$\color{Purple}{\fbox{Địa lí}\bigstar\text{Cùng nhau tìm hiểu các châu lục}\bigstar}$

O

one_day

Bạn thannonggirltuananh1203 được +1đ
Bạn manh550smile_a2 được +4đ
Cảm ơn các bạn đã ủng hộ pic.
 
O

one_day

Cùng khám phá châu lục tiếp theo nào!

Đây là châu nào?
1352534177_trademark-registration-in-Oceania.jpg
 
O

one_day

Chúc mừng manh550 đã được +5đ

1 số câu hỏi về châu Đại Dương
Tự luận:
1) Vị trí địa lý, địa hình của châu này?
2) Khí hậu của châu Đại Dương?
Trắc nghiệm:
Lục địa ô-xtrây-li-a nổi tiếng thế giới vì sự độc đáo của:
a, Các loài thú có túi.
b, Rất nhiều loài bạch đàn.
c, Nhiều loại thú quý hiếm.
d, ý a và ý b là đúng.
 
P

pro3182001

Lục địa ô-xtrây-li-a nổi tiếng thế giới vì sự độc đáo của:
a, Các loài thú có túi.
b, Rất nhiều loài bạch đàn.
c, Nhiều loại thú quý hiếm.
d, ý a và ý b là đúng.
 
M

manh550

2.Khí hậu đại dương là kiểu khí hậu phổ biến ở các khu vực bờ biển phía tây ở các vĩ độ tầm trung tại một vài châu lục. Đây là kiểu khí hậu có mùa hè ấm nhưng không nóng, mùa đông mát nhưng không lạnh, biên độ nhiệt độ của kiểu khí hậu này thường hẹp. Những khu vực có kiểu khí hậu này thường không có mùa khô, lượng mưa thường dải rắc đều trong cả năm. Đây là kiểu khí hậu phổ biến ở phần lớn châu Âu, các khu vực bờ biển tây bắc Bắc Mỹ, một phần của Nam Mỹ và châu Phi, đông nam Australia, New Zealand và một vài khu vực cách ly khác.
 
T

thannonggirl

Lục địa ô-xtrây-li-a nổi tiếng thế giới vì sự độc đáo của:
a, Các loài thú có túi.
b, Rất nhiều loài bạch đàn.
c, Nhiều loại thú quý hiếm.
d, ý a và ý b là đúng.
 
M

manh550

Trắc nghiệm:
Lục địa ô-xtrây-li-a nổi tiếng thế giới vì sự độc đáo của:
a, Các loài thú có túi.
b, Rất nhiều loài bạch đàn.
c, Nhiều loại thú quý hiếm.
d, ý a và ý b là đúng.


Thành viên không dùng chữ màu đỏ nha bạn
Đã sửa! ~ one_day~
 
Last edited by a moderator:
K

kute2linh

Lục địa ô-xtrây-li-a nổi tiếng thế giới vì sự độc đáo của:
a, Các loài thú có túi.
b, Rất nhiều loài bạch đàn.
c, Nhiều loại thú quý hiếm.
d, ý a và ý b là đúng
 
P

phananhbong

2)Châu Á, khối lục địa khổng lồ nằm hoàn toàn trên bán cầu Bắc (chỉ có một số đảo kéo dài xuống bán cầu Nam) và chiếm một không gian rất rộng. Điểm cực Bắc là mũi Seliusky trên bán đảo Taymyr thuộc Nga ở vĩ tuyến 77°44' Bắc. Điểm cực Nam là mũi Piai trên bán đảo Mã Lai ở vĩ tuyến 1°16' Bắc. Từ Bắc xuống Nam của châu Á kéo dài hơn 76 vĩ tuyến, tức là khoảng 8500km. Điểm cực Tây của châu Á là mũi Baba trên bán đảo Tiểu Á thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ở tọa độ 26°4' Đông, và điểm cực Đông là mũi Dezhnev trên bán đảo Chukostki thuộc Nga ở kinh tuyến 169°40' Đông[7]. Nếu tính cả các đảo hoặc quần đảo thì điểm cực Bắc của châu Á lên tới tận 81°13' trên đảo Komsomolets thuộc Liên bang Nga, còn điểm cực Nam xuống tới tận đảo Dana thuộc Indonesia.Chiều rộng từ bờ Tây đến bờ Đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km

Về hình dạng, nếu so với các châu lục khác trên thế giới thì đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng có bề mặt dạng hình khối vĩ đại nhất. Trừ phía Tây của đại lục Á-Âu tức châu Âu được kéo dài ra tựa như một bán đảo lớn thì phần phía Đông lục địa, trái lại là một khối khổng lồ. Ở phần này đường bờ biển tuy bị chia cắt mạnh, có nhiều vịnh biển, nhiều bán đảo lớn song do diện tích lục địa rất rộng nên sự chia cắt lãnh thổ theo chiều ngang như vậy xem ra không đáng kể. Phần lục địa có dạng hình khối điển hình, nhất là các bộ phận nằm giữa vĩ tuyến 20° Bắc và 70° Bắc, làm cho các vùng trung tâm của lục địa như Trung Á và Nội Á nằm cách bờ biển rất xa, có nơi đến 2500 km. Những điều kiện về vị trí địa lý như vậy đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành khí hậu và cảnh quan tự nhiên trên châu lục.

Về mặt giới hạn,châu á kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với 2 châu lục và ba đại dương, châu Á nằm giữa 4 châu lục và 3 đại dương rộng lớn. Các châu lục đó là châu Phi ở phía Tây Nam, châu Âu ở phía Tây Bắc, châu Úc ở phía Đông Nam và Bắc Mỹ thuộc châu Mỹ ở phía Đông Bắc. Trong 4 châu trên thì châu Phi được nối liền với châu Á bởi eo đất Suez (đã bị cắt đứt bởi kênh đào Suez), còn các mặt Bắc, Đông và Nam đều tiếp giáp với các đại dương, theo thứ tự là Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thuộc phạm vi mỗi đại dương, ven theo bờ lục địa thường có các biển nhỏ được phân cách với đại dương bởi các bán đảo, đảo và quần đảo.

Phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương. Dọc theo bờ có các biển như Laptev, Chuckchi. Hầu hết đều nằm trên thềm lục địa với độ sâu không quá 300 m. Bắc Băng Dương nằm trên các vĩ độ cực và cận cực nên thời tiết quanh năm giá buốt, mặt biển bị bao phủ bởi một lớp băng rất dày, tựa như một sân trượt băng khổng lồ. Điều kiện đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên cũng như đời sống và hoạt động kinh tế của con người ở phần phía Bắc châu lục.


Khu vực Đông Nam Á với các đảo và vùng biển quan trọng
Phía Đông châu Á giáp với Thái Bình Dương. Dọc theo bờ Tây Thái Bình Dương, đáy biển có cấu trúc rất phức tạp, tạo thành nhiều biển, phân cách với đại dương bởi nhiều đảo, chuỗi đảo hình vòng cung. Các biển quan trọng nhất là Bering, Okhotsk, Nhật Bản, Hoàng Hải và Hoa Đông. Các biển này phân cách với nhau và đại dương bởi các bán đảo Kamchatka, Triều Tiên, các quần đảo Aleutian, Kuril, Ryukyu cùng các đảo Sakhalin, Đài Loan... Dọc theo bờ Đông các vòng cung đảo của Đông Á là các vực biển hẹp và rất sâu như Kuril (10.549 m), Nhật Bản (9764 m), Marian (11.034 m), Ryukyu (7507 m) và Philipines (10.497 m)[7]... Tính chất phức tạp của bờ Tây Thái Bình Dương có liên quan chặt chẽ đến quá trình chuyển dịch, xô húc của các mảng Thái Bình Dương với mảng Á-Âu và các mảng khác.
Phía Đông Nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có một hệ thống gồm các bán đảo, đảo và quần đảo, các biển và vịnh biển xen kẽ với nhau rất phức tạp. Đó là khu vực Đông Nam Á. Thuộc khu vực này gồm các bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai. Quần đảo Mã Lai rất rộng, có số lượng đảo lớn nhất thế giới. Trong số hơn 2 vạn hòn đảo lớn nhỏ có 6 đảo lớn nhất, đó là Borneo (ở Malaysia gọi là Kalimantan), Sumatra, Java, Sulawesi, Luzon và Mindanao. Nằm giữa các đảo nói trên có nhiều biển lớn và quan trọng, trong đó đáng chú ý nhất là biển Đông (tên quốc tế là biển Nam Trung Hoa), biển Java, biển Sulu, biển Sulawesi, biển Banda... Biển Đông là biển lớn nhất, cấu tạo của đáy biển khá phức tạp: vùng biển phía Đông đường kinh tuyến 110° Đông nhìn chung là vùng biển sâu hơn 4000 m, đáy biển có nhiều đảo ngầm và đảo san hô. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là những đảo san hô nằm trong vùng biển này. Vùng biển đường kinh tuyến nói trên, trái lại nằm trên một thềm lục địa nông, thường không quá 100m. Biển Đông được nối với biển Java qua một eo biển rộng là Karimata nằm giữa đảo Borneo và Billiton thuộc Indonesia.
Phía Nam châu Á tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Bờ biển ở đây bị chia cắt mạnh, tạo thành 3 bán đảo lớn là Trung Ấn, Indostan (Ấn Độ) và Ả Rập. Nằm giữa các bán đảo đó là các biển và vịnh biển lớn như biển Andaman, biển Ả Rập, vịnh Bengal, vịnh Ba Tư...
Phía Tây châu Á tiếp giáp với phần phía Đông Địa Trung Hải thuộc Đại Tây Dương. Đây là con đường biển quốc tế nối liền Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương nên có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt kinh tế và chính trị.
Tóm lại, các biển và đại dương bao quanh châu Á không những làm ranh giới tự nhiên cho châu lục mà còn có ảnh hưởng rất lớn đối với điều kiện tự nhiên cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia hải đảo và ven bờ. Đặc biệt, sự có mặt của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rộng lớn bên cạnh châu Á khổng lồ đã tạo nên sự tương phản mạnh mẽ giữa biển và đất liền, là một trong những nguyên nhân làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển và phân bố rộng trên châu Á hơn bất kỳ một châu lục nào khác trên thế giới.
T%E1%BA%ADp_tin:Asia_terrain.jpg


Câu hỏi là châu Đại Dương mà bạn.
 
Last edited by a moderator:
O

one_day

Chờ mãi mà không ai trả lời nên mình đưa đáp án và điểm trong tháng vừa qua luôn nha
1) Vị trí địa lý, địa hình của châu Đại Dương?
Vị trí địa lý
- Nằm giữa Thái Bình Dương.
- Bao gồm :
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a .
+ Các đảo và quần đảo.
Địa hình:
- Núi ở phía đông.
- Đồng bằng ở giữa.
- Cao nguyên ở phía tây.
 
O

one_day

Thống kê điểm tháng 7

THỐNG KÊ ĐIỂM THÁNG 7
manh550: 12đ

pro3182001: 11

nhoc_surita: 10

smile_a2: 8

flytoyourdream99, thannonggirl, toiyeu9a3: 6

thieukhang61, thienbinhgirl: 5

kute2linh: 3

lililovely, khaiproqn81, i_am_thoa: 2

thieugia_hotboy, tuananh1203: 1

Chưa có ai đạt title cả. Hãy cố gắng trong tháng tiếp theo nha. Cảm ơn các bạn đã tham gia pic.
p/s. Ngày mai sẽ ra câu hỏi mới.
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

Châu Nam Cực..........................................................................................

+5đ
 
Last edited by a moderator:
O

one_day

Đáp án là Châu Nam Cực. Bạn manh550 được +5đ

Câu hỏi về Châu Nam Cực
Tự luận:
1) Vị trí địa lý, địa hình của Châu Nam Cực
2) Khí hậu của Châu Nam Cực
 
M

manh550

2Trong suốt mùa đông Nam Bán Cầu, Nam Cực không nhận được bất cứ ánh sáng mặt trời nào trong 6 tháng. Vào mùa hè, mặt trời luôn nằm ở đường chân trời. Phần lớn ánh mặt trời chiếu xuống bề mặt bị phản chiếu trở lại bởi bề mặt băng trắng xóa. Việc nhận được ít năng lượng từ mặt trời cộng với độ cao địa hình (Nam Cực là lục địa cao nhất thế giới với 2,800m trên mực nước biển) làm cho Nam Cực có khí hậu lạnh nhất trên địa cầu [13]). Nhiệt độ Nam Cực thấp hơn nhiều so với Bắc Cực chủ yếu do Nam Cực nằm trên lục địa có độ cao cao hơn nhiều so với mực nước biển trong khi Bắc Cực nằm giữa đại dương, những đại dương này hoạt động như một túi đựng nhiệt.

Giữa mùa hè khi mặt trời chiếc thẳng góc tại Chí Tuyến Nam, nhiệt độ Nam Cực trung bình đạt −25 °C (−12 °F). Vào mùa đông, khi mặt trời di chuyển xuống Bắc Bán Cầu, khí hậu Nam Cực trở nên lạnh lẽo với nhiệt độ khoảng −65 °C (−85 °F). Nhiệt độ cao nhất đã từng được ghi nhận tại Trạm Amundsen-Scott South Pole là −13.6 °C (7.5 °F) vào ngày 27 tháng 12 năm 1978 và thấp nhất là −82.8 °C (−117.0 °F) vào ngày 23 tháng 5 năm 1982 [14]. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp kỷ lục được ghi nhận tại trạm Vostok với -94,5 °C (−128.6 °F) vào ngày 21 tháng 7 năm 1983.

+2
 
Last edited by a moderator:
P

pinkylun

Vị trí:
châu nam cực bao gồm phàn lục địa nam cưc va các đảo ven lục địa. diện tích 14.1 triệu $km^2$
Địa hình:
bị băng phủ -------> các cao nguyên băng khổng lồ

+2
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

1.-Châu Nam Cực bao gồm
phần lục địa Nam
Cực và các đảo ven lục địa.
Diện tích 14,1 triệu km
-Thái Bình và Ấn Độ Dương.
- Xác định, nằm gần như hoàn
toàn trong vòng cực Nam. Khí
hậu lạnh giá quanh năm.

+2
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom