ. Hoài Chân - Hoài Thanh bởi quá nặng tình với đời mà quên rằng... tâm hồn phiêu lưu về nẻo kỳ mộng của khách thơ không phải trong gió bụi. Có bao giờ người ta mới nhìn thấy được trong cái lạnh lùng tạnh vắng của hư không, của hắc ám, của hoan lạc, của trần ai bụi phủ. Nó hiện lên cảnh trí thanh bình. Ta hãy đi tìm trở về non nước chiêm bao... vì chiêm bao mới thực là lẽ sống của lòng người. Chúng ta cầu mong những linh hồn quá đau thương hãy về quần tụ cả trong thế giới thần tiên đó, với ngày tháng lung linh mộng, để mà lắng nghe giọng hót của một loài chim truyền kỳ chớp cánh giữa đảo quạnh mù sương, mang lại tiếng nói của mùa xuân vĩnh cửu.
Bao nhiêu lao khổ nhục nhằn, những thực tại bi thảm đó chưa vừa ư mà còn gọi nhau đá đấm! Bao nhiêu lương tâm bị xô xé chưa vừa ư, còn phanh phui toan mang gót giầy đinh mà dẫm lên... bao nhiêu điêu tàn đổ vỡ trên cõi đời chưa vừa ư mà cứ hiu hiu dở tuồng anh hùng tuấn sĩ... để tàn gục vì trò định mệnh. Một giòng thơ nhẹ nhàng có tác dụng đẹp và cao nhã hơn nghn trang lý thuyết khó cỗi.
Cái nụ cười mà bọn trưởng giả trí thức... các nhà tư tưởng lấy đôi mắt gọng kính mà nhìn bốn chân trời bát ngát của thơ thì thực có nhìn thấy gì đâu, chỉ thấy màu hoang tàn đổ xiêu trong cặp kính màu bệnh hoạn ấy thôi.........................................................................................................
Lý lịch không phải tiểu sử+tóm tắt sao mà ... + cope nhớ viết nguồn
Chú ý: "copy" chứ không phải "cope" nha Nam haha
Last edited by a moderator: