$\color{DarkOrchid}{\fbox{Sinh 9}\bigstar\text{Đa Dạng Sinh Học}\bigstar}$

C

cherrynguyen_298

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thiên nhiên xung quanh chúng ta thật đa dạng. Mỗi mảnh đất, mỗi khúc sông đều mang một vẻ đẹp riêng huyền ảo mà thật mơ mộng, tĩnh lặng mà thật kì bí . Đến với sinh 9 cũng như topic ĐA DẠNG SINH HỌC mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm về thế giới thiên nhiên xung quanh chúng ta.

Nội dung topic gồm 2 phần.

Phần I:
Giới thiệu sơ qua về các kiểu môi trường trên toàn thế giới vì phần lớn kiến thức sinh học trong chương trình lớp 9 chúng ta học về môi trường.
- Rừng mưa nhiệt đới
- Rừng thông phương bắc
- Thảo nguyên
- Rừng lá rộng ôn đới
- Xavan
- Hoang mạc
- Rừng Tai-ga
- Rừng ngập mặn
- Rừng hỗn giao
- Rừng cây lá kim
- Đồng cỏ
- Đài nguyên
- Ốc đảo
.......


Phần II.
Hàng loạt những địa danh gắn liền với nó là tên một loài hoa, một loài cây hay một loài động vật. Và có lẽ tìm hiểu về thiên nhiên chúng ta cũng nên tìm hiểu về đất nước cũng như con người chứ nhỉ !!!
Hãy cùng mình điểm qua một số danh lam gắn với nó là thiên nhiên và sinh vật bạn nhé !

- Hoa Đỗ Quyên - Xứ Nepal
- Tulip - Hà Lan
- Iris – Pháp
- Hoa súng – Bangladesh
- Hoa Mẫu Đơn – Trung Quốc
- Lan Chuông – Phần Lan
- Hoa anh đào – Nhật Bản
- Hoa sen – Việt Nam
- Hoa Thạch Lựu – Tây Ba Nha
- Hoa Hướng Dương – Nga
- Xương Rồng – Mêxico
- Hoa dâm bụt - Malayxia
- Hoa sứ - Lào
............

 
C

cherrynguyen_298

Rừng mưa nhiệt đới

Rừng nhiệt đới hay rừng mưa nhiệt đới là những quần hệ phụ của rừng mưa phân bố ở vùng chí tuyến nóng ẩm, là khu vực rừng có diện tích lớn nhất hiện nay và có tác dụng lớn nhất trong duy trì môi trường sinh tồn của loài người. Nó phân bố chủ yếu ở các khu vực châu Á, châu Úc, châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ và các quần đảo trên Thái Bình Dương thuộc khu vực chí tuyến.

Lượng mưa thông thường từ khoảng 1750mm - 2000mm trong 1 năm. Nhiệt độ ít khi xuống thấp dưới 18oC. Rừng mưa nhiệt đới điển hình đa dạng sinh học, nó là mái nhà chung của hơn nửa tổng số loài sinh vật trên hành tinh. Là nơi phát sinh loài người, cũng là nơi cung cấp lượng lớn nhu cầu cuộc sống của con người: Dưỡng khí, lương thực, thực phẩm, dược liệu, vật liệu,...


Phân bố rừng mưa nhiệt đới trên thế giới

220px-800px-tropical_wet_forests.png


Đặc điểm

Rừng mưa là nơi sinh sống của nhiều loài hơn tất cả quần xã sinh vật khác cộng lại. Khoảng 80% đa dạng sinh học được biết đến có thể được tìm thấy ở rừng mưa nhiệt đới. Phần tán lá rậm ở đỉnh của những cây cao - rộng từ 50 đến 80 mét phía trên tầng đáy rừng - tạo nên một understory. Vật chất hữu cơ rơi xuống tầng đáy nhanh chóng phân hủy và nguồn dinh dưỡng được tái sử dụng, tạo thành chu trình.

Đặc điểm của rừng mưa là lượng mưa rất lớn. Điều này làm cho đất khô cằn vì nguồn dinh dưỡng hòa tan bị cuốn trôi. Đất đỏ, cằn cỗi và dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, đã hình thành trên nền Gonwanan shield cổ xưa. Tình trạng mục rữa nhanh chóng do vi khuẩn ngăn cản việc tích lũy đất mùn. Sự tâp trung ôxit sắt và ôxit đồng gây ra bởi quá trình đá ong hóa, tạo nên màu đỏ tươi cho đất và đôi khi tạo ra những khoáng thể (như bôxit..). Trên những lớp nền trẻ hơn, đặc biệt là nền đất hình thành từ núi lửa, đất nhiệt đới có thể khá màu mỡ, như đất ở những khu rừng có lũ lụt theo mùa, được cung cấp thêm phù sa mỗi năm.



Các tầng

Rừng mưa nhiệt đới được chia làm 5 tầng khác nhau với hệ động thực vật khác nhau, thích ứng với sự sống trong từng khu vực riêng biệt. Chúng bao gồm: tầng cỏ và quyết, tầng cây bụi, tầng dưới tán, tầng tán, tầng trội. Tầng trội là tầng duy nhất chỉ có ở rừng nhiệt đới trong khi các tầng còn lại tồn tại ở rừng ôn đới.


Tầng vượt tán

Bao gồm một số lượng nhỏ các cây rất lớn phát triển cao hơn chiều cao chung của tầng tán, đạt độ cao 45-55 mét. Trong một số trường hợp, một vài mảnh rừng trội có thể đạt tới chiều cao 70-80 mét. Những mảnh rừng này cần có khả năng chống chụi với nhiệt độ cao mà gió mạnh. (Đại bàng, buớm, dơi và một số loài khỉ sống ở tầng này).

Tầng tán rừng

Tầng tán rừng là tầng chính cho một lượng lớn các lòai động vật sinh sống như ếch rừng, khỉ, chim, đười ươi, và côn trùng. Tần tán là tầng gồm những cây sống ngay dưới tầng trội.

Một số hình ảnh cho rừng mưa nhiệt đới.

images


images


images
 
C

cherrynguyen_298

Rừng mưa nhiệt đới


Trong địa lý tự nhiên Đông Âu và Trung Á, thảo nguyên là một đồng bằng gần như không có cây gỗ (trừ các vùng gần sông và hồ); nó giống như các kiểu đồng cỏ khác, nhưng đồng cỏ thường có cỏ cao, trong khi thường có cỏ thấp ở thảo nguyên. Nó có thể có khí hậu nửa sa mạc, hay có cỏ hay cây bụi, hoặc có cả hai, tùy mùa và vĩ độ. Kiểu đồng cỏ này không có tại Việt Nam và tên gọi của nó trong một số ngôn ngữ Slav là степь (Nga) hay степ (Bulgaria, Ukraina), được vay mượn sang một số ngôn ngữ Tây Âu thành steppe (Đức, Pháp, Anh) hay Esteppa/Steppa (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy) v.v

Thuật ngữ này cũng có thể để nói tới khí hậu ở những miền quá khô để thể hỗ trợ rừng, nhưng không đủ khô để được gọi là sa mạc. Nó thường gặp ở những miền không nhiều mưa. Đất ở thảo nguyên thường cũng ẩm hơn ở sa mạc nhưng quá khô để hỗ trợ rừng. Thảo nguyên nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông, mưa trung bình 250–500 mm mỗi năm.

Cây cối thường cao hơn 30 cm, thí dụ cỏ grama xanh và cỏ trâu, cây xương rồng, ngải đắng, speargrass, và những thực vật nhỏ giống cây hướng dương. Các động vật bao gồm cáo Corsac, chuột Mông Cổ (Meriones unguiculatus), linh dương Saiga, linh miêu, và chim ưng Saker (Falco cherrug).

Khu vực thảo nguyên lớn nhất thế giới, thường được gọi là "Đại Thảo nguyên", nằm ở miền trung Nga và các quốc gia lân cận thuộc Trung Á. Thảo nguyên Hắc Hải kéo dài từ Ukraina ở phía tây tới dãy núi Ural và biển Caspi ở phía đông. Về phía đông của biển Caspi, thảo nguyên mở rộng qua Turkmenistan, Uzbekistan và Kazakhstan tới các dãy núi Altai, Koppet Dag và Thiên Sơn. Về phía bắc, ở phía đông của dãy Ural là các cánh rừng taiga thuộc đồng bằng Tây Siberi, kéo dài gần như là tới ven bờ Bắc Băng Dương.

Một khu vực thảo nguyên lớn khác nằm ở miền trung Hoa Kỳ và miền tây Canada. Thảo nguyên Bình nguyên Cao (High Plains) (Hoa Kỳ) là phần xa nhất về phía tây của khu vực Đại Bình nguyên (Great Plains). Một thảo nguyên quan trọng, đáng chú ý vì không được xếp loại trong số các sa mạc, là Sertão ở đông bắc Brasil.

Một số thảo nguyên cũng được thấy ở các khu vực chuyển tiếp từ khu vực có khí hậu Địa Trung Hải sang khu vực sa mạc, chẳng hạn Tijuana, Baja California và tại các khu vực bị thiếu độ ẩm do các hiệu ứng chắn mưa, chẳng hạn như ở Zaragoza, Tây Ban Nha.


Một số hình ảnh cho thảo nguyên.



images


350px-Steppe_of_western_Kazakhstan_in_the_early_spring.jpg


images
 
C

cherrynguyen_298

Xavan​

Xavan hay còn gọi là trảng cỏ, đồng cỏ khô là một kiểu hệ sinh thái trảng cỏ xen cây bụi, với một số loài cây thân gỗ nhỏ thưa thớt, xen kẽ các khoảnh đất đá trống trọc với rất nhiều khối đá lộ đầu trơ trụi. Vùng xa van phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới khô Châu Mĩ, Châu Phi, Châu Á và Châu Đại Dương, nơi có mùa khô kéo dài. Xavan chiếm đến 20% diện tích đất liền của Trái Đất, trong đó châu Phi chiếm diện tích xavan lớn nhất thế giới.

Đặc điểm
Vùng xavan ít mưa và mùa mưa rất ngắn, tập trung vào một thời gian ngắn trong năm (từ vài tuần đến vài tháng). Vùng xavan nếu mưa nhiều hơn sẽ biến thành rừng, nếu ít mưa hơn sẽ biến thành hoang mạc thậm chí là sa mạc. Đặc trưng cơ bản nhất là lượng bốc hơi luôn cao hơn lượng mưa. Tùy theo lượng mưa mà xavan được chia thành các loại xavan khô hạn, xavan bán khô hạn. Tùy theo nhiệt độ mà phân biệt xavan khô hạn lạnh hay xavan khô hạn nóng. Nhưng nói chung xavan là vùng chuyển tiếp giữa sinh cảnh rừng và sinh cảnh hoang mạc hoặc thảo nguyên.

Các đồng cỏ ở vĩ độ trung bình với dạng khí hậu hai mùa là mùa hạ mưa và mùa đông khô bao gồm đồng cỏ prairie ở Bắc Mỹ, pampa ở Argentina, vùng đất thấp đá vôi và đồng cỏ ở châu Âu và Trung Á. Chúng được phân loại với các xavan và vùng cây bụi ôn đới như là quần xã sinh vật đồng cỏ, xavan và vùng cây bụi ôn đới.

Các đồng cỏ ôn đới là quê hương của nhiều loài động vật ăn cỏ lớn, như bò rừng bizon, linh dương gazen, ngựa vằn, tê giác và ngựa hoang cùng các loài động vật ăn thịt, như sư tử, linh cẩu, báo săn và báo hoa mai. Ngoài ra, sói xám cũng được tìm thấy trong các đồng cỏ ôn đới. Các động vật khác của khu vực này còn có các loài hươu, nai, chó đồng cỏ, chuột, thỏ, chồn hôi, sói đồng cỏ, rắn, cáo, cú, lửng, hoét, châu chấu, sơn ca đồng cỏ, chim sẻ, chim cút, diều hâu v.v.......


Một số hình ảnh cho xavan


120px-Acacia_Bild1086.jpg


800px-Tarangire-Natpark800600.jpg


1024px-Kiang_West_young_mahogany.jpg
 
Top Bottom