Sử $\color{Red}{\fbox{♫Sử 6♫}\text{♥Bài giảng lịch sử 6♥}}$

T

thannonggirl

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mở đầu
Bài 1:
Sơ lược về môn lịch sử
I.Lịch sử là gì?
1.Khái niệm:
-Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người,lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động cửa con người từ khi xuất hiện cho tới nay. Lịch sử vòn có nghĩa tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động và xã hội loài người trong quá khứ.Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ.
2.Có gì khác nhau giữa lịch sử 1 con người và lịch sử xã hội loài người?
-Lịch sử 1 người chỉ là quá khứ của 1 con người,những hoạt động của họ từ khi sinh ra -> Lớn lên -> Trưởng thành->Gìa yếu ->Chết đi
giao-duc-teeniscover-kenh14-01-563f3.jpg

Một lớp học ở trường làng thời xưa
-Lịch sử xã hội loài người là toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện cho đến ngày nay.Xã hội này nối tiếp xã hội khác ,dần dần văn minh,tiến bộ hơn.

II.Học lịch sử để làm gì?

1. Học lịch sử để làm gì?
-Học lịch sử để:
+Biết được cội nguồn của cha ông,tổ tiên,làng xóm,cội nguồn của dân tộc
+Để biết được quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta
+Để biết những gì con người đã làm trong quá khứ
xây dựng được xã hội văn minh ngày nay và từ đó biết quý trọng nó
+Rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
III.Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
Thời gian trôi qua , những dấu tích của con người vẫn giuuw được ở nhiều dạng khác nhau:
-Tư liệu truyền miệng:là những câu chuyện, lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác,ở nhiều dạng khác nhau.
VD:Thánh Gióng,Sự tích hồ gươm
-Tư liệu hiện vật :Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất
3775496410_9e7d6d1ce4.jpg

Trống đồng Đông Sơn
-Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay in, khắc bằng chữ viết.
-Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.
200px-DaiVietSuKyToanThu.png

Đại Việt sử ký toàn thư
Danh ngôn
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống
Xi-xê-rông
(Nhà trính trị Rô – ma cổ)




* CHUYÊN MỤC CÂU HỎI KIỂM TRA ( Trắc nghiệm và tự luận)
1.Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người
-Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động cửa con người từ khi xuất hiện cho tới nay.
2, Trống đồng Đông sơn là loại tư liệu gì?
a.Tư liệu truyền miệng
b.Tư liệu hiện vật
c.Tư liệu chữ viết
d.Cả 3 đều đúng
3,Lịch sử giúp chúng ta những gì?(Trả lời vắn tắt)
-Lịch sử giúp ta hiểu được cội nguồn của cha ông,tổ tiên và dân tộc ta.
-Biết được quá khứ và toàn bộ những hoạt động của loài người từ khi xuất hiện đến nay.
4.Biết qúy trọng những gì mình đang có, biết ơn tổ tiên là nhiệm vụ của môn học :
a.Văn học
b.Sinh học
c.sử học
d,Khảo cổ học

* CHUYÊN MỤC CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT !

Nếu bạn biết 1 thông tin lịch sử liên quan đến mốc thời gian, nội dung bài học nãy thì hãy cùng share với tất cả mọi người, những thông tin đúng, chính xác và ít phổ biến, có bài viết minh họa ( ngắn ) và hình ảnh sẽ được tính điểm tích lũy . 1 thông tin đảm bảo sẽ có 25 điểm tích lũy.
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

PHẦN 1
KHÁI QUÁT THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
Bài 3:
Xã hội nguyên thủy
Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc xảy ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
I.Con người đã xuất hiện như thế nào?
1,Thời gian
- Cách đây khoản 3, 4 triệu năm loài vượn cổ biến thành người tối cổ.
- Được tìm thấy ở Đông châu Phi, đảo Giava, ở gần Bắc Kinh …

bay_dan_nguoi_nguyen_thuy.jpg.jpg


2,Hình dáng

- Đứng thẳng, đôi tay tự do
- Trán thấp, hơi bợt ra đằng sau
- U lông mày nổi cao, mũi to, mắt sâu
- Hàm bạnh ra, nhô về phía trước
- Trên người có một lớp lông mỏng
- Trong quá trình kiếm ăn loài vượn đã dần dần đi được bằng 2 chi sau.
- Đôi tay tự do(hai chi trước) để sử dụng công cụ và kiếm thức ăn.

3.Đời sống
- Người tối cổ sống theo từng bầy, trong các hang động hoặc túp liều. Sống bằng hái lượm và săn bắt.
- Biết ghè đẽo đá làm công cụ, biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ.
=> Cuộc sống bấp bênh hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên kéo dài hàng triệu năm

II.Người tinh khôn sống thế nào?

1,Người tinh khôn.

-Hình dáng:
+Đứng thẳng, đôi tay khéo léo hơn
+ Trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn, linh hoạt.
+Thể tích não phát triển.
+ Lớp lông mỏng mất đi.
-Đời sống:
- Họ sống theo thị tộc.
- Làm chung, ăn chung.
- Biết trồng lúa, rau.
- Biết chăn nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải, làm đồ trang sức
=> cuộc sống ổn định hơn đối với người tối cổ.
hoc-thiet-ke-thoi-trang-cho-nguoi-nguyen-thuy-va-co-dai-01.jpg

Biết tạo dụng cụ, Biết tạo lửa
2,Hãy so sánh hình dáng và đời sống của người tinh khôn với người tối cổ.(hình dáng,khuôn mặt,thể tích não,……)

Người tối cổ:
- Đứng thẳng, đôi tay tự do
- Trán thấp, hơi bợt ra đằng sau
- U lông mày nổi cao, mũi to, mắt sâu
- Hàm bạnh ra, nhô về phía trước
- Trên người có một lớp lông mỏng
-Cuộc sống bấp bênh hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên kéo dài hàng triệu năm
Người tinh khôn:
- Đứng thẳng, đôi tay khéo léo hơn
- Trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn, linh hoạt.
- Thể tích não phát triển.
- Lớp lông mỏng mất đi
- cuộc sống ổn định hơn đối với người tối cổ.

III.Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
1,Tại sao xã hội nguyên thủy tan rã?

- Công cụ kim loại được phát hiện vào khoảng 4.000 năm trước công nguyên.
- Nhờ công cụ kim loại:
+ Sản xuất phát triển.
+ Sản phẩm con người tạo ra đủ ăn và dư thừa.
+ Một số người đứng đầu thị tộc đã chiếm đoạt một phần của cải dư thừa. + Xã hội xuất hiện tư hữu.
+ Có sự phân hoá giàu nghèo.
+ Người trong thị tọc không thể làm chung, ăn chung
=> xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp xuất hiện



* CHUYÊN MỤC CÂU HỎI KIỂM TRA ( Trắc nghiệm và tự luận)

Câu 1:Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm, trên Trái Đất đã xuất hiện.
a, Loài vượn cổ.
b, Người tối cổ.
c, Người tinh khôn.
d, Người nguyên thủy.
Câu 2:Hãy tả lại hình dáng của người tối cổ.
Câu 3: Trong quá trình tồn tại và phát triển, Người tinh khôn biết làm gì?
a, Trồng trọt, chăn nuôi,làm đồ gốm, dệt vải và làm đồ trang sức.
b, Trồng trọt, chăn nuôi, khai mỏ, trao đổi hàng hóa.
c, Trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, lập các phường hội.
d, Trồng trọt, chăn nuôi, luyện kim, mở chợ búa.

* CHUYÊN MỤC CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT !

Nếu bạn biết 1 thông tin lịch sử liên quan đến mốc thời gian, nội dung bài học nãy thì hãy cùng share với tất cả mọi người, những thông tin đúng, chính xác và ít phổ biến, có bài viết minh họa ( ngắn ) và hình ảnh sẽ được tính điểm tích lũy . 1 thông tin đảm bảo sẽ có 25 điểm tích lũy.
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

PHẦN 1
KHÁI QUÁT THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
Bài 3:
Xã hội nguyên thủy
Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc xảy ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
I.Con người đã xuất hiện như thế nào?
1,Thời gian
- Cách đây khoản 3, 4 triệu năm loài vượn cổ biến thành người tối cổ.
- Được tìm thấy ở Đông châu Phi, đảo Giava, ở gần Bắc Kinh …


2,Hình dáng

- Đứng thẳng, đôi tay tự do
- Trán thấp, hơi bợt ra đằng sau
- U lông mày nổi cao, mũi to, mắt sâu
- Hàm bạnh ra, nhô về phía trước
- Trên người có một lớp lông mỏng
- Trong quá trình kiếm ăn loài vượn đã dần dần đi được bằng 2 chi sau.
- Đôi tay tự do(hai chi trước) để sử dụng công cụ và kiếm thức ăn.

3.Đời sống
- Người tối cổ sống theo từng bầy, trong các hang động hoặc túp liều. Sống bằng hái lượm và săn bắt.
- Biết ghè đẽo đá làm công cụ, biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ.
=> Cuộc sống bấp bênh hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên kéo dài hàng triệu năm

II.Người tinh khôn sống thế nào?

1,Người tinh khôn.

-Hình dáng:
+Đứng thẳng, đôi tay khéo léo hơn
+ Trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn, linh hoạt.
+Thể tích não phát triển.
+ Lớp lông mỏng mất đi.
-Đời sống:
- Họ sống theo thị tộc.
- Làm chung, ăn chung.
- Biết trồng lúa, rau.
- Biết chăn nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải, làm đồ trang sức
=> cuộc sống ổn định hơn đối với người tối cổ.
hoc-thiet-ke-thoi-trang-cho-nguoi-nguyen-thuy-va-co-dai-01.jpg

Biết tạo dụng cụ, Biết tạo lửa
2,Hãy so sánh hình dáng và đời sống của người tinh khôn với người tối cổ.(hình dáng,khuôn mặt,thể tích não,……)

Người tối cổ:
- Đứng thẳng, đôi tay tự do
- Trán thấp, hơi bợt ra đằng sau
- U lông mày nổi cao, mũi to, mắt sâu
- Hàm bạnh ra, nhô về phía trước
- Trên người có một lớp lông mỏng
-Cuộc sống bấp bênh hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên kéo dài hàng triệu năm
Người tinh khôn:
- Đứng thẳng, đôi tay khéo léo hơn
- Trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn, linh hoạt.
- Thể tích não phát triển.
- Lớp lông mỏng mất đi
- cuộc sống ổn định hơn đối với người tối cổ.

III.Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
1,Tại sao xã hội nguyên thủy tan rã?

- Công cụ kim loại được phát hiện vào khoảng 4.000 năm trước công nguyên.
- Nhờ công cụ kim loại:
+ Sản xuất phát triển.
+ Sản phẩm con người tạo ra đủ ăn và dư thừa.
+ Một số người đứng đầu thị tộc đã chiếm đoạt một phần của cải dư thừa. + Xã hội xuất hiện tư hữu.
+ Có sự phân hoá giàu nghèo.
+ Người trong thị tọc không thể làm chung, ăn chung
=> xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp xuất hiện



* CHUYÊN MỤC CÂU HỎI KIỂM TRA ( Trắc nghiệm và tự luận)

Câu 1:Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm, trên Trái Đất đã xuất hiện.
a, Loài vượn cổ.
b, Người tối cổ.
c, Người tinh khôn.
d, Người nguyên thủy.
Câu 2:Hãy tả lại hình dáng của người tối cổ.
- Đứng thẳng, đôi tay tự do
- Trán thấp, hơi bợt ra đằng sau
- U lông mày nổi cao, mũi to, mắt sâu
- Hàm bạnh ra, nhô về phía trước
- Trên người có một lớp lông mỏng
Câu 3: Trong quá trình tồn tại và phát triển, Người tinh khôn biết làm gì?
a, Trồng trọt, chăn nuôi,làm đồ gốm, dệt vải và làm đồ trang sức.
b, Trồng trọt, chăn nuôi, khai mỏ, trao đổi hàng hóa.
c, Trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, lập các phường hội.
d, Trồng trọt, chăn nuôi, luyện kim, mở chợ búa.

* CHUYÊN MỤC CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT !

Nếu bạn biết 1 thông tin lịch sử liên quan đến mốc thời gian, nội dung bài học nãy thì hãy cùng share với tất cả mọi người, những thông tin đúng, chính xác và ít phổ biến, có bài viết minh họa ( ngắn ) và hình ảnh sẽ được tính điểm tích lũy . 1 thông tin đảm bảo sẽ có 25 điểm tích lũy.
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl


Bài 4:
Các quốc gia cổ đại phương đông
I.Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
1,Địa điểm
-Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở lưu vực những dòng sông lớn ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc
2,Thời gian

-Cuối thiên nhiên kỉ IV TCN - Đầu thiên nhiên kỉ IV TCN

3.Con người
-Họ biết trồng lúa nước,biết làm thủy lợi


II.Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?

1,Xã hội cổ đại phương Đông gồm 3 tầng lớp:

-Nông dân công xã , đông nhất ,là lực lượng sản xuất chính .
- Quý tộc và quan lại là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế , đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành .
-Thấp kém nhất là nô lệ , phục vụ vua và quý tộc.
- Nô lệ và dân nghèo nhiều lần nổi dậy như ở Lưỡng Hà , Ai Cập.
III.Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông
1,Bộ máy nhà nước

- Nhà nước do vua đứng đầu có quyền cao nhất ( chế độ quân chủ chuyên chế , cha truyền con nối )
- Vua tự đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội , xét xử người có tội.
- Ở Trung quốc vua là Thiên tử, Ai cập là Pha ra ôn, Lưỡng hà gọi là En si
- Giúp việc cho vua có quý tộc,lo việc thu thuế, xây dựng cung điện , đền tháp và chỉ huy quân đội.
- Luật Ham mu ra bi ( Lưỡng Hà ) bảo vệ quyền lợi của quý tộc và quan lại .

slide0090_image112.jpg.jpg

* CHUYÊN MỤC CÂU HỎI KIỂM TRA ( Trắc nghiệm và tự luận)

Câu 1:Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông?
-Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập.
2,Xã hội cổ đại phương Đông có những tầng lớp nào?
-Có 3 tầng lớp:
+Nông dân công xã , đông nhất ,là lực lượng sản xuất chính .
+ Quý tộc và quan lại là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế , đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành .
+Thấp kém nhất là nô lệ , phục vụ vua và quý tộc.
Câu 3:Ở quốc gia cổ đại phương đông , vua có quyền hành gì?
-Vua được đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội , xét xử người có tội.

* CHUYÊN MỤC CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT !

Nếu bạn biết 1 thông tin lịch sử liên quan đến mốc thời gian, nội dung bài học nãy thì hãy cùng share với tất cả mọi người, những thông tin đúng, chính xác và ít phổ biến, có bài viết minh họa ( ngắn ) và hình ảnh sẽ được tính điểm tích lũy . 1 thông tin đảm bảo sẽ có 25 điểm tích lũy.
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl


Bài 5:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây .
1,Địa điểm và thời gian
- Vào thiên niên kỷ I TCN ở Nam Âu trên bán đảo Ban- căng và I-ta-li-a , vùng Địa Trung Hải xuất hiện 2 quốc gia là Hy lạp và Rô ma , nơi đây có nhiều hải cảng tốt .

3.Con người

- Đất đai khô cằn trồng nho , ô liu .
- Nghề thủ công phát triển như luyện kim, mỹ nghệ , đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu …
- Nên nghề ngoại thương phát triển , buôn bán với Lưỡng Hà , Ai Cập …


II. Xã hội cổ đại Hy lạp , Rô ma gồm những giai cấp nào ?



-Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dẫn tới tình hình thành 1 số chủ xưởng,chủ lò,chủ các thuyền buôn rất giàu có và ths lực về chính trị.
-Chủ nô là những chủ xưởng , chủ lò, chủ thuyền buôn… họ sống rất sung sướng.Họ thuê những nô lệ đẻ làm việc trong công xưởng.
- Nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu , làm việc cực nhọc , bị chủ nô đối xử tàn bạo như đánh đập , nên khởi nghĩa chống lại như khởi nghĩa X pac ta cut năm 73-71 TCN ở Rô ma.Mọi của cải họ làm ra điều thuộc về chủ nô.Bản thân nô lệ cũng là tài sản của chủ.
-Nô lệ đc gọi là "Những công cụ biết nói"
III. Chế độ chiếm hữu nô lệ .

- Xã hội chiếm hữu nô lệ có hai giai cấp cơ bản là nô lệ và chủ nô, một xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ.
- Chủ nô vừa là người cai quản đất nước vừa là người chiếm hữu, chủ của nô lệ.
- Chế độ chính trị: Nhà nước gồm nhiều bộ phận do dân tự do hay chủ nô bầu ra.
- Nô lệ làm việc cực nhọc. Thân phận và lao động của họ đều thuộc về chủ nô
*Xã hội gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ.
.
* CHUYÊN MỤC CÂU HỎI KIỂM TRA ( Trắc nghiệm và tự luận)

Câu 1:Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành từ đâu và bao giờ?
- Vào thiên niên kỷ I TCN ở Nam Âu trên bán đảo Ban- căng và I-ta-li-a , vùng Địa Trung Hải xuất hiện 2 quốc gia là Hy lạp và Rô ma , nơi đây có nhiều hải cảng tốt .
2,Xã hội cổ đại Hy Lạp, Rôma gồm những giai cấp nào?
-Chủ nô sống rất sung sướng.
-Nô lệ làm việc cực nhọc trong các trang trại, xưởng thủ công,khuân vác hàng hóa, chèo
thuyền. Thân phận và lao động của họ hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nô.

* CHUYÊN MỤC CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT !

Nếu bạn biết 1 thông tin lịch sử liên quan đến mốc thời gian, nội dung bài học nãy thì hãy cùng share với tất cả mọi người, những thông tin đúng, chính xác và ít phổ biến, có bài viết minh họa ( ngắn ) và hình ảnh sẽ được tính điểm tích lũy . 1 thông tin đảm bảo sẽ có 25 điểm tích lũy.
 
T

thyhuong1511

Bài 6:
Văn hóa cổ đại
I. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?

- Người phương Đông đã sáng tạo ra lịch, chia một năm thành 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày(âm lịch).
- Người phương Đông cổ đại còn dùng chữ tượng hình (loại chữ mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩa của con người) trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre,...
- Người Ấn Độ cổ xưa đã sáng tạo nên các chữ số ta đang dùng hiện nay, kể cả số 0.
- Các dân tộc phương Đông còn xây dựng nên kim tự tháp ở Ai Cập, thành BA-bi-lon ở Lưỡng Hà,...


II. Người Hi Lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì về văn hóa?

- Họ đã tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng. Đó là Dương lịch
- Họ cũng đã sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c; ban đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ mà hiện nay chúng ta vẫn dùng.
- Họ đã có những nhà khoa học nổi danh như:
+Trong Toán học có Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít.
+Trong vật lí có Ác-si-mét.
+Trong sử học có Hê-rô-đốt, Tu-xi-***.
...
- Nền văn học Hi-lạp được thế giới biết đến với bộ sử thi nổi tiếng I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me; những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti của Et-sin, Ơ-đíp làm vua của Xô-phô-clơ ...
- Trên đất nước Hi-lạp và Rô-ma ngày nay vẫn còn đền Pác-tê-nông trên đồi A-crô-pôn ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ Nữ ở Mi-lô,...


* CHUYÊN MỤC CÂU HỎI KIỂM TRA (Trắc nghiệm và tự luận)



Câu 1:Em hãy nêu những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia phương Đông cổ đại.

- Người phương Đông cổ đại còn dùng chữ tượng hình (loại chữ mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩa của con người) trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre,...
- Người Ấn Độ cổ xưa đã sáng tạo nên các chữ số ta đang dùng hiện nay, kể cả số 0.
- Các dân tộc phương Đông còn xây dựng nên kim tự tháp ở Ai Cập, thành BA-bi-lon ở Lưỡng Hà,...

Câu 2: Người Hi-lạp và Rô-ma đã có những thành tựu văn hóa gì?

- Họ cũng đã sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c; ban đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ mà hiện nay chúng ta vẫn dùng.
- Nền văn học Hi-lạp được thế giới biết đến với bộ sử thi nổi tiếng I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me; những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti của Et-sin, Ơ-đíp làm vua của Xô-phô-clơ ...
- Họ đã có những nhà khoa học nổi danh như:
+Trong Toán học có Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít.
+Trong vật lí có Ác-si-mét.
+Trong sử học có Hê-rô-đốt, Tu-xi-***.
...

Câu 3: Theo em, những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến nay?

- Theo em, những thành tựu văn hóa còn được sử dụng đến ngày nay là: hệ chữ cái a,b,c ; các chữ số trong toán học kể cả số 0 ; hai loại lịch dương và âm ; ...

Các bạn nên tực tìm ra cách trả lời của riêng bản thân bạn vì câu hỏi này là "theo em"



* CHUYÊN MỤC CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT !

Nếu bạn biết 1 thông tin lịch sử liên quan đến mốc thời gian, nội dung bài học nãy thì hãy cùng share với tất cả mọi người, những thông tin đúng, chính xác và ít phổ biến, có bài viết minh họa ( ngắn ) và hình ảnh sẽ được tính điểm tích lũy . 1 thông tin đảm bảo sẽ có 25 điểm tích lũy.
 
Last edited by a moderator:
T

thyhuong1511

BÀI 7:
ÔN TẬP
I.Người tối cổ(người vượn):
-Người tối cổ được phát hiện ở: miền Đông châu Phi, trên đảo Gia-va(in-đo-nê-xi-a), ở gần Bâc Kinh(Trung Quốc),.v.v.
-Cách đây 3-4 triệu năm.
-Họ sống theo bầy gồm khoảng vài chục người. Họ hái lượm hoa quả và săn bắt thú để ăn.
-Họ sống trong hang động.
-Đã biết tạo ra lửa. Bằng cách(tự ghi)
-Thể tích não lúc này là 850-1100 [TEX]cm^{3}[/TEX].
II.Người tinh khôn:
-Cách đây 4 vạn năm.
-Thể tích não lúc này là:1450 [TEX]cm^{3}[/TEX].
-Sống theo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm khoảng vài chục gia đình, có họ hàng với nhau.(Gọi là thị tộc).
-Những người cùng một thị tộc đều làm chung, ăn chung, giúp đỡ lẫn nhau.
-họ đã biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải,...
III.Sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn:
Rút ý từ 2 phần trên.
IV.Cổ đại phương Đông:
-Xuất hiện vào cuối thiên niên kỷ IV TCN đầu thiên niên kỷ III TCN.
-Địa điểm: Trên lưu vực các con sông lớn.
-Gồm các nước: Ai Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà và Trung Quốc.
-Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp.
-Xã hội: Gồm 3 giai cấp là quí tộc, nông dân và nô lệ.
-Nhà nước: Quân chủ chuyên chế(người có quyền hành cao nhất là tầng lớp quí tộc).
-Thành tựu văn hóa:
. +Sáng tạo ra lịch(âm lịch), tri thức thiên văn.
. +Sáng tạo ra chữ viết: chữ tượng hình.
. +Toán học:
. *Người Ai Cập: phép đếm đến 10, giỏi về hình học, tìm ra số pi=3,16.
. *Người Lưỡng Hà giỏi số học.
. *Người Ấn Độ tìm ra các chữ số, kể cả số 0.
. +Kiến trúc:Kim tự tháp, thành Babilon,...
V. Cổ đại phương Tây:
-Xuất hiện vào cuối thiên niên kỷ I TCN.
-Địa điểm: Bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a.
-Gồm các nước: Hi-lạp và Rô-ma.
-Kinh tế: Thủ công nghiệp, thương nghiệp.
-Xã hội: Chủ nô và nô lệ.
-Nhà nước: Dân chủ chủ nô(chủ nô có quyền hành cao nhất).
-Thành tựu văn hóa:
. +Sáng tạo ra lịch(dương lịch).
. +Sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c,... có 26 chữ cái gị là hệ chữ cái Latinh.
. +Các nghành khoa học: phát triển cao, có nhiều nhà khoa học nổi danh như:
. *Pi-ta-go.
. *Ta-lét.
. *Ác-si-mét.
. *Pla-tôn.
..v.v.
. +Kiến trúc, điêu khắc: Đần Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ Nữ,...


Câu hỏi trong bài:

Rút ý trả lời từ các phần trên.




Nếu có sai sót mong các bạn bỏ qua.
:D :D :D
 
Last edited by a moderator:
T

thyhuong1511

Bài 8: THỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
I.Những dấu tích của nguời tối cổ được tìm thấy ở đâu?
-Thời gian tồn tại: cách đây 40-30 vạn năm.
-Dấu tích: chiếc răng, công cụ ghè đẽo thô sơ.
-Địa điểm:
. +Thẩm Khuyên, Thẩm Hai(Lạng Sơn)
. +Núi Đọ, Quan Yên(Thanh Hoá)
. +Xuân Lộc(Đồng Nai)
II.Ở giai đoạn đầu, người tinh khôn sống như thế nào?
-Thời gian tồn tại: Cách đây 3-2 vạn năm
-Dấu tích: những chiếc rìu đá được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.
-Địa điểm:
. +Mái đá Ngườm(Thái Nguyên)
. +Sơn Vi(Phú Thọ)
III. Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới?
-Thời gian tồn tại: Cách đây 12000-4000 năm
-Dấu tích: rìu được mài ở lưỡi sắc bén hơn, một số công cụ bằng xương, sừng, đồ gốm.
-Địa điểm:
. +Hoà Bình, Bắc Sơn(Lạng Sơn)
. +Quỳnh Văn(Nghệ An)
. +Hạ Long(Quảng Ninh)
. +Bàu Tró(Quảng Bình)


Các câu hỏi trong bài:
1.Mọi người tự rút ý để lập bảng nha.
2.Mọi người có thể tự trả lời nha. Mình mệt quá.
 
T

thyhuong1511

Bài 9: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
I. Đời sống vật chất:
-Người tinh khôn thường xuyên cải tiến công cụ lao động.
-Xuất hiện những công cụ đồ dùng mới: rìu, bôn, chày, đồ gốm.
-Biết trồng trọt, chăn nuôi.
II. Tổ chức xã hội:
-Sống định cư lâu dài ở một nơi.
-Chế độ thị tộc mẫu hệ hình thành.
III. Đời sống tinh thần:
-Sử dụng đồ trang sức.
-Vẽ hình ảnh mô tả đời sống.
-Tình cảm trong thị tộc gắn bó.
-Chôn cất người chết.
-->Phát triển khá cao trên tất cả các mặt.


Các câu hỏi trong bài:
1. Các bạn lấy ý từ I và II la mã.
2. Ý 1 của câu hỏi các bạn rút ý từ III la mã.
. Ý 2: Các bạn nên tự trả lời vì đây là suy nghĩ của các bạn.
 
T

thyhuong1511

NH]BÀI 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
I. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?
-Tìm thấy các công cụ bằng đá, xương, sừng; đồ gốm, đồ trang sức.
-Địa điểm: Phùng Nguyên(Phú Thọ), Hoa Lộc(Thanh Hoá), Lung Leng(Kon Tum).
-Thời gian: cách đây 4000 - 3000 năm.
\Rightarrow Đạt được trình độ cao về kĩ thuật chế tác công cụ.
II. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?
-Người Phùng Nguyên, Hoa Lộc phát minh ra thuật luyện kim.
-Kim loại đầu tiên là đồng.
\Rightarrow Đánh dấu bước tiến trong chế tác công cụ làm cho sản xuất phát triển.
III. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
-Ở di chỉ Phùng Nguyên-Hoa Lộc phát hiện hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn.
Công cụ sản xuất được cải tiến dẫn đến con người định cư lâu dài ở ven sông, ven biển dẫn đến phát minh ra nghề nông trồng lúa nước.
\Rightarrow Ý nghĩa: Từ đây con người định cư lâu dài ở đồng bằng ven các sông lớn, cuộc sống ổn định.
 
Q

quynh2002ht

BÀI 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
Thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN trên đất nước ta đã hình thành các trung tâm văn hóa lớn.Óc Eo (An Giang) ở Tây Nam Bộ ; Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi),ở Nam Trung Bộ ;Đông Sơn (Thanh Hoá) ở Bắc bộ và Bắc Trung Bộ
raDqpER.jpg

Dao găm đồng Đông Sơn
1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
- Sản xuất phát triển, lao động ngày càng phức tạp, dẫn đến sự phân công lao động.
- Phân công theo nghề nghiệp : nông nghiệp và thủ công nghiệp
- Nam giới: làm công việc nặng nhọc, lo việc ngoài đồng, săn bắt, chế tác công cụ…
- Phụ nữ: công việc nhẹ nhàng, tỉ mỉ, công việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải…

2. Xã hội có gì đổi mới:
- Hình thành làng bản (chiềng chạ) , đứng đầu là già làng.
- Nhiều chiềng , chạ họp thành bộ lạc , đứng đầu là tù trưởng .
- Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
- Xã hội đã có sự phân biệt giàu nghèo.

3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
- Công cụ bằng đồng: Phong phú, đa dạng, gần như thay thế đồ đá.
- Thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN trên đất nước ta đã hình thành các trung tâm văn hóa lớn.Óc Eo (An Giang) ở Tây Nam Bộ ; Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi),ở Nam Trung Bộ ;Đông Sơn (Thanh Hoá) ở Bắc bộ và Bắc Trung Bộ
- Cuộc sống có phần ổn định.

T4UlJ2P.jpg

Lưỡi liềm và dao găm Đông Sơn
rxl8yIn.jpg

Lưỡi liềm Đông Sơn
l7CAGqg.jpg

Lưỡi cày vai nhọn Đông Sơn
ceeVl1w.jpg

Các di vật văn hóa Ốc Eo.
K0YD5QU.jpg

Hiện vật của nền văn hóa Sa Huỳnh​
*Có thể bạn chưa biết
Làng Đông Sơn
Chút hồn còn lại
Có lẽ, dấu tích còn lại ở làng cổ Đông Sơn chính là các con ngõ nhỏ được lát bằng gạch chỉ đỏ. Bốn con ngõ và bốn xóm được những cư dân trong làng đặt tên là Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng càng tỏ rõ nơi đây từng là một làng quê trù phú, có truyền thống văn hóa rất khuôn mẫu.
Cụ Lương Trọng Duệ (trên 80 tuổi) ở số 10 ngõ Trí là chủ nhân của ngôi nhà cổ được cụ tổ 7 đời của dòng họ Lương Trọng xây dựng từ khoảng hơn 200 năm trước. Căn nhà ban đầu được cất với một nhà chính 5 gian, 2 chái bằng gỗ tốt, lợp ngói âm dương mũi hài. Các vì, kèo, xà, bẩy... chạm trổ rất công phu, cầu kỳ mang đậm dấu ấn của kiến trúc nhà gỗ các tỉnh phía bắc. Ngoài nhà chính còn có 2 nhà ngang đều là nhà 3 gian cũng được những người thợ kỳ công xây cất.
Những năm chiến tranh, gia đình cụ Duệ phải tháo dỡ ngôi nhà đề phòng bị bom đánh sập. “Trước đây, gia đình khó khăn, bom đạn bời bời, tôi rao bán ngôi nhà, nhưng họ chỉ mua ngôi nhà ngang 3 gian. May mà họ không mua căn nhà chính 5 gian 2 chái, nên mới còn được đến ngày nay. Khoảng chục năm nay rất nhiều người ở Hà Nam, Nam Định vào trả giá cao, nhưng tôi nhất định không bán mà giữ lại làm nhà từ đường của dòng họ, truyền lại cho con cháu sau này”, cụ Duệ nói.
Năm 2006, ngôi nhà của cụ Duệ được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cấp bằng công nhận là nhà cổ cần được bảo vệ, giữ gìn. Cũng may, mấy năm gần đây, con cái cụ Duệ làm ăn khấm khá nên đóng góp tiền bạc để cụ tu bổ, bảo vệ ngôi nhà.
Sống trong “nhà khổ”
Theo danh sách do chính quyền địa phương cung cấp, ở làng cổ Đông Sơn hiện còn 13 ngôi nhà cổ, nhưng bây giờ chỉ còn duy nhất ngôi nhà trên 200 năm tuổi là nhà của cụ Duệ còn khá vững chãi. Trong khi đó, 12 ngôi nhà còn lại đều đang bị xuống cấp hết sức nghiêm trọng và có thể sập, đổ bất cứ lúc nào.
Ngôi nhà của ông Dương Văn Tuấn ở ngõ Nhân đã hơn 100 năm tuổi nhưng do không được tu sửa nên đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều cấu kiện gỗ như cột, kèo, xà, vì bị rỗng ruột do mối xông, các bức tranh điêu khắc gỗ bị mối mọt, mục nát... Cũng từng sống trong ngôi nhà cổ xiêu vẹo, đổ nát nên bà Lương Thị Lời rất thấu hiểu nỗi lo lắng của các gia đình có nhà cổ trong làng. “Mang tiếng là nhà cổ nhưng tôi cứ nói với các cháu là nhà... khổ. Mỗi lần mưa gió, ngồi trong nhà mà nơm nớp lo sợ, nước dột tứ bề, tôi phải căng tấm bạt cho mưa đỡ dột xuống giường ngủ. Ai cũng bảo ở trong nhà cổ mà khổ thế thì ở làm gì. Cũng may năm ngoái, có người trong họ xin mua lại để tu bổ, làm nhà từ đường của dòng họ nên tôi nhượng lại. Kể ra thì cũng tiếc đứt ruột đứt gan nhưng không nhượng lại thì có khi bây giờ nó cũng bị sập mất rồi”
 
Q

quynh2002ht

Bài 12: NƯỚC VĂN LANG


Thế kỷ thứ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang tài giỏi thống nhất các bộ lạc, đặt tên nước là Văn Lang, tự xưng là Hùng Vương.
ap31xUz.jpg

Lược đồ lãnh thổ nước Văn Lang năm 500 TCN
1. Hòan cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang (nhà nước thời Hùng Vương)
- Cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là người Lạc Việt.
- Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Cả , sông Mã, thuận lợi cho nghề nông trồng lúa nước .
* Thuận lợi: đất phù sa màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa nước .
* Khó khăn là vào mùa mưa nước sông dâng cao gây lũ lụt thiệt hại lớn về người và của.
- Nhà nước Văn Lang ra đời trong hòan cảnh : mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo ; giải quyết xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt., nhu cầu trị thủy và bảo vệ mùa màng .

2. Nhà nước Văn Lang thành lập.
- Thế kỷ thứ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang tài giỏi thống nhất các bộ lạc, đặt tên nước là Văn Lang, tự xưng là Hùng Vương .
- Tổ chức của nhà nước Văn Lang :
+ Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang , đóng đô Văn Lang ( Bạch hạc – Phú Thọ ngày nay ).
+ Cả nước chia thành 15 bộ .
+ Đứng đầu nhà nước là vua Hùng Vương,giữ mọi quyền hành .
+ Giúp vua cai trị có Lạc Hầu ( tướng văn), Lạc Tướng ( tướng võ ).
+ Đứng đầu các bộ có Lạc tướng. + Đứng đầu chiềng chạ là Bồ Chính .
- Tổ chức nhà nước Văn Lang đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội.

NukhvPn.jpg

Cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương
1cYMmwD.jpg

Lăng Hùng vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh- Việt Trì – Phú Thọ

*Có thể bạn chưa biết
Con người của nước Văn Lang?
Theo sử liệu, nước Văn Lang tổ chức nhà nước có Lạc hầu, Lạc tướng, quan địa phương Bồ Chính, có con gái vua gọi là Mỵ Nương, con trai vua gọi là Lang (Quan Lang). Sản xuất chủ yếu là lúa nước, săn bắn, đi thuyền, đồ sinh hoạt có cày, trống đồng, vũ khí là rìu, cung tên.
Điều đáng nói là sinh hoạt tinh thần: tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen, mẫu hệ và thờ cúng tổ tiên.
Tục xăm mình còn được sử thành văn ghi chép, đến thời Trần các vua đều xăm mình, đến Trần Anh tông mới bỏ. Ăn trầu, nhuộm răng đen thì thế hệ U60 còn nhìn thấy các cụ ăn trầu nhuộm răng. Mẫu hệ thì mất sớm nhất, theo làn sóng Hán hóa, do Trung Quốc đô hộ. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một minh chứng về một thời mẫu hệ còn sót lại. Chắc rằng, ngay cả ở nước Nam Việt, thì nhà nước theo phụ hệ kiểu phong kiến Hán, nhưng dân chúng vẫn là mẫu hệ. Như vậy, cho đến nay, chỉ còn lại tục thờ cúng tổ tiên là sót lại, trong sinh hoạt tinh thần của người Việt cổ. Việc thờ cúng tổ tiên cũng kèm theo tập quán thờ cúng các thần thiên nhiên, đa thần giáo.
Trích Lĩnh Nam chích quái: "Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân."
Đó là ghi chép của một người Nho học soạn sách Lĩnh Nam chích quái, theo quan điểm Nho Trung Quốc nhìn về tập tục của người Việt cổ. Đọc đoạn này, ta có thể hình dung ra người Việt cổ của nước Văn Lang: mặc quần áo bằng vỏ cây, dùng gạo nếp nương, cất rượu nếp, ở nhà sàn, cắt tóc ngắn. Chi tiết “giã cối làm lệnh”, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là động tác đánh trống đồng, dùng chày. Còn “việc hôn thú lấy gói đất làm đầu” thì ngày nay còn cãi nhau xem đó là cái gì… Nhiều bài báo cho biết, vùng Vĩnh Phúc vẫn còn những làng có tục ăn đất, có thể đó là chìa khóa giải mã việc “hôn thú lấy gói đất làm đầu” chăng?
 
Q

quynh2002ht

Bài 13 : ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
1.Nông nghiệp và các nghề thủ công:
a. Nông nghiệp :
-Người Lạc Việt gieo cấy trên ruộng đồng hay nương rẫy , đã biết dùng lưỡi cày và lưỡi liềm đồng .
-Lương thực chính là thóc lúa ( lúa gạo ) , ngoài ra còn có khoai đậu , bầu bí, trồng dâu nuôi tằm , đánh cá, nuôi gia súc .


b. Thủ công nghiệp :
- Làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà ,đóng thuyền được chuyên môn hóa.
- Nghề luyên kim được chuyên môn hóa cao, đúc lưỡi cày ,vũ khí , người thợ thủ công còn đúc trống đồng , thạp đồng .
- Ngoài ra còn rèn sắt.

nMG7jiN.png

Hình trống đồng Ngọc Lũ cân đối, hài hòa, vững chắc, trình độ phát triển cao của kỹ thuật luyện đồng
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:
- Việc ở :ở nhà sàn hình mái cong hay mái tròn , làm bằng gỗ, tre, nứa, lá .
- Đi lại bằng thuyền .
- Việc ăn: ăn cơm , rau , cá , thịt , biết dùng mâm, chén , đũa ….
- Việc mặc: nam đóng khố , đàn bà mặc váy , ngày lễ đeo đồ trang sức .

NLlxaGH.png

Trang phục nam nữ thời Văn Lang
7ruU9cY.jpg

Nhà cửa thời Văn lang​
3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang
- Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp là người quyền quý, dân tự do và nô tỳ .
- Phong tục: ăn trầu, nhuộm răng, gói bánh chưng, bánh giầy, chôn người chết kèm theo công cụ lao động hay đồ trang sức .
- Tập quán: tổ chức lễ hội, vui chơi, ca hát, nhảy múa, đua thuyền, thi giã gạo.
- Tín ngưỡng: thờ các lực lượng tự nhiên như núi, sông, mặt trời, mặt trămg, đất nước ..

- Đời sống vật chất và tinh thần đã hòa quyện với nhau tạo nên tình cảm công đồng sâu sắc trong con người Lạc Việt.

Im0TV46.jpg

Sản xuất thời Văn lang
*Có thể bạn chưa biết
Đời sống tinh thần

Lễ hội

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của một cộng đồng cư dân. Trên hoa văn của trống đồng Đông Sơn còn lưu lại nhiều hình vẽ làm bừng dậy một cách sống động các lễ hội của cư dân Văn Lang. Lễ hội thường diễn ra bên trong hoặc xung quanh một ngôi nhà sàn lớn của cả cộng đồng.

Ngày hội đua thuyền được nhân dân tham gia hưởng ứng. Đua thuyền vừa thể hiện ước mong mưa thuận gió hòa vừa là hình thức rèn luyện kỹ năng bơi thuyền, rèn luyện sức khỏe. Những chiếc thuyền độc mộc với mũi thuyền cong vút được trang trí như dầu chim, đầu rắn; mình thuyền thon dài. Trên thuyền có một người đứng giữa chỉ huy chung và người chèo co chân ra sức đẩy bơi chèo. Phía đằng lái là một người đứng kiễng chân ghì bánh lái. Trên thuyền còn có người cầm nhạc cụ diễn tấu nhằm cổ vũ tinh thần của các tay chèo.

Một hình thức giao duyên của các chàng trai, cô gái ngày xưa thể hiện qua trò chơi chồng nụ chồng hoa (hay còn gọi là cài hoa, kết hoa). Từng trai gái mặt đối mặt, lồng chân giao tay với nhau cùng hát theo nhịp đánh trống của người bên cạnh.

Múa là một hình thức sinh hoạt văn hóa với các động tác phối hợp phô diễn hình thể. Trên một số đồ đồng đã khắc họa lại hình ảnh từng tốp từ 4 đến 7 người với trang phục cầu kỳ, váy xòe rộng, đầu đội mũ lông chim cao vút cùng nhau nhảy múa. Nhảy múa là hoạt động không thể thiếu trong những dịp lễ hội của cư dân Văn Lang. Quan sát các hình ảnh khắc họa trên các hiện vật bằng đồng cho phép chúng ta tái hiện lại ba hình thức múa phổ biến của cư dân Văn Lang. Thứ nhất là điệu múa hóa trang hình chim. Điệu múa này được nhận ra khá rõ với hình ảnh người đội mũ lông chim, mặc váy xòe bằng lông chim với đôi bàn tay xòe uốn, cánh tay dang rộng như đôi cánh chim đang bay. Điệu múa thứ hai khá đặc sắc là múa vũ trang. Điệu múa này thường được thể hiện bởi một nhóm người. Người múa chính tay cầm giáo tay gõ nhịp phách hoặc tay cầm rìu chiến tay cầm khiên mộc. Xung quanh là những người cầm nỏ hay cung tên, những người thổi khèn, người lắc chuông, người đánh chống đệm cho từng nhịp múa. Điệu múa này vừa thể hiện sự nhịp nhàng uyển chuyển vừa toát lên sự mạnh mẽ dứt khoát của từng động tác. Điệu múa với nhạc khí phản ánh đậm nét tính chất ngẫu hứng của người biểu diễn. Những động tác múa có thể được phối hợp với nhịp rung của nhạc chuông, với nhịp gõ của sênh phách hoặc vừa múa vừa thổi khèn. Nhưng điệu múa đó vừa cho ta thấy sự khéo léo vừa cho ta cảm nhận rất rõ sức sáng tạo tuyệt vời của người dân Văn Lang.

Có thể ví nhạc cụ là luồng sinh khí thổi linh hồn cho từng lễ hội. Nhạc cụ của người Văn Lang rất đa dạng và khá đồng bộ. Đứng đầu các loại nhạc cụ là trống đồng, tiếp đó đến chuông, lục lạc, sáo, sênh, phách, tù và,…

image003.jpg

Hình ảnh múa vũ trang khắc họa trên trống đồng​
Trống có nhiều loại. Trống đồng thường được đánh từng đôi một hoặc thành từng dàn. Những người đánh trống hóa trang trong các bộ lễ phục gắn lông chim. Mặt trống và tang trống phìng ra thành một vòm chứa âm thanh, cộng hưởng và chuyển qua thân trống hình trụ. Âm thanh dồn lại rồi vỡ òa ngoài từ chân trống loe rộng như miệng loa. Tác động vào từng vị trí khác nhau trên mặt trống hay thân trống sẽ mang lại những âm thanh trầm hùng hay cao vút. Khi đánh trống đồng Ngọc Lũ nếu đánh ở giữa mặt trống thì âm thanh trầm ấm, đánh ở phía bên ngoài thì tiếng thanh hơn. Tiếng trống là lời cầu mong trời đất mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
image004.jpg
Trích theo “Hành trình về thời đại Hùng vương dựng nước” của Lê Văn Hảo

Trống da có kích thước đường kính khoảng 20cm, chiều cao khoảng 30cm. Trống được đặt nằm và đánh ngang vào một mặt dùng làm hiệu lệnh trong các cuộc đua thuyền hay đệm cho những điệu hát.

Cồng chiêng khi đánh không đánh riêng lẻ từng chiếc mà kết hợp từ 7 – 8 chiếc với nhau tạo nên âm thanh cộng hưởng. Người đánh cồng chiêng thường đứng giữa và đánh hai dàn cùng một lúc.

Chuông nhạc gồm nhiều kích cỡ khác nhau dài từ 5 – 35cm. Chiếc chuông cỡ nhỏ dài từ 5 – 15cm có quả lắc bên trong, cỡ lớn dài từ 25 – 35cm không có quả lắc bên trong. Chuông được xâu thành từng chùm vào các vòng đồng. Khi sử dụng, đối với loại chuông có quả lắc người ta rung nhẹ theo nhịp nhảy múa, đối với chuông không có quả lắc người ta dùng dụng cụ để gõ tạo âm thanh.

Để đánh nhịp theo lời hát, người ta sử dụng một nhạc cụ gọi là sênh phách. Sênh là những ống nứa vạt nhọn một đầu, phần tay cầm có dùi thêm một lỗ nhỏ để điều chỉnh âm thanh. Khi múa, người biểu diễn cầm sênh đập vào tay hoặc vào đùi tạo ra âm thanh như tiếng ve kêu. Phách là hai thanh tre dài từ 20 – 30cm. Phách thường được sử dụng kết hợp theo các điệu múa.

Khèn cũng là một loại nhạc cụ ưa thích của người dân trong các lễ hội. Khèn thường có hai loại là khèn bầu dài và khèn bầu ngắn. Khèn được làm từ quả bầu, ống trúc hoặc lá cây. Thường người ta sử dụng khèn kết hợp với các điệu múa.
 
Q

quynh2002ht

Sử 6 -Bài 14- NƯỚC ÂU LẠC
jfx87YH.jpg
Lược đồ kháng chiến chống xâm lược Tần năm 214-209 TCN​
1. Cuộc kháng chiến chống quần Tần xâm lược .

* Hoàn cảnh :

Vào cuối thế kỷ III TCN , thời vua Hùng Vương thứ 18 , nước Văn Lang không còn yên bình , vua chỉ ham vui chơi, lụt lội xảy ra,nhân dân gặp nhiều khó khăn , nhà Tần đe dọa xâm lược .

* Diễn biến cuộc kháng chiến chống quần Tần xâm lược :

-Năm 218 TCN, quân Tần đánh xuống phương Nam ; bốn năm sau , quân Tần chiếm vùng Bắc Văn Lang ( nơi cư trú của người Lạc Việt và Tây Âu).

-Thục Phán lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến lâu dài ,đánh du kích : ngày trốn vào rừng , đêm đến ra đánh giặc , sáu năm sau giết được Hiệu úy Đồ Thư , nhà Tần bãi binh .

* Nguyên nhân thắng lợi :tinh thần đoàn kết và chiến đấu kiên cường của người Tây Âu và Lạc Việt ; tài chỉ huy của Thục Phán.

2. Nước Âu Lạc ra đời :

-Sau khi đánh thắng quân Tần, năm 207 TCN Thục Phán lên ngôi vua xưng là An Dương Vương , đóng đô ở Phong Khê , và hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc .

-Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương , giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng .Cả nước chia thành nhiều bộ , do Lạc Tướng đứng đầu , các chiềng chạ vẫn do Bồ Chính cai quản .

-So sánh vơi thời Vua Hùng ; quyền hành của An Dương Vương cao hơn và chặt chẽ hơn thời vua Hùng , đã có luật pháp và quân đội .


3. Đất nước thời Au Lạc có những tiên bộ đáng kể :

* Trong nông nghiệp :

-Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến , lúa gạo rau củ nhiều hơn.

-Chăn nuôi , đánh cá , săn bắn đều phát triển .


*Nghề thủ công
Có nhiều tiến bộ như làm đồ gốm,dệt, làm đồ trang sức .

Đặc biệt phát triển ngành xây dựng và luyện kim như rìu đồng, cuốc sắt , rìu sắt , giáo mác ,mũi tên đồng.

Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo.
RUzQqvG.gif

Lưỡi cày đồng Cổ Loa
KuRdqbw.jpg

Mũi tên đồng Cổ Loa
zdOzATw.jpg

Muôn ngàn mũi tên Cổ Loa​
 
Top Bottom