Sử 7 $\color{Red}{\fbox{LỊCH SỬ 7}\bigstar\text{ÔN THI HỌC KỲ II MÔN SỬ}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
W

woonopro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhằm mục tiêu giúp các bạn ôn thi học kỳ 2 để có kết quả môn sử như mong đợi, mình xin lập topic sau để tổng hợp các câu hỏi dưới dạng tự luận​
Vì những câu hỏi thuộc dạng có sẵn kiến thức trong tập thì mỗi nơi giáo viên có 1 cách giảng dạy khác nhau, nên mình không thể giải đáp các câu đó, nhóm Sử chỉ có thể đăng lên và giải đáp các câu hỏi nằm trong chương trình thi học kỳ 2, thuộc dạng Câu hỏi ngoài bổ sung, vì trong quá trình đăng sẽ không tránh thiếu sót, nếu các bạn có nhu cầu giải đáp thêm thì xin liên lạc với mod Sử thuộc lớp đang học để đưa câu hỏi và nhận đáp án, không đăng trực tiếp tại đây.
Vì 1 lúc không thể đăng tải lên quá nhiều được, nên sẽ tạm thời đăng câu hỏi và bổ sung đáp án dần
 
W

woonopro

Bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUAN MINH ĐẦU THẾ KỶ 15

1. Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng ?

2. Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quan Minh có gì khác nhau ?

3. Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các quý tộc nhà Trần

4. Nêu nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh ?
 
W

woonopro

Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN

1. Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn là căn cứ cho cuộc khởi nghĩa

2. Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ?

3. Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam sơn phải đương đầu với muôn vàn khó khăn gian khổ, đã có nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm. Một vị tướng đã liều mình phá vòng vây cứu nguy cho Lê Lợi. Ông là ai ? Em biết gì về ông ? ông đã hi sinh như thế nào

4. Theo em, vì sao quân ta chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ cúức Hội thề Đông Quan ngày 10/12/1427 với tướng giặc là Vương Thông ?

5. Nêu những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam sơn

6. Nêu ý nghĩa lịch sử cảu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?

 
W

woonopro

Bài 20: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 - 1527 )

1. Tổ chức quân đội thời Lê Sơ có gì giống và khác với thời nhà Trần

2. Việc nhà vua thời Lê sơ khuyến khích lập chợ mới, họp chợ nói lên điều gì ?

3. Em có nhận xét gì về chủ trương hạn chế việc nuôi và bán nô tì của nhà nước Lê Sơ

4. Hãy nêu những việc làm chứng tỏ nhà Lê Sơ rất quan tâm đến giáo dục, đến việc đào tạo nhân tài ?

5. Em hãy nêu lên những đóng góp của Nguyễn Trãi qua nhận xét sau của vua Lê Thánh Tông
" Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang, trong thì bàn kế hoạch ở nơi màn trướng, ngoài thì thảo văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho nước, lại được vua tin, quý trọng"

6. Nêu những cống hiến của Nguyễn trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt ?

 
W

woonopro

Bài 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN ( THẾ KỶ XVI - XVIII )

1. Vì sao nhà nước thời Lê Sơ rất thịnh mà sang thế kỷ 16 lại suy thoái nhanh chóng như vậy ?

2. Vì sao hình thành Nam - Bắc triều ? Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra như thế nào ?

3. Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây tai họa gì cho nhân dân ta ?

4. Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở thể kỷ 16-18 ?

 
W

woonopro

Bài 23: KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỶ XVI - XVIII

1. Vì sao có sự khác biệt giữa tình hình phát triển nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài

2. Vì sao các nghề thủ công và làng thủ công phát triển mạnh ở nữa đầu thế kỷ XVIII

3. Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong ?

4. Nho giáo, phật giáo, đạo giáo ở các thế kỷ 16-18 có gì đáng chú ý so với thế kỷ 15 ?

5. Việc thờ cúng tổ tiên của người Việt thể hiện điều gì

6. Vì sao chữ cái Latinh ghi ấm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến hiện nay

 
W

woonopro

Bài 24: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII

1. Nguyên nhân nào làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân vào thế kỷ XVIII

2. Ý nghĩa của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài



 
W

woonopro

Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN

1. Nguyên nhân khiến cho chính quyền Đàng Trong ngày càng suy yếu ?

2. Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác ?

3. Vì sao cuộc khởi nghĩa Tây sơn ngay từ đầu đã được đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số ủng hộ ?

4.Tham gia nghĩa quân Tây Sơn gồm có những thành phần nào ? Qua đó em có nhận xét gì ?

5, Việc Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm nói lên điều gì ?

6. Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài mút làm trận địa quyết chiến

7. Qua bài thơi Hiểu dụ tướng sĩ, nói lên điều gì ?
" Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho ủử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ "

8. Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ dậu

9. Ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn ?



 
W

woonopro

Bài 26: QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

1. Tại sao " mở cửa ải, thông chợ búa" thì công thương nghiệp phát triển ?

" Mở cửa ải" để buôn bán trao đổi hàng hóa với các nước; " thông chợ búa" để nhân dân trong nước trao đổi mua bán sản phẩm của mình làm ra, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Buôn bán trong và ngoài nước phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển, ( hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều, chất lượng sản phẩm ngày càng cao ). Thủ công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển

2. Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung?

" Chiếu lập học" nói lên hoài bão, tức là mong muốn của Quang Trung, muốn xây dựng 1 nên văn hóa, giáo dục phát triển để đào tạo người tài phục vụ cho đất nước. Để thực hiện điều mong muốn đó, ông đã khuyến khích mở trường học ở các huyện, xã. Đây là lần đầu tiên trong nước ta việc học được phổ biến đến tận xã

3. Lần đầu tiên trong lịch sử, chữ Nôm được Quang Trung đưa vào khoa cử và dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước chúng tỏ điều gì ?

Lần đầu tiên trong lịch sử, chữ Nôm được Quang Trung đưa vào khoa cử và dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước chứng tỏ Quang Trung đã mạnh dạn đánh đổ thành kiến độc tôn chữ Hán của các triều đại trước, đưa chữ Nôm lên địa vị văn tự chính thức của uốc gia, điều này dánh dấu 1 thành quả quan trọng trong lịch sử đấu tranh bảo tồn nền văn hóa của dân tộc

4. Tại sao đánh thắng quân xâm lược Thanh rồi, đất nước hòa bình không còn chiến tranh mà Quang Trung vẫn chú ý xây dựng 1 quân đội hùng mạnh ?

- Bởi vì nhiều thế lực chống đối vẫn tiếp tục hoạt động ở cả trong Nam lẫn ngoài Bắc, đe dọa an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc
- Phía Bắc, thế lực Lê Duy Chỉ ( em ruột Lê Chiêu Thống ) lén lút hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung
- Phía Nam, sau thất bại ở Rạch Gầm, Xoài Mút, Nguyễn Ánh cầu viện tự bản Pháp và chiếm lại Nam Định





 
Last edited by a moderator:
W

woonopro

Bài 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN

1. Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội thời bấy giờ như thế nào ?
Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn đã phản ánh thực trạng xã hội rối ren, triều đình nhà Nguyễn thối nát, bảo thủ, ươn hèn, ra sức bốc lột nhân dân, các tầng lớp ND vô cùng cực khổ => mâu thuẫn xã hội gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra cả ở miền xuôi và miền ngược, có ụự liên kết phối hợp với nhau, không bó hẹp trong 1 địa phương mà lan ra nhiều vùng, đó chính là thái độ của nhân dân với triều đình quan lại nhà Nguyễn

2. Tại sao phong trào nổi dậy của nhân dân ở nữa đầu thế kỷ 19 diễn ra dồn dập, mãnh liệt như vậy mà chưa làm phát sinh 1 cuộc khởi nghĩa có tính tập trung, kết tinh toàn bộ phong trào như khởi nghĩa Tây sơn ở thế kỷ 18?

Trong cục diện đấu tranh chống triều Nguyễn, cac cuộc khởi nghĩa nữa đầu thế kỷ 19 diễn ra dồn dập, mãnh liêt mặc dù các cuộc khởi nghĩa nổ ra có sự liên kết, quy mô từ miền xuôi lên miền ngược, song tụực tế uy mô còn nhỏ, còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, thiếu hẳn 1 bộ chỉ huy tài giỏi, đặc biệt là vị tướng trẻ tài ba như Quang Trung, bí quyết thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là do Quang Trung đã vận dụng 1 đường lối chiến lược và chiến thuật tài tình, độc đáo, phát huy cao độ tinh thần yêu úước của nhân dân , nắm vững thời cơ, triệt đê lợi dụng nhân tố bất ngờ để tổ chức phản công quyết liệt và nhanh chóng. Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Quang Trung là hành quân thần tốc, tiến quân mãnh liệt, tổ chức và chỉ đạo chiến đấu hết sức cơ động. Điều mà các phong trào nổi dậy của nhân dân ta nữa đầu thế kỷ 19 không có được






 
W

woonopro

Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN

1. Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn là căn cứ cho cuộc khởi nghĩa
- Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở tả ngạn sông Chu, nối liền đồng bằng với miền núi, có địa thế hiểm trở, đây cũng là nơi tiếp giáp giữa các dân tộc Việt, Mường Thái

2. Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ?
- Sau nhiều năm sống dưới ách đô hộ tàn bộ của quân Minh, những người dân yêu nước mong muốn đứng dây lật đổ ách thống trị tàn bạo đó, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra song thất bại, dù kẻ thù khủng bố, đàn áp tàn bộ nhưng không thể tiêu diệt được tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc ta. Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, hào kiệt khắp nơi đã hưởng ứng đông đảo, tụ họp về Lam Sơn để cùng ông khởi nghĩa giống giặc Minh

3. Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam sơn phải đương đầu với muôn vàn khó khăn gian khổ, đã có nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm. Một vị tướng đã liều mình phá vòng vây cứu nguy cho Lê Lợi. Ông là ai ? Em biết gì về ông ? ông đã hi sinh như thế nào
Ông là Lê Lai
- Lê Lai là người dân tộc Mường, quê ông ở Dựng Tú, gia đình có 5 người tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thì 4 người đã hi sinh trong chiến đấu. Lê Lai có tính cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả. Ông đã từng tham gia hội hề Lũng Nhai
- Giữa năm 1418, Quân Minh huy động 1 lực lượng bao vây chặt chẽ căn cứ Chí Linh, quyết bắt sống Lê Lợi. Trươc tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy 1 toán quân liều chết phá vòng vây giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã anh dũng hi sinh. quân Minh tưởng rằng Lê Lợi đã hi sinh nên rút quân
4. Theo em, vì sao quân ta chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ cúức Hội thề Đông Quan ngày 10/12/1427 với tướng giặc là Vương Thông ?
- Lê Lợi tổ chức Hội Thề Đồng quan ngày 10/12/1427 vớit ướng giặc Vương Thông để tạo điều kiện an toàn cho quân Minh rút quân về nước. Thể hiện lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi, của Bộ chỉ huy nghĩa quân, của nhân dân ta đối với kẻ bại trận, đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc muôn đời này
" Đem nhân nghĩ để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo"
Tại Hội thề Đông Quan, Vương Thông cam kết rút hết quân về nước, đây là sự thất bại nhục nhã của những kẻ đi xâm lược. Đất nước sạch bóng quân thù, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc

5. Nêu những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam sơn
- Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành lại độc lập của nhân dân ta
- Sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là lê Lợi, Nguyễn Trãi. Những con người đó không chỉ là lòng yêu nước, trung thành, bất khuất, kiên cường mà còn biết đồng cam cộng khổ, thương yêu nhân dân, đầy tình nhân gnhia4, tất cả vì sự nghiệp giải ph1ng đất nước
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân
- Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân
6. Nêu ý nghĩa lịch sử cảu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến Minh
- Đất nước sạch bóng quân thù xâm lược, giành lại độc lập, tự chủ cho nhân dân ta
- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam thời Lê Sơ

 
Last edited by a moderator:
W

woonopro

Bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUAN MINH ĐẦU THẾ KỶ 15

1. Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng ?
- Đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. Trong lúc đó, quân Minh đang mạnh mà nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành lũy để chống giặc
- Thêm vào đó, những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly đã làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh

2. Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quan Minh có gì khác nhau ?
- Nhà Trần:
+ Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết toàn dân ( hội nghị Diên Hồng ), vua tôi nhà Trần trên dưới 1 lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược ( Hội nghị Bình Than ). Quân sĩ đều khắc vào cánh tay hai chữ " Sát thát"
+ Thực hiện kế sách " vườn không nhà trống", vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng , khi có thời cơ thì tổng phản công thắng lợi quyết định
- Nhà Hồ:
+ Nhà Hồ đã không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thứa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên, Trong lúc đó, quân Minh đang mạnh mà nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành lũy để chống giặc
3. Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các quý tộc nhà Trần
Với những âm mưu thâm độc và tội ác tày trời của chế độ thống trị nhà Minh trong vòng 20 ăm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khủng hoảng xã hội thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng. Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, nhân dân ta đã cầm vũ khí đứng dậy đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần
4. Nêu nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh ?
- Tuy bước đầu khởi nghĩa giành được 1 số thắng lợi nhưng các cuộc khởi nghĩa thiếu liên kết, chưa tạo nên 1 phong trào chung, thiếu 1 đường lối đánh giặc đúng đắn, nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn, vì thế làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp
 
T

tuananh1203

A/ phần trắc nghiệm
I/ khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất1.5 điểm).( mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 1:Bộ luật Hồng Đức ra đời dưới triều đại nào?
a. Thời Hậu Lê c. Thời Trần
b. Thời Lý d. Thời Nguyễn
Câu 2: Hai câu thơ dưới đây nói đến vị anh hùng dân tộc nào?
" Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình"
a. Nguyễn Nhạc b. Nguyễn Ánh
c. Nguyễn Huệ d. Nguyễn Trãi
Câu 3: Nguyễn Huệ lên ngôi lấy niên hiệu là Quang Trung vào thời gian nào?
a. 1792 b. 1789 c. 1786 d. 11/1788
II/Chọn câu trả lời đúng - sai bằng cách đánh dấu "X" vào :
Chiến tranh Nam Bắc triều là cuộc đối đầu giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn?
a. Đúng b. Sai
III/Điền từ
"Đánh cho để................(1)
Đánh cho để.................(2)
Đánh cho nó chính luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ"
IV/Nối thời gian và sự kiện ở hai cột sau cho phù hợp1 điểm)
Thời gian
Sự kiện
Kết quả

1. 1418 - 1427
2. 1771 - 1789
3. 1789
4. 1792
a. Quang Trung qua đời
b. Quang Trung đại phá quân Thanh
c. Khởi nghĩa Tây Sơn
d. Khởi nghĩa Lam Sơn


B/ TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày những nét chính về văn hoá nước ta ở thế kỉ XVI - XVII ? (4 điểm)
Câu 2: Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu ? (2 điểm)
ST
 
T

tuananh1203

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP - MÔN LỊCH SỬ LỚP 7

Năm học: 2012-2013

Câu 1: Vì sao đến nửa đầu thế kỷ XVIII, kinh tế nông nghiệp Đàng Trong có điều

kiện phát triển hơn Đàng ngoài ?

- Ở Đàng ngoài, do chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông

nghiệp, ruộng đất. Hậu quả mất mùa đói kém thường xuyên, ruộng đất bị bọn cường hào

đem cầm bán. Quan lại tham ô hoành hành.

- Ở Đàng Trong, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các chúa Nguyễn một mặt lo chiến

tranh, một mặt khuyến khích nhân dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, tha tô thuế,

binh dịch. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam, đặt Phủ Gia Định, thêm

Mĩ Tho, Hà Tiên, đất đai mở rộng , nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long , năng suất

lúa cao .

Câu 2: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?

Trong lĩnh vực văn hóa dân tộc, thế kỉ XVII tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Trên

cơ sở đó, các giáo sĩ phương Tây vào nước ta đã dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt

để truyền đạo Thiên Chúa . Đây là công trình của các giáo sĩ phương Tây, đặc biệt là Alếc- xăng đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng vào việc này. Năm 1651, ông cho xuất

bản quyển Từ điển Việt - Bồ-La- Tinh . Đây là chữ viết tiện lợi, khoa học và dễ phổ biến

. Tiếng Việt La tinh hóa hoàn thiện dần , và chữ Quốc ngữ xuất hiện từ đó.

Câu 3: Hãy trình bày cuộc tiến quân của Vua Quang Trung đại phá quân Thanh

vào dịp Tết Kỷ Dậu năm 1789 ?

Đến Tam Điệp (Ninh Bình ) chia quân làm 5đạo , đánh ra Thăng Long tiêu diệt quân

Thanh .

+ Đạo quân thứ nhất : Quang Trung chỉ huy đánh thẳng vào Thăng Long.

+ Đạo quân thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long yểm trợ cho đạo quân chủ

lực.

+ Đạo quân thứ tư tiến ra Hải Dương .

+ Đạo quân thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của địch.

- Đêm 30 Tết Quân ta vượt sông Gián Khẩu ( sông Đáy) , diệt đồn tiền tiêu của địch.

- Đêm mùng 3 Tết Quân ta hạ đồn Hà Hồi ( Hà Nội), giặc phải bỏ khí giới đầu hàng.

- Sáng mùng 5 Tết Quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi và Đống Đa ( Hà Nội) .

- Trưa mùng 5 Tết Kỷ Dậu Vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng vào Thăng

Long.

Câu 4: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Phong trào Tây Sơn ?

- Nguyên nhân thắng lợi : +Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta .

+ Sự lãnh đạo tài tình , sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.

- Ý nghĩa lịch sử :

Trong 17 năm liên tục chiến đấu , phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến

thối nát Nguyễn , Trịnh - Lê , xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất

quốc gia . Đồng thời phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh, bảo

vệ nền độc lập đất nước.


ST
 
T

tuananh1203

Câu 5 : Quang Trung đã có những chính sách gì để khôi phục, phát triển kinh tế,

ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?

- Kinh tế: + Chiếu Khuyến nông được ban hành để giải quyết ruộng đất bị bỏ hoang và

nạn lưu vong .

+ Bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều lọai thuế.

+ Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải , thông chợ búa” khiến hàng hóa không ngưng đọng ,

làm lợi cho sự tiêu dùng của dân.

+ Thủ công nghiệp được phục hồi dần.

- Giáo dục: + Ban hành Chiếu lập học, khuyến khích mở trường học ở huyện, xã.

+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

+ Cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài

liệu học tập.

Câu 6 : Vùng đất Sài Gòn thế kỷ XVII có những biến đổi ra sao?

- Sau gần một thế kỷ khai khẩn , người Việt đã biến vùng đất hoang sơ trước kia thành

một Sài Gòn mang dáng dấp của một trung tâm kinh tế - văn hóa.

- Kinh tế phát triển với dân cư đông đúc, ruộng đồng trù phú, xanh tươi .

- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân không ngừng được cải thiện, xây nhà tường,

nhà ngói, ăn bữa cơm ngon, biết thờ cúng tổ tiên, xây chùa chiền… Việc giáo dục trong

nhân dân được thực hiện .

Câu 7: Vùng đất Sài Gòn đã được sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt như thế nào?

Khi người dân đã định cư khá đông ở Nam Bộ, nhất là Sài Gòn, chúa Nguyễn

thương lượng với vua Chân Lạp xin lập sở thuế ở dây vào năm 1623. Năm 1698, chúa

Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược vùng đất Nam Bộ, đặt phủ Gia Định, lấy đất

Sài Gòn làm huyện Tân Bình, cử quan lại đến cai trị. Từ đây, Sài Gòn trở thành một đơn

vị hành chính của nước ta.


Bài viết: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP - MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 HKII

Nguồn Zing Blog
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom