Quân đội dưới thời Lý - Trần bảo vệ nhà vua và kinh thành được gọi là gì?
A) Cấm quân
B) Ngoại bình
C) Lộ Binh
D) Kỵ binh
Quân chủ lực nhà Trần gồm cấm quân và quân các lộ. Quân các lộ ở đồng bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh.
Năm 1239, Trần Thái Tông ra lệnh tuyển lính, chia làm 3 bậc thượng, trung, hạ. Cấm quân được chú ý xây dựng, gọi là quân túc vệ. Năm 1246, nhà Trần thực hiện bước tiến lớn trong việc xây dựng cấm quân. Trần Thái Tông đặt ra các vệ tứ thiên, tứ thánh, tứ thần:
Quân các lộ Thiên Trường, Long Hưng nhập vào quân Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh, Củng Thần
Quân các lộ Hồng châu, Khoái châu nhập vào các quân tả hữu Thánh Dực
Quân các lộ Trường Yên, Kiến Xương nhập vào các quân Thánh Dực, Thần Sách
Năm 1267, Thái Tông lập thêm Toàn Kim Cương đô, Chân Thượng đô, Cấm vệ thủy dạ xoa đô, Chân Kim đô.
Sang thế kỷ 14, cấm quân được tăng cường. Năm 1311, Trần Anh Tông lập thêm quân Vũ Tiệp; năm 1374 Trần Duệ Tông lập thêm các quân Uy Tiệp, Bảo Tiệp, Long Tiệp, Long Dực, Tả ban, Hữu ban; năm 1378 đời Trần Phế Đế, nhà Trần lập thêm các quân Thần Dực, Thiên Uy, Hoa Ngạch, Thị Vệ, Thần Vũ, Thiên Thương, Thiết Giáp, Thiết Liêm, Thiết Hồ, Ô Đồ.
Đứng đầu mỗi quân là một đại tướng quân. Mỗi quân có 30 đô, chỉ huy mỗi đô có chánh phó đại đội. Mỗi đô có 5 ngũ, đứng đầu mỗi ngũ là đầu ngũ. Ước tính số cấm quân khoảng 2 vạn người đóng ở Thăng Long, Tức Mặc và một số địa phương quan trọng. Đây là quân chuyên nghiệp, là lực lượng tinh nhuệ nhất, tuyển chọn kỹ lưỡng, chủ yếu có nhiệm vụ bảo vệ hoàng gia và triều đình.
Cấm quân ở kinh thành Thăng Long có thích chữ “Thiên tử quân” vào trán, do tông thất hoặc người được đặc biệt tin tưởng chỉ huy, gọi là Điện tiền chỉ huy sứ (gọi tắt lá điện súy). Cấm quân là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh chống ngoại xâm, có thể được điều động đi các lộ để tác chiến.