$\color{red}{\fbox{Event}\text{Nơi post đề và bài làm của thí sinh 30-12-2012}}$

Status
Không mở trả lời sau này.
A

anhtraj_no1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài và bài làm của thí sinh sẽ được post tại đây .

Hẹn gặp lại các bạn vào 21h tối ngày 30-12-2012 .

Chúc các bạn sức khoẻ và may mắn ;)

picture.php
Thể lệ cuộc thi
picture.php
 
A

anhtraj_no1



Chủ đề của ngày hôm nay sẽ là Hóa học vui


Câu 1. Đeo vòng bạc tại sao tránh được gió độc ? Dựa trên phản ứng gì ?
 
H

hoctroviet_qeen

gió độc là H2S và SO2.
Nếu bạc (nguyên chất hoặc tạp chất ít) gặp các chất trên, bạc sẽ phản ứng và xỉn màu đi, khi kim loại bạc phản ứng với khí h2s bạc xỉn màu đi, ta biết nơi đó có độc SO2 hoặc H2S,
dựa trên kim loại bạc phản ứng với khí h2s
 
H

heroineladung



Câu 1:

Ag tác dụng với các khí của S tạo thành hợp chất Ag2S có màu đen.
Ag có tác dụng diệt khuẩn.
Khi lượng khí độc được loại bỏ (bằng cách dùng Ag) thì cơ thể phục hồi trở laị
~> Phản ứng hóa hợp.


 
T

thaoteen21

vì cảm là trạng thái con người nhiễm khí độc wa da,gió độc thấm vào cơ thể tại các lỗ chân lông ,các khí đó thường kết hợp S ,đeo vòng bạc thì Ag sẽ xảy ra 2 t/d:
-Ag t/d S tạo hợp chất Ag2S có màu đen...lượng khí độc đc thải ra ngoài,con người trở lại bih thường.
-Ag có t/d diệt khuẩn,ko nhiễm độc
vì vậy
 
H

heroineladung

Câu 2:dưới tác dụng của oxi và không khí, của hơi ẩm,của ánh sáng và nhiệt, polime và các chất phụ gia có trong đồ nhựa có thể tham gia phản ứng ờ nhóm chức của nó. kết quả là mạch polime bị phân cắt hoặc có thể vẫn giữ được mạch nhưng đều làm thay đổi màu sắc và tính chất. Hiện tượng này gọi là sự lão hóa polime.
 
T

thaoteen21

Câu 2. Đồ nhựa để lâu bị biến màu và trở nên giòn? Vì sao?
vì đồ nhựa cấu tạo gồm những chất dẻo,al,chất cấu tạo khác,màu ...mà đồ nhựa khi chug ta sử dug thì một phần do h đ con người làm biến đổi màu sắc và độ dẻo...1 phần do các t nhân bên ngoài như a sag ,to ,ko khí,mưa gió ,đặc biệt là oxi...cug làm biến đổi các t/c trên...
 
H

hoctroviet_qeen

màu sắc của đá quý lien quan đên sự sắp xếp nguyên tử trong chúng do quy luật phân bố ng tố trong kết cấu của chúng tạo thành.
 
A

anhtraj_no1

Vòng 2 Thời gian nộp bài sẽ kết thúc vào lúc 12h00 Ngày 31-12-2012 . Đây là đề của vòng 2 , chúc các bạn may mắn :x

Câu 1: (whitetigerbaekho )
Tìm nồng độ phần trăm của dung dịch KOH 15.33M biết rằng để phan 1 lít dung dịch cần 731.52g nước
Câu 2: (whitetigerbaekho )
Một loại thuốc nổ có kí hiệu TNG có công thức C3H5O9N3. Hỏi khi tiến hành nổ loại thuốc nổ trên có cần oxi ko ? Vì sao?
Câu 3: (whitetigerbaekho )
Hòa tan 1 ít NaCl vào nước được V ml dung dịch A có khối lượng riêng D.. Thêm V1 ml nước vào dung dịch A được V+V1 ml dung dịch B có khối lượng riêng D1. Hãy chứng minh rằng D>D1. Biết khối lượng riêng của nước là 1g/ml
Câu 4: (whitetigerbaekho )
Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng hạt proton, electron, nơtron bằng 180, tổng các hạt mang điện nhiều gấp 1.432 lần so với hạt ko mang điện. Tìm X
Câu 5: (whitetigerbaekho )
Tìm x trong công thức Na2CO3.x H2O biết trong muois ngậm nước Na2CO3 chiếm 37.07% về khối lượng
Câu 6.(nguyenminhduc2525 )trong phòng thi nghiệm có các dung dịch đưng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: AlCl3 , NaCL , KOH , Mg(NO3)2 . Zn(NO3)2 , AgNO3 . dùng them một thuốc thử , hãy nhận biết mỗi dung dịch trên . viết các phương trình hóa học ( nếu có )
Câu 7.(nguyenminhduc2525 ) thêm rất từ từ 300ml dung dịch HCK 1M vào 200ml dung dịch Na2CO3 1M thu được dung dịch G tới dư thu được m gam kết tủa trắng . tính giá trị của m và V
Câu 8.(nguyenminhduc2525 ) viết công thức cấu tạo các chất có công thức phân tử là C3H4BrCl
Câu 9.(nguyenminhduc2525 ) cho bốn chất : NaCL , H20 , MnO2 , H2SO4 và những thiết bị cần thiết hãy nêu hai phương pháp điều chế CL2 và viết phương trình phản ứng
Câu 10. (nguyenminhduc2525 ) khủ hoàn toàn một lương oxít của kim loại M thành kim loại , cần V lít H2 . lấy lượng kim loại M thu được cho tan hết trong dung dịch HCL dư thu được V' lít H2 (dktc) . so sánh V và V'

Câu 11. (hiepchau96)Một dd hỗn hợp chứa a mol NaAlO2 và a mol NaOH tác dụng với dd chứ b mol HCl. Điều kiện của a và b để thu được kết tủa sau phản ứng.
Câu 12. (hiepchau96)Cho hỗn hợp A gồm C2H4, H2 qua Ni đun nóng thu đc hỗn hợp B có tỉ khối với H2 = 4,5. Cho A qua dd Br2 dư thì khối lượng bình brom tăng 0,14g. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a/ Tính khối lượng các chất trong A
b/ Tính thể tích dd Brom 0,5M tối thiểu cần dung
13.(kakashi_hatake )
Tính bán kính gần đúng của nguyên tử Au. Cho khối lượng riêng của kim loại Au là $19.32 g/cm^3 $. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử au là những hình cầu chiếm 755 thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng giữa các quả cầu. Cho biết NTK của Au là 196.97
14.(kakashi_hatake )
Hòa tan 6.082g 1 kim loại X (hóa trị 2) vào HCl dư thu được 5,6l $H_2$ (đktc)
a. Xác định kim loại X
b. X có 3 đồng vị. biết tổng số khối của 3 đồng vị là 75. Số khối đồng vị thứ hai bằng trung bình cộng số khối của 2 đồng vị kia. Đồng vị thứ nhất có số p= số n. Đồng vị thứ 3 chiếm 11.4% số nguyên tử và có số n nhiều hơn đồng vị thứ 2 1 đơn vị. Tìm số khối và số n của mỗi loại đồng vị. Tính % về số nguyên tử của 2 đồng vị còn lại
c. Khi có 50 nguyên tử của đồng vị thứ 2 thì có bao nhiêu nguyên tử của các đồng vị còn lại >

15.(kakashi_hatake )
Cho các nguyên tử R và M. R có số khối là 56, tổng số hạt p, n, e trong ion $R^{2+}$ là 80 hạt . Số hạt mang điện của R nhiều hơn số hạt mang điện của M là 18 hạt . Số n của R nhiều hơn số n của M là 22 hạt
a. Viết kí hiệu nguyên tử của R. M
b. Viết cấu hình e của R và M

16.(kakashi_hatake )
X và Y là 2 nguyên tố cùng thuộc 1 nhóm A và thuộc 2 chu kỳ lien tiếp trong BTH. Tổng số proton của chúng là 32.Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e nguyên tử X và Y
17.(kakashi_hatake )
Hòa tan m g hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M(hóa trị không đổi) trong dung dịch HCl thu dược 1.008l khí (đktc) và 4.575g hỗn hợp 2 muối. Mặt khác, hòa tan hết m g A trong hỗn hợp $HNO_3$ và $H_2SO_4$ đặc dư thấy thoát ra 0.084 mol hỗn hợp khí $SO_2$ và $NO_2$ có tỉ khối so với $H_2$ là 25.25. Xác định kim loại M
18.(kakashi_hatake )
Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với hỗn hợp gồm 4.8g Mg và 8.1 g Al tạo 37.05g hỗn hợp B gồm các muối clorua và oxit của 2 kim loại. Phần trăm theo thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp A
19.(kakashi_hatake )
Hòa tan hết 28.8g Cu vào dung dịch $HNO_3$ loãng thu được khí NO. Đem oxi hóa hoàn toàn NO thành $NO_2$, rồi sục vào nước có $O_2$ để thu được $HNO_3$. Tính thể tích $O_2$ cần để phản ứng
20.(kakashi_hatake )
Để 27g Al trong không khí 1 thời gian thu được hỗn hợp Al và $Al_2O_3$ có khối lượng là 39.8 g. Cho hỗn hợp chất rắn trên vào $H_2SO_4$ đặc nóng dư thu đươc V l khí $SO_2$. Tính V
 
N

nguyenminhduc2525

heroineladung said:
Câu 6.(nguyenminhduc2525 )Trong phòng thi nghiệm có các dung dịch đưng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: AlCl3 , NaCL , KOH , Mg(NO3)2 . Zn(NO3)2 , AgNO3 . dùng them một thuốc thử , hãy nhận biết mỗi dung dịch trên . viết các phương trình hóa học ( nếu có ).
%%- Giải:

[FONT=&quot]-
Trích mỗi chất một ít ra làm mẫu thử rồi đánh số thứ tự 1,2,3,4,5,6. [/FONT][FONT=&quot]- Dùng thêm một thuốc thử là: Phenolphtalein.[/FONT]
Cho dung dịch phenolphtalein lần lượt vào các mẫu thử, mẫu nào xuất hiện dung dịch màu đỏ tía là dung dịch KOH.
[FONT=&quot]- Cho dung dịch KOH vừa nhận biết được ở trên lần lượt vào các mẫu còn lại.[/FONT]
+ Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng sau đó chuyển thành màu nâu là AgNO3.

AgNO3 + KOH → AgOH↓ + KNO3
2AgOH → Ag2O + H2O

+ Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng keo là Mg(NO3)2.

Mg(NO3)2 + 2KOH → Mg(OH)2↓ + 2KNO3

+ Mẫu nào xuất hiện kết tủa rồi tan đi trong KOH dư là AlCl3 và Zn(NO3)2.

○ AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3 + 3KCl
Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O

○ Zn(NO3)2 + 2KOH → Zn(OH)2 + 2KNO3
Zn(OH)2 + 2KOH → K2ZnO2 + 2H2O

+ Mẫu nào không có hiện tượng gì xảy ra là NaCl.

- Dùng dung dịch AgNO3 nhận biết được ở trên tác dụng với 2 mẫu AlCl3 và Zn(NO3)2, mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng là AlCl3.

AlCl3 + 3AgNO3 → 3AgCl↓ + Al(NO3)3



Câu 8.(nguyenminhduc2525 ) Viết công thức cấu tạo các chất có công thức phân tử là C3H4BrCl.
%%- Giải:

untitledsdfsdf.bmp


________________________________________________________________
Đúng cả 2 bài
 
Last edited by a moderator:
K

kakashi_hatake

(Thaoteen21)

13.thể tích 1 mol ng tử Au là :v=m/d=196,97/19,32=10,195 (cm3)
thể tích 1 ng tử Au là : v 1 ngt=(10,195/(6,023.10 ^23)) .75,5%=1,27.10^-23
mà v 1 ng tu=(4/3).3,14.r^3
r= 1,45.10^-8= cm=1,45 angtron

ĐÚNG

14.X+2HCL-->XCL2+H2
NH2=5,6/22,4=0,25
nX=0,25AX=6,028/0,25=24,328
A1+A2+A3=75
A2=(A1+A3)/2
A2=25N2=13
GT:
Z=N1=12
N3=N2+1=14
A1=24 ,A2=25,A3=26
GỌI %Đ VỊ 1 LÀ x
(24.x+25.(100-11,4-x)+26.11,4)/100=24,328
x=78,6 %
vậy % đ vị 1 là 78,6 %
đvi 2 là 21,4%
đ vị 3 là 11,4%

SAI

Happy.swan

happy.swan said:
15.(kakashi_hatake )
Cho các nguyên tử R và M. R có số khối là 56, tổng số hạt p, n, e trong ion R2+ là 80 hạt . Số hạt mang điện của R nhiều hơn số hạt mang điện của M là 18 hạt . Số n của R nhiều hơn số n của M là 22 hạt
a. Viết kí hiệu nguyên tử của R. M
b. Viết cấu hình e của R và M
Bài làm:
Với nguyên tử R: gọi số proton và nơtron là $p_1$ và $n_1$
Với nguyên tử M: gọi số proton à nơtron là $p_2$ và $n_2$
Theo đề:
+ R có số khối là 56 => $p_1$ + $n_1$ =56 (1)
+Tổng số hạt p,n,e trong ion R2+ là 80 hạt => $2p_1$ + $n_1$ - 2 =80

$ 2p_1 + n_1$ =82 (2)

+ Số hạt mang điện của R nhiều hơn số hạt mang điện của M là 18 hạt => 2 $p_1$ - 2 $p_2$ = 18 (3)

+Số n của R nhiều hơn số n của M là 22 => $ n_1 - n_2 $ =22 (4)
Từ (1) và (2) ta có hệ:

$p_1 + n_1$ =56
$ 2 p_1 + n_1$ = 82

=> $p_1$ = 26

$ p_2$ = 30
$A_1$ = 56
(3) => $p_2$ = 17
(4) => $n_2$ = 8
$A_2$ = 25
a, Kí hiệu của nguyên tố R :
56
R
26
Kí hiệu nguyên tố M:
25
M
17
b,
Cấu hình e của R: $ 1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^6 4 s^2 $

Cấu hình e của M : $ 1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^5 $ T

la

SAI
 
A

anhtraj_no1

Vòng 1

Đáp án
Câu 1.
Ag tác dụng với các khí của S tạo thành hợp chất Ag2S có màu đen.
Ag có tác dụng diệt khuẩn.
Khi lượng khí độc được loại bỏ (bằng cách dùng Ag) thì cơ thể phục hồi trở lại.
Câu 2.
dưới tác dụng của oxi và không khí, của hơi ẩm,của ánh sáng và nhiệt, polime và các chất phụ gia có trong đồ nhựa có thể tham gia phản ứng ờ nhóm chức của nó. kết quả là mạch polime bị phân cắt hoặc có thể vẫn giữ được mạch nhưng đều làm thay đổi màu sắc và tính chất. Hiện tượng này gọi là sự lão hóa polime.
Câu 3.
Các màu sắc của vật liệu bất kỳ là do bản chất của ánh sáng chính nó. Ánh sáng ban ngày, thường được gọi là ánh sáng trắng, thực sự là một hỗn hợp của các màu sắc khác nhau của ánh sáng. Khi ánh sáng truyền qua vật liệu, một số của ánh sáng có thể được hấp thụ, trong khi phần còn lại đi qua. Các vùng không bị hấp thụ đạt tới mắt như ánh sáng trắng trừ đi các màu sắc hấp thụ. Cùng một vật liệu có thể biểu hiện màu sắc khác nhau . Sự khác biệt về màu sắc được dựa trên cấu trúc nguyên tử của đá. Mặc dù các loại đá khác nhau chính thức có thành phần hóa học giống nhau, chúng không hoàn toàn giống nhau.

Vòng 2
Câu 6. heroineladung ( đúng )
Câu 8. heroineladung ( lỗi ảnh không tính )
Câu 13 . Thaoteen21 ( đúng )
Câu 14. Thaoteen21 ( Sai )
Câu 15 . happy.swan ( sai )

Bảng Điểm
Tên thí sinh | Vòng 1 | Vòng 2 | Tổng
hoctroviet_qeen | 6 | 0 | 6
thienlong233 | 2 | 0 | 2
heroineladung | 6 | 10 | 16
thaoteen21 | 2 | 10 | 12

 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom