$\color{red}{\fbox{Event Tranh Tài Vật Lý}}\text{Vòng 1 - Đề Thi & Đáp Án}$

Status
Không mở trả lời sau này.
T

tahoangthaovy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các thí sinh nhận đề thi vòng 1 vào 8h am hằng ngày (kể từ 14/7/2014 ) tại đây.

Nhận được đề thi, làm bài và gửi về tin nhắn riêng CẢ BA tài khoản tahoangthaovycongratulation11keh_hikari_f@yahoo.com.vn trước 20h cùng ngày.

Chỉ tính các bài dự thi gửi lần đầu tiên, các bài dự thi thứ 2,3...của cùng 1 thí sinh không được chấp nhận. Tuy nhiên, trường hợp bài làm quá dài cần phải cắt qua tin nhắn thứ 2,3...thì được chấp nhận.

Các bài dự thi BẮT BUỘC phải gõ Latex, hoặc ảnh chụp màn hình file Word có hiển thị ngày giờ trên màn hình máy tính.

THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAY ĐỔI GIỜ NHẬN BÀI.

Các đề thi đều được mở vào chính xác 8h00, trễ lắm là 9h00.

-Thời gian làm bài chính thức của thí sinh là từ 8h00 đến 20h00 cùng ngày. Gửi về cho cả 3 GK trong BTC. (Danh sách GK được niêm yết trong topic Thể lệ và topic đề thi vòng 1. )

-Các bạn lưu ý, khi các bạn gửi về 3 GK tức là cả 3 GK cùng chấm bài cho bạn. Nếu bạn gửi sót, thì điểm của bạn sẽ bằng trung bình cộng của 2 hoặc chỉ 1 GK mà bạn gửi đề về.

Chú ý:
mọi bài thi được phúc khảo hợp lệ là khi nộp về đủ 3 GK, nếu không đủ sẽ không được phúc khảo trong mọi trường hợp.

- Giám khảo tahoangthaovy chỉ nhận bài thi trước 20h, là thời gian chính thức làm bài. Sau 20h, giám khảo tahoangthaovy có quyền từ chối không chấm bài của bạn. (nhưng nếu mình rãnh mình sẽ chấm )

- 2 Giám khảo còn lại, cụ thể là congratulation11[B]keh_hikari_f@yahoo.com.vn[/B] vẫn nhận bài thi của các bạn dù sau 20h. Vì vậy, các bạn nào có việc đột xuất không nộp bài đúng hẹn có thể gửi cho 2 giám khảo này. Và như đã nói, nếu bài của bạn không đủ 3 GK cùng chấm sẽ tước quyền phúc khảo. Tuy nhiên, nếu có GK chấm bài của bạn thì bài thi vẫn được chấp nhận.

- Mọi bài thi dù gửi sau 0h00 của ngày hôm sau đều không được chấp nhận. Các Giám khảo không được phép chấm bài thi đó và bài thi đó nhận điểm 0.

- Mọi bài thi làm sai bảng thi đều nhận điểm 0.

- Mọi bài thi làm đúng bảng thi đã chọn, nhưng sai khối, đều bị trừ 2 điểm cho bài thi của ngày hôm đó.

- Bài thi mỗi ngày đều gọi là độc lập. VD bạn không nộp bài ngày 1, nhưng nộp ngày 2,3,... vẫn tính đủ những bài bạn đã nộp và hợp lệ.


MỌI THẮC MẮC XIN GỬI TẠI TOPIC THẮC MẮC.

BTC.


$\color{red}{\fbox{Event Tranh Tài Vật Lý}}$

 
Last edited by a moderator:
T

tahoangthaovy

Cấu trúc đề thi Tranh tài Vật Lý lần 1:

- BẢNG A:

I. Phần chung: Các thí sinh ở bảng A bắt buộc phải làm. Gồm 2 câu hỏi, các câu hỏi giao thoa giữa chương trình Lý 6-7-8-9 (ưu tiên Lý 7-8).
II. Phần riêng: Các thí sinh lựa chọn phần thi phù hợp với khối thi đã đăng ký. Các thí sinh có thể lựa chọn sai phần thi, nhưng chọn sai phần đều bị trừ 2d.
- Phần A: Lý 6-7.
- Phần B: Lý 8-9.

- BẢNG B:

I. Phần chung: Các thí sinh ở bảng B bắt buộc phải làm. Gồm 2 câu hỏi, các câu hỏi giao thoa giữa chương trình Lý 10-11-12 (ưu tiên Lý 10).
II. Phần riêng: Các thí sinh lựa chọn phần thi phù hợp với khối thi đã đăng ký. Các thí sinh có thể lựa chọn sai phần thi, nhưng chọn sai phần đều bị trừ 2d.
- Phần A: Lý 10-11
- Phần B: Lý 12
--------------

Sau khi nhận đề thi vào 8h00 14/7/2014, các thí sinh bắt đầu làm bài và gửi bài như hướng dẫn ở #1 trong topic này.
 
C

congratulation11

Giám khảo post bài không giải thích gì thêm. Mọi thắc mắc của thí sinh yêu cầu gửi vào topic Thắc Mắc.

ĐỀ THI "TRANH TÀI VẬT LÝ" LẦN 1
Ngày 1, 14/7/2014

I. PHẦN CHUNG:
Câu 1
a/ Nêu các trang thái cơ bản của sắt. Điều kiện để có các trạng thái đó. (1d)
b/ Bếp dầu đun nóng m (kg) nước tiêu thụ hết m' (kg) dầu. Tính hiệu suất. (1d)
c/ Tại sao khi lắp khâu ở đầu cán dao, cán liềm bằng gỗ, người thơ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán ? (1d)

Câu 2
a/ (1d) Vẽ hình biểu diễn các vecto lực tác dụng lên một vật đang trượt trên mặt đường ráp.
b/ (1d) Một vật chuyển động trên đoạn đường S. Nửa quãng đường đầu nó đi với $v_1=2m/s$, quãng đường còn lại nó đi với $v_2=1m/s$. Tính vận tốc trung bình của vật trên cả quãng đường S.

II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chọn 1 trong 2 phần sau.

*Phần A: Dành cho thí sinh lớp 6 và 7.

Câu 3A: Cho hai gương phẳng vuông góc với nhau, một tia sáng chiếu đến gương thứ nhất, phản xạ truyền tới gương thứ hai, rồi phản xạ.
a/ Vẽ hình minh hoạ? (1d)
b/ Chứng minh tia phản xạ cuối cùng song song với tia tới ban đầu? (1d)


Câu 4A: Vẽ lại mạch. (1d)
QwM_m4gGL2O_sus9dLWqV0psimUbXyvopd-uB2pIufA=w261-h216-no

Cho hình lập phương ABCDA'B'C'D', mỗi cạnh có phần dây nối mang giá trị điện trở như nhau. Vẽ lại mạch khi: AB là nguồn, AC là nguồn. ( Mỗi trường hợp đúng cho 1 d)

*Phần B: Dành cho thí sinh lớp 8 và 9.

Câu 3B: Một vật sáng AB đặt cách màn chắn 1 khoảng $L = 90 cm$. Trong khoảng giữa vật và màn chắn đặt một thấu kính hội tụ sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với vật AB và màn. Khoảng cách giữa hai vị trí đặt thấu kính để cho ảnh rõ nét trên màn chắn là $l=30 cm$. Tính tiêu cự của thấu kính hội tụ? (3d)

Câu 4B: (2d) Cho mạch như hình vẽ, biết $R_1=R_2=R_3=R_4=2 \Omega , \ \ U_m=10V$. Các dụng cụ đo và dây nối lí tưởng.
+ Khi K đóng, ampe kế chỉ $1,5A$, vôn kế chỉ $3V$. Lúc đó đèn sáng thế nào???
+ Vẫn để nguyên đó, nối A với B bằng 1 dây nối, khi đó vôn kế chỉ bao nhiêu???

Đèn: 3V-3W.

user1578889_pic103351_1405256533.png


-------------------------------------HẾT-----------------------------------​

THÍ SINH NỘP BÀI CHO 3 GIÁM KHẢO THEO ĐÚNG QUY CHẾ THI.
LƯU Ý: THÍ SINH THAM GIA LÝ 8 CÓ THỂ CHỌN 1 TRONG 2 PHẦN A HOẶC B ĐỂ LÀM, KHÔNG BỊ TRỪ ĐIỂM.

Giám khảo post bài không giải thích gì thêm. Mọi thắc mắc của thí sinh yêu cầu gửi vào topic Thắc Mắc.

ĐỀ THI "TRANH TÀI VẬT LÝ" LẦN 1
Ngày 1, 14/7/2014​

I. PHẦN CHUNG:
Câu 1
Hiện tượng chuyền trong chất khí là gì? (1d).
Nêu ít nhất hai quá trình được gọi là hiện tượng chuyền trong chất khí? (1d)
Câu 2 (3d)
Hai thấu kính hội tụ có tiêu cự $f_1=10 cm, \ \ f_2 = 12 cm$ đặt đồng trục cách nhau $l=30 cm$. Giữa 2 thấu kính nằm trên trục chính có điểm sáng $A$. Ảnh của điểm sáng $A$ cho bởi 2 thấu kính đều là ảnh thật và cách nhau $A_1A_2 =125 cm$. Hãy xác định vị trí của $A$.

II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chọn 1 trong 2 phần sau.

*Phần A: Dành cho thí sinh lớp 10.

Câu 3C: Ném xiên một vật từ mặt đất với vận tốc $v_o$= $20 m/s $ hợp với phương thẳng đứng góc $\alpha$ = $30 ^o$. Bỏ qua lực cản của không khí, điều kiện thí nghiệm coi như lý tưởng, gia tốc trọng trường nơi thực hiện thí nghiệm là $g$= $10 m/s^2$ .
a) Tìm độ cao cực đại $h_{max}$ của vật so với mặt đất? (1,0 điểm)
b) Tìm sự phụ thuộc của tỷ số giữa động năng và thế năng của vật theo độ cao. $n=\dfrac{W_d}{W_t}= f(h)$ ?(1,0 điểm)
c) Tìm vị trí vật có: $W_d= W_t; \ \ W_d = \dfrac{1}{4}W_t$ (2,0 điểm)
(Chọn hệ quy chiếu gắn với mặt đất, gốc thế năng trọng trường tại mặt đất)

Câu 4C: (Vì Lý 10 không có Điện học nên thay thế phần Điện bằng phần Cơ học. )

Treo một vật nặng vào lò xo có độ cứng $k$. Cho vật dao động với biên độ $A$. Tại vị trí vật có động năng bằng $n$ lần thế năng $(W_d = nW_t)$ thì giữ lò xo lại tại vị trí cách vật một đoạn bằng $\alpha$ lần chiều dài lò xo lúc đó. Hỏi biên độ dao động $A’$ lúc sau của vật là bao nhiêu?
(Biên độ dao động là độ lệch cực đại khỏi vị trí cân bằng của vật trong quá trình dao động) (1d)

*Phần A: Dành cho thí sinh lớp 11 và 12.

Câu 3D: Một con lắc lò xo dao động lý tưởng với biên độ $A$, tần số góc $\omega$ . Chọn hệ quy chiếu gắn với mặt đất, gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật. Chọn trục Ox với gốc tọa độ tại vị trí cân bằng của vật, chiều dương hướng theo chiều lò xo dãn.
a) Một cách tổng quát, hãy cho biết khi động năng của vật gấp $n$ lần thế năng của nó $(W_d=nW_t)$ thì vật đang ở li độ nào và vận tốc của vật bằng bao nhiêu? (1,0 điểm)
Biết $A = 10cm$ và $\omega=10 rad/s$. Hỏi khi vật đang ở li độ $x=2,5 cm$ thì vận tốc của vật là bao nhiêu? (1,0 điểm)
b) Tìm sự phụ thuộc của $n$ vào li độ $x$? (1,0 điểm)
c) Tìm sự phụ thuộc của vận tốc vào li độ $x$? (1 điểm)

Câu 4D: (1d) Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ, $E= 12V, \ \ r = 2 \Omega $
a. Tìm $R$ để công suất mạch ngoài lớn nhất và tính công suất này.
b. Tính $R$ để công suất toả nhiệt trên $R$ là $36W$.
picture.php

-------------------------------------HẾT-----------------------------------​
LƯU Ý: THÍ SINH THAM GIA LÝ 11 CÓ THỂ CHỌN 1 TRONG 2 PHẦN C HOẶC D ĐỂ LÀM, KHÔNG BỊ TRỪ ĐIỂM.

THÍ SINH NỘP BÀI CHO 3 GIÁM KHẢO THEO ĐÚNG QUY CHẾ THI.

Câu 4B.

Đèn: 3V-3W.

user1578889_pic103351_1405256533.png


Thành thật xin lỗi vì thiếu sót này!

Trưởng BTC: Tôi sẽ ghi nhận và trừ điểm thi đua của cậu :|
 
Last edited by a moderator:
T

tahoangthaovy

Đáp án Đề thi chính thức ngày 1 - Bảng A

Mọi bài làm đúng đáp số và hợp lý đều cho điểm tối đa.
...Cách cho điểm tương tự với một bài thi chính quy trong nhà trường.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI "TRANH TÀI VẬT LÝ" LẦN 1
Ngày 1, 14/7/2014

I. PHẦN CHUNG:
Câu 1
a/ Nêu các trang thái cơ bản của sắt. Điều kiện để có các trạng thái đó. (1d)
Các trạng thái cơ bản của Fe: rắn, lỏng
Điều kiện cho mỗi trạng thái:
+ Rắn: Điều kiện về nhiệt độ và áp suất dưới ngưỡng nóng chảy
+ Lỏng: điều kiện về nhiệt độ và áp suất từ ngưỡng nóng chảy trở lên.
[*) Khi đạt tới ngưỡng nóng chảy, sắt nóng chảy tại 1 nhiệt độ, sau khi nóng chảy hết thì mới tăng nhiệt. - phần này chỉ bổ sung thêm thông tin cho thí sinh].

b/Bếp dầu đun nóng m (kg) nước tiêu thụ hết m' (kg) dầu. Tính hiệu suất. (1d)
Trước hết tính nhiệt lượng Q1 cung cấp cho nước: Q = $c.m.(t_2 - t_1)$ = $c.m.\large\Delta t (J)$
Tính nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy tỏa ra: $Q$ = $q.m$
Từ đó tính được hiệu suất của bếp:H= $\frac{Q_1}{Q}$


c/ Tại sao khi lắp khâu ở đầu cán dao, cán liềm bằng gỗ, người thơ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán ? (1d)

Vì khi nung nóng khâu nở ra rông hơn, tra vào cán dễ dàng, để nguội, khâu co lại ép vào cán dao, cán liềm chặt hơn.

Câu 2
a/ (1d) Vẽ hình biểu diễn các vecto lực tác dụng lên một vật đang trượt trên mặt đường ráp.
h1.png


b/ (1d) Một vật chuyển động trên đoạn đường S. Nửa quãng đường đầu nó đi với $v_1=2m/s$, quãng đường còn lại nó đi với $v_2=1m/s$. Tính vận tốc trung bình của vật trên cả quãng đường S.

- Tham khảo cách làm của tomboy1442001

b/Gọi $\frac{S}{2}$ là quãng đường đi trên nửa đoạn đường đầu và sau
Gọi $t_1, t_2$ là thời gian đi trên nửa đoạn đường đầu và sau

Thời gian đi trên nửa đoạn đường đầu là:

$v_1$ = $\frac{S/2}{t_1}$ \Rightarrow $t_1$ = $\frac{S/2}{v_1} = \frac{S}{2.v_1} = \frac{S}{4} (s)$

Thời gian đi trên nửa đoạn đường sau là

$v_2$ = $\frac{S/2}{t_2}$ \Rightarrow $t_2$ = $\frac{S/2}{v_2} = \frac{S}{2.v_2} = \frac{S}{2} (s)$

\Rightarrow $v_tb$ = $\frac{S}{t_1 + t_2}$ = $\frac{S}{\frac{S}{4} + \frac{S}{2}}$

= $\frac{1}{\frac{1}{4} + \frac{1}{2}}$ = $\frac{1}{\frac{3}{4}} = $$\frac{4}{3}$


II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chọn 1 trong 2 phần sau.

*Phần A: Dành cho thí sinh lớp 6 và 7.

Câu 3A: Cho hai gương phẳng vuông góc với nhau, một tia sáng chiếu đến gương thứ nhất, phản xạ truyền tới gương thứ hai, rồi phản xạ.
a/ Vẽ hình minh hoạ? (1d)
b/ Chứng minh tia phản xạ cuối cùng song song với tia tới ban đầu? (1d)
- Đáp án của người ra đề:

dapancau3_de1_bangA_zps6a75e38e.jpg


Câu 4A: Vẽ lại mạch. (1d)
picture.php

Cho hình lập phương ABCDA'B'C'D', mỗi cạnh có phần dây nối mang giá trị điện trở như nhau. Vẽ lại mạch khi: AB là nguồn, AC là nguồn. ( Mỗi trường hợp đúng cho 1 d)

AB là nguồn:
h2.png


AC là nguồn:

h3.png


*Phần B: Dành cho thí sinh lớp 8 và 9.

Câu 3B: Một vật sáng AB đặt cách màn chắn 1 khoảng L = 90 cm. Trong khoảng giữa vật và màn chắn đặt một thấu kính hội tụ sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với vật AB và màn. Khoảng cách giữa hai vị trí đặt thấu kính để cho ảnh rõ nét trên màn chắn là l=30 cm. Tính tiêu cự của thấu kính hội tụ? (3d)

- Tham khảo cách làm của bạn thaolovely1412:

Giả sử tiêu cự của thấu kính hội tụ là tiêu cự f
Vì ảnh rõ nét trên màn ảnh nên ảnh là ảnh thật và ở khác bên với thấu kính so với vật. Do đó ta có:
[TEX]d+d'= L [/TEX](*) và [TEX] \frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}[/TEX] (**)
Từ (*) \Rightarrow d'=L-d
[TEX]\Rightarrow \frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{L-d}=\frac{L}{dL-d^2}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow dL-d^2=Lf[/TEX]
[TEX]\Rightarrow d^2+Lf-dL=0[/TEX]
mà [tex]\large\Delta[/tex] [TEX]=L^2-4Lf [/TEX]
[TEX]\Rightarrow sqrt{\large\Delta}=sqrt{L^2-4Lf }[/TEX]
[TEX]\Rightarrow d_1=\frac{L+sqrt{L^2-4Lf }}{2}; d_2=\frac{L-sqrt{L^2-4Lf }}{2}[/TEX]
Theo bài ra: [TEX]d_1-d_2=l[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{L+sqrt{L^2-4Lf }}{2}-\frac{L-sqrt{L^2-4Lf }}{2}=l[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{L+sqrt{L^2-4Lf }-(L-sqrt{L^2-4Lf })}{2}=l[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{2sqrt{L^2-4Lf }}{2}=l[/TEX]
[TEX]\Rightarrow sqrt{L^2-4Lf }=l[/TEX]
Bình phương 2 vế ta được:[TEX] L^2-4Lf=l^2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 4Lf=L^2-l^2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow f=\frac{L^2-l^2}{4L}=\frac{90^2-30^2}{4.90}=20 (cm)[/TEX]
Vậy tiêu cự của thấu kính hội tụ là 20cm

Câu 4B: (2d) Cho mạch như hình vẽ, biết $R_1=R_2=R_3=R_4=2 \Omega , \ \ U_m=10V$. Các dụng cụ đo và dây nối lí tưởng.
+ Khi K đóng, ampe kế chỉ 1,5A, vôn kế chỉ 3V. Lúc đó đèn sáng thế nào???
+ Vẫn để nguyên đó, nối A với B bằng 1 dây nối, khi đó vôn kế chỉ bao nhiêu???

picture.php
a) Khi K đóng, ta có:

$U_2+U_4=U_5=U_v=3 \ \ (V) \\ U_3=I_a.R_3=1,5.2=3 \ \ (V)$

Do vậy: $U_d=U_m-U_3-U_5=10-3-3=4 \ \ (V)$

Suy ra: $U_d=\dfrac{4}{3}U_{dm} \rightarrow I_d=\dfrac{4}{3}I_{dm}$

Do vậy đèn sáng hơn bình thường.

b) Nhận thấy khi chập A và B với nhau, hai đầu vôn kế được nối trực tiếp với nguồn và do đó vôn kế chỉ 10V


-------------------------------------HẾT-----------------------------------
 
T

tahoangthaovy

Đáp án Đề thi chính thức ngày 1 - Bảng B

ĐÁP ÁN ĐỀ THI "TRANH TÀI VẬT LÝ" LẦN 1
Ngày 1, 14/7/2014

I. PHẦN CHUNG:
Câu 1
Hiện tượng chuyền trong chất khí là gì? (1d).
Nêu ít nhất hai quá trình được gọi là hiện tượng chuyền trong chất khí? (1d)

Do chuyển động nhiệt, phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn, đồng thời chuyền từ vùng nọ tới vùng kia và tạo nên những hiện tượng gọi là hiện tượng chuyền trong chất khí.

Các quá trình: Khuyếch tán, nội ma sát, dẫn nhiệt,... (Các thí sinh không giải thích 2 hiện tượng này vẫn được trọn số điểm 1d)

- Tham khảo bài làm của suotdoitimtriki

Câu 1:
- Các phân tử khí chuyển động nhiệt hỗn loạn, đồng thời chuyển từ vùng nọ sang vùng kia tạo nên các hiện tượng truyền trong chất khí.
- Hai quá trình được gọi là hiện tượng chuyền trong chất khí là:

  • Quá trình khuếch tán: Sự truyền khối lượng khí từ chỗ có khối lượng riêng lớn sang chỗ có khối lượng nhỏ. Khi khối lượng riêng của chất khí đồng nhất tại mọi điểm trong không gian thì hiện tượng khuếch đại dừng lại. Bản chất của hiện tượng là sự vận chuyển các phân tử.
VD: Khi ta xịt nước hoa trong lớp học thì một lúc sau cả lớp ai cũng ngửi thấy.

  • Quá trình truyền nhiệt: Các phân tử khí chuyển động nhiệt hỗn loạn va chạm với nhau nên động năng truyền từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp hơn. Bản chất của hiện tượng là sự truyền năng lượng.
VD: Một ấm nước nóng đặt ngoài không khí sẽ tự truyền nhiệt cho không khí và nguội dần.


Câu 2 (3d)
Hai thấu kính hội tụ có tiêu cự $f_1$=10 (cm), $f_2$ = 12 (cm) đặt đồng trục cách nhau l=30 (cm). Giữa 2 thấu kính nằm trên trục chính có điểm sáng A. Ảnh của điểm sáng A cho bởi 2 thấu kính đều là ảnh thật và cách nhau $A_1A_2$ =125 (cm). Hãy xác định vị trí của A.

- Tham khảo cách làm của phuong_jully:

Bài 2.
Gọi $L_1,L_2$ lần lượt là 2 thấu kính hội tụ.
Theo đầu bài ta có sơ đồ tạo ảnh: $A\underset{d’_1.d_1}{\overset{L_1}{\leftarrow}}A\underset{d’_2d_2}{\overset{L_2}{\rightarrow}}$
Với cặp ảnh $(A,A_1)$ ta có:
$\frac{1}{f_1}=\frac{1}{d_1}+\frac{1}{d’_1}$ \Rightarrow$d’_1=\frac{d_1f_1}{d_1-f_1}$ (1)
Với cặp ảnh $(A,A_2)$ ta có: $\frac{1}{f_2}=\frac{1}{d_2}+\frac{1}{d’_2}$ \Rightarrow $d’_2=\frac{d_2f_2}{d_2-f_2}$ (2)
Khoảnh cách giữa 2 thấu kính: $l=d-1+d_2$ (3)
Khoảnh cách giữa 2 ảnh: $A_1A_2+d’_1+l+d’_2$ (4)
Thay $d’_1, d’_2$ từ (1) và (2) vào (4):
$125=\frac{10d_1}{d_1-10}+30+\frac{12d_2}{d_2-12}$ sr: $=\frac{10d_1}{d_1-10}++\frac{12d_2}{d_2-12}=95$ (5)
Thay $d_2=l-d_1=30-d_1$ từ (3) vào (5)”
$\frac{10d_1}{d_1-10}+\frac{12(30-d_1)}{18-d_1}=95$
Hay: $73d_1^2+13500-2000d_1=0$
Từ đó tìm được: $d_1=15,35$, $d_2=12,04$
Vậy đặt A cách $L_1$ hoặc 15,35cm hoặc 12,04cm.
Hình vẽ trong TH: $d_1=15,35$; $d’_1=\frac{15,35.10}{15,35-10}=29(cm)$
$d_2=14,65$ và $d’_2=\frac{14,65.12}{2,65}=66,33$
10529648_1515501935330815_1518733900_n.jpg


II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chọn 1 trong 2 phần sau.

*Phần A: Dành cho thí sinh lớp 10.

Câu 3C: Ném xiên một vật từ mặt đất với vận tốc $v_o$= $20 m/s $ hợp với phương thẳng đứng góc $\alpha$ = $30 độ$. Bỏ qua lực cản của không khí, điều kiện thí nghiệm coi như lý tưởng, gia tốc trọng trường nơi thực hiện thí nghiệm là $g$= $10 m/s^2$ .
a) Tìm độ cao cực đại $h_{max}$ của vật so với mặt đất? (1,0 điểm)
b) Tìm sự phụ thuộc của tỷ số giữa động năng và thế năng của vật theo độ cao. $n$=$\frac{W_d}{W_t}$= $f(h)$ ?(1,0 điểm)
c) Tìm vị trí vật có: $W_d$= $W_t$ ; $W_d$ = $\frac{1}{4}W_t$ (2,0 điểm)
(Chọn hệ quy chiếu gắn với mặt đất, gốc thế năng trọng trường tại mặt đất)
dapancau3_d1_bangB_zps2e03b40f.jpg


Câu 4C: (Vì Lý 10 không có Điện học nên thay thế phần Điện bằng phần Cơ học. )

Treo một vật nặng vào lò xo có độ cứng k. Cho vật dao động với biên độ A. Tại vị trí vật có động năng bằng n lần thế năng ($W_d$ = $nW_t$ ) thì giữ lò xo lại tại vị trí cách vật một đoạn bằng $\alpha$ lần chiều dài lò xo lúc đó. Hỏi biên độ dao động A’ lúc sau của vật là bao nhiêu?
(Biên độ dao động là độ lệch cực đại khỏi vị trí cân bằng của vật trong quá trình dao động) (1d)

Dapancau4_de1_bangB1_zpsfabcd4c4.jpg

*Phần A: Dành cho thí sinh lớp 11 và 12.

Câu 3D: Một con lắc lò xo dao động lý tưởng với biên độ A, tần số góc $\omega$ . Chọn hệ quy chiếu gắn với mặt đất, gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật. Chọn trục Ox với gốc tọa độ tại vị trí cân bằng của vật, chiều dương hướng theo chiều lò xo dãn.
a) Một cách tổng quát, hãy cho biết khi động năng của vật gấp n lần thế năng của vật ($W_d$ = $n W_t$ thì vật: Đang ở li độ nào và vận tốc của vật bằng bao nhiêu? (1,0 điểm)
Biết A = 10cm và $\omega$ = $10 rad/s$. Hỏi khi vật đang ở li độ x=$2,5 cm $thì vận tốc của vật là bao nhiêu? (1,0 điểm)
b) Tìm sự phụ thuộc của n vào li độ x? (1,0 điểm)
c) Tìm sự phụ thuộc của vận tốc vào li độ x? (1 điểm)
dapancau3_de1_bangB1_zpsd952660a.jpg


Câu 4D: (1d) Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ, E= 12V, r = $2 \Omega $
a. Tìm R để công suất mạch ngoài lớn nhất và tính công suất này.
b. Tính R để công suất toả nhiệt trên R là 36W.

- Tham khảo cách làm của suotdoitimtriki:


a) $P_{ngoai} = I^2R = \dfrac{E^2R}{(R+r)^2} = \dfrac{E^2}{(\sqrt{R} + \dfrac{r}{\sqrt{R}})^2} $

Theo BĐT Cô-si ta có: $\sqrt{R} + \dfrac{r}{\sqrt{R}} \ge 2\sqrt{r}$

Dấu "=" xảy ra khi $\sqrt{R} = \dfrac{r}{\sqrt{R}} \leftrightarrow R = r$.

Vậy $P_{ngoai_{max}} = \dfrac{E^2}{(2\sqrt{r})^2} = \dfrac{E^2}{4r} = 18 W $ đạt được khi $R = 2 \Omega$.

b) $P_R = I^2R = \dfrac{E^2R}{(R+r)^2} \leftrightarrow 36 = \dfrac{144R}{(R+2)^2} \rightarrow PTVN$

Không có giá trị R cần tìm.

-------------------------------------HẾT-----------------------------------
LƯU Ý: THÍ SINH THAM GIA LÝ 11 CÓ THỂ CHỌN 1 TRONG 2 PHẦN C HOẶC D ĐỂ LÀM, KHÔNG BỊ TRỪ ĐIỂM.

THÍ SINH NỘP BÀI CHO 3 GIÁM KHẢO THEO ĐÚNG QUY CHẾ THI.
 
C

congratulation11

Giám khảo post bài không giải thích gì thêm. Mọi thắc mắc của thí sinh yêu cầu gửi vào topic Thắc Mắc.

ĐỀ THI "TRANH TÀI VẬT LÝ" LẦN 1
Ngày 2, 15/7/2014

I. PHẦN CHUNG:

Câu 1

a/ (1d) Hãy nói cách xác định khối lượng riêng của vật không thấm nước, có hình dạng bất kỳ để vật lọt vào bình chia độ. Biết rằng dụng cụ chỉ có bình chia độ và lực kế.
b/ (1d) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 công tắc đóng,nguồn điện 1 pin, 1 bóng đèn pin và vẽ chiều dòng điện chạy trong mạch điện này.

Câu 2 (3d) Một vật ở cách một bức tường phẳng, nhẵn là $350m$. Vật phát ra một âm thanh trong khoảng thời gian rất ngắn.

a) Tính thời gian từ khi vật phát ra âm đến khi vật thu được âm phản xạ từ bức tường dội lại.
b) Cùng với lúc phát ra âm, vật chuyển động đều về phía bức tường và vuông góc với bức tường với vận tốc $10m/s$. Xác định khoảng cách của vật với bức tường khi nó gặp âm phản xạ từ bức tường dội lại.
Biết vận tốc truyền âm trong không khí là $340m/s$.


II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chọn 1 trong 2 phần sau.

*Phần A: Dành cho thí sinh lớp 6 và 7.

Câu 3A: (3d) Một mẩu hợp kim thiếc – Chì có khối lượng $m = 664 g$ , khối lượng riêng $D = 8,3 g/cm^3$ . Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của thiếc là $D_1=7300kg/m^3$ , của chì là $D_2=11300 kg/m^3$ và coi rằng thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích các kim loại thành phần.


Câu 4A: (2d)
Trước 2 gương phẳng $G1, G2$ đặt vuông góc
với nhau và quay mặt phản xạ vào nhau. Trên một màn chắn
cố định có một khe hở $AB$. Một điểm sáng S trong khoảng
gương và màn chắn (hình vẽ). Hãy vẽ 1 chùm sáng phát ra
từ S sau 2 lần phản xạ qua $G1, G2$ thì vừa vặn lọt qua khe AB.
cau4a_banga_ngay2_zps4ace134f.jpg


*Phần B: Dành cho thí sinh lớp 8 và 9.

Câu 3B: (3d) Một quả cầu bằng nhôm có trọng lượng $5,4 N$. hỏi phải khoét lõi bớt quả cầu một thể tích bằng bao nhiêu rồi hàn kín lại, để khi thả vào nước, thì một phần tư của quả cầu nổi trên mặt nước. biết trọng lượng riêng của nhôm bằng $27000 N/m^3$ và của nước là $10000 N/m^3$ ?

Câu 4B: (2d) Một tia sáng mặt trời tạo góc $36^o$ với mặt phẳng nằm ngang, chiếu tới một gương phẳng đặt trên miệng một cái giếng và cho tia phản xạ có phương thẳng đứng xuống đáy giếng (hình 4B). Hỏi gương phải đặt nghiêng một góc bao nhiêu so với phương thẳng đứng và xác định góc tới, góc phản xạ của tia sáng đó trên gương?

cau4b_banga_ngay2_zpsb850fc37.jpg

-------------------------------------HẾT-----------------------------------​

THÍ SINH NỘP BÀI CHO 3 GIÁM KHẢO THEO ĐÚNG QUY CHẾ THI.

ĐỀ THI "TRANH TÀI VẬT LÝ" LẦN 1
Ngày 2, 15/7/2014

I. PHẦN CHUNG:

Câu 1 (1,5 điểm) Trả lời ngắn các câu hỏi sau?

1) Để quan sát một khoảng rộng phía sau, dùng loại gương nào sau đây là hợp lý nhất: Gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm?
2) Nhờ tính chất nào của gương cầu lõm mà nó có thể đốt cháy một vật nhỏ nằm tại tiêu điểm của nó bằng cách hứng các tia sáng mặt trời?
3) Một vật nhỏ đặt trước gương phẳng, dịch chuyển lại gần gương với vận tốc v. Hỏi ảnh của vật dịch chuyển như thế nào?

Câu 2 (3,5 điểm) Một cái ống $AB$ chiều dài $L$, đặt nằm ngang, đầu A bịt kín, đầu B trống. Tại B người ta lần lượt bắn các viên bi (có kích thích rất nhỏ so với chiều dài ống và chuyển động không ma sát trong ống) với vận tốc đầu $\vec v$ hướng về đầu A theo quy tắc sau:

-Lần đầu tiên, bắn viên bi 1.
-Ngay khi viên bi 1 chạm thành A, bắn tiếp viên bi 2.
-Ngay khi viên bi 1 và 2 va chạm, bắn tiếp viên bi 3.
-Ngay khi viên bi 2 và 3 va chạm, bắn tiếp viến bi 4.
-Ngay khi viên bi 3 và 4 va chạm, bắn tiếp viên bi 5.
-...
-Ngay khi viên bi $n-2$ và $n-1$ va chạm, bắn tiếp viên bi n.
-Ngay sau đó, đóng kín đầu B.

(Biết rằng cứ sau mỗi va chạm với thành A, B hoặc với viên bi khác, viên bi bật ngược trở lại với tốc độ cũ)

Trạng thái thứ $n$ của hệ được xác định bằng vị trí và hướng chuyển động của các viên bi (lấy hướng sau va chạm nếu có) ngay khi bắn viên bi thứ $n$ (chọn trục Ox như hình để thể hiện vị trí và chiều chuyển động). Hai trạng thái của hệ được coi là đồng nhất nếu vị trí của mỗi viên bi và hướng chuyển động của chúng trùng nhau.

a) (1 điểm) Chỉ bắn 2 viên bi. Đặt trạng thái ngay khi bắn viên bi thứ 2 là trạng thái S2. Xác định trạng thái $S_2$ (vị trí nào trên Ox và hướng chuyển động của các viên bi: theo chiều âm hay dương của trục Ox) và hãy cho biết sau khoảng thời gian bao lâu thì trạng thái $S_2$ được lặp lại?

b) (1,5 điểm) Bắn 3 viên bi. Đặt trạng thái ngay khi bắn viên bi thứ 3 là trạng thái $S_3$. Xác định trạng thái $S_3$ và hãy cho biết sau khoảng thời gian bao lâu thì trạng thái $S_3$ được lặp lại?

c) (1 điểm) Bắn $n$ viên bi (với $n>2$). Đặt trạng thái ngay khi bắn viên bi thứ $n$ là trạng thái $S_n$. Hỏi sau khoảng thời gian bao lâu thì trạng thái $S_n$ được lặp lại?

cau2_bangb_ngay2_zps1ddb0914.jpg

<Trên hình không thể hiện nhưng trục Ox hướng theo tia BA>

II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chọn 1 trong 2 phần sau.

*Phần C: Dành cho thí sinh lớp 10

Câu 3C: (3 điểm) Một mol khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo chu trình $a-b-c-d-a$ được mô tả trên giản đồ bên. Nhiệt độ của khí ở trạng thái $a$ và $c$ là bằng nhau và bằng $T$. Nhiệt dung mol đẳng tích và đẳng áp của khí lần lượt là $C_v=\dfrac{3}{2}R, \ \ C_p=\dfrac{5}{2}R; \ \ R$ là hằng số chất khí.

a) Chứng minh rằng $T^2 = T_d .T_b$, với $T_d$ và $T_b$ là nhiệt độ của khí ở trạng thái $d$ và $b$. (1 điểm)
b) Cho biết $T = 300K; \ \ T_b = 500K$. Tính hiệu suất của chu trình trên. (2 điểm)
eu7.png


Câu 4C: (2 điểm) Cho 1 thấu kính hội tụ tiêu cự f, vật sáng AB vuông góc trục chính A thuộc trục chính. Cho AB tiến từ ngoài đoạn OF về phía thấu kính. Nhận xét gì về ảnh A'B' khi:
a / AB vượt qua tiêu điểm vật?
b / AB vượt qua quang tâm O?

*Phần D: Dành cho thí sinh lớp 12.

Câu 3D: Trong xilanh như hình vẽ, pitton nặng có thể chuyển động không ma sát, đồng thời chia xilanh thành hai phần $A$ và $B$. Phía dưới xilanh nối với một bình $C$ thông qua một ống nhỏ có khóa $T$. $C$ có cùng tiết diện với $B$. Pitton được nối với thành trên của xilanh bằng một lò xo nhẹ. Khi pitton nằm sát thành dưới của xilanh thì lò xo không biến dạng.

Lúc đầu khóa $T$ đang đóng. Trong $B$ có chứa một lượng khí; trong $A$ và $C$ là chân không. Chiều cao của phần $B$ là $l_1$ ; thể tích của hai phần $B$ và $C$ là bằng nhau. Lực do lò xo tác dụng lên pitton khi ấy có độ lớn bằng trọng lượng của pitton.
Mở khóa T đồng thời lật ngược hệ lại. Hỏi khi pitton cân bằng thì chiều cao $l_2$ của phần $B$ là bao nhiêu? Cho biết nhiệt độ khí là không đổi.

q8ou.png


Câu 4D: (2 điểm) Thấu kính thuỷ tinh phẳng lõm chiết suất $n = 1,5$ được ghép sát với 1 thấu kính hội tụ có độ tụ $8 dp$. Vật sáng AB cách hệ $40 cm$ qua hệ cho ảnh trên màn các hệ $\dfrac{200}{3}$.
a/ Tính tiêu cự và bán kính mặt lõm của thấu kính phẳng lõm.
b/ Đặt thấu kính phẳng lõm nằm ngang, đổ chất lỏng vào mặt lõm. Điểm sáng S trên trục chính cách thấu kính $75 cm$, được thấu kính cho ảnh thật cách thấu kính $150 cm$. Tính chiết suất $n'$ của chất lỏng.

LƯU Ý: THÍ SINH THAM GIA LÝ 11 BẮT BUỘC CHỌN CÂU 3C VÀ CÂU 4D ĐỂ LÀM, KHÔNG ĐƯỢC LỰA CHỌN PHẦN THI TRONG ĐỀ THI NGÀY HÔM NAY.

-------------------------------------HẾT-----------------------------------​
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

ĐỀ THI "TRANH TÀI VẬT LÝ" LẦN 1
Ngày 3, 16/7/2014

I. PHẦN CHUNG.

Câu 1:
a) Loại gương nào có khả năng tạo ảnh ảo? (1d)
b) Kể tên các lực tác dụng lên 1 vật được đặt trên mặt bàn nằm ngang. (1d)
c) (1d) Kể tên các bộ phận có trong mạch điện sau:
s1A1011101ED3m1EA1ch1110i1EC7n_zps923b9a7c.png

Câu 2: (3d)
Bỏ 1 quả cầu sắt ở nhiệt độ $150^oC$ vào 1 bình đựng $1kg$ nước ở $20^oC$.
Sau khi cân bằng thì nhiệt độ của hệ là $70^oC$. Tìm khối lượng quả cầu.
Cho nhiệt dung riêng của nước và sắt lần lượt là: $4180J/kg.K$ và $460J/kg.$

II. PHẦN RIÊNG.

* Dành cho thí sinh lớp 6 và 7.
Câu 3A: (2d)
Một quả cầu đồng chất có thể tích $1m^3$ thì nặng $3kg$. Hỏi, với 1 quả cầu đồng chất khác có khối lượng $2kg$ thì có thể tích bao nhiêu?

Câu 4A:

a) Loại gương nào có khả năng tạo ảnh ảo? (1d)
b) Chiếu 1 chùm sáng song song tới mặt gương, hỏi tia phản xạ sẽ thế nào?
+ Th1: Gương cầu lồi.
+ Th2: Gương cầu lõm.

* Dành cho học sinh lớp 8 và 9.
Câu 3B: (2d)
Tìm tỉ lệ thể tích của nước và rượu biết hỗn hợp có KLR là $960kg/m^3$, KLR nc $D_1=1000kg/m^3$, của rượu là $D_2=800kg/m^3$

Câu 4B: (2d)
Trên 1 tuyến xe ô tô, các xe coi như chuyển động thẳng đều với $v=30km/h$; hai chuyến xe liên tiếp khởi hành cách nhau $10’$. Một em bé đi xe đạp ngược chiều với vận tốc $v’=15km/h$. Tính khoảng thời gian mà em bé gặp hai chuyến xe liên tiếp.

---------------HẾT-----------------

ĐỀ THI "TRANH TÀI VẬT LÝ" LẦN 1
Ngày 3, 16/7/2014

Thí sinh chọn lấy 1 trong 2 phần sau để làm. Khi làm chú ý ghi rõ tên bài.

PHẦN 1

Câu 3C: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm một lò xo độ cứng $k=100N/m$, mắc vào một vật có khối lượng $m=2kg$. Kéo vật m ra khỏi VTCB (vị trí cân bằng) một đoạn $A=10cm$ rồi buông ra. Vật $m$ dao động điều hoà quanh VTCB của nó. Chọn mốc tính thế tại VTCB của vât $m$. Gia tốc trọng trường nơi làm thí nghiệm là $g=10m/s^2$

  • Tính thế năng của $m$ tại vị trí lò xo: dãn $10cm$, dãn $8cm$, dãn $4cm$, nén $5cm$. (2d)
  • Tính công của lực đàn hồi đưa vật từ vị trí lò xo dãn $10cm$ đến vị trí lò xo nén $8cm$ (2,5d)
  • Giả sử giữa vật $m$ và mp ngang có ma sát có ma sát và hệ số ma sát là $\mu=0,2$. Hỏi lò xo bị nén tối đã 1 đoạn bằng bao nhiêu? (3,5d)

Câu 4C: Cho một con lắc đơn được mắc và giá đỡ. Cho giá đỡ chuyển động nhanh dẫn đều theo phương ngang với gia tốc $a=2m.s^{-2}$. Tìm góc hợp bởi dây và phương thẳng đứng tại vị trí cân bằng của $m$. Gia tốc trọng trường tại vùng làm thí nghiệm là $g=10m.s^{-2}$. (2d)

PHẦN 2

Câu 3D: Một lượng khí lý tưởng thực hiện chu trình biến đổi qua các trạng thái $1-2-3-4-1$ như sau:
  • Quá trình $1-2$ là quá trình đẳng tích, nhiệt độ của khối khí tăng 2 lần.
  • Quá trình $2-3$ là quá trình đẳng áp, nhiệt độ khối khí tăng 2 lần.
  • Quá trình $3-4$ là quá trình đẳng nhiệt.
  • Quá trình $1-4$ là quá trình đẳng áp.
Thể hiện chu trình trên trên tọa độ $p-V, \ \ V-T \ \ \text{và} \ \ T-p$? (7 d)

Câu 4D: Cho một con lò xo nằm ngang trên mặt bàn, gồm lò xo độ cứng $k=50N/m$ và vật có khối lượng $m=500g$. Cho mặt bàn chuyển động nhanh dần đều theo phương ngang với gia tốc $a=2m/s^2$. Hỏi tại vị trí cân bằng của vật, lò xo bị biến dạng một đoạn bao nhiêu? (3 d)

--------------HẾT---------------​
 
Last edited by a moderator:
T

tahoangthaovy

Đáp án Đề thi chính thức ngày 2 - Bảng A

ĐÁP ÁN ĐỀ THI "TRANH TÀI VẬT LÝ" LẦN 1
Ngày 2, 15/7/2014

I. PHẦN CHUNG:
Câu 1
a/ (1d) Hãy nói cách xác định khối lượng riêng của vật không thấm nước, có hình dạng bất kỳ để vật lọt vào bình chia độ.Biết rằng dụng cụ chỉ có bình chia độ và lực kế.
(0.25)-Dùng BCĐ xác định thể tích V
(0.25)- Dùng Lực kế xác định trọng lương P
(0.25)- Từ P= 10. m tính được m
(0.25)- Áp dụng D = m/V

b/ (1d) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 công tắc đóng,nguồn điện 1 pin,1 bóng đèn pin và vẽ chiều dòng điện chạy trong mạch điện này.

dapancau2_banga_ngay2_zpsd819af08.jpg


Câu 2 (3d) Một vật ở cách một bức tường phẳng, nhẵn là 350m. Vật phát ra một âm thanh trong khoảng thời gian rất ngắn.
a) Tính thời gian từ khi vật phát ra âm đến khi vật thu được âm phản xạ từ bức tường dội lại.
b) Cùng với lúc phát ra âm, vật chuyển động đều về phía bức tường và vuông góc với bức tường với vận tốc 10m/s. Xác định khoảng cách của vật với bức tường khi nó gặp âm phản xạ từ bức tường dội lại.
Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

dapancau2a_banga_ngay2_zps5266c4f5.jpg


II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chọn 1 trong 2 phần sau.

*Phần A: Dành cho thí sinh lớp 6 và 7.

Câu 3A: (3d) Một mẩu hợp kim thiếc – Chì có khối lượng $m = 664 g$ , khối lượng riêng D = $8,3 g/cm^3$ . Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của thiếc là $D_1$ = 7300 $kg/m^3$ , của chì là $D_2$ = $11300 kg/m^3$ và coi rằng thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích các kim loại thành phần.

dapancau3a_banga_ngay2_zps3dbc5885.jpg


Câu 4A: (2d)
Trước 2 gương phẳng G1, G2 đặt vuông góc
với nhau và quay mặt phản xạ vào nhau. Trên một màn chắn
cố định có một khe hở AB. Một điểm sáng S trong khoảng
gương và màn chắn (hình vẽ). Hãy vẽ 1 chùm sáng phát ra
từ S sau 2 lần phản xạ qua G1, G2 thì vừa vặn lọt qua khe AB.
cau4a_banga_ngay2_zps4ace134f.jpg

dapancau4A_banga_ngay2_zpsacf13fe8.jpg


*Phần B: Dành cho thí sinh lớp 8 và 9.

Câu 3B: (3d) Một quả cầu bằng nhôm có trọng lượng $5,4 N$. hỏi phải khoét lõi bớt quả cầu một thể tích bằng bao nhiêu rồi hàn kín lại, để khi thả vào nước, thì một phần tư của quả cầu nổi trên mặt nước. biết trọng lượng riêng của nhôm bằng $27000 N/m^3$ và của nước là $10000 N/m^3$ ?

Câu 3B:

Thể tích quả cầu đặc là:

$V=\dfrac{P}{d_{Al}}=\dfrac{5,4}{27000}=2.10^{-4} \ \ (m^3)$

Goi thể tích phần đặc quả cầu sau khi khoét lỗ là $V'$.

Để quả cầu sau khi khoét nổi $\dfrac{1}{4}$ thì:

$P'=F_a \leftrightarrow V'd_{Al}=d_n.\dfrac{3}{4}V$

Thay số ta tìm được $V'$

Thể tích cần khoét là: $\Delta V=V-V'$


Câu 4B: (2d) Một tia sáng mặt trời tạo góc 360 với mặt phẳng nằm ngang, chiếu tới một gương phẳng đặt trên miệng một cái giếng và cho tia phản xạ có phương thẳng đứng xuống đáy giếng (hình 4B). Hỏi gương phải đặt nghiêng một góc bao nhiêu so với phương thẳng đứng và xác định góc tới, góc phản xạ của tia sáng đó trên gương?

cau4b_banga_ngay2_zpsb850fc37.jpg

dapancau4b_banga_ngay2_zpsf707e6d6.jpg

-------------------------------------HẾT-----------------------------------
 
Last edited by a moderator:
T

tahoangthaovy

Đáp án Đề thi chính thức ngày 3 - Bảng B

Đáp án chính thức bảng B - ngày 2đáp án chính thức bảng A - ngày 3 sẽ công bố sau. (Vì vẫn chưa hoàn tất chấm thi ở hai bảng này.)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI "TRANH TÀI VẬT LÝ" LẦN 1
Ngày 3, 16/7/2014


BvaKBOb.png


LƯU Ý: Thang điểm trong đáp án có sai sót do đề thi có điều chỉnh trước khi công bố cho thí sinh. Thang điểm của các câu hỏi đã được cụ thể ở đề thi.
 
C

congratulation11

Đáp án chính thức ngày 3, bảng A

ĐÁP ÁN ĐỀ THI "TRANH TÀI VẬT LÝ" LẦN 1
Ngày 3, 16/7/2014


Câu 1:
  • Tất cả các loại gương đều có khả năng tạo ảnh ảo.
    $(1d)$​
  • Trong lực và phản lực từ bản.
    $(1d)$​
  • Mạch gồm: bóng đèn, khoá K, dây nối, bộ nguồn.
    $(1d)$​

Câu 2:

Gọi khối lượng quả cầu là $m$
$(0,6d)$​

Nhiệt lượng quả cầu sắt toả ra: $Q_1=m.460.(150-70)=36800m \ \ (J)$
$(0,6d)$​

Nhiệt lượng mà nước thu vào: $Q_2=1.4180.(70-20)=209000 \ \ (J)$
$(0,6d)$​

Theo PT cân bằng nhiệt, ta có: $Q_1=Q_2 \rightarrow m\approx 5,68 \ \ (kg)$
$(0,6d)$​

Đáp số: $5,68 \ \ kg$
$(0,6d)$​

Câu 3A:

Khối lượng riêng của chất làm quả cầu là: $D=\dfrac{3}{1}=kg/m^3$
$(0,75 d)$​

Với quả cầu khác cùng chất liệu, khối lượng $2kg$ thì có thể tích là: $V=\dfrac{m}{D}=\dfrac{2}{3} \ \ (m^3)$
$(0,75 d)$​

Đáp số: $\dfrac{2}{3} \ \ m^3$
$(0,5 d)$​

Câu 4A:

a) Tất cả các loại gương đều có khả năng tạo ảnh ảo
$(1d)$​

b) Chiếu 1 chùm sáng song song tới mặt gương.

+ Nếu là gương cầu lỗi thì sẽ cho tia phản xạ phân kì.
$(0,5d)$​
+ Nếu là gương cầu lõm thì sẽ cho tia phản xạ hội tụ.
$(0,5d)$​

Câu 3B:

Giả sử trong 1 hỗn hợp, nước và rượu có thể tích lần lượt là $V_1, V_2$
$(0,5d)$​

Ta có: $960=\dfrac{V_1D_1+V_2D_2}{V_1+V_2}$
$(0,5d)$​

Suy ra: $960(V_1+V_2)=1000V_1+800V_2 \\ \leftrightarrow V_1(1000-960)=V_2(960-800) \\ \rightarrow \dfrac{V_1}{V_2}=4$
$(0,5d)$​

Đáp số: $\dfrac{V_1}{V_2}=4$
$(0,5d)$​

Câu 4B:

Đổi $10'=\dfrac{1}{6}h$
$(0,5d)$​

Khoảng cách giữa hai xe ô tô liên tiếp là: $S=\dfrac{1}{6}.30=5 \ \ (km)$
$(0,5d)$​

Kể từ khi em bé gặp 1 xe ô tô bất kì thì sau 1 khoảng thời gian $t$, em lại gặp ô tô kế tiếp. Ta có:

$t=\dfrac{S}{v+v'}=\dfrac{5}{30+15}=\dfrac{1}{9} \ \ (h)$
$(0,5d)$​

Đáp số: $\dfrac{1}{9} \ \ h$
$(0,5d)$​
 
T

tahoangthaovy

Đề thi chính thức ngày 5 - Bảng A - 7

ĐỀ THI TRANH TÀI VÂT LÝ
BẢNG A, LỚP 7.
Ngày thứ 5, 18/7/2014​

Câu 1
Một ống bằng thép dài 25m. Khi một em học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe thấy hai tiếng gõ: Tiếng nọ cách tiếng kia 0,055s.
a, Giải thích tại sao gõ một tiếng mà lại nghe được hai tiếng?
b, Tìm vận tốc truyền âm trong thép, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 333m/s và âm truyền trong thép nhanh hơn âm truyền trong không khí.

Câu 2
Một nguồn sáng điểm và hai gương nhỏ đặt ở ba đỉnh của một tam giác đều. Tính góc gợp bởi hai gương để một tia sáng đi từ nguồn sau khi phản xạ trên hai gương:
a) đi thẳng đến nguồn.
b) quay lại nguồn theo đường đi cũ.
 
T

tahoangthaovy

Đáp án Đề thi chính thức ngày 4 - Bảng A và B

Đề thi càng ngày càng mang tính phân loại cao, do vậy số bài nộp về cho BGK càng ngày càng ít.
Tuy vậy, vẫn có những bài thi đạt số điểm rất cao. Vì chưa hoàn tất chấm thi (do rà soát nhiều lần) nên kết quả sẽ đăng vào ngày mai. (Nếu các thí sinh hối thúc thì buộc đăng kết quả của 2 GK thôi :)) )

Dưới đây là đáp án của ngày 4



Đáp án Đề thi chính thức ngày 4 - Bảng B

cq3bIVL.png

jBrEe8p.png


Đáp án Đề thi chính thức ngày 4 - Bảng A

Xin trích dẫn bài làm gần đạt tuyệt đối của thí sinh thaolovely1412 thay cho đáp án.

thaolovely1412_zpsee6bcd3a.png
 
C

congratulation11

Đáp án đề thi bảng A-ngày 5, lớp 8+9

Đáp án trong file đính kèm nhé!
 

Attachments

  • Đáp án đề thi ngày 5.doc
    133.5 KB · Đọc: 0
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom