$\color{red}{\boxed{\text{HOT TOPIC}}}$ $\textbf{CÁC BÀI TOÁN VỀ THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ}$

C

c2nghiahoalgbg

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nguyên tử là chương đầu tiên của hóa 10. Hôm nay em xin lập 1 pic về các bài tập liên quan đến nguyên tử để các anh chị 98 luyện tập thêm. Rất mong các anh chị đóng góp thêm bài tập giúp em ạ!
Tiện thể em xin tổng hợp các bài về nguyên tử trên 4r mình để mọi người theo rõi cho dễ.
@Mod: Topic khá hay đã sửa tiêu đề & bổ sung thêm phần lý thuyết cho bạn và mọi người dễ áp dụng.

A. Lý thuyết

1. Tổng số hạt $S=2Z+N$
2. Số khối $A=Z+N$
3. Tổng số hạt của ion $X^{n+}=2Z+N-n$
4. Tổng số hạt của ion $R^{m-}=2Z+N+m$
5. Khi đề bài chỉ cho dữ kiện tổng số hạt và một dữ kiện khác như chỉ lập được một phương trình thì áp dụng Bất đẳng thức:
[TEX]1\leq \frac{N}{Z}\leq 1,5\Rightarrow \frac{S}{3,5}\leq Z\leq \frac{S}{3}[/TEX]
+Tìm các giá trị nguyên có thể của $Z$.
+Áp dụng dữ kiện thứ hai của bài toán(thường là số khối nhỏ hơn bao nhiêu) để chon nghiệm phù hợp.

B. Bài tập

Bài 1: Bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử Fe lần lượt là 1,28Ǻ và 56g/mol. Tính khối lượng
riêng của Fe biết trong tinh thể, các nguyên tử Fe chiếm 74% thể tích, còn lại là phần rỗng
Bài 2: Nguyên tử X có bán kính 1,28Ǻ và khối lượng riêng $D=7,89g/cm^3$. Biết rằng các ntử chỉ chiếm 74%
thể tích, còn lại là khe trống. Tính khối lượng mol nguyên tử của X.
 
Last edited by a moderator:
C

c2nghiahoalgbg


Bài 3:Có 3 đồng vị của nguyên tố X mà tổng số hạt trong 3 đồng vị là 75. trong đồng vị 1 có số proton = số notron. trong đồng vị 2 có số notron nhỏ hơn đồng vị 3 là 1
a/ xác định số khối mỗi đồng vị
b/Trong X, số nguyên tử của các đồng vị thứ nhất, thứ hai, thứ ba lần lượt theo tỉ lệ 115:3:2. Tìm khối lương mol trung bình của X.
 
Last edited by a moderator:
C

c2nghiahoalgbg

Bài 1: Bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử Fe lần lượt là 1,28Ǻ và 56g/mol. Tính khối lượng
riêng của Fe biết trong tinh thể, các nguyên tử Fe chiếm 74% thể tích, còn lại là phần rỗng
Lời giải:
Thể tích của 1 phân tử Fe
$V_{Fe} = \frac{4\pi}{3}. r^3 = \frac{4\pi}{3} . (1,28.10^{-8})^3 = 8,78.10^{-24} cm^3$
Thể tích của 1 mol Fe:
$V = \frac{V_{Fe}.N}{74%} = 8,78.10^{-24}.6,022.10^{23}:0,74 = 7,15cm^3$
Khối lượng riêng của Fe:
$d = \frac{56}{7,15} = 7,83g/cm^3$
p/s: Chẳng biết làm sai chỗ nào nhỉ?

Bài 2: Nguyên tử X có bán kính 1,28Ǻ và khối lượng riêng D=7,89g/cm^3. Biết rằng các ntử chỉ chiếm 74%
thể tích, còn lại là khe trống. Tính khối lượng mol nguyên tử của X.
Lời giải:
Đây bài toán đảo của bài toán 1. Mọi người tự giải nhá

Bài 3:Có 3 đồng vị của nguyên tố X mà tổng số hạt trong 3 đồng vị là 75. trong đồng vị 1 có số proton = số notron. trong đồng vị 2 có số notron nhỏ hơn đồng vị 3 là 1
a/ xác định số khối mỗi đồng vị
b/ Trong X, số nguyên tử của các đồng vị thứ nhất, thứ hai, thứ ba lần lượt theo tỉ lệ 115:3:2. Tìm khối lương mol trung bình của X.

Lời giải:(by hoctainha.vn)
a)Đặt đồng vị thứ nhất là:$(_{Z}^{A_1}X)$ số n là $N_1$ thì $N_1$=Z(giải thiết)
đồng vị thứ hai là:$(_{Z}^{A_2}X)$ số n là $N_2$
đồng vị thứ ba là:$(_{Z}^{A_3}X)$ số n là $N_3=N_2+1$(giả thiết)
Ta có:
$2Z+N_1+2Z+N_2+2Z+N_3=75$
\Leftrightarrow$2Z+Z+2Z+N_2+2Z+N_2+1=75$
\Leftrightarrow$7Z+2N_2=74$
\Rightarrow$N_2=\frac{74-7Z}{2}$
Lại có 1\leq$\frac{N_2}{Z}$<1,524\RightarrowZ\leq$\frac{74-7Z}{2}$<1,524
\Rightarrow7,76<Z\leq8,22
Có 1 giá trị Z=8=$N_1$
$N_2=\frac{74-7.8}{2}=9$
$N_3=N_2+1=10$
\Rightarrow$A_1=16$,$A_2=17$,$A_3=18$
b)$\overline{M_X}=\frac{16*115+17*3+18*2}{115+3+2}=16,058$
Vây...

Bài 4: (diễn đàn học mãi) (by banmaituoidep)
Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35 . $10^{-1}$ nm và có khối lượng nguyên tử là 65u. Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm biết 1u = $1,66 . 10^{-27}$ kg?
Lời giải:
Bài 5: (diễn đàn học mãi) (by banmaituoidep)
Hạt nhân nguyên tử kẽm có bán kính r =$ 2 . 10^{-6}$ nm và có khối lượng nguyên tử là 65u (biết rằng khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân). Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm biết 1u =$ 1,66 . 10^{-27}$ kg.
Lời giải:

CONTINUE....
 
Last edited by a moderator:
V

vuthienthien

Bài 4:(diễn đàn học mãi) (by banmaituoidep )
Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35 . $10^{-1}$ nm và có khối lượng nguyên tử là 65u. Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm biết 1u = $1,66 . 10^{-27}$ kg?

Thể tích của 1 phân tử Zn:
$V = \frac{4\pi}{3}. r^3 = \frac{4\pi}{3} . (1,35.10^{-8})^3 = 10,3.10^{-24} cm^3$
Khối lượng riêng của Zn:
$d = \frac{65.1,66.10^{-24}}{10,3.10^{-24}} = 10,48g/cm^3$
 
V

vuthienthien

Bài 5: (diễn đàn học mãi) (by banmaituoidep)
Hạt nhân nguyên tử kẽm có bán kính r =$ 2 . 10^{-6}$ nm và có khối lượng nguyên tử là 65u (biết rằng khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân). Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm biết 1u =$ 1,66 . 10^{-27}$ kg.

Thể tích hạt nhân nguyên Zn:
$V = \frac{4\pi}{3}. r^3 = \frac{4\pi}{3} . (2.10^{-13})^3 = 33,5.10^{-39} cm^3$
Khối lượng riêng hạt nhân nguyên tử Zn:
$d = \frac{65.1,66.10^{-24}}{33,5.10^{-39}} = 3,22.10^{15}g/cm^3$
 
C

c2nghiahoalgbg


Cảm ơn bạn vuthienthien đã tham ra, lưu ý:: lần sau mọi người viết bài thì ấn vào nút lời giải hay hơn, để mình xác nhận đúng cho lấy điểm học tập! :D
Tiếp tục nhé:
Bài 6: (by hoctainha)
Tổng số hạt p,n,e của 3 nguyên tử đồng vị là 183. Các số khối cuả các đồng vị 1,2,3 lần lượt tạo thành 1 cấp số cộng với công sai 1. Trong đồng vị 1, số p= số n.
a) Xác định số khối của mỗi đông vị.
b) Hỗn hợp X gồm đồng vị 1,2,3 có tỉ lệ số nguyên tử là 1:3:5. Tính $M_X$?
Bài 7: (by hoctainha)
Viết cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tử có cấu hình lớp electron ngoài cùng là:
A:$2s^2$ B:$2s^22p^3$ C:$3s^23p^1$ D:$4s^23d^5$
E:$5p^3$ F: $4p^6$ G: $3d^1$ H:$4s^23d^{10}4p^5$.
a) Cho biết nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm.
b) Có thể xác định nguyên tử khối của các nguyên tố đó được không? Tại sao?
c) Đối với mỗi nguyên tử lớp electron nào liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất, lớp nào liên kết yếu nhất?
 
V

vuthienthien

Lời giải:
Thể tích của 1 phân tử Fe
$V_{Fe} = \frac{4\pi}{3}. r^3 = \frac{4\pi}{3} . (1,28.10^{-8})^3 = 8,78.10^{-24} cm^3$
Thể tích của 1 mol Fe:
$V = \frac{V_{Fe}.N}{74%}$ = 8,78.10^{-24}.6,022.10^{23}:0,74 = 7,15cm^3$
Khối lượng riêng của Fe:
$d = \frac{56}{7,15} = 7,83g/cm^3$
p/s: Chẳng biết làm sai chỗ nào nhỉ?
(Bài viết quá ngắn! Để tăng chất lượng bài viết cũng như hạn chế tình trạng spam, diễn đàn quy định nội dung bài viết phải có ít nhất là ............. từ.
Bài viết quá ngắn! Để tăng chất lượng bài viết cũng như hạn chế tình trạng spam, diễn đàn quy định nội dung bài viết phải có ít nhất là ........ từ)

ở đây ===>>$V = \frac{V_{Fe}.N.74}{100}$
 
Last edited by a moderator:
C

c2nghiahoalgbg


Bài 6: (by hoctainha)
Tổng số hạt p,n,e của 3 nguyên tử đồng vị là 183. Các số khối cuả các đồng vị 1,2,3 lần lượt tạo thành 1 cấp số cộng với công sai 1. Trong đồng vị 1, số p= số n.
a) Xác định số khối của mỗi đông vị.
b) Hỗn hợp X gồm đồng vị 1,2,3 có tỉ lệ số nguyên tử là 1:3:5. Tính $M_X$?

Lời giải:
Gọi tổng số hạt của đồng vị 1 là X:
X+(X+1)+(X+2)=183 ⇒ X=60
Trong đồng vị 1:
2p+n=60
⇒ p=n=e=$\frac{60}{3}$=20
Số khối của đồng vị thứ 1 là: 40
Số khối của đồng vị thứ 2 là: 41
Số khối của đồng vị thứ 3 là: 42
b) $M_X=\frac{40+(41.3)+(42.5)}{9}=41,4$.


Bài 7: (by hoctainha)
Viết cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tử có cấu hình lớp electron ngoài cùng là:
A:$2s^2$ B:$2s^22p^3$ C:$3s^23p^1$ D:$4s^23d^5$
E:$5p^3$ F: $4p^6$ G: $3d^1$ H:$4s^23d^{10}4p^5$.
a) Cho biết nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm.
b) Có thể xác định nguyên tử khối của các nguyên tố đó được không? Tại sao?
c) Đối với mỗi nguyên tử lớp electron nào liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất, lớp nào liên kết yếu nhất?
Lời giải:
Các anh chị tự vẽ nhá...(em bận chưa gõ được :D)
A: khí hiếm; B: phi kim nhóm VA; C: kim loại nhóm IIIA; D: kim loại nhóm VIIB; E: phi kim nhóm VA; F: khí hiếm; G: kim loại nhóm IIIB; H: phi kim nhóm VIIA.
b) Không thể xác định nguyên tử khối của các nguyên tố đó vì không biết số N.
c) Với mỗi nguyên tử lớp electron liên kết chặt chẽ với nhân là lớp gần nhất, lớp liên kết với nhân yếu nhất là lớp xa hạt nhân nhất.


Bài 8: (by hoctainha)
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn A là 12.
a) Xác định 2 kim loại A và B. Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố : Na (Z=11); Mg (Z=12); Al (Z=13); K (Z=19); Ca (Z=20);
Fe (Z=26); Cu (Z=29); Zn (Z=30).
b) Viết phương trình các phản ứng điều chế A từ muối cacbonat của A và điều chế B từ một oxit của B.
Bài 9: (by hoctainha)
Nguyên tử A có cấu hình electron ngoài cùng là $3p^4$. Tỉ lệ nơtron và số proton là 1:1. Nguyên tử B có số nơtron bằng 1,25 lần số nơtron của A. Khi cho 7,8g B tác dụng với lượng dư A ta được 11g hợp chất $B_2A$. Xác định số thứ tự, số khối của A và B.
Bài 10: (by hoctainha)
Phân tích các mệnh đề dưới đây:
a) Đồng vị là những chất có cùng điện tích hạt nhân Z.
b) Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân Z.
c) Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối A.
d) Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân Z.
e) Đồng vị là những nguyên tử có cùng số khối A.

Cập nhật tiếp....
 
Last edited by a moderator:
V

vuthienthien

Bài 8:
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn A là 12.
a) Xác định 2 kim loại A và B. Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố : Na (Z=11); Mg (Z=12); Al (Z=13); K (Z=19); Ca (Z=20);
Fe (Z=26); Cu (Z=29); Zn (Z=30).
b) Viết phương trình các phản ứng điều chế A từ muối cacbonat của A và điều chế B từ một oxit của B.

a)
$ \begin{cases} 2Z_A + N_A + 2Z_B + N_B = 142 \\ 2Z_A +2Z_B - N_A - N_B = 42\\ 2Z_B -2Z_A= 12\end{cases}$

$ \begin{cases} 4Z_A + 4Z_B = 184 \\ -2Z_A +2Z_B = 12\end{cases}$

$\begin{cases} Z_A= 20 (Ca) \\ Z_B=26 (Fe) \end{cases}$
 
C

c2nghiahoalgbg

Tiếp tục nhé!

Bài 8: (by hoctainha)
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn A là 12.
a) Xác định 2 kim loại A và B. Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố : Na (Z=11); Mg (Z=12); Al (Z=13); K (Z=19); Ca (Z=20);
Fe (Z=26); Cu (Z=29); Zn (Z=30).
b) Viết phương trình các phản ứng điều chế A từ muối cacbonat của A và điều chế B từ một oxit của B.

Lời giải:
Bạn vuthienthien đã làm

]Bài 9:(by hoctainha)
Nguyên tử A có cấu hình electron ngoài cùng là $3p^4$. Tỉ lệ nơtron và số proton là 1:1. Nguyên tử B có số nơtron bằng 1,25 lần số nơtron của A. Khi cho 7,8g B tác dụng với lượng dư A ta được 11g hợp chất $B_2A$. Xác định số thứ tự, số khối của A và B.

Lời giải:
Cấu hình electron đầy đủ của A:$1s^22s^22p^63s^23p^4$
ZA=16; số khối của A:16+16=32 (A là lưu huỳnh)
B+A→ $B_2A$
2B+S → B2S
7,8 g 11 g
Suy ra lượng S là 3,2 g
2B + S → $ B_2S$
2 mol 1 mol 1 mol
0,2mol 3,232=0,1mol
0,2 mol B có khối lượng là 7,8g ⇒ MB=7,80,2=39g
AB=NB+ZB=39
NB=1,25NA=1,25×16=20
Suy ra ZB=39−20=19 (K).

Bài 10:(by hoctainha)
Phân tích các mệnh đề dưới đây:
a) Đồng vị là những chất có cùng điện tích hạt nhân Z.
b) Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân Z.
c) Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối A.
d) Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân Z.
e) Đồng vị là những nguyên tử có cùng số khối A.
Lời giải:
Đồng vị là những nguyên tố có cùng với số proton (cùng điện tích hạt nhân Z) nhưng khác nhau về số nơtron nên số khối A khác nhau.
a) Mệnh đề này sai vì chất không thể cùng Z (chất gồm đơn chất và hợp chất).
b) Mệnh đề này sai vì các nguyên tố khác nhau có Z khác nhau.
c) Mệnh đề này sai vì các nguyên tố khác nhau có số khối như nhau.
d) Mệnh đề này đúng.
e) Mệnh đề này sai vì đồng vị có cùng số proton nhưng số nơtron khác nhau nên không thể có số khối giống nhau.


Bài 11:(by violet)
Hỗn hợp hai đồng vị có nguyên tử khối trung bình là 40,08. hai đồng vị này có số n hơn kém nhau là 2. Đồng vị có số khối nhỏ hơn chiếm 96%, còn lại là % các nguyên tử có số khối lớn hơn. Xác định số khối của mỗi đồng vị?
Bài 12:(by violet)
Một nguyên tử R có tổng số hạt là 95, trong đó số hạt không mang điện bằng 0,5833 số hạt mang điện. Tìm số hạt p, n, e và số khối của R?
 
Last edited by a moderator:
W

whitetigerbaekho

Bài 11
Gọi A1 là số khối của đồng vị nhỏ X1; A2 là số
khối đồng vị lớn X2 (A1,A2 thuộc N*)
% số nguyên tử X1 = 96%
% số nguyên tử X2 = 4%
Vì 2 ĐV hơn kém nhau 2n
*TH1: A1=A2+2 Atb= 0,96.A1 + 0,04.A2
40,08= 0,96.( A2+2) + 0.4A2
=> A2= 38,16 (loại)
*TH2: A2= A1+2
Atb= 0,96A1 + 0,04A2
40,08= 0,96A1 + 0,04(A1+2) =>A1=40 ->A2=42
 
W

whitetigerbaekho

Bài 12
ta có 2p + n = 95 (1 ) và n = 0,5833 . 2 p <=>
n= 1,1666p <=> 1,1666p - n = 0 (2) Từ (1) và (2)
bạn giải ra được p = 30 và n = 35 vậy R là Zn
 
C

c2nghiahoalgbg


Tiếp tục nhé mọi người...
Bài 13:(by violet)
Nguyên tử X có số hạt không mang điện bằng 53,125 số hạt mang điện và tổng hạt là 49. Nguyên tử Y có số hạt mang điện lớn hơn số hạt không mang điện là 8 và số hạt không mang điện bằng 52,63% số khối. Tìm số p,n, nguyên tử khối và xác định X, Y?
Bài 14:(by violet)
Hợp chất có dạng $AB_3$, tổng số hạt p trong phân tử là 40, trong thành phần hạt nhân A cũng như B đều có số hạt p bằng số hạt n. A thuộc chu kì 3 của bảng HTTH. Xác định tên gọi của A, B?
 
T

thienhoang99


Tiếp tục nhé mọi người...
Bài 13:(by violet)
Nguyên tử X có số hạt không mang điện bằng 53,125 số hạt mang điện và tổng hạt là 49. Nguyên tử Y có số hạt mang điện lớn hơn số hạt không mang điện là 8 và số hạt không mang điện bằng 52,63% số khối. Tìm số p,n, nguyên tử khối và xác định X, Y?
Bài 14:(by violet)
Hợp chất có dạng $AB_3$, tổng số hạt p trong phân tử là 40, trong thành phần hạt nhân A cũng như B đều có số hạt p bằng số hạt n. A thuộc chu kì 3 của bảng HTTH. Xác định tên gọi của A, B?

Bài 13 đề sai phần tô đỏ, giải ra nghiệm quá xấu, đề đúng phải là 53,125%


$\left\{\begin{matrix}
2Z+N=49 & \\
1,6025Z-N=0 &
\end{matrix}\right.$
Gải ra được Z=16, N=17
X là lưu huỳnh.

$\left\{\begin{matrix}
2Z-N=8 & \\
0,4737N-0,5263Z=0 &
\end{matrix}\right.$
Giải ra được Z=9;N=10
Y là Flo.
 
Last edited by a moderator:
T

thienhoang99

Bài 14:(by violet)
Hợp chất có dạng $AB_3$, tổng số hạt p trong phân tử là 40, trong thành phần hạt nhân A cũng như B đều có số hạt p bằng số hạt n. A thuộc chu kì 3 của bảng HTTH. Xác định tên gọi của A, B?[/SIZE][/FONT]

Bài này thuộc một dạng khác rồi!
Theo bài ra ta có:
$\left\{\begin{matrix}
Z_A+3Z_B=40 & & \\
Z_A=N_A & & \\
Z_B=N_B & &
\end{matrix}\right.$
Vì $A$ thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn nên $Z=11\rightarrow 18$

TH1: A có hóa trị III, B có hóa trị I.
Vậy A phải là [TEX]Al (Z=13)\Rightarrow Z_B=9[/TEX]
Vậy B là Flo loại vì [TEX]Z\neq N[/TEX].

TH2: A có hóa trị VI, B có hóa trị II.
Vậy A là [TEX] S (Z=16)\Rightarrow Z_B=8[/TEX]
Vậy B là Oxi thõa mãn $Z=N$.
 
Top Bottom