ói chung con diều phải đón gió mới bay lên được và mặt diều nói chung là phải nghiêng xuống dưới. Hai điểm này là điều then chốt để cái diều bay lên được. Vào lúc cái diều đưa mặt ra đón gió, không khí thổi vào mặt diều, do bị cản trở nên trong một thời gian ngắn tốc độ đã giảm xuống rất nhiều. Vào lúc tốc độ gió bị giảm đột ngột, áp lực của nó sẽ tăng lên đột ngột. Bởi vì mặt diều nghiêng xuông dưới, nên áp lực của gió vuông góc với mặt nghiêng đó. Lực này lớn hơn trọng lực của cái diều rất nhiều nên đã đẩy cái diều bay lên. Vào lúc gió quá nhỏ, để tăng tốc độ đón gió, người ta thường vừa chạy vừa thả diều nhằm tăng thêm áp lực gió đối với cái diều. Cái diều khi đã bay lên trời có lúc như đắc ý lắc đi lắc lại và có lúc lộn cả đầu xuống đất. Làm thế nào con diều bay được ổn định, điều này có thể làm bằng cách gắn phía dưới của của cái diều một dải giấy (gọi là đuôi diều) hoặc một số tua. Xem xét từ góc độ Vật lý thì làm như vậy là để điều chỉnh trọng tâm hướng xuống dưới, khi cái diều nghiêng đi thì trọng lực sẽ làm nó khôi phục lại vị trí vốn có. Ngoài ảnh hưởng của trọng tâm đối với sự cân bằng của cái diều thì hình dáng, tỉ lệ các bộ phận của nó cũng như hướng gió đều là những nhân tố không thể xem thường. "k có gió sao bay đc he"