$\color{green}{\fbox{Vật lí 8}\bigstar\text{Ôn tập hè }\bigstar}$

H

huutuanbc1234

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:khi (4): MỜI MỌI NGƯỜI VÀO:khi (4):
*mục đích
topic này giúp bạn ôn tập kiến thức cơ bản vào các bài tập nâng cao để tăng khả năng tư duy sáng tạo , giỏi vật lí hơn và tự tin khi làm bài khó.
*tham gia:
các bạn có thể tham gia mà không cần đăng ký
:khi (175):
*nội dung:
mình sẽ cung cấp kiến thức cơ bản trước, sau đó mình đăng một số bài tập nâng cao theo chuyên đề. các bạn cùng giải và đưa đáp án lên. sau đó, mình sẽ đưa đáp án đúng lên để các bạn tự đánh giá mấy bạn...
BẠN NÀO TRẢ LỜI ĐÚNG SẼ ĐƯỢC THƯỞNG 'THANK'
:khi (86)::khi (86):
 
H

huutuanbc1234

CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Chuyển động cơ học:
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.
2. Tính tương đối của chuyển động:
- Chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
- Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
- Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
3. Các dạng chuyển động thường gặp:
Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
1. Chuyển động cơ học:
Khi nói vật này chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật (làm mốc) nào? Vậy muốn biết vật A chuyển động hay đứng yên so với vật B thì ta phải xem xét vị trí của vật A so với vật B. Nếu:
- Vị trí của vật A so với vật B có thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A chuyển động so với vật B.
- Vị trí của vật A so với vật B không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A đứng yên so với vật B.
2. Tính tương đối của chuyển động
Để chứng minh chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất 3 vật: vật A, vật B và vật C. Sao cho vật A chuyển động so với vật B nhưng lại đứng yên so với vật C.
 
H

huutuanbc1234

Bài 2: VẬN TỐC
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
2. Công thức tính vận tốc:
Trong đó S: quãng đường đi được.
t: thời gian để đi hết quãng đường đó.
3. Đơn vị của vận tốc:
- Đơn vị của vận tốc tuỳ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian.
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s.
- Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị vận tốc m/s hay km/h.
- Mối liên hệ giữa m/s và km/h là: 1m/s = 3,6 km/h hay 1km/h = m/s.
Lưu ý:
- Trong hàng hải người ta thường dùng “nút” làm đơn vị đo vận tốc:
1 nút = 1 hải lý/h = 1,852 km/h = 0,514 m/s hay 1m/s = nút.
- Vận tốc ánh sáng: 300.000 km/s.
Đơn vị chiều dài người ta còn dùng là “năm ánh sáng”. Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong thời gian một năm.
- Năm ánh sáng = 9,4608 . 1012 km 1016m.
- Khoảng cách từ ngôi sao gần nhất đến Trái Đất là 4,3 năm ánh sáng gần bằng 43 triệu tỉ mét.
II. Phương pháp giải:
1. Công thức tính vận tốc:
- Công thức tính vận tốc: [TEX]V[/TEX] =[TEX] {\frac{S}{T}}[/TEX]
- Tính quãng đường đi được khi biết vận tốc và thời gian: S= V T
- Tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường đi được: t = [TEX]{\frac{S}{V}}[/TEX]
2. So sánh chuyển động nhanh hay chậm
-Nếu vật nào có vận tốc lơn hơn thì chuyển động nhanh hơn , ngược lại
* khi hai vật chuyển động cùng chiều
[TEX]V[/TEX]=[TEX]V_a[/TEX]-[TEX]V_b[/TEX] ([TEX]V_a > V_b [/TEX]) khi vật A lại gần vật B
[TEX]V[/TEX]=[TEX]V_b[/TEX]-[TEX]V_a[/TEX] ([TEX]V_b > V_a [/TEX]) khi vật B lại gần vật A
* khi hai vật chuyển động ngược chiều
[TEX]V[/TEX]=[TEX]V_a[/TEX]+[TEX]V_b[/TEX]

4. Bài toán dạng chuyển động của thuyền khi xuôi dòng hay ngược dòng trên hai bến sông:
- Khi nước chảy vận tốc thực của xuồng canô... lúc xuôi dòng là :
[TEX]V[/TEX]= V_nước + V_xuồng
-hi nước chảy vận tốc thực của xuồng canô... lúc ngược dòng là :
[TEX]V[/TEX]= V_xuồng - V_nước
- Khi nước lặng yên thì V nước = 0
 
Last edited by a moderator:
H

huutuanbc1234

Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Chuyển động đều: Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
2. Chuyển động không đều: Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
3. Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều:
Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường đựơc tính bằng công thức: vtb =[TEX] {\frac{S}{T}} [/TEX] trong đó S: là quãng đường đi được
t: thời gian đi hết quãng đường đó.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
1. Tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều:
Khi tính vận tốc trung bình cần lưu ý: vtb = [TEX] {\frac{S_1 + S_2 +..+S_n}{T_1 + T_2 +..+T_n}} [/TEX] Trong đó S1, S2, . . ., Sn và t1, t2, . . ., tn là những quãng đường và thời gian để đi hết quãng đường đó.
2. Phương pháp giải bài toán bằng đồ thị
- Thường chọn gốc toạ độ trùng với điểm xuất phát của một trong hai chuyển động. chọn trục tung là Ox, trục hoành là Ot.
- Viết phương trình đường đi của mỗi chuyển động có dạng:
x = x0 + S = x0 + v.(t –t0).
Trong đó x0 là toạ độ ban đầu của vật
t0 là thời điểm xuất phát – thời điểm được chọn làm mốc.
- Vẽ đồ thị của mỗi chuyển động. dựa vào giao điểm của các đồ thị để tìm thời điểm và vị trí gặp nhau của các chuyển động.
 
H

huutuanbc1234

bài tập
1. một ô tô chuyển động thẳng với vận tốc 54 km/h và một tàu hỏa chuyển động theo phương chuyển động theo phương chuyển động của ô tô với vận tốc 36 km/h . xác định vận tốc ô tô so với tàu hỏi trong hai trường hợp sau :
a/ ô tô chuyển động ngược chiều với tàu hỏa
b/ô tô chuyển động cùng chiều với tàu hỏa
2/Một người đi xe máy, đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1, nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc v2 = 50 km/h. Biết rằng vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 45 km/h. Hãy tính vận tốc v1=?):
3/Lúc 7h hai ô tô cùng khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau 96 km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A là 36km/h, Vận tốc của xe đi từ B là 28km/h.
a) Tìm khoảng cách giữa 2 xe lúc 8h.
b) Xác định vị trí và thời điểm lúc 2 xe gặp nhau
 
N

naruto2001

bài tập
1. một ô tô chuyển động thẳng với vận tốc 54 km/h và một tàu hỏa chuyển động theo phương chuyển động theo phương chuyển động của ô tô với vận tốc 36 km/h . xác định vận tốc ô tô so với tàu hỏi trong hai trường hợp sau :
a/ ô tô chuyển động ngược chiều với tàu hỏa
b/ô tô chuyển động cùng chiều với tàu hỏa


Vận tốc của ô tô so với tàu hỏa

a) Ô tô chuyển động ngược chiều với tàu hỏa: 54 + 36 = 90km/h
b)Ô tô chuyển động cùng chiều với tàu hỏa: 54-36=18km/h (vì vận tốc oto > vận tốc tầu hỏa)
 
T

thangvegeta1604

2/ Gọi s là độ dài nửa quãng đường.\Rightarrow Độ dài quãng đường: 2s.
Thời gian đi nửa đường đầu: $\dfrac{s}{v_1}$
Thời gian đi nửa đường sau: $\dfrac{s}{50}$.
Vận tốc trung bình: $V_{tb}=\dfrac{2s}{\dfrac{s}{v_1}+\dfrac{s}{50}}=45$.
\Rightarrow $\dfrac{2}{\dfrac{1}{v_1}+\dfrac{1}{50}}=45$.
\Rightarrow $\dfrac{1}{v_1}+\dfrac{1}{50}=\dfrac{2}{45}$.
\Rightarrow $v_1 \approx 41$.
 
T

thangvegeta1604

3/ a. Lúc 8h, mỗi xe đi được 1h.
Quãng đường xe A đi: 36.1=36 km.
Quãng đường xe B đi: 28.1=28 km.
Quãng đường 2 xe cách nhau: 96-(36+28)=32 km.
b. Thời gian 2 xe gặp nhau: 96: (36+28)=1,5 h.
Thời điểm 2 xe gặp nhau: 7+1,5=8,5 h=8h 30 phút
Vị trí gặp nhau cách A: 36.1,5=54 km.
Vậy 2 xe gặp nhau lúc 8 h 30 phút tại điểm cách A 54 km.
 
H

huutuanbc1234

4.Một người phải đi từ địa điểm A đến địa điểm B trên đường thẳng trong một khoảng thời gian quy định. Nếu người đó đi xe ô tô với vận tốc 48 km/h thì đến B sớm hơn 18 phút so với thời gian quy định. Nếu người đó đi xe đạp với vận tốc 12 km/h thì đến B muộn hơn 27 phút so với thời gian quy định.
a) Tìm chiều dài quãng đường AB và thời gian quy định.
b) Để đi từ A đến B đúng thời gian quy định, người đó đi từ A đến C ( C nằm trên AB) bằng xe đạp với vận tốc 12km/h rồi lên ô tô đi từ C đến B với vận tốc 48 km/h. Tìm chiều dài quãng đường AC.
5., Một người đi từ A đến B. Cứ đi 20 phút lại nghỉ 5 phút . Vận tốc chặng 1 là
= 10km/h, chặng 2 là = 20km/h, chặng 3 là = 30km/h ... Biết quãng đường AB là 100km. Tìm vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường
 
Last edited by a moderator:
T

thangvegeta1604

4) a. Gọi t là thời gian dự định.
Vì quãng đường không đổi nên ta có:
$48.(t-0,3)=12.(t+0,45)$
\Rightarrow $48t-14,4=12t+5,4$.
\Rightarrow $36t=19,8$
\Rightarrow $t=0,55 h$
Độ dài quãng đường AB: $(0,55+0,45).12=12 km$.
b. Gọi s là quãng đường AC.
Thời gian đi quãng AC: $\dfrac{s}{12}$.
Thời gian đi quãng BC: $\dfrac{12-s}{48}$.
Ta có: $\dfrac{s}{12}+\dfrac{12-s}{48}=0,55$
\Rightarrow $s=4,8 km$.
 
D

duc_2605

5., Một người đi từ A đến B. Cứ đi 20 phút lại nghỉ 5 phút . Vận tốc chặng 1 là
= 10km/h, chặng 2 là = 20km/h, chặng 3 là = 30km/h ... Biết quãng đường AB là 150km. Tìm vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường
Dù không nghỉ hay nghỉ thì quãng đường người đó đi được vẫn không đổi và bằng 150km.
Giả sử người đó đi 1 chặng hết 1 giờ, vậy người đó đã phải đi 5 chặng trong vòng 5 giờ, mỗi chặng dài trung bình 30 km.
Nhưng thực tế đi 1 chặng chỉ hết 20 phút, tức 1/3 giờ. Vậy mỗi chặng dài trung bình 10km.
Tổng cộng 15 chặng, đi mất (kể cả thời gian nghỉ) : 15 x 25 = 375 ' = 6,25h
Vận tốc trung bình: 150 : 6,25 = 24 km/h.
:rolleyes: :rolleyes:
Tớ làm kì cục không?? Tớ cũng không chắc là đúng nữa!!
 
H

huutuanbc1234

picture.php

picture.php
 
H

huutuanbc1234

5., Một người đi từ A đến B. Cứ đi 20 phút lại nghỉ 5 phút . Vận tốc chặng 1 là
= 10km/h, chặng 2 là = 20km/h, chặng 3 là = 30km/h ... Biết quãng đường AB là 150km. Tìm vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường
Dù không nghỉ hay nghỉ thì quãng đường người đó đi được vẫn không đổi và bằng 150km.
Giả sử người đó đi 1 chặng hết 1 giờ, vậy người đó đã phải đi 5 chặng trong vòng 5 giờ, mỗi chặng dài trung bình 30 km.
Nhưng thực tế đi 1 chặng chỉ hết 20 phút, tức 1/3 giờ. Vậy mỗi chặng dài trung bình 10km.
Tổng cộng 15 chặng, đi mất (kể cả thời gian nghỉ) : 15 x 25 = 375 ' = 6,25h
Vận tốc trung bình: 150 : 6,25 = 24 km/h.
:rolleyes: :rolleyes:
Tớ làm kì cục không?? Tớ cũng không chắc là đúng nữa!!
giả sử chỉ có trong toán thôi bạn ạ :D
-------------------------------------------------------------------------------------
 
K

ki_su

giả sử chỉ có trong toán thôi bạn ạ :D
-------------------------------------------------------------------------------------

Trong toán, lí, hóa, sinh, sử, địa, văn, ở đâu người ta cũng có giả sử hết.

Bạn giải thích hộ mình vì sao quãng đường người đó đi chặng 1 lại là 1/4*10.

1/4 là gì nhỉ?

Thứ 2, tại sao tổng quãng đường các chặng lại \leq 100
 
C

congratulation11

Có thể $\dfrac{1}{4}$ đó có đơn vị là giờ lắm~! ; ))
----------------
5., Một người đi từ A đến B. Cứ đi 20 phút lại nghỉ 5 phút . Vận tốc chặng 1 là
= 10km/h, chặng 2 là = 20km/h, chặng 3 là = 30km/h ... Biết quãng đường AB là 150km. Tìm vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường
Bài này có thể giải như sau:

Giả sử cần đi $n$ chặng để hết quãng đường $150km$. Vận tốc của các chặng lập thành 1 cấp số cộng có công sai $d=10$. Tổng của dãy là: $S=n\dfrac{10n+10}{2}=n(5n+5)\ (n\in N*)$
----> Nếu đi hết n chặng như thế, mỗi chặng 20' thoả mãn bài ra thì: $150=\dfrac{1}{3}(5n^2+5n) \rightarrow n=9\ (TM)$

Vậy thì hết chặng thứ 9 sẽ hoàn thành đoạn đường. Tổng thời gian là: $t=9.\dfrac{1}{3}+8.\dfrac{5}{60}=\dfrac{11}{3}$

Vậy thì: $V_{tb}=\dfrac{150}{\dfrac{11}{3}}=\dfrac{450}{11}$
 
Last edited by a moderator:
H

huutuanbc1234

Cứ đi 20 phút lại nghỉ 5 phút thì mỗi chặng đi được 15 phút
còn cái đề thì cho mình xin lỡi mình đánh máy lộn quảng đường AB là 100 Km
 
K

ki_su

Đi 20' nghỉ 5' thì mỗi chặng mất 25' chứ nhì .
 
Last edited by a moderator:
H

huutuanbc1234

theo mình đây là một đáp án đúng do mình giải ra . Nếu các bạn không hiểu hay nói với mình tại topic này

picture.php

picture.php
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom