$\color{Red}{\fbox{Góc cuộc sống}\bigstar\text{tổng hợp câu truyện hay,cảm động}\bigstar}$

N

naruto2001

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

: Helo, chào mừng đến với topic của mình :​

Đúng như tên gọi: các bạn và mình sẽ tìm những câu chuyện hay, ý nghĩa và cảm động về cuộc sống, gia đình, xã hội,......
- Luật chơi đơn giản mong các bạn ủng hộ
- Tuân theo quy định của box CLB Thơ, văn : $\color{Magenta}{\fbox{CLB thơ văn}\bigstar\text{Nội Quy CLB Thơ,Văn}\bigstar}$
Chú ý:
-Các bài viết sưu tầm thì các bạn phải ghi rõ nguồn bài
-Các bài viết do các bạn sáng tác,tự nghĩ thì ghi là''sáng tác''
-Bài viết phải có màu chữ(nếu có thể).cỡ chữ không quá size 5
-Không chấp nhận những bài có những câu nói tục tĩu,bậy bạ
-


images
 
Last edited by a moderator:
P

phamhuy20011801

Một nhân viên bán hàng, một thư kí và một giám đốc cùng nhau ra ngoài ăn trưa. Họ bất ngờ phát hiện ra một chiếc đèn dầu cổ. Khi họ chà xát để lau chùi bụi bám lên chiếc đèn, thì bất ngờ Thần Đèn hiện ra. Thần Đèn nói:
“Ta sẽ tặng các con mỗi người một điều ước. Ai trước nào?”
“Con trước, con trước” cô thư kí lanh lẹ, “Con muốn được ở Bali lướt sóng mà không cần quan tâm, lo lắng đến bất cứ việc gì trên đời này!” Bùm.. Cô biến mất.
“Con kế tiếp, con kế tiếp” anh nhân viên bán hàng nôn nóng, “Con muốn được nằm dài trên bờ biển Hawaii, có nhân viên mát xa riêng, uống thỏa thích cocktail cùng với người yêu của con.” Bùm.. Anh cũng biến mất.
“Còn con?” Thần Đèn hỏi anh giám đốc, anh ước: “Con muốn 2 người đó quay lại phòng làm việc sau giờ nghỉ trưa.”

Bài học rút ra từ câu truyện: Luôn luôn để sếp của bạn phát biểu trước.

Nguồn: Đồng cảm .vn :D
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: bangduong2017
S

sonsuboy

Trong phiên toà xét xử một vụ ly dị, vị thẩm phán hỏi người chồng:

- Vợ chồng anh bắt đầu bất hoà từ bao giờ?

- Ngày 25/11/1993.

- Lâu rồi đấy nhỉ! Nhưng tại sao anh nhớ chính xác ngày tháng như vậy?

- Thưa toà, vì đó là ngày cưới của chúng tôi.
Nguồn:truyencuoi.vn
 
  • Like
Reactions: bangduong2017
S

sonsuboy

Tổng hợp những câu truyện cảm động
Mẹ Ơi
Lưu Cương phạm tội cướp giật, bị ngồi tù đã một năm. Từ ngày bị vào tù, Lưu Cương chưa có ai đến thăm.

Nhìn những phạm nhân khác thỉnh thoảng lại có người tới thăm nom, còn được người nhà mang đến bao nhiêu đồ ăn ngon, Lưu Cương nhìn thấy mà thèm, liền viết thư cho mẹ để mẹ đến thăm, nhưng không phải vì thèm những đồ ăn ấy mà vì Lưu Cương rất nhớ bố mẹ.
Sau khi gửi biết bao nhiêu cánh thư nhưng không có bất cứ hồi âm nào, Lưu Cương hiểu, bố mẹ đã bỏ rơi mình. Đau khổ và tuyệt vọng, Lưu Cương lại viết thêm một bức thư nữa, nói là ” nếu bố mẹ không đến thăm con, bố mẹ sẽ mãi mãi mất thằng con này.”. Đây hoàn toàn không chỉ là lời nói suông, những phạm nhân bị vào tù do tái phạm đã không ít lần lôi kéo anh vượt ngục. Nhưng Lưu Cương vẫn chưa hạ được quyết tâm, nay bố mẹ không còn thương xót, đoái hoài đến mình, thì còn gì để lo lắng, vấn vương nữa?
Hôm ấy trời lạnh đến buốt da buốt thịt. Lưu Cương đang bàn bạc với mấy “đại ca đầu trọc” về chuyện vượt ngục thì có người gọi giật lại: “Lưu Cương, có người đến thăm!” Là ai được nhỉ? Bước vào phòng thăm tù nhân, Lưu Cương đứng sựng lại, là mẹ! Một năm không gặp, trông mẹ thay đổi nhiều đến mức con trai mẹ không nhận ra. Mẹ mới hơn 50 tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, lưng mẹ còng như con tép nhỏ, người mẹ gầy gò quá, bộ quần áo mẹ mặc đã sờn rách. Mẹ đi chân trần hằn cáu bẩn và loang lổ vết máu. Bên cạnh mẹ là hai chiếc bao tải cũ.
Hai mẹ con cứ thế đứng nhìn nhau. Chưa kịp đợi Lưu Cương mở lời, nước mắt mẹ đã trực trào từ đôi mắt mờ đục. Mẹ vừa giơ tay lên quệt nước mắt, vừa nói: “Tiểu Cương à, mẹ nhận được thư con, con đừng trách bố mẹ nhẫn tâm. Thực sự là không có thời gian đi được con ạ. Bố con…lại ngã bệnh, mẹ phải chăm sóc bố con, đường lại xa xôi….” Đúng lúc ấy, có anh quản giáo bưng đến cho mẹ Lưu Cương một bát mỳ trứng còn nóng hổi, nhiệt tình nói: “Bác ăn đi cho nóng rồi lại nói chuyện tiếp ạ.” Mẹ Lưu Cương vội đứng dậy, xoa xoa tay lên người, nói: “Thế này sao được”. Quản giáo đặt bát canh vào tay mẹ Lưu Cương, cười, nói: “Mẹ cháu cũng tầm tuổi bác, mẹ ăn một bát mỳ trứng của con trai không được sao?” Mẹ Lưu Cương không nói gì nữa, cúi đầu ăn “sụp soạp”. Bà ăn một cách ngon lành như mấy ngày chưa được miếng cơm nào vào bụng.
Đợi mẹ ăn xong, Lưu Cương nhìn xuống đôi chân sưng đỏ, nứt bao vết máu của mẹ, xót xa hỏi: “Mẹ, chân mẹ sao thế? Giầy của mẹ đâu rồi ạ?” Chưa kịp đợi mẹ trả lời, quản giáo liền tiếp lời: “Vì bác đi bộ nên mới thế, giầy của bác đã bị rách từ trước rồi.”
Đi bộ sao? Từ nhà đến đây phải mất ba bốn trăm dặm, hơn nữa đoạn đường núi rất dài! Lưu Cương từ từ cúi người xuống, khẽ xoa lên đôi chân của mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ không bắt xe tới? Sao mẹ không mua giầy mới?”
Mẹ vội thu chân vào, nói: “Sao phải bắt xe chứ, đi bộ cũng tốt mà”, mẹ thở dài, “Năm nay lợn bị dịch, mấy con lợn ở nhà đều chết hết, vụ mùa năm nay thu hoặch cũng kém, còn bố con…..đi khám bệnh…..cũng tốn bao nhiêu tiền…….Bố con mà khỏe thì bố mẹ đã đến thăm con lâu rồi, đừng trách bố mẹ con nhé.”
Anh quản giáo lau nước mắt, lặng lẽ rời đi. Lưu Cương cúi đầu hỏi: “Thế bố con đỡ hơn chưa mẹ?”
Lưu Cương đợi mãi không thấy mẹ trả lời, vừa ngẩng đầu lên đã thấy mẹ đang lau nước mắt, mẹ nói: “Cát bụi hết cả vào mắt i, con hỏi bố con à? Bố con sắp khỏi rồi…..Bố con bảo với mẹ là nói với con là đừng lo gì cho ông ấy, cố gắng mà cải tạo con ạ.”
Thời gian thăm phạm nhân đã hết. Quản giáo đi đến, trong tay cầm một ít tiền, nói: “Bác à, đây là chút tấm lòng của quản giáo chúng con, bác không thể đi chân trần về được bác à, nếu không, Lưu Cương sẽ đau lòng lắm ạ!”
Mẹ Tiểu Cương xua tay, nói: “Sao thế được, con bác vẫn còn ở đây, các cháu cũng đủ vất vả lắm rồi, bác còn cầm tiền của các cháu thì tổn thọ cho bác lắm!”
Anh quản giáo run run giọng nói: “Phận làm con đã không những không cho bố mẹ được hưởng phúc, lại bắt bố mẹ già cả phải lo lắng suy nghĩ, để bác đi chân đất mấy trăm dặm đến đây, nếu lại để bác đi chân trần về, thì thử hỏi người con này có còn là người nữa không bác?”
Lưu Cương không thể nói lại được gì, hét như xé giọng: “Mẹ!” Sau đó không nói thêm gì nữa, bên ngoài cửa sổ là tiếng khóc thút thít, anh quản giáo phải lùa đám phạm nhân đang lao động cải tạo ra chỗ khác.
Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài. Ngay lúc ấy, tất cả mọi người có mặt đều lặng người đi.
Bao tải thứ nhất bị rơi ra, toàn là bánh bao, bánh nướng bị nứt toác thành bốn, năm mảnh, cứng như đá, không cái nào giống cái nào. Không cần nói cũng biết đây là đồ mẹ Lưu Cương đi ăn xin trên đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng, hai tay túm lấy góc áo, nói: “Con ạ, đừng trách mẹ đã làm như vậy, quả thật là ở nhà không còn thứ gì có thể mang đi được nữa….”
Lưu Cương hình như không nghe thấy gì, chỉ chăm chăm nhìn vào chiếc bao tải thứ hai, đó là một hộp tro cốt! Lưu Cương đứng ngẩn người, hỏi: “Mẹ, đây là cái gì thế mẹ?” Mẹ Lưu Cương thất thần, hốt hoảng, giơ tay ra ôm chặt lấy chiếc hộp: “Không….không có gì đâu con…..” Lưu Cương giành lấy như phát điên, toàn thân run lên bần bật: “Mẹ, đây là cái gì?!”
Mẹ Lưu Cương ngồi phệt xuống như người mất hết sức lực, mái tóc bạc khẽ lay động. Một lúc sau, bà mới gắng gượng, nói: “Đấy là…bố con! Vì gom góp tiền đến thăm con, bố con đi làm quần quật không kể ngày đêm, bố con bị ngã gục vì suy nhược. Trước khi chết, ông ấy nói khi còn sống không đến thăm con được, ông ấy rất buồn, sau khi chết nhất định phải đưa ông ấy đến thăm con, ông ấy muốn nhìn con lần cuối…”
Lưu Cương gào lên một tiếng như xé lòng xé ruột: “Bố, con sẽ thay đổi…” Nói rồi, anh quỳ sụp xuống, va mạnh đầu xuống đất. Bên ngoài phòng thăm phạm nhân, phạm nhân lần lượt quỳ rạp xuống đất, tiếng khóc thảm thiết vang đến tận đến trời xanh…
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy, cha che chở đời con
Ai còn mẹ – xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con”.
GG
 
N

naruto2001

Điều Giản Dị
Tối hôm đó Sue cãi nhau với mẹ, rồi không mang gì theo cô đùng đùng ra khỏi nhà. Trong lúc đang lang thang trên đường, cô mới nhớ ra rằng mình chẳng có đồng bạc nào trong túi, thậm chí không có đủ mấy xu để gọi điện về nhà.

Cùng lúc đó cô đi qua một quán mì, mùi thơm bốc lên ngào ngạt làm cô chợt cảm thấy đói ngấu. Cô thèm một tô mì lắm nhưng lại không có tiền!
Người bán mì thấy cô đứng tần ngần trước quầy hàng bèn hỏi: “Này cô bé, cô có muốn ăn một tô không?”.
“Nhưng… nhưng cháu không mang theo tiền…” – cô thẹn thùng trả lời.
“Được rồi, tôi sẽ đãi cô – người bán nói – Vào đây, tôi nấu cho cô một tô mì”.
Mấy phút sau ông chủ quán bưng tới cho cô một tô mì bốc khói. Ngồi ăn được mấy miếng, Sue lại bật khóc.
“Có chuyện gì vậy?” – ông ta hỏi.
“Không có gì. Tại cháu cảm động quá!” – Sue vừa nói vừa lấy tay quẹt nước mắt.
“Thậm chí một người không quen ngoài đường còn cho cháu một tô mì, còn mẹ cháu, sau khi cháu cự cãi đã đuổi cháu ra khỏi nhà. Chú là người lạ mà còn tỏ ra quan tâm đến cháu, còn mẹ cháu… bả ác độc quá!” – cô bé nói với người bán mì…
Nghe Sue nói, ông chủ quán thở dài: “Này cô bé, sao lại nghĩ như vậy? Hãy suy nghĩ lại đi, tôi mới chỉ đãi cô có một tô mì mà cô đã cảm động như vậy, còn mẹ cô đã nuôi cô từ khi cô còn nhỏ xíu, sao cô lại không biết ơn mà lại còn dám cãi lời mẹ nữa?”.
Sue giật mình ngạc nhiên khi nghe điều đó.
“Tại sao mình lại không nghĩ ra nhỉ? Một tô mì của người lạ mà mình cảm thấy mang ơn, còn mẹ mình đã nuôi mình hàng bao năm qua mà thậm chí mình chưa bao giờ tỏ ra quan tâm đến mẹ dù chỉ một chút. Mà chỉ vì một chuyện nhỏ mình lại cự cãi với mẹ?
Trên đường về, cô thầm nghĩ trong đầu những điều cô sẽ nói với mẹ: “Mẹ ơi, con xin lỗi. Con biết đó là lỗi của con, xin mẹ tha thứ cho con…”.
Khi bước lên thềm cửa, cô nhìn thấy mẹ đang mệt mỏi và lo lắng vì đã tìm kiếm cô khắp nơi. Nhìn thấy Sue, mẹ cô mừng rỡ nói: “Sue, vào nhà đi con. Chắc con đói bụng lắm rồi phải không? Cơm nước mẹ nấu xong nãy giờ rồi, vào mà ăn ngay cho nóng…”.
Không thể kềm giữ được nữa, Sue òa khóc trong tay mẹ.
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta dễ cảm kích với những hành động nhỏ mà một số người chung quanh làm cho chúng ta, nhưng đối với những người thân thuộc, nhất là cha mẹ, chúng ta lại xem sự hy sinh của họ như chuyện đương nhiên…
Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quà quý giá nhất mà chúng ta được tặng từ khi mới chào đời.
Cha mẹ không mong đợi chúng ta trả công nuôi dưỡng, nhưng…
Liệu có bao giờ chúng ta biết quý trọng sự hy sinh vô điều kiện này của cha mẹ chúng ta chưa?


GG
 
N

naruto2001

Chàng Ngốc được kiện​
Có một anh chàng nọ quá dỗi thật thà nên mọi người gọi anh là thằng Ngốc. Chàng Ngốc khoẻ mạnh, yêu đời và lao động giỏi. Anh chàng nghèo khổ, không cửa không nhà phải đi ở mướn cho một tên trọc phú. Anh làm lụng quần quật suốt ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác. Thấy anh khoẻ mạnh dễ sai bảo nên sau năm năm nghe anh ta đòi tiền công, hắn dỗ dành anh thêm cho hắn năm năm nữa.Lại năm năm nữa trôi qua. Thấy anh đòi tiền công để về, lão trọc phú lại dỗ:

- Mày ở với tao đã lâu thành ra thân tình trong nhà nên tao không nỡ chia tay ngay với mày. Thôi mày ở với tao thêm năm năm nữa rồi tao đưa tiền công cả mười lăm năm ba nén vàng. Lúc đó thì mày tha hồ giàu có. cổ tích việt nam

Nghe bùi tai, chàng Ngốc lại dồn hết sức lực làm việc quần quật cho lão trọc phú thêm năm năm nữa. Lần này hết hạn anh một mực đòi thôi việc. Dỗ mãi cũng không được, lão trọc phú bèn mang vàng ra trả. Chàng Ngốc cầm vàng hý hửng đi mà đâu biết được lão trọc phú đưa cho toàn vàng giả. Có tiền trong tay chàng Ngốc định đi ngao du thiên hạ cho thoả lòng mong ước được biết đó biết đây sau bao nhiêu năm lao động nhọc nhằn. Ði được một hồi anh ghé vào nhà một người thợ bạc. Người thợ bạc hỏi cho biết anh là ai và đi đâu, thì chàng Ngốc kể hết chuyện mình ra sao, được trả công như thế nào. Nhìn mấy nén vàng anh ta khoe người thợ bạc thấy anh chàng này ngốc nghếch nên định bụng lừa, hắn bảo:

Ở chốn thành đô chỉ có nhà quyền uy mới xài được, chớ dân thường thì rát khó lắm, tốt hơn hết anh nên đổi ra bạc nó dễ tiêu lắm. Sẵn đây tôi có mấy nén bạc anh thích thì tôi đổi hộ cho, cứ một vàng ăn hai bạc.

Nghe có lý chàng Ngốc khẩn khoản xin đổi hộ. Không ngờ lão thợ bạc lại đưa sáu thỏi chì giả bạc. Chàng Ngốc cầm lấy cầm lấy cám ơn rối rít và lại vui vẻ lên đường. cổ tích

Ðến một nơi khác trên đường tới kinh đô anh chàng gặp một thợ giày. Mải nói chuyện vui miệng với người đó anh kể là mình có sáu thỏi bạc. Hắn biết là bạc giả song đang cần chì nên gạ đổi lấy một nghìn tờ giấy, hắn chỉ vào thứ giấy lụa giả của mình và bảo:

- Ðây là thứ “lụa đinh kiến” quý lắm, anh nên đem tới kinh đô bán, cứ mỗi vuông lấy một quan tiền thì tha hồ mà tiêu.

Nghe bùi tai chàng Ngốc đồng ý ngay. Khi ngang qua trường học thấy một người học trò đang chơi chong chóng thấy giấy xanh mà cả đời anh chưa thấy bao giờ nên thích lắm bèn tới xem và hỏi:

- Cái gì thế này? truyện cổ tích việt nam

Cậu học trò láu lỉnh nói đùa:

- Ðây là cái “thiên địa vận” dùng nó có thể biết được việc trời đất, mọi việc thế gian đều tỏ tường, nó quý lắm vì điều gì cũng đoán được trước.

Chàng Ngốc nghe vậy bèn gạ đổi lấy một nghìn vuông lụa đinh kiến của mình. Cậu học trò tất nhiên là đồng ý luôn.

Với “thiên địa vận” trong tay, chàng Ngốc nghĩ đã đến lúc được mọi người sẽ kính phục hết nhẽ. Qua một cánh đồng rộng chàng Ngốc thấy đám trẻ chăn trâu đang chơi một con niềng niễng lớn có đôi cánh xanh đỏ rất đẹp. Tò mò anh lại xem. Bọn chúng không muốn cho anh xem nên chúng nói dóc anh hốt hoảng.

- Anh tránh ra đi, đây là “ngọc lưu ly” quý hiếm lắm. Ðeo nó vào người thì hè mát, đông ấm, đến đức vua cũng chưa chắc đã có. truyện việt nam

Chàng Ngốc nghe vậy nghĩ là không ngờ lên đời có của quý đến thế, quý tới mức đến đức vua cũng chưa có. Anh chàng bèn đem “thiên địa vận” của mình ra gạ đổi, lũ chăn trâu thấy chong chóng đẹp nên bằng lòng đổi. Chúng bỏ con niềng niễng vào túi còn thắt miệng lại dặn thằng Ngốc:

- Lúc nào về đến nhà thì mở xem. Không thì ngọc bay mất đấy.

Ðược viên ngọc quý rồi chàng Ngốc định bụng vào triều dâng vua để ngắm cảnh vương triều. Nhưng tới cửa ngọ môn thì chàng ta bị lính gác chận lại. Chàng Ngốc than vãn:

- Tôi đi làm thuê, làm mướn những mười lăm năm trời vất vả mới được ba nén vàng, rồi đổi lấy sáu thỏi bạc, đến một ngàn vuông “lụa định kiến”, đến cái “thiên địa vận” cuối cùng viên ngọc quý đó, vậy cớ sao không cho tôi vào.

Lúc đó có một gian thần đi ngang qua nghe chàng Ngốc nói có hột ngọc lưu ly hắn liền nổi lòng tham liền nhận lời dẫn chàng Ngốc vào bái kiến, hắn bảo anh cứ tạm thời chờ ở cửa. Cầm được cái túi, tên quan thấy có gì đó tròn tròn ở trong thì khấp khởi mừng thầm. Hắn bước qua ngưỡng cửa hoàng cung bèn giở ra xem thực hư như thế nào để tìm cách chiếm đoạt. Ai dè mở túi ra nó bay vụt mất.

Chàng Ngốc thấy vậy túm lấy tên quan bắt đền. Anh giơ tay đánh trống ở hoàng cung vang lên. Bọn lính kéo anh ra cửa đánh. Chàng khóc ầm ĩ. Thấy động vua sai người ra dẫn chàng Ngốc vào hỏi sự tình. Ngốc tâu:

- Muôn tâu bệ hạ, tôi đi ở mười lăm năm được ba nén vàng, rồi sáu nén bạc, rồi một ngàn vuông “lụa đinh kiến” rồi cái “thiên địa vận” mới được hòn “ngọc lưu ly” để đem vào dâng bệ hạ, thế mà cái ông quan kia mở túi làm viên ngọc bay mất. Xin ngài rủ lòng thương xử cho con với.

Tên gian thần thì ra sức chối cãi, xong vua vẫn phán:

- Tên dân này đem hòn ngọc lạ dâng ta. Ðó là ý tốt. Ðể mua viên ngọc đó hắn tốn bao nhiêu công sức và tiền của, vậy kẻ làm mất viên ngọc không chỉ có tội với ta, mà còn phải bồi thường cho người có ngọc đủ số chi phí để có viên ngọc quý đó.

Ðoạn vua quay sang nói với chàng Ngốc:
- Trẫm ban cho ngươi một chức quan nhỏ để thưởng công cho lòng trung hiếu với trẫm.

Chàng Ngốc sướng đến run người, chàng nhận đủ số tiền bồi thường và vui vẻ đi nhậm chức quan mà nhà vua đã ban cho chàng.


GG
 
S

sonsuboy

Câu chuyện 1

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: "Tôi ghét người". Từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu
được từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.


Câu chuyện thứ hai:

Mẹ tôi đã ra một câu đố: "Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể
hả con?"
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người
nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: "không phải đâu con. Có rất
nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục
suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con."
Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi
mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: "Con đã học
được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vi vẫn còn
nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì."
Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ
chỉ trả lời tôi: "Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của
mẹ."
Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì
thương nhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng
đường 26 km từ thị xã về quê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm
đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần cuối.
Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi.
Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố
khóc như tôi.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: "Con đã tìm ra câu trả lời
chưa?" Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ
nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: "Con trai ạ,
phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai."
Tôi hỏi lại: "Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?"
Mẹ lắc đầu: "Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa
vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc
sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để
mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào."
Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải
là "phần ích kỷ", mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.
--------------------------------
GG
 
S

sonsuboy

Giá trị của thời gian

Một kỹ sư đã tính được rằng với một thanh sắt nặng 5kg, chúng ta có thể
làm được một trong các việc sau đây:
Nếu làm đinh sẽ bán được 10 USD.

Nếu làm kim may sẽ bán được 300 USD.

Còn nếu dùng làm những cái lò xo đồng hồ sẽ đem lại 25.000 USD

Mỗi ngày đều cho chúng ta 24h bằng nhau, còn sử dụng những nguyên liệu
đó như thế nào, dùng chúng để làm gì là tùy thuộc chúng ta. Thời gian là
một trong những thứ hiếm hoi duy nhất mà khi đã mất rồi chúng ta không
thể nào tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại được. Ngay cả sức khỏe
nếu mất đi cũng có khả năng phục hồi được. Nhưng thời gian sẽ không bao
giờ quay bước trở lại.

Không có cụm từ nào tai hại cho bằng ba chữ "Giết - thời - gian". Nhiều
người tìm những thú vui, tìm những việc làm để chỉ mong giết thời gian. Thật
ra chúng ta được ban cho thời gian để sử dụng chứ không phải để giết
chúng.
GG
 
S

sonsuboy

HẤT NÓ XUỐNG VÀ BƯỚC LÊN TRÊN

Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: Có một người nông dân nọ có một con lừa già. Một hôm, con lừa bị rơi xuống cái giếng khô cạn và đau đớn kêu la
thảm thiết. Sau khi bình tĩnh đánh giá tính hình, vì thương cho con lừa , người nông dân đã quyết định nên nhanh chóng giúp nó kết thúc sự đau
đớn. Anh gọi thêm mấy người hàng xóm để cùng lấp đất chôn con lừa tội nghiệp. Lúc đầu, con lừa thêm phần kinh hoàng vì những gì người ta đang làm đối với nó. Nhưng khi từng tảng đất được hất xuống giếng liên tiếp theo nhau ập trên vai nó, một ý nghĩ chợt lóe lên: Cứ mỗi lần một tảng đất rơi đè lên vai, nó lại lắc mình cho đất rơi xuống và ngoi lên trên ! Và nó đã làm như vậy, từng chút từng chút một, với một lời thần tự nhủ và tự cổ vũ: “ Nào mình hãy hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống và bước lên trên...” Mặc cho sự đau đớn ê ẩm phải chịu sau mỗi tảng đất ập xuống, mặc cho sự bi đát cùng cực của tình huống đang gánh chịu, con lừa tiếp tục chiến đấu chống lại sự hoang mang, hoảng sợ, tiếp tục theo đúng phương châm “hất nó xuống và bước lên trên”. Và không bao lâu sau, cuối cùng dù bị bầm dập và kiệt sức, con lừa già đã vui mừng đắc thắng bước lên khỏi miệng giếng. Những gì như sẽ đè bẹp và chôn sống nó, trên thực tế đã cứu sống nó. Tất cả đều nhờ vào cái cách mà con lừa đã can đảm đối diện với nghịch cảnh của mình.
Cuộc sống là như vậy đó. Nếu Ta đối mặt với các vấn đề của mình một cách tích cực và quả cảm, khước từ sự hoảng loạn, sự cay đắng và sự tự thương hại, thì những nghịch cảnh tưởng chừng có thể chôn vùi chúng ta, lại sẽ tiềm ẩn trong chính nó những phần thưởng không ngờ tới. Hất nó xuống và bước lên trên, hãy can đảm bước từng chút một ra khỏi cái giếng mà chúng ta đang gặp phải.
GG
 
Last edited by a moderator:
N

naruto2001

Chuyện là chỗ trọ nơi tôi ở ngoài đầu hẻm có 1 chị sáng bán báo, chiều bán trà sữa, kem, chè, bánh tráng trộn,…. Thời bắt đầu là sinh viên năm nhất, thỉnh thoảng ghé chị mua báo về đọc. Có nói chuyện vội vàng vài ba câu xã giao cho vui, cũng cảm nhận được chị là người khá nhiệt tình và vui vẻ. ̀ Vào tháng 7/2014, tức lúc này là đầu năm tư rồi, mình có đặt báo Sài Gòn hàng tuần về đọc, lấy được khoảng 6 tuần thì không lấy nữa vì học kỳ cuối làm luận văn tốt nghiệp nên dọn đồ về quê cho giảm bớt chi phí sinh hoạt. Vào tuần cuối, tôi cùng với đứa bạn ghé ăn kem sẵn lấy báo rồi trả tiền, tiện thông báo tuần sau không lấy nữa, chị vui vẻ đáp: “vậy khi có qua Cần Thơ có nhu cầu mua báo thì ghé chị”.

3 tháng sau kể từ dạo ấy, đúng thứ 6 ngày 13/3 tôi qua Cần Thơ nộp bài và chiềù ghé qua chỗ chị bán báo năm xưa mua ly trà sữa để lên xe buýt nhâm nhi! Lúc chị đang pha trà tôi hỏi:

– Bao nhiêu vậy chị ?

– 10 ngàn đồng em. À em phải là người đặt báo Sài Gòn lần trước không?

– Dạ! Đúng rồi chị! Có gì không chị? (đúng lúc đưa tay lên miệng tháo khẩu trang, nghĩ thầm thì ra chị cũng nhận ra mình)

– Chị tính lộn của cưng 5 ngàn, hôm bữa chị hỏi bé kia mà nó nói em đâu có mua báo đâu chị, hên là hôm nay gặp cưng.



– Tức là em phải trả thêm cho chị 5 ngàn hay sao chị ?

– Chị trả lại cho cưng 5 ngàn, báo SG chỉ 14 ngàn, mà chị tính em 19 ngàn. Em chỉ cần trả cho chị 5 ngàn ly trà sữa bữa nay thôi.

Đúng lúc chị chỉ vào tờ 5 ngàn tôi cầm trên tay, mà miệng vừa cười vừa nhắc đi, nhắc lại là đưa 5 ngàn thôi. Biểu tượng cảm xúc smile Sau đó, chị đưa trà sữa và mình trả chị chỉ 5 ngàn. ”Bữa nay, em qua đây nộp bài cho giáo viên nên sẵn ghé chị mua trà sữa, em cám ơn Chị”, Chị xứng đáng nhận được nhiều hơn lời cám ơn và ly trà sữa trên tay chưa uống nhưng đã cảm nhận được vị ngọt của nó.

chuyen-5000-dong-cua-ba-thang-ve-truoc-300x300.jpg

Hòa với nhịp bước chân trên đường là xuyên suốt dòng suy nghĩ nối tiếp nhau, chỉ 5 ngàn đồng mà chị vẫn cố tìm để trả lại, vì sao vậy? Suốt chuyến xe về nhà hôm ấy, tôi không ngừng nghĩ, buôn bán đâu có bao nhiêu đồng lời, sao chị không quên nó đi nhưng trái lại chị luôn kiếm tìm người mua báo chỉ để trả năm ngàn, chị hoàn toàn có thể quên đi số tiền ấy và tôi cũng chẳng biết gì nếu chị không nhắc đến. Qua đó có thể thấy được một nhân cách chân chín giữa dòng đời bon chen hơn thua vì tiền. Tiền không làm nên giá trị con người nhưng nó có thể đánh mất đi nhân cách một người. Cám ơn Chị! Vì chị cho em thêm niềm tin để tin tưởng rằng trong cuộc đời này có những người như chị, không vì 5 ngàn của 3 tháng về trước mà quên đi số tiền vô cùng nhỏ ấy.

Đâu đó bên tai, tôi nhớ lại lời mẹ dạy lúc nhỏ: ” Tiền của mình là của mình, khi xài tiền của mình thì sẽ thoải mái và vui vẻ hơn, đừng xài tiền của người khác một cách không chính đáng. Biết đâu mình xài vậy mà người ta ở nhà đang khóc đó con”



GG
 
S

sonsuboy

2 đô la và 1 giờ
Một người cha đi làm về rất muộn, mệt mỏi và bực bội sau một ngày bận rộn ở cơ quan. Ông vừa về đến nhà, đứa con trai năm tuổi đã ngồi chờ từ lúc
nào và hỏi:
- Bố ơi, con hỏi bố một câu được không?
- Được chứ, con hỏi gì - Ông bố đáp.
- Bố ơi, bố làm được bao nhiêu tiền một tiếng đồng hồ?
- Đó không phải là việc của con. Mà tại sao con lại hỏi một việc như thế
hả ? - Ông bố hết kiên nhẫn.
- Con muốn biết mà - đứa con nài nỉ.
- Nếu con cứ khăng khăng đòi biết, thì bố sẽ nói. Bố làm được hai đôla một
giờ đồng hồ.
- Ôi - đứa bé rụt rè hỏi - bố cho con vay một đôla được không?
Ông bố rất bực mình:

- Nếu lý do duy nhất con muốn biết bố làm được bao nhiêu tiền chỉ là để vay mà mua mấy thứ đồ chơi vớ vẩn, thế thì mời con đi ngay vào phòng mình và ngủ đi. Hãy nghĩ xem tại sao con lại ích kỷ đến thế! Bố làm việc vất vả cả ngày, và không có thời gian cho những chuyện ấy đâu!
Đứa bé đi vào phòng đóng cửa. Ông bố ngồi xuống càng nghĩ càng cáu. Tại sao đứa con lại dám hỏi mình một câu như thế chứ?

Một giờ sau, khi đã bình tĩnh lại, ông bố nghĩ có thể đứa con rất cần tiền để mua một thứ gì đó, và nghĩ rằng mình đã quá nghiêm khắc với nó. Ông đi vào
phòng con:
- Con ngủ chưa?
- Chưa ạ, con còn thức! - cậu bé nằm trên giường đáp.
- Bố suy nghĩ rồi, có thể bố đã quá nghiêm khắc. Đây là một đôla cho con.
Cậu bé cầm lấy rồi thò tay xuống dưới gối, lôi ra thêm mấy tờ tiền lẻ nữa.

Ông bố thấy con có tiền từ trước lại cáu. Khi đứa con xếp thành một xếp tiền ngay ngắn, ông bố càu nhàu:

- Tại sao con lại vay thêm tiền khi con đã có rồi?

- Vì con chưa có đủ ạ! - Bỗng đứa trẻ ngẩng lên vui sướng - Bây giờ thì con có đủ rồi! Bố ơi, đây là hai đô la, con có thể mua một giờ trong thời gian của
bố không?
GG
 
Last edited by a moderator:
D

dalian231

Câu chuyện về túi khoai tây
Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chưa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm sau.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói:"Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quí giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình."
(Lại Thế Luyện)

ps: Mỗi ngày đánh một bài cho quen tay :v
 
S

sonsuboy

Giữ lửa
Ngày xưa, gia đình tôi chỉ sống trên một con đò. Cha chèo chống, đổi hàng lên nguồn xuống biển. Suốt con sông nhỉ nhưng dài chỉ có một con đò duy nhất. Cuộc sống của gia đình thật lênh đênh ghềnh thác.Một ngày nọ, giữa sông vắn, cha đã đánh mất cái bật lửa. Phải giữ lửa trong bếp suốt chuyến đi. Tối đến, cơn mưa trong gió chướng làm tắt ngấm bếp lửa. Lúc tạnh mưa, mẹ bới tro lạnh, chỉ còn một cục than nhỏ xíu có lửa. Mẹ nhanh chóng gom một ít rác khô, kẹp cục than vào giữa. Mẹ thổi nhẹ, cục than từ từ sáng đều. Một lúc sau nùi rác từ từ bốc khói... Bếp lại đỏ lửa.Ngồi bên bếp lửa, mẹ đã dạy tôi cách giữ lửa than cho lâu tàn, phải ủ phải vùi ra sao. Nhen ngọn lửa mỏng thế nào để không tắt. Mẹ bảo, trong cuộc đời, có lúc con chỉ có một hòn than nhỏ và ngọn lửa mỏng cuối cùng.
Tôi không phải là nhà thám hiểm, nhà địa chất hay thợ săn để ứng dụng cách giữ hay nhen lửa của mẹ khi ở giữa rừng hoang lạnh. Nhưng tôi sẽ có cách giữ và thắp lửa cho riêng mình. Tôi sẽ giữ một hòn than nhỏ, ngọn lửa mỏng cho tình yêu thương, hi vọng và tất cả những gì tốt đẹp... trước khi nó nguội lạnh, tắt đi, biến mất. Để có dịp , tôi lại nhen nhóm thắp lên ánh lửa...

GG
 
Last edited by a moderator:
S

sonsuboy

HÃY LÀM NGAY!

Trong lớp học dành cho người lớn, tôi giao cho mỗi người "tới gặp một người mà anh chị yêu thương nhất, và nói với người đó rằng anh chị yêu họ."Tuần sau vào buổi học kế tiếp, một người trong số các học trò của tôi đã kể lại, "Tôi đã giận thầy Dennis vào tuần trước khi thầy giao cho chúng tôi phải làm như vậy. Tôi đã không cảm thấy tôi cần phải nói với ai như vậy. Nhưng khi tôi bắt đầu lái xe về nhà lương tâm của tôi bắt đầu lên tiếng. Khi đó tôi biết chính xác tôi cần phải nói với ai câu nói đó. Năm năm trước, tôi và Cha tôi đã có một cuộc cãi nhau dữ dội và vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa.
Chúng tôi tránh mặt nhau trừ những buổi bắt buộc cả gia đình tụ họp. Gần như chúng tôi không nói với nhau một lời. Khi về tới nhà tôi nhận thức rõ
ràng rằng tôi sẽ tới gặp Cha và nói với Cha rằng tôi yêu người biết chừng nào.""Sau khi quyết định như vậy dường như một gánh nặng đã trút khỏi vai tôi."
"Vào 5:30 sáng, tôi đã có mặt tại nhà bố mẹ bấm chuông gọi cửa, thầm cầu nguyện mong Cha sẽ mở cửa. Tôi sợ rằng nếu Mẹ ra mở, tôi sẽ không có
đủ can đảm và nói với Mẹ thay vì với Cha. Nhưng may mắn đã mỉm cười với tôi và Cha đã ra mở.""Tôi không bỏ phí lấy một giây - bước lên một bước tôi nói với Cha
'Cha, con muốn tới để nói với Cha rằng con yêu thương Cha.'"
"Dường như có điều gì đó đã truyền từ tôi sang Cha. Trước mắt tôi, khuôn mặt của Cha dịu hẳn lại, những nếp nhăn dường như biến mất và Cha bật
khóc. Cha mở rộng cánh tay ôm tôi vào lòng và nói rằng 'Cha cũng thương yêu con lắm, con trai, nhưng cha đã không thể nói ra được điều này."Nhưng đó không phải là điều tôi muốn nói. Hai ngày sau khi tôi gặp Cha tôi, người đã bị nhồi máu cơ tim và hiện nay đang ở trong bệnh viện. Tôi vẫn
chưa rõ người có thể qua khỏi được hay không nữa.""Điều tôi muốn nói với các bạn là : Đừng chờ đợi làm những điều mà bạn cần phải làm. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi chần chừ không nói với Cha? Hãy dành thời gian cho những việc bạn cần phải làm và hãy làm ngay đi!"

GG
 
Last edited by a moderator:
D

dalian231

Bài học cho tình bạn​


Ở ngôi làng kia có một chú bé tuổi độ mười sáu . Chú là một chú bé thông minh, tốt bụng, có những suy nghĩ khá sâu sắc so với lứa tuổi của chú. Thế nhưng, chú lại thiếu lòng tin và hay buồn rầu, chú luôn cảm thấy mình thiếu bạn...

Một ngày kia, như thường lệ, chú lại cảm thấy buồn chán và không có chuyện gì làm, chú lang thang một mình dọc theo bờ biển, lẩm bẩm tự than với mình:

- Chán quá đi...Ta buồn chẳng hiểu vì sao ta buồn? Chẳng có ai hiểu ta! Chẳng có ai làm bạn với ta và thật sự coi ta là bạn...!!!

Vô tình chú giẫm phải vật gì đó dưới chân. Cuối xuống xem, chú thấy đó là một con sò nhỏ có lớp vỏ rất đẹp với nhiều màu sắc. Chú thờ ơ bỏ nó vào túi dự định đem về nhà chơi và định đi tiếp. Thình lình, con sò bỗng cất tiếng nói:

- Bạn ơi...Hãy thả tôi về với biển...Hãy giúp tôi trở về với nơi sinh ra mình...Có thể tôi không có gì để tặng lại bạn, nhưng tôi sẽ cho bạn một lời khuyên...!!!

Cậu bé vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, lại vừa thích thú. Nhìn con sò, cậu nói:

- Được thôi, ta sẽ thả bạn về với biển, nhưng...hãy cho ta một lời khuyện trước đi...Ta đang buồn chán vì không có bạn bè đây!

Con sò cất tiếng trả lời bằng một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng:

- Bạn hãy nhìn những hạt cát dưới chân bạn và nắm một nắm cát đầy đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẻ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy đem chúng về và ngâm trong những vỉ màu đẹp nhất. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rời xa đâu. Tôi chỉ có thể khuyên bạn như vậy thôi...

Chú bé im lặng, thả con sò về lại với lòng biển xanh bao la mà không nói lời nào...Chú còn mải suy nghĩ về những điều con sò nhỏ nói...
 
D

dalian231

Chuyện về một bữa sáng

Con hẻm đối diện một trường đại học, sáng nào cũng khá ồn ào. Trong hẻm người ta bán đồ ăn sáng, có đủ loại: cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì... Tùy nghề nghiệp, sở thích, túi tiền mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau...

Sáng nào tôi cũng thấy có hai sinh viên, chắc là bạn cùng phòng trọ, ra đầu hẻm mua bánh mì. Họ học trường đại học bên kia đường. Áo đồng phục, một tay xách cặp, tay kia cầm ổ bánh mì, họ cùng qua đường, khuất trong làn xe ngược xuôi tất bật.

"Bữa sáng là bữa của vua...". Tivi cũng tuyên truyền rằng mọi người nên ăn sáng để lấy sức lực cho một ngày làm việc, lao động, học tập vất vả. Tôi vốn quen dậy trễ, ăn sáng vội vàng, qua loa, cốt để xế trưa mắt không hoa, bụng không đói. Bữa sáng chỉ có thế, thành một thói quen, một nhu cầu hay đơn giản chỉ vì sợ không ăn sáng sẽ bị mẹ mắng.

Một sáng nọ tôi dậy sớm, thủng thẳng ra đầu hẻm mua bánh mì. Thành phố buổi sáng không khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhàng như vỗ về ai.

Lại thấy hai sinh viên từ trong hẻm đi ra. Họ dừng lại bên xe bánh mì. Nhưng một cậu hơi lúng túng: "Cậu mua đi. Tớ không ăn đâu". Cậu kia ngạc nhiên: "Sao lại thế?". Rồi như chợt nhớ ra, cậu "à" lên một tiếng. Nhận thấy ổ bánh của mình, cậu nhanh nhẹn bẻ ra làm đôi và đưa một nửa cho bạn: "Chia đôi nhé! Hạt muối bé tí khi cần còn xẻ đôi được, huống chi ổ bánh to đùng này". Cậu nháy mắt, cười hồn nhiên.

Hai người, vẫn áo đồng phục, tay xách cặp, mỗi người cầm nửa ổ bánh, sánh vai nhau qua đường. Tôi bồi hồi trông theo. Nếu như lúc nãy cậu sinh viên kia không bẻ đôi ổ bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ khác, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy. Ánh mắt ấm áp, nụ cười gần gũi ấy đã gửi lại một điều gì đó khiến bữa sáng tưởng quen bỗng hóa lạ lùng, tôi như vừa khám phá một điều gì bấy lâu nay mình chưa từng nghĩ đến.

Cũng một bữa ăn sáng, có người chỉ no bụng, có kẻ lại ấm lòng.
 
S

sonsuboy

Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng.
Người thứ 2 lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó ko đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về.
Người thứ 3 trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: "Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo giàu có kia?"
Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: "Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?"
Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: "Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi nầy sưởi ấm những gã da trắng!"
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: "Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước".
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau khi những người cứu hộ tới nơi, cả 6 đều đã chết cóng. Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn
 
Last edited by a moderator:
S

sonsuboy

Một bà cụ nặng nhọc lê bước trên phố. Bà cụ đi chân đất. Trên tuyết. một đôi trẻ, tay xách lỉnh kỉnh những túi to- vừa nói chuyện vừa cười đến nỗi không để ý thấy bà cụ.
Một người mẹ dẫn hai đứa con nhỏ tới nhà bà ngoại. Họ quá vội nên cũng không để ý.
Một viên chức ôm một chồng sách đi qua. Mải suy nghĩ nên cũng không để ý.
Bà cụ dùng cả hai tay để khép vạt áo đứt hết khuy. Dừng lại, nép vào một góc ở bến xe buýt.một quý ông ăn mặc lịch lãm cũng đứng đợi xe buýt. Ông cố đứng tránh xa bà cụ một chút. Tất nhiên là bà già rồi, chẳng làm hại được ai, nhưng nhỡ bà ấy bị bệnh lây nhiễm thì sao…
Một cô gái cũng đứng đợi xe buýt. Cô liên tục liếc xuống chân bà cụ, nhưng cũng không nói gì.
Xe buýt tới và bà cụ nặng nhọc bước lên xe. Bà ngồi trên chiếc ghế ngay sau người lái xe. Quý ông và cô gái vội vã chạy xuống cuối xe ngồi. Người lái xe liếc nhìn bà cụ và nghĩ: “Mình không thích phải nhìn thấy cảnh nghèo khổ nầy chút nào!”.
Một cậu bé chỉ vào bà cụ và kêu lên với mẹ:
- Mẹ ơi, bà ấy đi chân đất! Mẹ bảo những ai hư mới đi chân đất, đúng không mẹ?
Người mẹ hơi ngượng ngập kéo tay con xuống:
- Andrew, không được chỉ vào người khác!- Rồi bà mẹ nhìn ra cửa sổ.
- Bà cụ nầy chắc phải có con cái trưởng thành rồi chứ!- một phụ nữ mặc áo choàng lông thì thầm- Con cái của bà ấy nên cảm thấy xấu hổ mới phải!
Người phụ nữ nầy bỗng cảm thấy mình quả là người tốt, vì mình luôn quan tâm đầy đủ đếnmẹ mình.
- Đấy, ai cũng phải học cách tiết kiệm tiền- một chàng trai ăn mặc bảnh bao thêm vào- Nếu bà ấy biết tiết kiệm từ khi còn trẻ thì bà ấy chẳng nghèo như bây giờ!
một doanh nhân hào phóng bỗng cảm thấy ái ngại. Ông lấy trong ví ra một tờ một đô la, ấn vào bàn tay nhăn nheo của bà cụ, nói giọng hãnh diện:
- Đây, biếu bà! Bà nhớ mua đôi giầy mà đi! Rồi ông ta quay về chỗ ngồi, cảm thấy hài lòng và tự hào về mình.
Xe buýt dừng lại khi tới bến và một vài người khách bước lên. Trong số đó có một cậu bé khoảng một 6,7 tuổi. Cậu ta mặc chiếc áo khoác to màu xanh và đeo balô cũng to, đang nghe headphone. Cậu trả tiền xe buýt và ngồi ngay vào ghế ngang hàng với bà cụ. Rồi cậu nhìn thấy bà cụ đi chân đất.
Cậu tắt nhạc. Cảm thấy lạnh người. Cậu nhìn từ chân bà cụ sang chân mình. Cậu đang đi một đôi giầy cổ lông dành cho trời tuyết. Đôi giầy mới tinh và ấm sực. Cậu phải tiết kiệm tiền tiêu vặt khá lâu mới mua được. Bạn bè đứa nào cũng khen!
Nhưng cậu cúi xuống và bắt đầu cởi giầy, cởi tất, rồi ngồi xuống sàn xe, bên cạnh bà cụ.
- Bà, cháu có giầy đây nầy!- Cậu nói.
Một cách cẩn thận, cậu ta nhấc bàn chân lạnh cóng, co quắp của bà cụ lên, đi tất và đi giầy vào chân bà. Bà cụ sững người, chỉ khe khẽ gật đầu và nói lời cảm ơn rất nhỏ.
Lúc đó, xe buýt dừng. Cậu thanh niên chào bà cụ và xuống xe. Đi chân đất trên tuyết.
Những người khách trên xe thò đầu ra cửa sổ, nhìn đôi chân cậu thanh niên, xôn xao bình phẩm.
- Cậu ta làm sao thế nhỉ?- một người hỏi.
- Một thiên thần chăng?
- Hay là con trai của Chúa!
Nhưng cậu bé, người ban nãy chỉ vào bà cụ, quay sang nói với mẹ:
- Không phải đâu mẹ ạ! Con đã nhìn rõ rồi mà! Anh ấy là người bình thường thôi!
Và việc làm đó, thật sự, cũng chỉ cần một người bình thường
GG
 
Top Bottom