$\color{Red}{\fbox{Vật lí 9}\bigstar\text{ Giải trí với những câu đố vui }\bigstar}$

P

pe_lun_hp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

100aavuotrau.gif
Khụ khụ ! Già làng Xin chào ! xin chào ! Tất tất cả mọi người

Thưa tất cả mọi người, chúng ta những học sinh ngày ngày phải đối mặt với hàng loạt những bài tập căng thẳng
hocbai.jpg
, bài về trên lớp, bài về nhà vân vân và vân vân
100aathua.gif


Vậy hôm nay tớ lập topic này mong giúp được các bạn xả được xì-chét này =))
Có những tiếng cười bỏ ích
Và quan trọng nó còn liên quan tới cả bài học nữa nhá
100aachuna.gif


'' A-diu-roẹt-đí''

Các bạn đã sẵn sàng chưa
138.gif
138.gif
138.gif


Oan, chu, thời-ri ...


Năm-bờ-oan : Con mèo rơi từ tầng 3 của một ngôi nhà cao tầng xuống đất có khả năng bị tổn thương (gãy xương chẳng hạn) lớn hơn khi bị rơi từ tầng 20 xuống. Vì sao?

Là sao các bạn nhỉ, điều này khiến chúng ta nên suy nghĩ về hành động của các bạn trẻ, người tử tự từ tầng 1 mới là người liều lĩnh. Còn từ tầng 10 là người sợ chết rồi :))

 
0

0872

Một vật rơi trong không khí sẽ chịu một lực cản tỷ lệ với vận tốc rơi của vật. Khi đạt đến một vận tốc tới hạn nào đó, lực cản sẽ cân bằng với trọng lực và vật sau đó tiếp tục rơi với vận tốc không đổi. Con mèo (cũng như con người) sẽ có phản ứng tự vệ khi cảm nhận gia tốc (chứ không phải vận tốc), tức là khi rơi từ tầng 3, nó sẽ co rúm người lại, tiết diện chạm đất thu nhỏ làm cho khả năng tổn thương lớn. Trong khi đó, nếu rơi từ tầng 20, đến khi đạt vận tốc tới hạn mà vẫn chưa chạm đất, do tổng hợp lực tác dụng lên thân mèo bằng không (gia tốc bằng không), con mèo không còn cảm nhận sự thay đổi gia tốc nên nó cảm thấy thoải mái hơn, dang thẳng người ra, đầu không co lại, tiết diện thân thể lúc rơi lớn hơn làm chậm một phần sự rơi và giảm bớt chấn thương khi chạm đất
 
P

pe_lun_hp

Chúng mừng em !

em đã trả lời đúng :D

Chúng ta tiếp tục với câu tiếp theo nha :D

Câu 2 : Tại sao ở nhiệt độ $60^oC$ con người lại bị bỏng nhưng cũng cùng nhiệt độ đó ngoài không khí con người lại chịu được nhỉ ?
:confused:
 
0

0872

Vì ở nhiệt độ cao trong không khí, cơ thể người đổ mồ hôi và bốc hơi trên da, khi đó nhiệt lượng bay hơi lấy từ cơ thể làm nhiệt độ cơ thể giảm nên da không bị bỏng. Trong nước nóng không thể có sự bay hơi, qua đó không có sự giảm nhiệt độ của da nên da bị bỏng.
 
P

pe_lun_hp

:D
Rồi, chúc mừng em
Câu tiếp nhé
Câu 3:
Nó là khối khí cầu có nhiều màu bao gồm đỏ, vàng, xanh và trắng, chủ yếu là nhất là màu vàng, nó trông có vẻ to bởi vì nó ở gần chúng ta nhất so với các ngôi sao khác trong dãy Ngân Hà. Nó là gì ?
 
0

0872

Mặt Trời: Mặt Trời là một ngôi sao màu vàng, kích cỡ trung bình . Nó trông có vẻ to bởi vì nó ở gần chúng ta nhất so với các ngôi sao khác trong dãy ngân hà. Mặt Trời ch Trái Đất ánh sáng và hơi nóng, không có Mặt Trời chúng ta không thể sống được. Nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời là [TEX]6000^oC[/TEX] và tâm là khảng [TEX]15000000^oC[/TEX]
 
P

pe_lun_hp

:D
Câu 4:
Nhà ảo thuật nhúng bàn tay vào nước, sau đó nhúng nhanh vào bát chì nóng chảy và rút ra. Bàn tay không hề hấn gì, ông ta làm sao mà tài thế?
 
0

0872

Khi nhiệt độ nóng chảy của chì (khoảng [TEX]400^oC[/TEX]) lớn hơn nhiệt độ sôi của nước, khi nhúng bàn tay ướt vào chì, xuất hiện hiệu ứng sôi màng, tức là lớp nước lập tức sôi tạo nên một lớp hơi nước bao phủ bàn tay. Hơi nước có tính dẫn nhiệt kém, nên nếu động tác thực hiện đủ nhanh, da thịt sẽ không bị nóng lên đáng kể.
 
0

0872

Tiếp nhé m.n
Một thí nghiệm vui nè: Người ta đun một bình thủy tinh có chứa $\dfrac{1}{3}$ thể tích nước sôi, sau đó đậy chặt nút bình là úp ngược lại. Nếu lúc này đổ lên một ít nước lạnh thì nước trong bình lại sôi một lần nữa. Không phải là nóng mà là lạnh gây ra sự sôi??? Hãy giải thích nghịch lý này!!!!!
 
S

saovang_6

Tiếp nhé m.n
Một thí nghiệm vui nè: Người ta đun một bình thủy tinh có chứa $\dfrac{1}{3}$ thể tích nước sôi, sau đó đậy chặt nút bình là úp ngược lại. Nếu lúc này đổ lên một ít nước lạnh thì nước trong bình lại sôi một lần nữa. Không phải là nóng mà là lạnh gây ra sự sôi??? Hãy giải thích nghịch lý này!!!!!
Nhiệt độ sôi của nước phụ thuộc vào áp suất. Khi áp suất giảm thì nhiệt độ sôi cũng giảm theo.

Khi đun sôi nước trong bình thủy tinh, bình thủy tinh đầy hơi nước. Ta rót nước lạnh vào đáy bình úp ngược làm cho hơi nước trong bình ngưng tụ lại, áp suất bên trong giảm khiến cho nước dưới 100 độ C cũng phải sôi.
 
Top Bottom