$\color{Magenta}{\fbox{F5S2}\color{Blue}{\fbox{Th áng 1}}-\text{MÁI ẤM GIA ĐÌNH}}$

M

mua_sao_bang_98

MẸ LẠNH LẮM PHẢI KHÔNG?

Vào một đem Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò người phía bên dưới cầu.

Đơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đưa con bé xíu, vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.

Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy.Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà mẹ nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm.Nơi đó bà thấy một đứa bé nhỏ xíu, đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.

Bà đem đưa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ Giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12, cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bé bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo . Bà mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.

"Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả - bà mẹ nuôi nghĩ - cậu sẽ lạnh cóng!". Song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. Bà mẹ nuôi đi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: "Mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ?" Và cậu bé oà khóc.
 
M

mua_sao_bang_98

CÁI GÌ VẬY CON?

Người cha già ngồi trên chiếc ghế đá cùng người con trai. Đột nhiên, một chú chim sẻ bay lượn rồi đậu gần đấy.

Người cha già hỏi con trai “Cái gì vậy con?”

Người con trả lời “Một con chim sẻ” rồi quay lại với tờ báo anh đang đọc.

Vài phút trôi qua, người cha lại hỏi con trai: “Cái gì vậy con?”
Người con trả lời: “Cha, con đã nói với cha rồi. Đó chỉ là một con chim sẻ”.

60512597.jpg

Một lúc nữa lại trôi đi, người cha già lại hỏi: “Cái gì vậy con?”.
Đến lúc này, có chút bực dọc, khó chịu trong giọng điệu của người con trai khi anh ta trả lời cha: “Đó là một con chim sẻ, một c-o-n c-h-i-m s-…ẻ”.

Một lúc lâu sau, người cha lại hỏi con trai cũng vẫn câu hỏi “cái gì vậy con?”.

Lần này người con trai thực sự tức giận hét vào mặt người cha già mà rằng: “Tại sao cha cứ hỏi đi hỏi lại con cùng một câu hỏi thế hả? Con đã nói bao nhiêu lần rồi, đó chỉ là một con chim sẻ. Cha không hiểu hả?”.

Thoáng chút ngần ngừ, người cha đi vào phòng mình, mang ra một cuốn nhật kí đã cũ nát. Cuốn sổ ông giữ gìn kể từ khi người con trai ra đời. Mở một trang, người cha đưa cho cậu con trai đọc. Khi người con trai đón lấy, anh ta thấy những dòng chữ được viết trong nhật kí như sau:

“Hôm nay, đứa con trai bé bỏng 3 tuổi ngồi cùng tôi trên chiếc ghế đá. Khi một con chim sẻ đậu trên cửa sổ, con trai đã hỏi tôi 23 lần rằng đó là cái gì, và tôi cũng đã trả lời 23 lần rằng đó là một con chim sẻ. Tôi nựng con mỗi lần nó hỏi tôi cùng một câu hỏi, lặp đi lặp lại 23 lần. Tôi không hề cảm thấy khó chịu, mà trái lại, càng yêu thương đứa con ngây thơ bé bỏng này hơn”…




Nguồn
Zing Blog
 
M

mua_sao_bang_98

Câu chuyện cảm động về tình cảm chị em

cau-chuyen-cam-dong-ve-tinh-cam-chi-em.jpg


Tôi sinh ra tại một vùng quê hẻo lánh. Ngày qua ngày, cha mẹ tôi phải ra sức cày cấy trên mảnh ruộng khô cằn để nuôi hai chị em tôi ăn học.

Một ngày kia tôi lén ăn cắp mười lăm đồng trong ngăn kéo của cha để mua một chiếc khăn tay mà những đứa con gái trong làng đều có. Cha tôi phát hiện, ông lấy chiếc roi tre treo trên vách xuống, bắt hai chị em tôi quỳ trước mặt và hỏi rằng ai đã lấy cắp. Vì sợ hãi, tôi đã không dám dứng lên nhận lỗi. Cha tức giận định đánh cả hai chị em, ông đưa chiếc roi lên. Em níu tay cha lại và nói:

- Thưa cha, con trót dại…

Em nói loanh quanh, không giải thích được đã dùng số tiền ấy vào việc gì. Cha giận đến tái mặt nghĩ rằng em đã ăn chơi lêu lổng và quất liên hồi chiếc roi dài vào lưng em cho đến khi cha gần như ko thở được nũa.

Đêm ấy, mẹ và tôi đã dỗ dành em. Nhìn thân hình đầy những lằn roi của em, tôi oà khóc. Em vội vàng nói:

- Chị ơi đừng khóc, kẻo cha nghe thấy cha sẽ đánh đòn chị đấy!

Năm ấy em vừa lên 8 và tôi 11 tuổi.

Năm em tôi được tuyển thẳng vào trường trung học thì tôi cũng trúng tuyển vào đại học. Chưa kịp vui với niềm mơ ước được chạm vào cánh cửa đại học thì tôi đã đối diện với nỗi lo lắng về học phí. Cha mẹ tôi không đủ tiền để cho hai chị em ăn học cùng một lúc.

Em tôi quyết định bỏ học nhưng cha mẹ và cả tôi đều không đồng ý. Tôi nói:

- Em cần phải tiếp tục đi học để tìm cách thoát ra khỏi cảnh nghèo khó sau này. Chính chị mới là người không nên tiếp tục vào đại học.

Nhưng em đã bỏ nhà ra đi với vài bộ quần áo cũ và một ít muối mè trong chiếc túi sách nhỏ. Em đã lén đến bên giường tôi và để lại một mảnh giấy nhỏ bên gối tôi với lời nhắn nhủ: “Chị ơi, được vào đại học không phải là điều dễ dàng. Em sẽ tìm việc làm để gởi tiền về cho chị.”.

Tôi trào nước mắt, chẳng nói lên lời.

Năm ấy em mới 17 và tôi tròn 20.

***

Với số tiền ba tôi vay được trong làng cộng với số iền gởi về của em, cuối cùng tôi cũng học xong năm thứ 3 đại học.

Một hôm đang ngồi học trong phòng, Một đứa bạn chạy vào gọi tôi và nói:

- Có người cùng làng đợi cậu ngoài kia.

Tôi chạy ra và thấy em đứng từ xa, quần áo lấm lem dầu nhớt. Tôi hỏi em:

- Sao em không nói với bạn của chị, em là em trai chị chứ?

Em cười đáp lại:

- Em sợ mọi người sẽ cười chị khi nhìn thấy bộ dạng nhếch nhác của em.

Tôi lặng người, nước mắt tuôn trào.

Em mỉm cười, đôi mắt ánh lên lấp lánh. Em đưa tay vào túi áo lấy ra một chiếc kẹp tóc hình con bướm và nói:

- Em thấy mọi cô gái đều cài nó trên tóc, vì thế em mua tặng chị!

Tôi không kìm được niềm xúc động, ôm chầm lấy em nức nở.

Năm ấy tôi đã 23 và em mới 20.

***

Khi lần đầu tôi đưa bạn trai về nhà ra mắt cha mẹ, mọi thứ trong nhà đều rất sạch sẽ và ngăn nắp, ngay cả miếng cửa sổ bị bể cũng đã được lắp lại. Mẹ cho tôi biết trong khi dọn dẹp và thay khung cửa sổ, em đã bị miếng kính đâm vào tay chay máu.

Tôi chạy vào tìm em. Nhìn vết thương trên tay em, tôi cảm thấy như có hàng ngàn mũi kim đâm vào tim mình. Tôi lấy thuốc và bông băng để băng lại vết thương cho em. Em cười:

- Em không muốn anh ấy chê nhà mình nghèo khổ!

Năm ấy em 23 và tôi 26.

***

Sau khi lập gia đình, tôi về sống với chồng ở thành phố. Vài năm sau, chồng tôi trở thành giám đốc của một xí nghiệp. Vợ chồng tôi muốn đưa em vào làm nhưng em từ chối vì sợ mọi người sẽ xì xầm bàn tán những lời không hay về chồng tôi.

30 tuổi, em lập gia đình với một cô gái trong thôn.

Năm tôi 40, cuộc hôn nhân tưởng chừng như mĩ mãn của tôi bị đỏ vỡ vì sự xuất hiện của một người đàn bà khác. Em vứt hết chuyện gia đình đến chăm lo cho các con tôi, vực tôi dậy sau những đắng cay nghiệt ngã.

Rồi một ngày cả hai chúng tôi đều già nua, tóc bạc gần hết mái đầu. Em ngồi bên tôi nhắc lại chuyện xưa. Ngày ấy, chị em tôi mỗi ngày phải lội bộ hơn hai tiếng mới có thể đến trường. Một hôm, em làm mất chiếc giày. Một phần sợ cha đánh em, một phần biết mẹ không có tiền mua giày mới, tôi đã nhường cho em đôi giày của mình. Và cứ thế, mỗi ngày hơn bốn tiếng đi-về, chân tôi phồng rộp lên và rướm máu vì những viên đá nhọn trên mặt đường nóng bỏng. Từ đó em hứa với lòng phải chăm sóc và đối xử với tôi thật tốt.

Nước mắt tôi chợt ứa ra vì hạnh phúc.

Năm ấy em chỉ vừa lên 5.
 
M

mua_sao_bang_98

VIẾT CHO TUỔI THƠ

Bức thư của chị gái gửi em trai làm thức tỉnh giới trẻ

Chị biết giờ này em đang tủi thân bởi cái tát của chị. Nhưng em có biết những câu vô lễ em nói với mẹ còn đau đớn hơn cả ngàn cái tát không.

Em bảo "mẹ lắm chuyện, phiền phức và em ghét mẹ". Nhưng em có biết khi em lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói khiến cả nhà lo lắng đến phát sốt. Chính mẹ là người đã kiên trì dạy em nói từng chữ một cho đến khi em biết nói ba từ "con yêu mẹ" thì nước mắt mẹ đã rơi không biết bao nhiêu mà kể.

Rồi khi em vào lớp một. Dù mẹ có dắt tay em đến tận cửa lớp em vẫn nắm chặt tay mẹ không buông khiến mẹ phải xin bác bảo vệ cho mẹ ngồi chờ ngoài sân trường để đợi em tan học.

Năm em lên lớp bốn, ba mất. Ngày tiễn ba đi em khóc ngất trên tay mẹ. Rồi em ốm nặng. Vẫn lại là mẹ ôm em khắp nơi chạy chữa. Và vẫn chỉ có mẹ thay ba làm tất cả mọi việc để em cảm nhận được tình yêu của ba mẹ vẫn mãi ở đây bên em.

Cũng nhờ tình yêu vô bờ bến của mẹ em dần lấy lại nụ cười. Ngày ngày mẹ lại đưa em đến trường như lần đầu tiên em đi học, ngồi đợi em ở sân trường cho đến khi em tan lớp. Bóng dáng mẹ gầy gò, lặng lẽ chờ em bên ngoài cửa sổ lớp học em thực sự đã quên rồi sao?


20140509-0811-em-trai-9514-f8df6.jpg


Em có còn nhớ lần mẹ gãy tay vì vội vã đạp xe đến trường mang áo mưa cho em, cả tháng liền trong bữa cơm nhà mình chỉ toàn rau luộc nhưng mỗi buổi sáng em đều có một quả trứng gà nóng hổi để ăn lót dạ trước khi đến lớp? Đôi gà mái nhà mình vì mỗi quả trứng buổi sáng của em mà mẹ quyết tâm giữ lại không bán. Chỉ cần em no bụng thì mẹ có nuốt nước mắt thay cơm cũng không bao giờ thấy đói đâu em!

Có phải em nghĩ mình đã lớn rồi? Em thấy mình đã đủ mạnh mẽ để rời khỏi vòng tay của mẹ? Vậy thì em trai của chị quả thực đã lớn rồi. Nhưng cách lớn của em có bao nhiêu người đã từng đi qua mà lại hi vọng sẽ lớn lên như thế? Phải em đã lớn rồi đó nhưng em sẽ chẳng bao giờ thực sự trưởng thành nếu em đánh mất đi tình yêu thương của mẹ.

Em như một cây non đang dần cứng cáp. Bão táp cuộc đời rồi sẽ xô em. Và khi ấy em sẽ cần biết bao vòng tay nâng đỡ, che chở, yêu thương của mẹ. Nếu một ngày kia em trở về, sà vào vòng tay của mẹ nhưng không còn hơi ấm của ngày xưa mà chỉ thấy cái lạnh lẽo cô đơn ôm choàng quanh em, khi ấy em sẽ thấy trên đời này chẳng nỗi đau nào sánh nổi.

Em biết không, thứ mà con cái chúng ta mang lại cho mẹ nhiều nhất, đó chính là nước mắt. Dù là niềm vui, hạnh phúc hay đau khổ mẹ cũng chỉ rơi nước mắt vì chúng ta. Vậy nên em ạ đừng để sự hối hận muộn màng giết chết trái tim yêu thương của em. Hãy trở về và nhận lỗi với mẹ em nhé. Chị tin rồi sẽ có lúc em nhận ra đó là khoảnh khắc đẹp đẽ nhất đời em. Và khi đó chị sẽ không ngần ngại mà nói với em: "Em trai của chị đã trưởng thành rồi".


Bài viết: Bức thư của chị gái gửi em trai làm thức tỉnh giới trẻ

Nguồn
Zing Blog
 
M

mua_sao_bang_98

MẸ ƠI

nho-ngay-gio-me.jpg
Lưu Cương phạm tội cướp giật, bị ngồi tù đã một năm. Từ ngày bị vào tù, Lưu Cương chưa có ai đến thăm.
Nhìn những phạm nhân khác thỉnh thoảng lại có người tới thăm nom, còn được người nhà mang đến bao nhiêu đồ ăn ngon, Lưu Cương nhìn thấy mà thèm, liền viết thư cho mẹ để mẹ đến thăm, nhưng không phải vì thèm những đồ ăn ấy mà vì Lưu Cương rất nhớ bố mẹ.
Sau khi gửi biết bao nhiêu cánh thư nhưng không có bất cứ hồi âm nào, Lưu Cương hiểu, bố mẹ đã bỏ rơi mình. Đau khổ và tuyệt vọng, Lưu Cương lại viết thêm một bức thư nữa, nói là " nếu bố mẹ không đến thăm con, bố mẹ sẽ mãi mãi mất thằng con này.". Đây hoàn toàn không chỉ là lời nói suông, những phạm nhân bị vào tù do tái phạm đã không ít lần lôi kéo anh vượt ngục. Nhưng Lưu Cương vẫn chưa hạ được quyết tâm, nay bố mẹ không còn thương xót, đoái hoài đến mình, thì còn gì để lo lắng, vấn vương nữa?
Hôm ấy trời lạnh đến buốt da buốt thịt. Lưu Cương đang bàn bạc với mấy "đại ca đầu trọc" về chuyện vượt ngục thì có người gọi giật lại: "Lưu Cương, có người đến thăm!" Là ai được nhỉ? Bước vào phòng thăm tù nhân, Lưu Cương đứng sựng lại, là mẹ! Một năm không gặp, trông mẹ thay đổi nhiều đến mức con trai mẹ không nhận ra. Mẹ mới hơn 50 tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, lưng mẹ còng như con tép nhỏ, người mẹ gầy gò quá, bộ quần áo mẹ mặc đã sờn rách. Mẹ đi chân trần hằn cáu bẩn và loang lổ vết máu. Bên cạnh mẹ là hai chiếc bao tải cũ.
Hai mẹ con cứ thế đứng nhìn nhau. Chưa kịp đợi Lưu Cương mở lời, nước mắt mẹ đã trực trào từ đôi mắt mờ đục. Mẹ vừa giơ tay lên quệt nước mắt, vừa nói: "Tiểu Cương à, mẹ nhận được thư con, con đừng trách bố mẹ nhẫn tâm. Thực sự là không có thời gian đi được con ạ. Bố con…lại ngã bệnh, mẹ phải chăm sóc bố con, đường lại xa xôi…." Đúng lúc ấy, có anh quản giáo bưng đến cho mẹ Lưu Cương một bát mỳ trứng còn nóng hổi, nhiệt tình nói: "Bác ăn đi cho nóng rồi lại nói chuyện tiếp ạ." Mẹ Lưu Cương vội đứng dậy, xoa xoa tay lên người, nói: "Thế này sao được". Quản giáo đặt bát canh vào tay mẹ Lưu Cương, cười, nói: "Mẹ cháu cũng tầm tuổi bác, mẹ ăn một bát mỳ trứng của con trai không được sao?" Mẹ Lưu Cương không nói gì nữa, cúi đầu ăn "sụp soạp". Bà ăn một cách ngon lành như mấy ngày chưa được miếng cơm nào vào bụng.
Đợi mẹ ăn xong, Lưu Cương nhìn xuống đôi chân sưng đỏ, nứt bao vết máu của mẹ, xót xa hỏi: "Mẹ, chân mẹ sao thế? Giầy của mẹ đâu rồi ạ?" Chưa kịp đợi mẹ trả lời, quản giáo liền tiếp lời: "Vì bác đi bộ nên mới thế, giầy của bác đã bị rách từ trước rồi."
Đi bộ sao? Từ nhà đến đây phải mất ba bốn trăm dặm, hơn nữa đoạn đường núi rất dài! Lưu Cương từ từ cúi người xuống, khẽ xoa lên đôi chân của mẹ: "Mẹ ơi, sao mẹ không bắt xe tới? Sao mẹ không mua giầy mới?"
Mẹ vội thu chân vào, nói: "Sao phải bắt xe chứ, đi bộ cũng tốt mà", mẹ thở dài, "Năm nay lợn bị dịch, mấy con lợn ở nhà đều chết hết, vụ mùa năm nay thu hoặch cũng kém, còn bố con…..đi khám bệnh…..cũng tốn bao nhiêu tiền…….Bố con mà khỏe thì bố mẹ đã đến thăm con lâu rồi, đừng trách bố mẹ con nhé."
Anh quản giáo lau nước mắt, lặng lẽ rời đi. Lưu Cương cúi đầu hỏi: "Thế bố con đỡ hơn chưa mẹ?"
Lưu Cương đợi mãi không thấy mẹ trả lời, vừa ngẩng đầu lên đã thấy mẹ đang lau nước mắt, mẹ nói: "Cát bụi hết cả vào mắt i, con hỏi bố con à? Bố con sắp khỏi rồi…..Bố con bảo với mẹ là nói với con là đừng lo gì cho ông ấy, cố gắng mà cải tạo con ạ."
Thời gian thăm phạm nhân đã hết. Quản giáo đi đến, trong tay cầm một ít tiền, nói: "Bác à, đây là chút tấm lòng của quản giáo chúng con, bác không thể đi chân trần về được bác à, nếu không, Lưu Cương sẽ đau lòng lắm ạ!"
Mẹ Tiểu Cương xua tay, nói: "Sao thế được, con bác vẫn còn ở đây, các cháu cũng đủ vất vả lắm rồi, bác còn cầm tiền của các cháu thì tổn thọ cho bác lắm!"
Anh quản giáo run run giọng nói: "Phận làm con đã không những không cho bố mẹ được hưởng phúc, lại bắt bố mẹ già cả phải lo lắng suy nghĩ, để bác đi chân đất mấy trăm dặm đến đây, nếu lại để bác đi chân trần về, thì thử hỏi người con này có còn là người nữa không bác?"
Lưu Cương không thể nói lại được gì, hét như xé giọng: "Mẹ!" Sau đó không nói thêm gì nữa, bên ngoài cửa sổ là tiếng khóc thút thít, anh quản giáo phải lùa đám phạm nhân đang lao động cải tạo ra chỗ khác.
Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: "Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào." Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài. Ngay lúc ấy, tất cả mọi người có mặt đều lặng người đi.
Bao tải thứ nhất bị rơi ra, toàn là bánh bao, bánh nướng bị nứt toác thành bốn, năm mảnh, cứng như đá, không cái nào giống cái nào. Không cần nói cũng biết đây là đồ mẹ Lưu Cương đi ăn xin trên đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng, hai tay túm lấy góc áo, nói: "Con ạ, đừng trách mẹ đã làm như vậy, quả thật là ở nhà không còn thứ gì có thể mang đi được nữa…."
Lưu Cương hình như không nghe thấy gì, chỉ chăm chăm nhìn vào chiếc bao tải thứ hai, đó là một hộp tro cốt! Lưu Cương đứng ngẩn người, hỏi: "Mẹ, đây là cái gì thế mẹ?" Mẹ Lưu Cương thất thần, hốt hoảng, giơ tay ra ôm chặt lấy chiếc hộp: "Không….không có gì đâu con….." Lưu Cương giành lấy như phát điên, toàn thân run lên bần bật: "Mẹ, đây là cái gì?!"
Mẹ Lưu Cương ngồi phệt xuống như người mất hết sức lực, mái tóc bạc khẽ lay động. Một lúc sau, bà mới gắng gượng, nói: "Đấy là…bố con! Vì gom góp tiền đến thăm con, bố con đi làm quần quật không kể ngày đêm, bố con bị ngã gục vì suy nhược. Trước khi chết, ông ấy nói khi còn sống không đến thăm con được, ông ấy rất buồn, sau khi chết nhất định phải đưa ông ấy đến thăm con, ông ấy muốn nhìn con lần cuối…"

1339866172387546796_574_0.jpg
Lưu Cương gào lên một tiếng như xé lòng xé ruột: "Bố, con sẽ thay đổi…" Nói rồi, anh quỳ sụp xuống, va mạnh đầu xuống đất. Bên ngoài phòng thăm phạm nhân, phạm nhân lần lượt quỳ rạp xuống đất, tiếng khóc thảm thiết vang đến tận đến trời xanh…
 
M

mua_sao_bang_98

GỬI CON GÁI YÊU
Con gái yêu quý của Mẹ, Mẹ xin lỗi. Mẹ vô tâm và thiếu trách nhiệm với con lắm phải không?

***

Sáng nay đến cơ quan làm việc, mẹ được tin từ Ông ngoại, con phải vào viện, mẹ hốt hoảng và trên khóe mí mẹ lăn xuống những dòng nước có vị mặn đắng. Mẹ vội vàng về phòng vơ mấy thứ đồ, bắt xe về quê với con....Dường như tất cả đối với mẹ lúc đó không còn có ý nghĩa gì nữa, ngoại trừ mẹ mong con được khỏe lại, và muốn nhìn thấy con cười. Không hiểu sao nước mắt mẹ không thể nào ngừng rơi, mẹ rối bời, mông lung những suy nghĩ.
gui-con-gai-yeu.jpg


Con Gái yêu, mẹ xin lỗi đã để con về quê mà không có mẹ ở bên. Mẹ thiếu trách nhiệm lắm đúng không, mẹ coi công việc, niềm đam mê của mẹ lên trên mà quên mất rằng bên cạnh còn có gia đình bé nhỏ,cô con gái bé bỏng, gần gũi thương yêu. Nhiều lần mẹ làm việc, mà quên mất giờ đón con, đến khi mẹ đến thì chỉ còn mình con ngồi bên cô giáo chờ mẹ, mà không còn tiếng cười nô đùa của các bạn. Con nhìn mẹ bần thần và chỉ muốn khóc, mẹ lại đưa con đến chỗ làm việc sau giờ tan ca, mẹ làm việc như con thiêu thân lao vào bóng tối để chực chờ thứ gì đó vô nghĩa mà không biết rằng con đang làm gì, Mẹ cảm thấy khó chịu khi con đòi đi vệ sinh, khi con nũng nĩu mẹ quàng cổ âu yếm mẹ...Đáng nhẽ tất cả những cử chỉ yêu thương của con dành cho mẹ, mẹ phải trân trọng mà quay lại ôm con vào lòng, hôn hít thật sâu cái miệng cười má núm đồng tiền sâu hoắm của con, nhưng mẹ lại không làm được điều đó, mẹ xua tay con ra và quát mắng như khi con phạm phải lỗi ..

Đã đôi lần mẹ để con ăn cơm cùng với các cô chú ở cơ quan, mà không nấu cơm nước cho con đàng hoàng, không ngày nào mẹ gọi điện hỏi bố có ăn cơm ở nhà không, và trong suy nghĩ vô thức của mẹ chỉ mong câu trả lời của bố là "không" để lại được tiếp tục làm việc. Mẹ mặc kệ những lời phàn nàn của các cô chú đồng nghiệp, những lời khuyên mẹ phải như thế nào với con, phải đúng chuẩn mực của một người làm mẹ, làm vợ ra sao? Những điều đó mẹ đều bỏ ngoài tai.

Mẹ xin lỗi vì những cái tẹt mông mẹ đã đánh con vô cớ. Mỗi lần mẹ quát, con lại khóc nước mắt giàn dụa trên 2 gò má, mẹ không bận tâm con được ai dỗ dành. Nhiều khi mẹ thản nhiên để con chơi ngoài đường cùng các bạn trang lứa, mẹ vô tư xem phim, thời sự truyền hình mà không để ý tới con. Mẹ mặc kệ khi con đòi xem phim tình cảm, khi mà con chỉ 4 tuổi, đáng nhẽ mẹ phải bật những kênh truyền hình ca nhạc dành cho thiếu nhi, tập cho con xem, nghe những giai điệu của lớp học, dạy con những con chữ con số. Có lần đang trên giường ngủ con nói với mẹ muốn trớ, mẹ tức vội thờ ơ quay mặt đi và ngủ thiếp, để bố chăm ẵm con, mẹ không xứng đáng để mang trong mình cái thiên chức làm mẹ. Mẹ thật sự xin lỗi Con gái yêu.

Ngày con về quê cùng với Bác mẹ bận rộn với công việc nửa muốn về nửa không. Mẹ chia tay con ở ngoài bến xe, ánh mắt con nhìn hướng khác mà không nói lời chào tạm biệt với mẹ, con cũng không nghe điện thoại của mẹ, mẹ biết con đang giận mẹ rất nhiều. Nghe tin con nhập viện, lúc đó mẹ mới biết rằng dòng huyết quản đang chảy dài trong cơ thể mẹ chính là con, mẹ không thể sống thiếu con, thiếu nụ cười nở hoa, ánh mắt đen nháy, sống mũi tẹt giống bố mà tạo hóa đã ban tặng cho mẹ. Mẹ cảm thấy ân hận.

Bác sĩ chuẩn đoán con bị dị ứng vì ăn phải cua đồng nổi mụn nhọt, khiến mụn hạch trước cổ nổi phồng, con khó thở lắm phải không? Mẹ lo sợ, tưởng chừng mẹ muốn gục xuống khi nhìn con qua cửa kính cách âm khoa cấp cứu của bệnh viện nhìn con thở bằng bình ống khí oxi, cánh tay bé nhỏ đang truyền nước. Tim mẹ dường như muốn ngừng đập con chỉ có 4 tuổi thôi mà chịu nhiều thứ quá. Giá như người đang nằm trên chiếc giường bệnh đó là mẹ, không phải là con thì cảm giác của mẹ sẽ dễ chịu hơn khi thấy con phải gồng mình giành giật lấy sự sống...

Mẹ xin lỗi. Mẹ xin lỗi con nhiều lắm. Bác sĩ bảo mụn hạch của con đã nặn xuống, con không còn khó thở nữa, bố mẹ, ngoại mừng lắm..Cả đêm mẹ thao thức ngồi cạnh ôm con, ngắm con ngủ ngoan hiền mẹ thấy mình có lỗi.

Sáng hôm sau, mẹ ngủ gục lúc nào không hay, mẹ tỉnh giấc khi con lay cánh tay của mẹ, cùng với nụ cười tươi rói, lúng lính đôi má lúm của con. Mẹ nhớ 4 năm về trước khi con chào đời con cũng lay mẹ dậy bằng đôi tay bé nhỏ, sâu hoắm nụ cười tươi, mẹ hạnh phúc ngập tràn. Con đã dần đỡ nhiều dường như ông trời đã cho mẹ 1 cơ hội ở bên con lần nữa. 9 tháng 10 ngày chờ đợi đứt ruột sinh con ra mà mẹ đã thờ ơ và vô tâm với con, tha thứ cho mẹ nhé.

Mẹ yêu con.

Nguồn:truyenngan.com.vn
 
N

ngocsangnam12

Không biết các bạn của tôi đọc xong câu chuyện "Người anh đần độn" bên trên cảm thấy thế nào? Nhưng riêng Mưa, cái cảm xúc trong mưa khó tả lắm. Đọc mà mình đã khóc luôn ấy, thực ra gần nhà Mưa cũng có một người bị điên, nhưng Mưa lại không thấy giống người anh đần độn thương em trai hơn cả bản thân mình ở câu chuyện trên. Khi đọc câu truyện trên, Mưa đã không nghĩ người anh này bị đần độn mà là một người anh thật tuyệt vời....

Có lẽ có sự khác nhau giữa "điên" và "đần độn".

Còn hôm nay, Mưa sẽ giới thiệu cho các bạn một câu chuyện nữa, rất ý nghĩa. Mưa chắc chắn là sẽ lấy được nước mắt của các bạn như câu truyện trên đấy! TT... Không phải là tình anh em thân thiết gắn kết nữa, mà đó sẽ là cái tình cảm thiêng liêng hơn bất cứ thứ tình cảm nào trên đời này, cái tình cảm mà người ta có thể bất chấp cả tính mạng để bảo vệ người họ thương yêu nhất. Mà cái tình cảm này nó lạ lắm các bạn nhé! Có lẽ cũng bởi họ đã gắn kết với nhau 9 tháng 10 ngày trước khi họ có thể nhìn thấy rõ hình hài của nhau. Vâng và đó chẳng còn thứ tình cảm nào khác ngoài tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Mưa hi vọng các bạn sẽ biết lắng đọng lại chút ít sau khi đọc xong câu chuyện này mưa giới thiệu... "Người mẹ điên"

Không khác chị em cũng khóc luôn rồi này thật ý nghĩa.
 
Top Bottom