$\color{Red}{\fbox{Vật lý 7}\bigstar\text{Ôn tập}\bigstar}$

T

tuantai6a13

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:Mloa_loa:XIN CHÀO MỌI NGƯỜI!:Mloa_loa:

Hôm nay mình lập topic này, với sự đồng ý của anh galaxy98adt. Mình lập topic vì mục đích : để các bạn lớp 7 có thể ôn tập lại kiến thức Vật lý 7 và thử sức với các bài tập nâng cao. Các bạn lớp 6 cũng có thể làm quen trước để chuẩn bị cho lớp 7 nhé! (mặc dù còn tới 8 tháng nữa mới lên lớp 7)

Cuối tuần, mình sẽ đăng 1 chủ đề với các câu hỏi. Bạn nào trả lời đúng, đủ và chính xác đầu tiên thì sẽ được +1 điểm. Các bạn cố gắng ôn tập thật sôi nổi nhé!
Lưu ý : Nếu các bạn trả lời sau mà cách làm khoa học, sáng tạo thì vẫn được cộng điểm.

Nội quy của topic :

Mã:
1. Không spam
2. Không viết teencode, viết Tiếng Việt có dấu
3. Không đặt quá 3 icon trong bài
Nếu vi phạm nội quy trên sẽ bị xoá bài!

____________________
Sẽ có một số phần thưởng cho những bạn xuất sắc, nhưng mình chưa tiết lộ nhé! ;))
~~
 
Last edited by a moderator:
T

tuantai6a13

Chương I. QUANG HỌC
BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Mắt chỉ có thể nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và gây cảm giác sáng.
- Chúng ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ nó truyền đến mắt ta.
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và nhứng vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
II. BÀI TẬP NÂNG CAO
1. Vì sao trên đầu kim và các con số của đồng hồ người ta lại sơn “ Dạ quang”?
2. Bằng cách nào để phân biệt những nơi có luồng ánh sáng của đèn pin và nơi không có luồng ánh sáng đi qua ( không để mắt nơi có ánh sáng đi qua)?
3. Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích câu tục ngữ :” Tối như hũ nút”?

Thời hạn nhận bài là đến hết ngày hôm nay nhé! (21/12/2015) Sau thời gian này, nếu có bài gửi đến sẽ không được tính!
 
Last edited by a moderator:
M

maimailabaoxa01

Câu 1: Người ta thường sơn dạ quang lên đầu kim và các con số của đồng hồ vì ban đêm chất dạ quang phát sáng nên giúp ta có thể biết giờ.
Câu 2:
Để phân biệt nơi có luồng ánh sáng của đèn pin và nơi không có, ta có thể đốt diêm, hương hoặc các vật khác bất kì có thể tạo ra khói. Khi khói bay lên, nếu ở khu vực có luồng ánh sáng của đèn pin thì do là vật sáng nên chúng sẽ sáng lên và truyền ánh sáng đến mắt ta và ta sẽ thấy chúng còn nếu ở chỗ không có ánh sáng thì chúng ta không thể thấy. Nhờ đó ta có thể phân biệt dễ dàng nơi có ánh sáng hay không có.
Câu 3:
"Tối như hũ nút" là do các vật đựng ở trong hũ nút kín nên không có ánh sáng truyền tới vật và truyền vào mắt ta do đó ta không thấy gì.
 
T

tuantai6a13

Bài 2 : SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

Xin thông báo : Với khả năng trả lời "Fast and Furious", bạn maimailabaoxa01 đã được +1 điểm.
Bắt đầu từ bây giờ(6h 47 phút), nếu bạn nào còn trả lời câu hỏi sẽ không được tính.

BÀI 2 : SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
- Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.
- Chùm song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm phân kỳ gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
II. BÀI TẬP NÂNG CAO.
1. Dùng ba tấm bìa đục lỗ và một thanh thép thẳng, nhỏ và một đèn pin. Em hãy đưa ra phương án để kiểm tra sự truyền thẳng của ánh sáng.
2. Dùng một tấm bìa có dùi một lỗ nhỏ đặt chắn sáng trước một ngọn nến đang cháy và quan sát ảnh của nó trên màn ta thấy:
A. Ảnh cùng chiều với vật.
B. Ảnh ngược chiều với vật.
C. Ảnh là một điểm sáng.
D. Không có ảnh trên màn.
E. Ảnh và vật bằng nhau.

Xin lỗi mọi người nhé! Vì lần này chỉ có hai câu hỏi nâng cao thôi!
 
Last edited by a moderator:
H

huutuanbc1234

1 Bước 1: Đặt lần lượt ba tấm bìa A, B, C sao cho mắt ta nhìn thấy bóng
đèn pin cháy sáng.
Bước 2. Dùng thanh thép thẳng luồn qua các lỗ A, B, C ( luồn được)
Bước 3. Xê dịch một trong ba tấm bìa, khi đó mắt ta không thấy đèn pin cháy sáng. Dùng thanh thép thẳng để luồn qua các lỗ ( không luồn được )
Kết luận: trong không khí, ánh sáng truyền theo đường thẳng.

2.A. Ảnh cùng chiều với vật.
 
T

tuantai6a13

Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG

Xin chúc mừng huutuanbc1234 đã trả lời đúng và đầy đủ các câu hỏi nâng cao của mình. huutuanbc1234 +1 điểm.
Bây giờ là 8 giờ, sau thời gian này bài gửi đến sẽ không được tính.
BÀI 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Bóng tối nằmphía sau vật cản, không nhận được ánh sáng tà nguồn sáng truyền tới.
- Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
- Nhật thực toàn phần (hay một phần ) quan sát được ở chổ có bóng tối ( hay nửa bóng tối ) của mặt trăng trên trái đất.
- Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.
II. CÂU HỎI NÂNG CAO
1. Hãy giải thích tại sao khi ta đứng trước ngọn đèn: đứng gần ta thấy bóng lớn còn đứng xa thấy bóng nhỏ hơn?
2. Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích tại sao khi xây dựng các đèn biển (Hải đăng) người ta thường xây nó trên cao?
3. Bằng kiến thức vật lý em hãy giải thích câu tục ngữ: “ Cọc đèn tối chân”.
 
M

maimailabaoxa01

Câu 1: Đó là do khi đứng gần ta chắn được phần lớn tia sáng truyền đến còn khi đứng xa ta chỉ chắn được các tia sáng phía dưới mà không chắn được các tia sáng phía trên nên tạo ra bóng nhỏ hơn.
Câu 2: Do ánh sáng từ ngọn hải đăng được truyền theo đường thẳng còn Trái Đất lại hình cầu nên phải xây ở nơi cao để không bị che khuất ánh sáng.
Câu 3: Do ánh sáng truyền đi theo đường thẳng mà chân đèn lại vuông góc với đèn nên những tia sáng từ đèn không thể chiếu sáng chân đèn.
 
T

tuantai6a13

Bài 4 : ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

Lạy maimailabaoxa01:khi (15)::khi (15): vì lại tiếp tục trả lời đúng câu hỏi. +1 cho maimailabaoxa01.

BÀI 4 : ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
- Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào gương bị gương hắt trở lại môi trường cũ. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Định luật phản xạ ánh sáng:
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
II. CÂU HỎI NÂNG CAO.
1. Khi chiếu một tia SI đập vào gương phẳng cho một tia phản xạ hợp với mặt phẳng gương một góc [TEX]30^o[/TEX]. Nếu giữ nguyên tia tới và quay gương một góc [TEX]10^o[/TEX] thì tia phản xạ quay một góc là bao nhiêu?
2. Cho một tia sáng SI chiếu đến mặt của một gương phẳng và tạo với mặt gương một góc [TEX]30^o[/TEX]. Hỏi phải quay gương một góc bao nhiêu và theo chiều nào để có tia phản xạ có phương nằm ngang?
3. Người ta đặt hai gương phẳng [TEX]G_1[/TEX] và [TEX]G_2[/TEX] hợp với nhau một góc, một điểm sáng S cách đều hai gương. Hỏi góc giữa hai gương phải bằng bao nhiêu để sau hai lần phản xạ thì tia sáng hướng thẳng về nguồn?

Xin lỗi các bạn vì câu 3 không có hình nhé. Các bạn cố gắng tưởng tượng hoặc vẽ ra giấy nhé.;)
 
G

galaxy98adt

Mình dùng 1 hình để minh họa, Các bạn cố gắng tự vẽ ra, mình không có nhiều thời gian để vẽ nhiều. :)
picture.php

1. Khi chiếu một tia SI đập vào gương phẳng cho một tia phản xạ hợp với mặt phẳng gương một góc [TEX]30^o[/TEX]. Nếu giữ nguyên tia tới và quay gương một góc [TEX]10^o[/TEX] thì tia phản xạ quay một góc là bao nhiêu?
Theo giả thiết, ta có góc hợp bởi tia phản xạ và gương là $30^o$ \Rightarrow Góc giữa gương và mặt ngang là $30^o$ và góc hợp bởi tia tới và gương là $30^o$
+) TH1: Xoay gương theo chiều kim đồng hồ.
\Rightarrow Khi đó, góc hợp bởi tia tới và gương là $20^o$, phần gương phía tia phản xạ nằm dưới mặt ngang \Rightarrow góc hợp bởi tia phản xạ và gương là $20^o$ \Rightarrow góc hợp bởi tia phản xạ và mặt ngang là $20^o - 10^o = 10^o$
\Rightarrow Tia phản xạ đã xoay 1 góc $30^o - 10^o = 20^o$ theo chiều kim đồng hồ.
+) TH2: Xoay gương ngược chiều kim đồng hồ.
\Rightarrow Khi đó, góc hợp bởi tia tới và gương là $40^o$, phần gương phía tia phản xạ nằm trên mặt ngang \Rightarrow góc hợp bởi tia phản xạ và gương là $40^o$ \Rightarrow góc hợp bởi tia phản xạ và mặt ngang là $40^o + 10^o = 50^o$
\Rightarrow Tia phản xạ đã xoay 1 góc $50^o - 30^o = 20^o$ ngược chiều kim đồng hồ.


2. Cho một tia sáng SI chiếu đến mặt của một gương phẳng và tạo với mặt gương một góc [TEX]30^o[/TEX]. Hỏi phải quay gương một góc bao nhiêu và theo chiều nào để có tia phản xạ có phương nằm ngang?
Theo giả thiết, ta có góc hợp bởi tia phản xạ và gương là $30^o$ \Rightarrow Góc giữa gương và mặt ngang là $30^o$ và góc hợp bởi tia tới và gương là $30^o$
Để tia phản xạ có phương ngang thì tia phản xạ phải song song với phương ngang.
+) TH1: Tia phản xạ phản xạ ở phía tia tới \Rightarrow Xoay gương ngược chiều kim đồng hồ.
\Rightarrow Tia phản xạ đã xoay 1 góc $180^o - 30^o = 150^o$ ngược chiều kim đồng hồ.
Khi đó, góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ là $30^o$
\Rightarrow Gương ở vị trí sao cho pháp tuyến là phân giác của góc $\widehat{SIR}$ \Rightarrow Góc hợp bởi gương và mặt ngang là $15^o$
\Rightarrow Gương đã xoay một góc $180^o - 15^o = 165^o$ ngược chiều kim đồng hồ.
+) TH2: Tia phản xạ phản xạ ở phía tia phản xạ ban đầu \Rightarrow Xoay gương cùng chiều kim đồng hồ.
\Rightarrow Tia phản xạ đã xoay 1 góc $30^o$ cùng chiều kim đồng hồ.
Khi đó, góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ là $180^o - 30^o = 150^o$
\Rightarrow Gương ở vị trí sao cho pháp tuyến là phân giác của góc $\widehat{SIR}$ \Rightarrow Góc hợp bởi gương và mặt ngang là $75^o$
\Rightarrow Gương đã xoay một góc $180^o - 75^o = 105^o$ cùng chiều kim đồng hồ.


3. Người ta đặt hai gương phẳng [TEX]G_1[/TEX] và [TEX]G_2[/TEX] hợp với nhau một góc, một điểm sáng S cách đều hai gương. Hỏi góc giữa hai gương phải bằng bao nhiêu để sau hai lần phản xạ thì tia sáng hướng thẳng về nguồn?
picture.php

Theo giả thiết, SB = SC
Ta có: Góc hợp bởi tia SK và pháp tuyến bằng góc $\widehat{KSC}$
\Rightarrow $\widehat{SKH} = 2.\widehat{KSC}$
Tương tự, $\widehat{SHK} = 2.\widehat{BSH}$
Xét $\triangle SHK$, ta có: $\widehat{HSK} = 180^o - 2.(\widehat{KSC} + \widehat{BSH})$
\Rightarrow $\widehat{BSC} = \widehat{HSK} + \widehat{KSC} + \widehat{BSH} = 180^o - (\widehat{KSC} + \widehat{BSH})$
Lại có: Sau 2 lần phản xạ thì tia sáng hướng thẳng về nguồn \Rightarrow Tia sáng vạch ra một tam giác đều. \Rightarrow $\widehat{HSK} = 60^o$
$\widehat{HSK} = 180^o - 2.(\widehat{KSC} + \widehat{BSH})$ \Rightarrow $\widehat{KSC} + \widehat{BSH} = 60^o$
\Rightarrow $\widehat{BSC} = 180^o - (\widehat{KSC} + \widehat{BSH}) = 120^o$
Xét tứ giác ABSC, ta có: $\widehat{BAC} = 360^o - (\widehat{ABS} + \widehat{BSC} + \widehat{SCA}) = 60^o$
Vậy góc giữa 2 gương là $60^o$
 
T

tuantai6a13

Bài 5 : ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

BÀI 5. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn và có độ lớn bằng vật.
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến của điểm đó đến gương.
- Các tia sáng từ điểm sáng S cho tia phản xạ có đường kéo dài qua ảnh ảo S’.
II. CÂU HỎI NÂNG CAO.
1. Hai gương phẳng [TEX]G_1[/TEX] và [TEX]G_2[/TEX] hợp với nhau một góc a Giữa hai gương có một điểm sáng S. Ảnh của S qua gương thứ nhất cách S một khoảng 6cm; qua gương thứ 2 cách S 8cm, khoảng cách giữa hai ảnh là 10 cm. Tính góc a giữa hai gương.
2. Hai gương phẳng [TEX]G_1[/TEX] và [TEX]G_2[/TEX] vuông góc với nhau. Giữa hai gương có một điểm sáng S. Ảnh của S qua gương thứ nhất cách một khoảng 6cm; qua gương thứ 2 cách S một khoảng 8cm. Tính khoảng cách giữa hai ảnh trên.
3. Hai gương phẳng đặt song song với nhau, hướng mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng l = 1m. Một vật AB song song với hai gương cách gương [TEX]G_1[/TEX] một khoảng 0,4m . Tính khoảng cách giữa hai ảnh thứ nhất của AB qua hai gương $G_1$, $G_2$.
 
Last edited by a moderator:
T

tuantai6a13

Bài 7, 8, 9,

Buồn...:( Chẳng ai tham gia cả. Thôi mình post đáp án lên luôn đây!:(
Đáp án câu hỏi nâng cao (bài 5)
1. Nguồn sáng S và các ảnh $S_1, S_2$ hợp với nhau thành tam giác vuông với cạnh huyền là $S_1S_2$
Từ đó ta thấy $SS_1$ vuông góc với $SS_2$. Do đó a = $90^o$
2. Nguồn sáng S và các ảnh $S_1, S_2$ hợp với nhau thành tam giác vuông với cạnh huyền là $S_1S_2$. Do đó ta dễ thấy $S_1S_2$ bằng 10cm.
3. Khi một vật đứng trước hai gương đặt song song với nhau sẽ cho vô số ảnh của AB. Nếu tính ảnh thứ nhất của AB qua hai gương ta có :
- Ảnh $A_1B_1$ qua $G_1$ đối xứng với AB qua gương và các gương một khoảng 0,4m
- Tương tự ta có ảnh $A_2B_2$ cũng đối xứng với vật qua $G_2$ cách gương 0,6m.
Như vậy hai ảnh trên cách nhau 2m.

(bắt đầu từ đây mình sẽ post liên tục 3 bài để kết thúc chương 1 nhé!)

BÀI 7 : GƯƠNG CẦU LỒI
KIẾN THỨC CƠ BẢN.
- Ánh sáng đến gương cầu lồi phản xạ tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.
- Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

BÀI 8 : GƯƠNG CẦU LÕM
KIẾN THỨC CƠ BẢN.
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
- Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia song song thành chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại có thể biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thành chùm tia phản xạ song song.

BÀI 9 : TỔNG KẾT CHƯƠNG I : QUANG HỌC
KIẾN THỨC CƠ BẢN.
• Hai định luật về sự truyền ánh sáng:
- Định luật truyền thẳng ánh sáng.
- Định luật phản xạ ánh sáng.
• Đường truyền của tia sáng, các loại chùm sáng tới .
• Các loại quang cụ : gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.
- Cấu tạo của các loại gương
- Sự tạo ảnh của vật qua các gương.
- Tính chất và đặc điểm của ảnh của các vật tạo bởi các loại gương.
- Một số ứng dụng của các gương
 
B

baobadao2512

Khi nào thì có thêm câu hỏi vậy bạn************************************************************************************????????
 
T

tuantai6a13

Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát

Theo đúng như dự kiến thì bây giờ mình sẽ bắt đầu chương Âm học, tuy nhiên các bạn đang học ở chương Điện học nên mình quyết định bắt đầu chương Điện học, còn chương Âm học tính sau.

CHƯƠNG 3. ĐIỆN HỌC

BÀI 17 : SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT​

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
- Có thể làm nhiễm điện các vật bằng cách cọ xát.
- Vật bị nhiễm điện (mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
II. CÂU HỎI NÂNG CAO.
1. Vào những ngày hanh khô không nên lau cửa kính hoặc màn hình Tivi bằng khăn khô mà chỉ cần lấy chổi lông quét nhẹ. Tại sao ?
2. Một cuốn sách cũ, lâu năm giấy bị ẩm rất khó lật các trang sách. Để tách rời các trang sách mà không làm rách giấy ta làm thế nào?
3. Hãy cho biết cách nhận biết một vật bị nhiễm điện (không được sử dụng bút thử).
 
B

baobadao2512

1) Vì nếu lau cửa kính và màn hình TV bằng khăn khô thì cửa kính và màn hình TV sẽ bị cọ xát và sẽ bị nhiễm điện \Rightarrow hút các bụi bẩn nên lau bằng khăn sẽ mất tác dụng
2) Cho cuốn sách nhiễm điện \Rightarrow các trang sách đẩy nhau xòe ra \Rightarrow sấy khô sách để mở nó dễ dàng
3) Kiểm tra xem các vật đó có hút những vật nhẹ như lông chim hay vụn giấy hay không, khi đó ta sẽ biết vật đó nhiễm điện hay không. (nếu hút thì có nghĩa là vật nhiễm điện)
 
B

baobadao2512

Vì bạn tuantai6a13 bận nên mình sẽ ra câu hỏi thay bạn ý nhé!!!
BÀI 18 : Hai loại điện tích


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
- Một vẫn nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
II. CÂU HỎI NÂNG CAO.
1. Một h/s cho rằng: khi cho một vật bị nhiễm điện âm tiếp xúc với một vật ko nhiễm điện thì cả 2 vật đều bị nhiễm điện âm. Điều đó đúng hay sai?Vì sao?
2. Một quả cầu mang điện thì khối lượng nó có thay đổi không?
3. Tại sao trong các phòng thí nghiệm, để kiểm tra các vật bị nhiễm điện, người ta thường sử dụng các quả cầu bấc nhỏ?
.
 
Last edited by a moderator:
A

anthoong

Giải nè có dc cộng ko?

Câu 1: Điều đó đúng vì một vật nhiễm điện âm thì vật đó chứa nhiều electron. Khi 2 quả tiếp xúc với nhau thì một số electron dịch chuyển tù quả này sang quả kia để 2 quả cân bằng. Khi đó cả 2 quả cầu sẽ nhiễm điện âm
Câu 2 Một quả cầu mang điện thì khối lượng của nó có thể nói là không thay đổi
Câu 3 Các vật nhiễm điện thường mang điện tích nhỏ nên lực hút và đẩy sẽ rất nhỏ\Rightarrow sử dụng quả cầu bấc nhỏ, nhẹ nhằm kiểm tra một vật bị nhiễm điện một cách chính xác hơn.
 
Last edited by a moderator:
B

baobadao2512

Xin chúc mừng anh anthong đã trả lời đúng nên anh sẽ được cộng thêm .
 
Top Bottom