$\color{orange}{\fbox{Hóa 10}\text{Nhóm Halogen}}$

K

kakashi_hatake

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Halogen cũng là 1 chương quan trọng trong chương trình hóa 10. Vì vậy, chị lập pic này, mọi người cùng nhau trao đổi về chương Halogen. Để đảm bảo tính ổn định, mọi người muốn post bài hay câu hỏi gì, thắc mắc gì thì gửi tin nhắn khách hoặc tin nhắn riêng cho chị, không post thẳng vào pic. Nếu vi phạm, chị sẽ del bài k báo trước.

Trong pic này, chúng ta sẽ làm những việc sau đây:
_ Tóm tắt lý thuyết chương Halogen
_ Các dạng bài và bài luyện tập
_ Trao đổi những thắc mắc (có quy củ), những bài hóa khó về chương Halogen



Đặc điểm nhóm Halogen


__Nhóm Halogen (halogen nghĩa là "tạo muối" do có khả năng hóa hợp với các kim loại tạo muối điển hình) gồm 5 nguyên tố Flo (F, khí, lục nhạt, độc), Clo (Cl, khí, vàng nhạt, xốc, độc), Brom (Br, lỏng, đỏ nâu, dễ bay hơi, hơi độc), Iot (I, rắn đen tím, dễ thăng hoa), Atatin (At). Nhưng chúng ta chủ yếu nói về 4 nguyên tố đầu


__ Có 7 e lớp ngoài cùng, là phi kim điển hình. Khuynh hướng của chúng là kết hợp thêm electron để bão hòa lớp e ngoài cùng (bát tử) tạo thành ion $X^-$ rất bền vững


__ Có tính oxi hóa mạnh: Oxi hóa hầu hết các kim loại lên HÓA TRỊ CAO NHẤT, nhiều phi kim, nhiều hợp chất, tính oxi hóa giảm dần từ Flo đến Iot



__Flo chỉ có số oxh -1 vì :
+ Có độ âm điện cao nhất
+ Không có phân lớp d nên không có trạng thái kích thích, không có trạng thái số oxh dương


__ Halogen còn có tính khử, tính khử tăng dần từ Clo đến Iot, tính khử còn phụ thuộc vào môi trường
+Axit : Khử đến số oxh = 0
+ Bazo : Khử đến số oxh cao hơn



Tính chất hóa học



_Với KIM LOẠI : Oxi hóa hầu hết kim loại đến giá trị CỰC ĐẠI, Flo oxi hóa được tất cả các kim loại



_ Với PHI KIM:

+ Với $H_2$
……Flo: phản ứng ở nhiệt độ thấp, phát nổ, tỏa nhiệt lớn
……Clo: điều kiện ánh sáng

+ Không phản ứng trực tiếp với $O_2, \ N_2, \ C$

+ Phản ứng với S, P
$2P+3Cl_2 -> 2PCl_3$
$2P+5Cl_2 -> 2PCl_5$
$S+3Cl_2+4H_2O->H_2SO_4+6HCl$
$P+Cl_2+H_2O--t^o -> H_3PO_4+HCl$



_Với HỢP CHẤT

+$H_2O$
……Flo: phân hủy ngay khi có nước: $2F_2+2H_2O-> 4HF+O_2$
……Clo: tạo nước Clo: $Cl_2+H_2O -> HCl+HClO$ (có tính oxh mạnh, tác dụng tẩy màu)

+Dung dịch Bazo
$Cl_2+NaOH-> NaCl+NaClO+H_2O$ (nước Javel)
$2Cl_2+2Ca(OH)_2-> CaCl_2+Ca(ClO)_2+2H_2O$
$Cl_2+ Ca(OH)_{2 \ khan} –t^o-> CaOCl_2$ (phản ứng oxh tự khử)
$3Cl_2+6KOH_{dd} –t^o-> KClO_3+5KCl+3H_2O$
$Br_2+2Fe(OH)_2+2NaOH -> 2NaBr + 2Fe(OH)_3$

+Hợp chất hữu cơ
$CH_4+2Cl_2—châm \ lửa- > 4HCl +C $
$CH_4+Cl_2 ---ánh \ sáng à CH_3Cl+HCl$

+Amoniac
$3Cl_2+2NH_3-> N_2+6HCl$
$NH_3+HCl -> NH_4Cl$

+ Axit, oxit axit
$H_2S+I_2 -> 2HI+S$
$2HI+Br_2-> 2HBr+I_2$
$F_2+HNO_3 -> HF + FNO_3$
$SO_2 + Cl_2+2H_2O-> H_2SO_4+2HCl$ (phản ứng phân biệt $CO_2 \ và \ SO_2 $)

+Dung dịch muối
…. Halogen mạnh đẩy halogen yếu ra khỏi dung dịch muối (trừ $F_2$)
…..Phản ứng với các dung dịch muối khác
$6FeSO_4+3Cl_2-> 2Fe_2(SO_4)_3+2FeCl_3$
$FeCl_2+Cl_2 –t^o-- > 2FeCl_3$
$BaSO_3+Br_2+H_2O-> BaSO_4+2HBr$
$AgNO_3+I_2-> AgI+INO_3$
$Na_2S_2O_3+4Cl_2+5H_2O-> 2NaHSO_4+8HCl$
(natri thiosunfat)
$Br_2+5Cl_2+6H_2O-> 2HBrO_3+10HCl$




Hôm nay đến vậy, mai chị sẽ post tiếp lý thuyết về điều chế và các hợp chất của Halogen
Sau đó chúng ta sẽ đi vào làm bài tập


Và 1 số bài tập luyện tập

Bài 1
Vì sao trong các hợp chất Flo luôn có số oxi hóa âm là -1 ? Còn các nguyên tố khá có số oxh dương ?

Bài 2
Chia 1 dung dịch nước Brom làm 2 phẩn. Dẫn khí A không màu đi qua 1 phần thì dung dịch mất màu. Dãn khí B không màu đi qua thì dung dịch sẫm màu hơn. Xác định A, B

Bài 3
Giải thích vì sao Clorua vôi được sử dụng nhiều hơn nước Clo
 
T

thienlong233

1.

Bởi vì F có cấu tạo 1s2 2s2 2p5. Luôn luôn chỉ có 1 e độc thân dù ở trạng thái bình thường hay kích thích nên F dễ nhận e này đi để trở thành F(-), vs lại F có hiệu độ âm điện max
2.

Khí A là SO2; Khí B là HI
SO2 + Br2 + 2H2O --> 2HBr + H2SO4
HI + Br2 --> 2HBr + I2
3.
vì clorua vôi rẻ hơn, có hàm lượng hipoclrit cao hơn, dễ bảo quản, vận chuyển
 
B

bang_mk123

Vì sao trong các hợp chất Flo luôn có số oxi hóa âm là -1 ? Còn các nguyên tố khá có số oxh dương ?

Vì Flo cấu tạo là $1s^22s^22p^5$ không có phân lớp d như Cl, Br, I nên trong trạng thái kich thích, số e độc thân của Flo vẫn chỉ là 1 ko thêm bớt gì đc :D
 
K

kakashi_hatake

Điều chế Halogen


* Trong công nghiệp
- Điện phân

$2NaCl+2H_2O \xrightarrow{có \ màng \ ngăn} 2NaOH+H_2+Cl_2$

* Trong PTN
- Từ HX
__Clo
Cho dung dịch HCl phản ứng với các chất oxi hóa mạnh $MnO_2, \ KMnO_4, \ KClO_3, \ K_2Cr_2O_7, \ O_3$

__ Iot

+ $O_3+2KI+H_2O -> O_2+I_2+2KOH$
+ $2FeCl_3+2KI->2FeCl_2+2KCl+I_2$
+$Br_2+2KI->2KBr+I_2$


Các hợp chất của Halogen
* Hidro halogenua: HX

_ Tính chất hóa học: dễ hòa tan trong nước thành acid. Từ F đến I, tính acid và tính khử tăng dần

_ Nhận biết ion $X^-$ dùng dung dịch $AgNO_3$
+ AgCl : kết tủa trắng
+ AgBr: kết tủa vàng nhạt
+ AgI : kết tủa màu vàng da cam
- > Tất cả các kết tủa này đều HÓA ĐEN khi CHIẾU SÁNG

$2AgCl \xrightarrow{t^o} 2Ag + Cl_2$

_ Hỗn hợp 3 thể tích HCl đặc 1 thể tích $HNO_3$ đặc tạo nước cường toan có khả năng hòa tan bạch kim và vàng

_ HF: phản ứng cắt thủy tinh (do ái lực lớn giữa F và Si)

$4HF+SiO_2- > Sì_4 +2H_2O$

_ HBr: bị oxi hóa bởi oxi không khí

$4HBr+O_2 -> 2H_2O+2Br_2$

_ Điều chế HX
+ Trong CN

$X_2+H_2 - > 2HX$

- > Áp dụng với HF và HCl

+ Trong PTN : phương pháp SUNFAT
…..HF

$CaF_2+H_2SO_{4 \ đặc} \xrightarrow{250^o C} 2HF + CaSO_4$

…..HCl

$NaCl_{khan} + H_2SO_{4 \ đặc} – 250^o C -- > HCl + NaHSO_4$
$ NaCl_{khan} + H_2SO_{4 \ đặc} – 500^o C -- > 2HCl + Na_2SO_4 $

… HBr, HI
Thủy phân halogenua photpho

$PX_3+3H_2O-> 3HX+H_3PO_3$


* Các oxit axit của Halogen

- Ta xét 4 hợp chất oxit axit của Clo là

+ HClO : axit hipoclorơ
+ $HClO_2$ : axit clorơ
+ $HClO_3$ : axit cloric
+ $HClO_4$ : axit pecloric
Xét từ trên xuống, tính bền và tính axit tăng, tính oxi hóa giảm

Một số phản ứng cần lưu ý

$CO_2+H_2OKClO-> KHCO_3 + HClO$
$NaClO+2HCl->2NaCl+Cl_2+H_2O$
$3NaClO\xrightarrow{70^o C} NaClO_3+2NaCl$

$2KClO_3 \xrightarrow{t^o, \ MnO_2} 2KCl+3O_2$ (điều chế oxi)
$4KClO_3 \xrightarrow{t^o} KCl+3KClO_4$
$6P+5KClO_3-> 3P_2O_5+5KCl$

- Clorua vôi
$Ca(OH)_2+Cl_2 -> CaOCl_2 + H_2O$
Nhiệt độ : 30 độ C
Chú ý: đây là phản ứng OXI HÓA KHỬ
$CaOCl_2+2HCl -> CaCl_2+Cl_2+H_2O$
$CaOCl_2+CO_2+H_2O -> CaCl_2+ CaCO_3+HClO$


Chú ý : Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch $Na_2CO_3$ thì phản ứng diễn ra như sau

$HCl+Na_2CO_3 -> NaCl+NaHCO_3$
$HCl+NaHCO_3 -> NaCl+H_2O+CO_2$

Nếu cho từ từ dung dịch $Na_2CO_3$ vào dung dịch HCl thì

$2HCl + Na_2CO_3 -> 2NaCl + H_2O+CO_2$

Trong dung dịch $CaCl_2, \ KClO_3$ khi làm lạnh, $KClO_3$ có độ tan nhỏ hơn nên sẽ kết tinh



Đó là kiến thức cơ bản chương Clo. Sau đây sẽ là bài tập củng cố kiến thức và bài tập



Bài 1
Cho kali pemaganat tác dụng với dung dịch axit clohidric đặc thu được chất khí màu vàng lục. Dẫn khí thu được vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường và vào dung dịch KOH được đun nóng ở 100 độ C. Viết phương trình phản ứng xảy ra

Bài 2
a, Giải thích vì sao không thể điều chế HBr và HI theo phương pháp Sunfat ?
b, Viết 2 phương trình chứng minh Flo là phi kim mạnh hơn Clo

Bài 3
Cho rất từ từ dung dịch A chứa a mol HCl vào dung dịch B chứa b mol $Na_2CO_3$ (a<2b) thu được dung dịch C và V l khí
Nếu cho dung dịch B vào dung dịch A thì thu được dung dịch D và V1 l khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đo ở đktc, lập biểu thức mối quan hệ V, V1 với a và b

Bài 4
a, NaCl -> HCl -> $Cl_2$ -> NaClO -> NaCl -> $Cl_2$ -> $KClO_3$ -> $KClO_4$ -> $HClO_4$ -> $Cl_2O_7$
b, HCl -> $Cl_2$ -> $CaCl_2$ -> $Ca(OH)_2$
Viết phương trình phản ứng

Bài 5
Cho các hóa chất NaCl (rắn), $MnO_2$ (rắn), NaOH ( dung dịch), KOH ( dung dịch), $H_2SO_4$ ( dung dịch đặc). Từ các chất trên điều chế: Nước Javel, Clorua vôi, Kali clorat, Oxi, lưu huỳnh đioxit

Bài 6
Cho hỗn hợp A gồm 2 kim loại Mg và Zn. Dung dịch B là dung dịch HCl x M
TN1: Cho 20,2 g A vào 2 l B thoát ra 8.96l $H_2$ đktc
TN2: Cho 20.2 g hỗn hợp A vào 3l B thu được 11.2l khí $H_2$ đktc
Tính x và thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong A

Bài 7
Cho 5,6g kim loại M vào 100g dung dịch HCl, cô cạn dung dịch trong đk không có không khí thu được 10.925h chất rắn. Thêm tiếp 50g dung dịch HCl vào, cô cạn dung dịch thu được 12.7g chất rắn. Xác định nồng độ dung dịch HCl đã dùng và kim loại M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn

Bài 8
Hai cốc đựng dung dịch HCl đựng trên 2 đĩa cân A và B. Cân ở trạng thái cân bằng. Cho a g $CaCO_3$ vào cốc a và b g $M_2CO_3 $ (M là kiềm) vào cốc B. Sauk hi muối tan, cân trở về trạng thái cân bằng. Thiết lập tính nguyên tử lượng của M theo a và b
 
S

shibatakeru

Cho kali pemaganat tác dụng với dung dịch axit clohidric đặc thu được chất khí màu vàng lục. Dẫn khí thu được vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường và vào dung dịch KOH được đun nóng ở 100 độ C. Viết phương trình phản ứng xảy ra

$KMnO_4+HCl \rightarrow KCl+MnCl_2+Cl_2+H_2O$

$Cl_2+KOH \rightarrow KCl+KClO+H_2O$

$Cl_2+KOH \xrightarrow{t^o}KCl+KClO_3+H_2O$

( theo em biết thì HCl có nồng độ phần trăm tối đa có 37% thì phải, sao lại đặc ?)


Bài 2
a, Giải thích vì sao không thể điều chế HBr và HI theo phương pháp Sunfat ?
b, Viết 2 phương trình chứng minh Flo là phi kim mạnh hơn Clo

a)Do $HBr$ và $HI$ có tính axit mạnh hơn $H_2SO_4$
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtrongminhduc

mình bổ sung cái tác dụng với kim loại thì trừ Flo ra còn Clo Brom Iot tác dụng với KL thì nó ko tác dụng đc với vàng và bạch kim(Au,Pt)
 
V

vy000

Cho rất từ từ dung dịch A chứa a mol HCl vào dung dịch B chứa b mol Na2CO3 (a<2b) thu được dung dịch C và V l khí
Nếu cho dung dịch B vào dung dịch A thì thu được dung dịch D và V1 l khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đo ở đktc, lập biểu thức mối quan hệ V, V1 với a và b


TH1:
Do có khí thoát ra nên HCl dư , hay a>b

$HCl+Na_2CO_3 \rightarrow NaHCO_3+NaCl$
$ \ b \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ b \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ b \ \ \ \ $

$HCl+NaHCO_3 \rightarrow NaCl+H_2O+CO_2$
$ \ a-b \ \ \ \ \ \ a-b \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ a-b$

$V=(a-b)22,4$




TH2:
$Na_2CO_3 + 2HCl \rightarrow 2NaCl+H_2O+CO_2$
$\dfrac a2 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ a \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \dfrac a2$

$V_1=11,2a$
 
V

vy000

Bài 4
a, NaCl -> HCl -> Cl2 -> NaClO -> NaCl -> Cl2 -> KClO3 -> KClO4 -> HClO4 -> Cl2O7
b, HCl -> Cl2 -> CaCl2 -> Ca(OH)2
Viết phương trình phản ứng


$a) NaCl_{\text{tinh thể}}+H_2SO_4{\text{đặc}} \xrightarrow{250^o} NaHSO_4+HCl$

$HCl+KMnO_4 \rightarrow KCl+MnCl_2+Cl_2+H_2O$

$Cl_2+NaOH \rightarrow NaCl+NaClO+H_2O$

$NaCl \xrightarrow{\text{dpnc}} Na+Cl_2$

$Cl_2+KOH \xrightarrow{100^oC} KCl+KClO_3+H_2O$

$KClO_3 \rightarrow{t^o} KClO4+KCl$

$KClO4 + H_2SO_4 \rightarrow KHSO_4+HClO_4$

$HClO_4 \xrightarrow{t^o;P_2O_5} Cl_2O_7+H_2O$

$b)HCl+KMnO_4 \rightarrow KCl+MnCl_2+Cl_2+H_2O$

$Cl_2+Ca \xrightarrow{t^o} CaCl_2$

$CaCl_2+NaOH \rightarrow Ca(OH)_2+NaCl$



Bài 5
Cho các hóa chất NaCl (rắn), MnO2 (rắn), NaOH ( dung dịch), KOH ( dung dịch), H2SO4 ( dung dịch đặc). Từ các chất trên điều chế: Nước Javel, Clorua vôi, Kali clorat, Oxi, lưu huỳnh đioxit

Nước javel:
$NaCl+H_2SO_4 \rightarrow Na_2SO_4+HCl$
$HCl+MnO_2 \rightarrow MnCl_2+Cl_2+H_2O$
$Cl_2+NaOH \rightarrow NaCl+NaClO+H_2O$

clorua vôi:
ko có Ca sao điều chế bà già =.= (^^!)

Kaliclorat:
$Cl_2+KOH \xrightarrow{t^o} KCl+KClO_3+H_2O$

Oxi:

$KClO_3 \xrightarrow{t^o;MnO_2} KCl+O_2$


lưu huỳnh dioxit


1-điều chế S:
$NaCl \xrightarrow{đpnc} Na+Cl_2$

$Na+H_2SO_4(đ) \xrightarrow{t^o} Na_2SO_4+H_2S+H_2O$
Phản ứng này không đúng :|
C nhầm, không điều chế được $SO_2$


$H_2S+H_2SO_4 \rightarrow S+SO_2+H_2O$


2-điều chế $O_2$
$NaCl+H_2SO_4(đ) \xrightarrow{t^o} Na_2SO_4+ HCl$

$HCl+MnO_2 \xrightarrow{t^o} MnCl_2 + Cl_2+ H_2O$

$Cl_2+KOH \xrightarrow{t^o} KCl+KClO_3+H_2O$

$KClO_3 \xrightarrow{t^o , MnO_2} KCl+O_2$



3-SO2
$S+O_2 \xrightarrow {t^o} SO_2$
 
Last edited by a moderator:
K

kakashi_hatake

Bài tập

Vì gõ hơi lâu nên chị tìm bài trên mạng. Chị post hết lên, các em làm, chị sẽ xem và chữa. Sau đó chúng ta chuyển sang phần lưu huỳnh (có lẽ tuần sau ^^)

BÀI TẬP CHƯƠNG HALOGEN – HOÁ 10
PHẦN I : LÝ THUYẾT
Bài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện)
a. NaCl HCl FeCl2 FeCl3 AgCl Cl2 Clorua vôi
b. NaCl Cl2 KClO3 KCl HCl FeCl2 NaCl
c. KClO3 Cl2 Clorua vôi Cl2 nước clo
d. KMnO4 Cl2 NaCl HCl FeCl2 FeCl3
Bài 2: Viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa sau:
a) Kali clorat -> kali clorua -> hiđro clorua -> đồng (II) clorua -> bari clorua -> bạc clorua -> clo -> kali clorat
c) CaCO3 -> CaCl2 -> NaCl -> NaOH -> NaClO -> NaCl -> Cl2 -> FeCl3 -> AgCl
Bài 3: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho các chất trong nhóm A lần lượt tác dụng các chất trong nhóm B.
a) A: HCl, Cl2
B: KOH đặc (to), dung dịch AgNO3 , Fe, dung dịch KBr
b) A: HCl, Cl2
B: KOH (to thường), CaCO3 , MgO , Ag
Bài 4: a) Từ MnO2, HCl đặc, Fe hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2, FeCl2 và FeCl3.
b) Từ muối ăn, nước và các thiết bị cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2 , HCl
và nước Javel .
c) Viết 4 PTHH trong đó Cl2 thể hiện tính khử ?
 
Last edited by a moderator:
V

vy000

Bài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện)
a. NaCl -> HCl -> FeCl2 -> FeCl3 ->AgCl ->Cl2 ->Clorua vôi
b. NaCl ->Cl2 ->KClO3 ->KCl ->HCl ->FeCl2 ->NaCl
c. KClO3 ->Cl2 ->Clorua vôi-> Cl2 ->nước clo
d. KMnO4 ->Cl2-> NaCl ->HCl-> FeCl2 ->FeCl3

$a)NaCl_{\text{tinh thể}}+H_2SO_4(\text{đặc}) \xrightarrow{250^oC}NaHSO_4+HCl\\2HCl+Fe \rightarrow FeCl_2+H_2\\2FeCl_2+Cl_2 \rightarrow 2FeCl_3\\FeCl_3+3AgNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3+3AgCl \\ 2AgCl \xrightarrow{a/s} 2Ag+Cl_2 \\Cl2+Ca(OH)_2 \xrightarrow{30^oC}CaOCl_2+H_2O\\ \\ \\$


$b)2NaCl \xrightarrow{dpnc}2Na+Cl_2\\3Cl_2+6KOH \xrightarrow{70-100oC}5KCl+KClO_3+3H_2O\\2KClO_3 \xrightarrow{t^o;MnO_2}2KCl+3O_2\\KCl_{\text{tinh thể}}+H_2SO_4(\text{đăc}) \xrightarrow{250^oC}KHSO_4+HCl\\2HCl+Fe\rightarrow FeCl_2+H_2\\FeCl_2+NaOH \rightarrow Fe(OH)_2+2NaCl$


$c)2KClO_3 \xrightarrow{t^o;MnO_2} 2KCl+3O_2\\Cl_2+Ca(OH)_2 \xrightarrow{30^oC}CaOCl_2+H_2O\\CaOCl_2+2HCl \rightarrow CaCl_2+Cl_2+H_2O\\Cl_2+H_2O \rightarrow HCl+HClO$


$d)KMnO_4+HCl \rightarrow KCl+MnCl_2+Cl_2+H_2O\\Cl_2+Na \rightarrow NaCl\\NaCl_{\text{tinh thể}}l+H_2SO_4(\text{đặc}) \xrightarrow{400^oC} Na_2SO_4+HCl\\HCl+Fe \rightarrow FeCl_2+H_2\\FeCl_2+Cl_2 \rightarrow FeCl_3$


Bài 2: Viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa sau:
a) Kali clorat -> kali clorua -> hiđro clorua -> đồng (II) clorua -> bari clorua -> bạc clorua -> clo -> kali clorat
b) CaCO3 -> CaCl2 -> NaCl -> NaOH -> NaClO -> NaCl -> Cl2 -> FeCl3 -> AgCl

$a)KClO_3 \xrightarrow{t^o;MnO_2}KCl+O_2\\KCl_{\text{tinh thể}}+H_2SO_4(\text{đặc}) \xrightarrow{250^oC} KHSO_4+HCl\\HCl+Cu(OH)_2 \rightarrow CuCl_2+H_2O \\ CuCl_2+Ba(OH)_2 \rightarrow Cu(OH)_2+BaCl_2\\BaCl_2+AgNO_3 \rightarrow AgCl+Ba(NO_3)_2\\AgCl \xrightarrow{a/s} Ag+Cl_2\\Cl_2+KOH \xrightarrow{70-100^oC}KCl+KClO_3+H_2O$


$b)CaCO_3+HCl \rightarrow CaCl_2+H_2O+CO_2\\CaCl_2+NaOH \rightarrow Ca(OH)_2+NaCl\\ NaCl+H_2O \xrightarrow{\large\text{điện phân dung dịch có màng ngăn} }NaOH+H_2+Cl_2\\NaOH+Cl_2 \rightarrow NaCl+NaClO+H_2O \\NaClO+HCl \rightarrow NaCl+Cl_2+H_2O\\NaCl \xrightarrow{dpnc} Na+Cl_2\\Cl_2+Fe \xrightarrow FeCl_3\\FeCl_2+AgNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_2+AgCl$
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom