1.Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Biển Đông không những cung cấp nguồn lợi thủy hải sản, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa.
Xét về khía cạnh kinh tế, biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch… Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam.
Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi thủy hải sản, tính đa dạng sinh học, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loại thực vật phù du, 225 loài tôm biển… Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1-4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4-1,6 triệu tấn. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam khoảng 2 triệu héc-ta với 3 loại hình nước ngọt, nước lợ và vùng nước mặn ven bờ. Giá trị xuất khẩu hải sản khoảng 5 tỷ USD/năm, là 1 trong 10 nước có kim ngạch xuất khẩu hải sản đứng đầu thế giới. Ngoài ra, với 48 vũng, vịnh nhỏ và 12 đầm, phá ven bờ, khoảng 1.120km rạn san hô, 252.500ha rừng ngập mặn, cùng các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam... hệ sinh thái ven biển Việt Nam còn có các loại động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biển, hải sâm… Với tiềm năng trên, chúng ta có thể phát triển ngành nuôi trồng, đánh bắt, chế biến hải sản một cách quy mô, toàn diện và hiện đại tạo ra nguồn xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, người ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, bồn trũng Sông Hồng, bồn trũng Thổ Chu và vùng thềm lục địa DK1... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3. Bên cạnh nguồn dầu khí, biển Việt Nam còn có nhiều loại khoáng vật, sa khoáng có giá trị cao, trữ lượng lớn như: Crôm, vàng, urani, photphorit, titan, than, sắt, mangan, cát thủy tinh, nước nặng…
Vùng biển nước ta án ngữ tuyến đường hàng hải quốc tế huyết mạch nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; nối châu Âu, châu Phi, Trung Đông với Đông Á và Đông Nam Á, là cầu nối quan trọng để phát triển thương mại và mở rộng giao lưu giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, là 1 trong 10 tuyến đường biển lớn nhất thế giới, giao thông trên biển nhộn nhịp thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải), hàng ngày có từ 3.000-3.500 tàu có tải trọng trên 5.000 tấn đi qua, chiếm 1/4 lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của thế giới. Ngoài ra, dọc bờ biển nước ta có hơn 80 cảng biển, trong đó có nhiều nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân, Hải Phòng, Nghi Sơn, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải... với năng lực thông quan hàng hóa qua cảng đạt khoảng 200 triệu tấn/năm nên đường biển từ lâu đã trở thành con đường vận tải quan trọng của Việt Nam trong việc giao thương hàng hóa trong nước và trên thế giới.
Biển Việt Nam đã cho thấy nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước,… các di tích lịch sử và văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm… đều được phân bố ở vùng ven biển.
Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tắm biển, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, đáy biển, du lịch thể thao, có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm, dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.
Xét về mặt an ninh quốc phòng, biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Biển, đảo nước ta được xem như sân trước, như cửa ngõ quốc gia, hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu bảo vệ sườn phía đông của đất nước. Đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa phòng thủ chiến lược rất quan trọng.
Hiện nay, chúng ta đã và đang chủ động xây dựng và từng bước hoàn thiện thế trận quốc phòng - an ninh trên biển; triển khai các biện pháp cứu hộ, cứu nạn trên biển như: hệ thống quan sát, trinh sát, cảnh giới từ xa, thông tin liên lạc hàng hải; thành lập đội tàu tuần tra biên phòng, kiểm ngư, hải quan; tổ chức xây dựng và trang bị cho lực lượng cảnh sát biển; xây dựng các công trình bảo đảm đời sống cho nhân dân trên đảo; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thế ổn định, vững chắc, sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp xảy ra trên biển nhằm thực hiện mục tiêu của Nghị quyết BCH Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” là: Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành nước mạnh về biển, làm giàu từ biển, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế từ biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển
hơi dài nhỉ
p/s: công nhận
đủ ý là có điểm thoy ~ kute2linh
+1