$\color{DarkGreen}{\fbox{NKHM}\bigstar\text{Lưu bút ngày xanh}\bigstar}$

P

phnglan

1. Ý tưởng của Newton khẩu pháo bắn vào quỹ đạo

Đối với một số ý kiến xuyên tạc sẽ cho rằng làm sao một người đàn ông đang ngáy ngủ và một quả táo vô tình rơi xuống lại làm nên một phát minh vĩ đại đến như vậy? Kết quả của quá trình "chờ sung rụng" chăng? Không hề, điều đó chỉ đến với một bộ óc thiên tài luôn suy nghĩ về các quy luật vật lý mà cụ thể là lực hấp dẫn. Không chỉ dừng lại ở trọng lực mà Newton còn đưa ra nhiều ý tưởng khác đi trước thời đại. Trong định luật hấp dẫn phổ quát, Newton đã diễn tả đến một ngọn núi khổng lồ mà đỉnh của nó là khoảng trên bầu khí quyển của Trái Đất, trên đỉnh có đặt một khẩu pháo vô cùng lớn có thể bắn một viên đạn theo chiều ngang ra ngoài không gian.

Newton không hề có ý định tạo ra một loại siêu vũ khí nhằm bắn những kẻ xâm lược ngoài hành tinh! Khẩu pháo của ông là một ý tưởng thí nghiệm nhằm giải thích làm thế nào để đưa một vật thể vào một quỹ đạo quay quanh Trái Đất. Theo dự đoán của Newton, nếu cho quá ít thuốc súng thì viên đạn pháo sẽ rơi trở lại Trái Đất, nếu cho quá nhiều thuốc súng thì viên đạn pháo bắn ra sẽ mất hút trong không gian. Tuy nhiên, nếu được bắn đi với một lượng thuốc súng vừa đủ, bạn sẽ cung cấp cho viên đạn pháo một vận tốc đủ để nó rơi theo quỹ đạo cong hướng về phía Trái Đất. Và sau đó, viên đạn pháo sẽ di chuyển mãi xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo nhất định.

Thí nghiệm trên đã được trình bày trong Principia Mathematica vào năm 1687, theo đó, tất cả mọi hạt đều gây ra một lực hấp dẫn và bị hấp dẫn bởi những vật thể khác. Lực tương tác này phụ thuộc vào trọng lượng và khoảng cách của hạt hay vật thể đó. Quy tắc này chi phối tất cả các hiện tượng từ mưa rơi cho đến quỹ đạo của các hành tinh. Đây chính là tác phẩm nổi tiếng với nhiều đóng góp quan trọng cho vật lý học cổ điển và cung cấp cơ sở lý thuyết cho du hành không gian cũng như sự phát triển của tên lửa sau này. Sau đó, Einstein cùng các nhà vật lý thế kỷ 16, 17 đã tiếp tục củng cố học thuyết của Newton để cho chúng ta những hiểu biết về lực hấp dẫn như ngày nay.
 
P

phnglan

2. Cánh cửa dành cho chó mèo

Không chỉ có tầm nhìn mang tính vĩ mô như khẩu pháo không gian và phát hiện ra mối liên hệ giữa vạn vật trong vũ trụ, Newton cũng dùng trí tuệ tuyệt vời của mình để giải quyết những vấn đề thường thức trong đời sống hàng ngày. Điển hình là phương pháp giúp các mèo không cần cào cấu vào cánh cửa nhờ vào tạo ra một lối đi dành riêng cho chúng.

Nhưchúng ta đã biết, Newton không kết hôn và cũng có ít các mối quan hệ bạn bè, đổi lại ông chọn mèo và chó làm bầu bạn trong căn phòng của của mình. Hiện nay, có nhiều giả thuyết và lập luận cho rằng ông dành nhiều mối quan tâm đến những "người bạn" bé nhỏ của mình. Một số sử gia đương đại cho rằng Newton là một người rất yêu động vật. Một số còn chỉ ra rằng ông đặt tên cho một con chó của mình là Diamond (kim cương). Dù vậy, một số nhà sử học vẫn nghi ngờ về giả thuyết trên.

Một câu chuyện kể rằng trong quá trình nghiên cứu của Newton tại Đại học Cambridge, các thí nghiệm của ông liên tục bị gián đoạn bởi một con mèo của ông luôn cào vào cánh cửa phòng thí nghiệm gây ra những âm thanh phiều toái. Để giải quyết vấn đề, ông đã mời một thợ mộc tại Cambridge để khoét 2 cái lỗ trên cửa ra vào phòng thí nghiệm: 1 lỗ lớn dành cho mèo mẹ và 1 lỗ nhỏ dành cho mèo con!

Dù câu chuyện trên là đúng hay sai thì theo các ghi chép đương thời sau khi Newton qua đời thì có một sự thật hiển nhiên rằng người ta đã tìm thấy 1 cánh cửa với 2 cái lỗ tương ứng với kích thước của mèo mẹ và mèo con. Cho tới ngày nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh câu chuyện trên. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng chính Newton mới là tác giả của cánh cửa dành cho chó mèo vẫn còn được sử dụng ngày nay.
 
P

phnglan

3. Ba định luật về chuyển động của Newton​


Trong khi các sử gia vẫn còn tranh cãi về những cánh cửa dành cho thú cưng có phải là của Newton hay không thì không một ai có thể phủ nhận đóng góp của Newton cho hiểu biết của con người trong vật lý học ngày nay. Tầm quan trọng tương đương với việc phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn, 3 định luật về chuyển động được Newton giới thiệu vào năm 1687 trong tác phẩm Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các nguyên lý toán học trong triết học tự nhiên). 3 định luật của ông đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của cơ học cổ điển (còn gọi là cơ học Newton) trong thời gian sau này.

3 định luật của ông được miêu tả ngắn gọn như sau:

Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

Gia tốc của 1 vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỷ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.


phat-minh-cua-Newton3.jpg


Bìa quyển sách Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các nguyên lý toán học trong triết học tự nhiên) xuất bản năm 1687​

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng phát biểu và hiểu về 3 định luật nổi tiếng trên. Tuy nhiên, các học giả trong lịch sử đã phải vật lộn với những khái niệm cơ bản về chuyển động trong suốt nhiều thế kỷ. Nhà triết học Hy Lạp Aristotle từng nghĩ rằng sở dĩ khói có thể bay lên trên không là vì khói chứa nhiều không khí. Trước đó, các học giả khác lại nghĩ rằng khói bay lên trời để tụ hợp cùng với những đám khói "bạn bè" của chúng. Nhà triết học Pháp René Descartes đã từng nghĩ tới những lý thuyết về chuyển động tương tự như Newton nhưng cuối cùng, ông vẫn cho rằng Thiên Chúa mới chính là động lực của các chuyển động.

3 định luật Newton như một vẻ đẹp đến từ sự tối giản trong khoa học. Dù đơn giản như thế, nhưng đây chính là căn cứ để các nhà khoa học có thể hiểu được tất cả mọi thứ chuyển động từ của các hạt electron cho tới chuyển động xoắn ốc của cả thiên hà.
 
P

phnglan

4. Hòn đá phù thủy của "nhà giả kim thuật" Newton

Trong một bức vẽ về một nhà giả kim thuật, chúng ta thấy các biểu tượng hành tinh diễn tả các kim loại trong một quyển sách đang mở ra dưới sàn nhà. Đây được cho là các biểu tượng mà Newton đã sử dụng trong các ghi chép của ông.

Newton đã cống hiến rất nhiều cho nhân loại với những khám phá khoa học của ông. Bên cạnh đó, người ta cũng nhắc đến ông như 1 trong những nhà giả kim học lỗi lạc nhất: huyền thoại giả kim thuật với hòn đá phù thủy. Các văn bản ghi chép lại còn được lưu trữ đến ngày nay đã có nhiều mô tả khác nhau về hòn đá này: từ khả năng tạo nên người từ đá cho tới khả năng chuyển hóa từ chì thành vàng. Thậm chí, những người bấy giờ còn cho rằng hòn đá của ông có thể chữa bệnh hoặc có thể biến một con bò không đầu thành một bầy ong.

Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc tại sao một biểu tượng của khoa học lại trở thành một nhà giả kim thuật? Để trả lời câu hỏi đó, hãy nghĩ đến bối cảnh bấy giờ, cuộc cách mạng khoa học chỉ mới đạt được động cơ hơi nước vào những năm 1600. Các nhà giả kim thuật bấy giờ vẫn còn tồn tại cùng với những thủ thuật lỗi thời của họ cùng với các học thuyết và triết học huyền bí nhằm mê hoặc một số người. Dù vậy, các ghi chép giả kim thuật vẫn được cho là những thí nghiệm hóa học.


phat-minh-cua-Newton5.jpg


Bút tích còn lưu lại của Newton về nghiên cứu giả kim​

Tuy nhiên, những ghi chép trong suốt 30 năm làm thí nghiệm của Newton đã tiết lộ rằng ông cũng hy vọng về một cái gì đó hơn là những phản ứng hóa học bình thường, thậm chí là hứa hẹn về việc biến các nguyên tố khác thành vàng. Theo sử gia William Newman, ông cho rằng Newton muốn tìm kiếm những "quyền lực siêu hạn trong tự nhiên."

Đây chính là những căn cứ cho lập luận rằng Newton cũng đã có những nghiên cứu và để lại ghi chép về giả kim mà người đương thời gọi là "hòn đá phù thủy." Các ghi chép cho thấy ông đã tìm cách tạo nên những loại nguyên tố bí ẩn lúc bấy giờ. Trên thực tế, Newton đã có những nỗ lực nhằm tạo ra một loại hợp kim đồng màu tím. Dù vậy, nghiên cứu của ông đã thất bại.

Đây có thể không phải là một sáng chế của Newton, nhưng nó cũng cho chúng ta một cái nhìn về những suy nghĩ cũng như thời gian mà ông dành cho các nghiên cứu khoa học. Vào năm 2005, nhà sử học Newman cũng đã tạo nên một "hòn đá phù thủy" dựa trên các ghi chép 300 năm trước của Newton và dĩ nhiên, không có sự chuyển hóa tạo thành vàng xảy ra.
 
P

phnglan

5. Cha đẻ của các phép tính vi phân


phat-minh-cua-Newton6.jpg


Bút tích của Newton còn lưu giữ đến ngày nay​

Nếu bạn đã hoặc đang đau đầu với môn toán học mà đặc biệt là tích phân và vi phân đã cày nát bộ não của bạn, bạn có thể đổ một phần lỗi cho Newton! Trên thực tế, hệ thống toán học chính là một công cụ để chúng ra có thể tìm hiểu được mọi thứ trong vũ trụ này. Giống như nhiều nhà khoa học cùng thời, Newton cũng đã nhận thấy rằng các lý thuyết đại số và hình học trước đó không đủ cho yêu cầu nghiên cứu khoa học của ông. Hệ thống toán học đương thời không đủ để phục vụ ông.

Các nhà toán học lúc bấy giờ có thể tính toán được vận tốc của một con tàu nhưng họ vẫn không thể tính toán được mối liên hệ với gia tốc của nó cũng như tỷ lệ của lực tác động. Họ vẫn chưa thể tính toán được góc bắn là bao nhiêu để viên đạn pháo bay đi xa nhất. Các nhà toán học đương thời vẫn cần một phương pháp để tính toán các hàm có nhiều biến.

Một sự kiện đã xảy đến trong quá trình nghiên cứu của Newton, một đợt bùng phát bệnh dịch hạch đã khiến hàng loạt người chết trên khắp các đường phố tại Cambridge. Tất cả các cửa hàng đều đóng cửa và dĩ nhiên, Newton cũng phải hạn chế đi ra ngoài. Đó là khoảng thời gian 18 tháng nghiên cứu của Newton để rồi ông xây dựng nên một mô hình toán học và đặt tên là "khoa học của sự liên tục".

Ngày nay, chúng ta biết đó chính là các phép tính vi-tích phân. Một công cụ quan trọng trong vật lý, kinh tế học và các môn khoa học xác suất. Vào những năm 1960, chính các hàm số vi-tích phân này đã cung cấp công cụ cho phép các kỹ sư phi thuyền Apollp có thể tính toán được các số liệu trong sứ mạng đặt chân lên Mặt Trăng.

Dĩ nhiên, một mình Newton không tạo nên phép toán mà chúng ta sử dụng ngày nay. Ngoài Newton, nhà toán học người Đức (1646-1716)cũng đã độc lập phát triển mô hình phép tính vi - tích phân trong cùng thời gian với Newton. Dù vậy, chúng ta vẫn phải công nhận tầm quan trọng của Newton trong sự phát triển toán học hiện đại với các đóng góp không nhỏ của ông.
 
P

phnglan

_Họ và tên: m.lan
_Nick diễn đàn: phnglan
_Nickname:
_Tên tác phẩm: Con nhớ mẹ nhiều lắm mẹ ạ!
_Nội dung:

tôi sinh ra và chỉ được ở gần mẹ có 8 năm thôi, chỉ có gần đó mà thôi. khi đó thì thôi biết suy nghĩ gì chứ, đi học mẫu giáo thì suốt ngày khóc lóc, nhõng nhẽo, rồi bị mẹ cắt tóc ngắn, đi học chỉ đội sụp cái mũ, lúc đó tôi chỉ ấm ức mà bất lực không biết nói sao.

rồi vào cấp 1, chỉ nhớ là hôm đó được điểm 7 nhưng về lại bảo con được 8 rồi lại nói luôn con được 7, là thế không thể nói dối được. kì thi cuối kì 1, mẹ hỏi có làm được bài không, toe toét trả lời rồi hôm sau mẹ về bảo thấy cô chủ nhiệm bảo làm bài kiểu gì mà được 3 với 4. Hôm mang bài về tôi không thể tin nổi đó là sự thật, rồi từ hôm đó bị mắng, phải học, học đi. cái năm đó cũng là năm tôi mất mẹ rồi. khi đó chỉ biết khóc thôi.

kỉ niệm nhớ mẹ chỉ có bấy nhiêu thôi. giờ mỗi lúc có chuyện thì chỉ biết nghĩ và thấy thật..khi chả có ai mà chia sẻ, con gái cần có mẹ lắm, rất cần, mọi người có mẹ thật là sướng . cái cảm giác đó mình chả có phúc hưởng.

các bạn có mẹ thì thật là thích. hãy tận hưởng đi.
xin gửi lời chúc đến tất cả người bà, người mẹ, các cô dì, chị gái, các bạn gái những lưòi chúc tốt đẹp nhất.

p/s: mình chưa bao giờ nói với ai, chỉ một mình nghĩ mà thôi, và đọc được cái trang này cũng khá lâu rồi nhưng không hề biết viết gì đây, nhưng hôm nay chả biết sao lại muốn viết ra những dòng chữ này. mình chỉ có vậy thôi, mong các bạn đọc đừng ném đá mình nhé~ thân

picture.php
 
P

phnglan

6. "Sinh sự" với cầu vồng

Cầu vồng? Cầu vồng là gì? Bạn nghĩ rằng Newton để yên cho những bí mật bên trong cầu vồng? Không hề! Thiên tài của chúng ta đã quyết tâm giải mã những điều ẩn chứa bên trong hiện tượng thiên nhiên này. Vào năm 1704, ông đã viết một quyển sách về vấn đề khúc xạ ánh sáng với tiêu đề "Opticks". Quyển sách đã góp một phần không nhỏ trong việc thay đổi cách nghĩ của chúng ta về ánh sáng và màu sắc.

Các nhà khoa học bấy giờ đều biết rằng cầu vồng được hình thành khi ánh sáng bị khúc xạ và phản xạ trong những hạt nước mưa trong không khí. Dù vậy, họ vẫn chưa thể lý giải rõ ràng được tại sao cầu vồng lại chứa nhiều màu sắc như vậy. Khi Newton bắt đầu nghiên cứu tại Cambridge, các lý thuyết phổ biến trước đó vẫn cho rằng các hạt nước bằng cách nào đó đã nhuộm nhiều màu sắc khác nhau lên tia sáng Mặt Trời.

Bằng cách sử dụng một lăng kính và một chiếc đèn, Newton đã thực hiện thí nghiệm bằng cách cho ánh sáng chiếu qua lăng kính. Và kết quả như tất cả chúng ra đều biết, ánh sáng bị tách ra thành các màu như cầu vòng.
 
Last edited by a moderator:
P

phnglan

7. Kính viễn vọng phản xạ

Newton được sinh ra trong thời kỳ mà sự hiện diện của kính viễn vọng vẫn còn khá mờ nhạt. Mặc dù vậy, các nhà khoa học đã có thể chế tạo nên các mô hình sử dụng một tập hợp các thấu kính thủy tinh để phóng to hình ảnh. Trong thí nghiệm với các màu sắc của Newton, ông đã biết được các màu sắc khác nhau sẽ khúc xạ với các góc độ khác nhau, từ đó tạo nên một hình ảnh lờ mờ cho người xem.

Để cải tiến chất lượng hình ảnh, Newton đã đề xuất sử dụng một gương khúc xạ thay cho các thấu kính khúc xạ trước đó. Một tấm gương lớn sẽ bắt lấy hình ảnh, sau đó một gương nhỏ hơn sẽ phản xạ hình ảnh bắt được tới mắt của người ngắm. Phương pháp này không chỉ tạo nên hình ảnh rõ ràng hơn mà con cho phép tạo nên một kính viễn vọng với kích thước nhỏ hơn.

Một số ý kiến cho rằng, nhà toán học người Scotland James Gregory là người đầu tiên đề xuất ý tưởng chế tạo kính viễn vọng phản xạ vào năm 1663 dù mô hình này vẫn chưa thể hoạt động hoàn chỉnh. Tuy nhiên, dựa trên các ghi chép còn lưu trữ lại, các nhà sử học cho rằng Newton mới là người đầu tiên có thể chế tạo một chiếc kính viễn vọng phản xạ dựa trên lý thuyết do ông đề xuất.

Trên thực tế, Newton đã tự mài các tấm gương, lắp ráp một mẫu thử nghiệm và trình bày nó với Hội đồng hoàng gia vào năm 1672. Đó chỉ đơn thuần là 1 thiết bị dài 15 cm, có khả năng loại bỏ sự khúc xạ và có độ phóng đại lên tới 40 lần. Đến ngày nay, gần như tất cả các đài thiên văn học đều sử dụng các biến thể của thiết kế ban đầu nói trên của Newton.
 
P

phnglan

8. Đồng xu hoàn hảo

Vào những cuối những năm 1600, hệ thống tài chính tại Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Bấy giờ, toàn bộ hệ thống tiền tệ trong cả nước Anh đều sử dụng các đồng xu bạc và dĩ nhiên, bản thân bạc có giá trị cao hơn so với giá trị định danh được in trên mỗi đồng xu. Lúc đó nảy sinh ra một vấn đề, có người sẽ cắt xén bớt hàm lượng bạc và thêm vào các kim loại khác trong quá trình nấu và đúc tiền. Lượng bạc cắt xén được sẽ bị "chảy máu" sang Pháp thông qua đường biên giới để bán được giá cao hơn.

Thậm chí, bấy giờ còn là cuộc khủng hoảng của việc tranh giành nhau nhận thầu đúc tiền. Do đó, lòng tin của người dân vào hệ thống tài chính suy giảm nghiêm trọng. Đồng thời, các tổ chức tội phạm làm tiền giả cũng mặc sức lan tràn do đã không còn một đồng tiền chuẩn đáng tin tưởng nào đang lưu thông. Mặt khác, sự gian lận cũng diễn ra ngay trong quá trình đúc tiền. Sau khi đúc mỗi mẻ tiền xu, người ta sẽ cân mỗi đồng xu lấy ra và xem nó lệch so với tiêu chuẩn là bao nhiêu. Nếu giá trị bạc dư ra lớn hơn so với giá trị in trên nó, những kẻ đầu cơ sẽ mua chúng, nấu chảy ra và tiếp tục bán lại cho chính xưởng đúc tiền để kiếm lời.

Trước tình hình đó, vào năm 1696, chính phủ Anh đã kêu gọi Newton giúp tìm ra giải pháp tìm ra giải pháp chống nạn sao chép và cắt xén đồng xu bạc. Newton đã có một bước đi hết sức táo bạo là thu hồi toàn bộ tiền xu trên khắp đất nước, tiến hành nấu lại và đúc theo một thiết kế mới của ông. Bước đi này đã khiến cho toàn bộ nước Anh không có tiền trong lưu thông trong suốt 1 năm.

Bấy giờ, Newton đã làm việc cật lực trong suốt 18 giờ mỗi ngày để rồi cuối cùng, thiết kế tiền xu mới cũng được ra đời. Những đồng tiền mới được đúc ra với chất lượng bạc cao hơn, đồng thời rìa mỗi đồng xu đều được khía các cạnh theo một công thức đặc biệt. Nếu không có các cỗ máy khía cạnh chuyên dụng thì sẽ không thể nào tạo ra được các đồng xu mang đặc trưng như do Hoàng gia đúc ra.
 
P

phnglan

9. Sự mất nhiệt

Trong các nghiên cứu của mình, Newton cũng đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu khía cạnh vật lý của hiện tượng lạnh đi của các chất. Vào cuối những năm 1700, ông đã tiến hành các thí nghiệm với quả cầu sắt nung đỏ. Ông đã lưu ý trong các ghi chép rằng có sự khác biệt giữa nhiệt độ của quả bóng sắt và không khí xung quanh. Cụ thể, nhiệt độ chênh lệch lên tới 10 độ C. Và ông cũng nhận ra rằng tốc độ mất nhiệt tỷ lệ thuận với sự khác biệt về nhiệt độ.

Từ đó, Newton hình thành nên định luật về trạng thái làm mát. Theo đó, tốc độ mất nhiệt của cơ thể tỷ lệ thuận với sự khác biệt về nhiệt độ giữa môi trường xung quanh so với nhiệt độ cơ thể. Sau này, nhà hóa học người Pháp Piere Dulong và nhà vật lý Alexis Prtot đã hoàn thiện định luật trên vào năm 1817 dựa trên nền tảng từ nghiên cứu của Newton. Nguyên tắc của Newton đã đặt nền móng cho nhiều nghiên cứu khác của vật lý hiện đại từ lò phản ứng hạt nhân an toàn cho tới việc thám hiểm không gian.
 
P

phnglan

10. Dự đoán của Newton về ngày tận thế

Ngày tận thế luôn là nỗi ám ảnh của con người. Dù vậy, Newton không phải là dạng người có thể dễ dàng chấp nhận nỗi sợ hãi về ngày tận thế qua những câu chuyện hay những truyền thuyết. Bản thân Newton là một người thực tế và luôn tìm cách kiểm định, đưa ra các quan điểm của mình trong quá trình nghiên cứu Kinh Thánh.

Trong quá trình nghiên cứu, Newton đã không đặt nặng khía cạnh Thần học mà dùng các kiến thức của mình nhằm cố lý giải vấn đề. Theo các ghi chép cách đây 300 năm còn được lưu trữ đến ngày nay cho thấy Newton đã nghiên cứu Book of Daniel. Để phục vụ nghiên cứu, ông đã tự học tiếng Do Thái, tập trung nghiên cứu triết học Do Thái bí truyền.

Qua nghiên cứu, ông dự đoán ngày tận cùng của thế giới là vào năm 2060 hoặc có thể là sau đó nhưng không thể sớm hơn. Dù sao đi nữa, đó vẫn là những gì mà ông tuyên bố với mọi người vào thế kỷ 18. Dĩ nhiên, ngày nay, các nhà khoa học đã có một lời giải đáp hoặc dự đoán tốt hơn cho hiện tượng tận thế nói chung. Qua đó, chúng ta phần nào hiểu được thêm về quan điểm của 1 nhà khoa học vào thế kỷ 18 về ngày tàn của nhân loại.
 
P

phnglan

3. Galileo Galilei

(KHCN)- Galileo Galilei (1564 – 1642) là một nhà vật lí, nhà toán học và nhà thiên văn học nổi tiếng, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và sự hỗ trợ cho Chủ nghĩa Copernicus. Galileo đã được gọi là "người cha của quan sát thiên văn học hiện đại", "người cha của vật lý hiện đại", và "người cha của Khoa học hiện đại". Stephen Hawking đã nói, "Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại." Ông mất ngày 8 tháng 1 năm 1642.


Ảnh minh họa Galileo Galilei sinh ở Pisa nước Ý vào ngày 15 tháng 2, năm 1964, con của Vincenzo Galilei, một nhạc sĩ. Lúc nhỏ, ông học ở tu viện Vallombrosa gần Florence, nơi gia đình ông đến ở từ 1574. Năm 1581, ông vào học y ở Ðại học Pisa. Trong năm đầu tiên học đại học, quan sát một đèn treo đu đưa ở nhà thờ Pisa, ông đã nhận ra rằng chiếc đèn luôn luôn mất cùng một thời gian để thực hiện một dao động dù phạm vi đu đưa rộng hay hẹp như thế nào. Ðiều này về sau được ông kiểm chứng bằng thực nghiệm, từ đó đề xuất sử dụng nguyên lý con lắc trong điều tiết đồng hồ.

Sau đó, khi được học hình học, ông bắt đầu say mê toán học. Năm 1585, vì không có tiền, ông phải thôi học, trở về Florence giảng dạy. Ở đây, năm 1586, Ông công bố một luận văn về cân thủy tĩnh, luận văn này đã làm ông nổi tiếng khắp nước Ý. Năm 1589, nhờ một cuộc thảo luận về trọng tâm của các vật rắn, ông được mời làm giảng viên toán học ở Ðại học Pisa.

Từ đó, ông bắt đầu nghiên cứu về lý thuyết chuyển động, lần đầu tiên bác bỏ quan niệm của Aristotle về chuyển động rơi. Năm 1592, do khó khăn về tài chính, ông chuyển sang giảng dạy toán học ở Ðại học Padua; ở đây, trong suốt 18 năm, ông đã có nhiều khám phá khoa học quan trọng. Tiếp tục nghiên cứu về sự chuyển động, vào khoảng năm 1604, ông đã chứng minh bằng lý thuyết rằng các vật rơi tuân theo một quy luật sau này gọi là chuyển động nhanh dần đều. Ông cũng đã đưa ra định luật về chuyển động rơi theo đường parabôn. Câu chuyện ông làm thí nghiệm chứng minh các vật rơi như nhau ở tháp nghiêng Pisa không được chứng tỏ là có bằng chứng thực tế.

Galileo đã rất sớm tin vào lý thuyết của Copernicus về chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời (theo một bức thư gửi cho Kepler đề ngày 4-4-1597) nhưng ông không dám nói ra vì sợ bị chê cười. Năm 1609, khi ở Venice, ông được biết là có phát minh về kính ngắm thấy được các vật ở xa. Trở về Padua, ông đã tự làm ra một chiếc kính viễn vọng có độ phóng đại bằng 3 và sau đó đã nhanh chóng đưa lên tới 32. Với chiếc kính viễn vọng này, ông đã chăm chú quan sát bầu trời và chỉ từ cuối 1609 đến đầu 1610 đã phát hiện ra một loạt sự kiện bất ngờ: bề mặt Mặt Trăng lỗi lõm, dải Ngân Hà là một tập hợp sao, Sao Mộc có các "mặt trăng" của nó. Ông cũng đã quan sát Sao Thổ, các vết đen trên Mặt Trời, các "tuần trăng" Sao Kim. Các quan sát thiên văn đầu tiên của ông được công bố năm 1610 trong tác phẩm "Siderius Nuncius" (Sứ giả của các vì sao).

Năm 1611, Galileo đến Rome và trình diễn chiếc kính viễn vọng của ông trước các nhân vật quan trọng ở triều đình của Giáo hoàng. Do được tiếp đón nồng nhiệt, trong ba báo cáo nói về các vết đen của Mặt Trời ấn hành ở Rome năm 1613, ông đã tỏ ra có một lập trường xác định hơn đối với lý thuyết của Copernicus. Theo ông, chuyển động của các vết đen ngang qua bề mặt Mặt Trời là chứng cớ về sự đúng đắn của Copernicus và sự sai lầm của Ptolemy.

Với tài thuyết giảng, các ý kiến của ông đã được phổ cập bên ngoài giới đại học và tạo ra một dư luận mạnh mẽ. Các giáo sư theo học thuyết Aristotle tìm cách chống lại ông và họ đã được sự hợp tác của các thầy tu, những người này bí mật tố cáo Galileo với Tòa án Giáo hội.

Năm 1616, tác phẩm "De revolutionibus..." của Copernicus bị đưa vào danh mục sách cấm. Trước khi lệnh cấm được ban hành, Giáo chủ Hồng y Robert Bellarmine, với tư cách cá nhân, đã báo cho Galileo biết là từ nay trở đi ông không được bảo vệ lý thuyết của Copernicus nhưng vẫn có thể bàn cãi về lý thuyết này như là một giả định toán học.

Trong 7 năm sau đó, Galileo rút về nghiên cứu ở nhà riêng tại Bellosguardo gần Florence. Năm 1623, để trả lời một cuốn sách của Orazio Grassi về bản chất của sao chổi nhằm vào ông, ông đã viết "Saggiatore..." (Người xét nghiệm...), một cuộc luận chiến tuyệt diệu về thực tại vật lý và một sự trình bày về phương pháp khoa học mới. Trong cuốn sách này, ông đã đưa ra lời tuyên bố nổi tiếng "Quyển sách của Tự nhiên... được viết bằng chữ toán học". Cuốn sách được đề tặng Giáo hoàng Urban VIII và được ông này nhiệt tình tiếp nhận.

Năm 1624, Galileo lại đến Rome với hy vọng xin bỏ lệnh cấm năm 1616. Ông không làm được việc này nhưng được Giáo hoàng cho phép viết về "các hệ thống thế giới", của Ptolemy cũng như của Copernicus, nhưng phải đi đến kết luận được Giáo hoàng đặt ra: con người không thể biết thế giới thực sự là gì vì Chúa có thể mang lại cùng những hệ quả theo những cách mà con người không thể tưởng tượng được và con người không được hạn chế cái quyền tuyệt đối của Chúa.

Galileo trở lại Florence và vào năm sau hoàn thành tác phẩm vĩ đại "Dialogo sopra i due masimi sistemi del mondo, tolemaico e copernicano" (Ðối thoại về hai hệ thống thế giới chính - của Ptolemy và của Copernicus). Cuốn sách xuất hiện năm 1632 và được khắp châu Âu ca ngợi là một kiệt tác về văn học và triết học, nhưng Giáo hoàng thì rất tức giận và ra lệnh khởi tố Galileo.

Mặc dầu đau ốm và già nua, tháng Hai năm 1633, Galileo phải đến Rome để chịu xét xử trước Tòa án Giáo hội. Ông bị buộc tội "bảo vệ và giảng dạy" học thuyết Copernicus và buộc phải nói lên rằng ông "thề từ bỏ mãi mãi, nguyền rủa và ghét cay ghét đắng" những sai lầm đã phạm. Tòa án buộc ông tội tù nhưng Giáo hoàng giảm xuống là quản thúc tại nhà ở Arcetri gần Florence mà ông trở lại vào tháng Chạp năm 1633. Tội này kéo dài suốt 8 năm cho đến khi ông qua đời. Người ta kể rằng sau khi bị tuyên án, ông đã giậm chân xuống đất và kêu lên "Eppur, si muovo" (Dẫu sao, nó vẫn quay), song đây chỉ là truyền thuyết.

Bị quản thúc tại nhà, Galileo vẫn không ngừng làm việc. Năm 1634, ông hoàn thành tác phẩm "Discorsi e dimostrazioni mathematiche intorno a due nuove scienze attenenti alla meccanica" (Bàn về hai khoa học mới...), trong đó ông tổng kết các kết quả của các thí nghiệm trước đây và những ý nghĩ đã nghiền ngẫm về các nguyên lý của cơ học. Tác phẩm được in năm 1638. Ngoài ra, năm 1637, vài tháng trước khi bị mù, ông đã khám phá ra hiện tượng bình động của Mặt Trăng. Ngọn lửa thiên tài trong con người ông không hề tắt. Ông đã nghĩ đến việc sử dụng con lắc trong điều tiết đồng hồ mà sau này năm 1656, Christiaan Huygens áp dụng trong thực tế. Ông giảng cho các học trò Vincenzo Viviani và Evangelista Torricelli những ý tưởng cuối cùng về lý thuyết va chạm khi ông lên cơn sốt và qua đời ngày 8 tháng Giêng năm 1642.

Ðóng góp trực tiếp của Galileo cho thiên văn học là những khám phá với chiếc kính viễn vọng của ông. Biên giới của vũ trụ nhìn thấy đã được ông mở rộng ra rất nhiều. Trong hai năm sau khi khám phá ra các vệ tinh của Sao Mộc, ông đã lập các bảng chính xác về sự quay của các vệ tinh này. Các quan sát của ông về các vết đen của Mặt Trời đã đạt độ chính xác rất cao và từ đó ông đã rút ra những kết luận rất quan trọng: sự tự quay của Mặt Trời và sự xoay vòng của Trái Ðất.

Có một điều kỳ lạ là Galileo không biết các định luật về chuyển động hành tinh của Kepler, người đương thời của ông. Ông tin rằng các quỹ đạo hành tinh phải là đường tròn để duy trì một trật tự hoàn hảo của vũ trụ. Song ông cũng đã có một số niềm tin đúng đắn như rồi sẽ phát hiện ra các hành tinh ở bên ngoài Sao Thổ, ánh sáng có tốc độ hữu hạn tuy rất lớn. Ông cũng đã nói đến việc chế tạo kính hiển vi từ năm 1610 nhưng mãi đến năm 1624, khi nhìn thấy một chiếc kính hiển vi phức hợp ở Rome, ông mới làm ra một chiếc.

Galileo đã có những đóng góp vào cái hiện nay được gọi là công nghệ, phân biệt rõ khỏi vật lý thuần tuý, và đề xuất nhiều thứ khác. Điều này không giống với sự phân biệt của Aristotle, ông coi mọi vật lý của Galileo là techne hay tri thức hữu ích, trái ngược với episteme, hay sự xem xét theo quan điểm triết học đối với các những nguyên nhân của sự vật. Trong giai đoạn 1595–1598, Galileo sáng chế và cải tiến một La bàn Địa lý và Quân sự thích hợp sử dụng cho các pháo thủ và những người vẽ bản đồ. Đây là việc cải tiến các thiết bị đã được thiết kế trước đó của Niccolò Tartaglia và Guidobaldo del Monte. Với các pháo thủ, ngoài một cách mới và an toàn hơn để nâng độ chính xác của pháo, nó còn cung cấp một cách tính toán nhanh chóng lượng thuốc súng cho các viên đạn pháo ở các kích thước và vật liệu khác nhau. Như một công cụ địa lý, nó cho phép xây dựng một hình đa giác đều bất kỳ, tính toán diện tích bất kỳ phần nào của hình đa giác hay hình tròn, và thực hiện nhiều tính toán khác.

Ðóng góp quan trọng nhất của Galileo rõ ràng là đóng góp vào việc thiết lập cơ học như một khoa học. Trước Galileo đã có một số khám phá về lực nhưng chính ông mới là người đầu tiên làm rõ ý tưởng lực là một tác nhân cơ học. Tuy ông không phát biểu về sự phụ thuộc giữa chuyển động và lực thành các định luật, nhưng các công trình của ông về động lực học luôn luôn cho thấy có các định luật này. Ông là người đã mở đường cho I. Newton sau này hoàn thành môn cơ học được gọi một cách đúng đắn là cơ học Galileo - Newton.
 
P

phnglan

Các hằng đẳng thức

1.Bình phương của một tổng:
$(a + b)^2 = a^2 + 2ab + b^2$

2.Bình phương của một hiệu:
$(a - b)^2 = a^2 - 2ab + b^2$

3.Hiệu hai bình phương:
$a^2 - b^2 = (a - b)(a + b)$

4.Lập phương của một tổng:
$(a + b)^3 = a^3 + 3a^2b + 3ab^2 + b^3$

5.Lập phương của một hiệu:
$(a - b)^3 = a^3 - 3a^2b + 3ab^2 - b^3$

6.Tổng hai lập phương:
$a^3 + b^3 = (a + b)(a^2 - ab + b^2)$

7.Hiệu hai lập phương:
$a^3 - b^3 = (a - b)(a^2 + ab + b^2)$


Các hệ thức liên quan
1.$(a + b + c)^3 = a^3 + b^3 + c^3 +3(a + b)(b + c)(c +a)$

2.$a^3 + b^3 + c^3 - 3abc = (a + b + c)(a^2 + b^2 + c^2 -ab -bc -ca)$

3.$(a - b - c)^2 = a^2 + b^2 + c^2 - 2ab + 2bc - 2ca$

4.$(a + b + c)^2 = a^2 + b^2 + c^2 + 2ab + 2bc + 2ca$

5.$(a + b - c)^2 = a^2 + b^2 + c^2 + 2ab - 2bc - 2ca$
 
Last edited by a moderator:
P

phnglan

Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để thấy vẻ
đẹp của thiên nhiên Sa Pa và con người Sa Pa.


I. Mở bài:
“Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý!”
Câu nói đầy ý nghĩa của nhà khoa học A.Einstein khiến ta phải trăn trở, suy nghĩ về cuộc
sống, về bổn phận của mỗi con người trong cuộc đời này.Lời ngụ ý ấy đựơc nhà văn
Nguyễn Thành Long gửi gắm qua một tác phẩm bàng bạc chất thơ, thấm đẫm chất trữ
tình - “ Lặng lẽ Sa Pa”.Đến với tác phẩm, ta không chỉ say sưa, ngây ngất trong chất men
say trữ tình lãng mạn của một thiên nhiên nên thơ, mà còn thán phục những con người
âm thầm làm việc quên mình vì người khác, cống hiến cho Tổ quốc.

II. Thân bài:
1. Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa
-Trước hết,”Lặng lẽ Sa Pa” là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo, độc đáo
làm say đắm lòng người.
- Vẻ đẹp Sa Pa bắt đầu bằng những rặng đào với những đường núi quanh co uốn lượn kề
bên con thác trắng xóa.
- Sa Pa còn đẹp và thơ mộng hơn bởi những cánh đồng cỏ trong thung lũng, những đàn
bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ
- Trong khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, đất trời, điểm xuyết những tia nắng thật kì
lạ: “ Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu,
rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc…”, rồi “nắng mạ bạc cả con đèo”.
- Mây Sa Pa cũng được tác giả tả rất nhiều và rất lạ: “Mây mù ngang tầm với chiếc cầu
vồng kia. Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng”, rồi “mây bị nắng xua,
cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào
gầm xe”
- Không chỉ có vậy, Sa Pa còn được tô điểm thêm những màu sắc tươi sáng của các loại
cây lạ, và nhất là các loại hoa. Thật bất ngờ khi nhìn thấy “những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”. Còn hoa ở Sa Pa thật đẹp,
ngay giữa mùa hè đã rực rỡ ngát hương với “ hoa dơn, thược dược, lay ơn, vàng, tím, đỏ,
hồng phấn, tổ ong…
=>Phong cảnh Sa Pa đẹp biết nhường nào. Được ngắm nhìn thiên nhiên Sa Pa ta có
cảm giác như được chiêm ngưỡng những tác phẩm hội họa lung linh, kì ảo. Con mắt
nhìn tinh tế của trái tim nghệ sĩ biết yêu và rung động trước cái đẹp của Nguyễn
Thành Long và bút pháp lãng mạn đã chọn lọc được những nét đẹp tiêu biểu của
thiên nhiên Sa Pa, khơi gợi trong lòng ta một tình yêu quê hương đất nước.
2. Vẻ đẹp của con người Sa Pa
Truyện không chỉ là một bức tranh lãng mạn về cảnh đẹp thiên nhiên Sa Pa, mà còn ngợi
ca những con người đang say mê lao động với lòng nhiệt huyết đáng trân trọng.
a. Nhân vật anh thanh niên:
- Hoàn cảnh sống và làm việc:
+ Lật từng trang văn của Nguyễn Thành Long, ta thấy anh thanh niên 27 tuổi sống và làm
việc một mình trên đỉnh núi cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ.
+ Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu . Công việc của anh là “đo gió, đo mưa,
đo nắng,tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản
xuất và phục vụ chiến đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và
tinh thần trách nhiệm cao. “Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải
trở dậy ra ngoài trời làm việc”.
+ Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc
có phần đơn điệu, giản đơn…là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát
khao trời rộng, khát khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ ấy là
phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi núi cao không một bóng
người. Cô đơn đến mức “thèm người”, phải lăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi
để được gặp gỡ, trò chuyện.
+ Và anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ, những phẩm chất rất đẹp,giản dị
mà sâu sắc.
- Trước hết đó là lòng yêu nghề,tinh thần trách nhiệm với công việc:
+ Anh hiểu rằng, công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung
của đất nước, của mọi người.
+ Làm việc một mình trên đỉnh núi cao,không có ai giám sát,thúc giục anh vẫn luôn tự
giác, tận tụy. Suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp”đúng giờ. Phải ghi và báo về nhà
trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại.
+ Anh thấy mình thật hạnh phúc khi được biết do kịp thời phát hiện đám mây khô mà
anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng.
- Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào.Với anh, công
việc là niềm vui, là lẽ sống. Hãy nghe anh tâm sự với ông họa sĩ:“[…] khi ta làm việc, ta
với công việc là đôi,sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền
với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất
nó đi, cháu buồn đến chết mất". Những lời tâm sự ấy giản dị, chất phác quá, hồn nhiên và
vô tư quá. Lời tâm sự ấy đã toát lên một vẻ đẹp nhân cách đáng trân trọng, gây xúc động
mạnh mẽ trong lòng người đọc.Quả là công việc đã trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc
và là lẽ sống của đời anh. Động cơ làm việc đúng đắn và phương châm sống cao đẹp của
anh: làm việc vì mọi người, vì Tổ quốc đã khiến cho ông họa sĩ và mỗi chúng ta phải tự
nhủ thầm”người con trai ấy đáng yêu thật”. - Anh biết tạo ra một cuộc sống nền nếp văn minh và thơ mộng:
+ Sống một mình trên đỉnh núi cao, anh đã chủ động sắp xếp cho mình một cuộc sống
ngăn nắp: “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ
đàm”.Cuộc sống riêng của anh “thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con,một
chiếc bàn học, một giá sách”.
+ Ngoài công việc, anh còn trồng hoa, nuôi gà, làm cho cuộc sống của mình thêm thi vị,
phong phú về vật chất và tinh thần.
+ Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ vì anh có một nguồn vui đó là đọc sách. Anh
coi sách như một người bạn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn. Sách là nhịp cầu kết nối
với thế giới nhộn nhịp bên ngoài. (khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh“mừng quýnh”
như bắt được vàng)
- Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến nữa: sự
cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò
chuyện với mọi người (tinh thần của anh với bác lái xe, thái độ ân cần, chu đáo, sự cảm
động, vui mừng của anh khi có khách xa đến thăm bất ngờ…) Anh còn là người khiêm
tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông
họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt thành giới thiệu với ông những người khác đáng
cảm phục hơn nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét)
=> Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh
khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với
những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về
ý nghĩa của công việc.
=> Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân dung
con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
b. Ta còn bắt gặp ở đất Sa Pa những con người làm việc âm thầm, lặng lẽ cho đất
nước qua lời kể của anh thanh niên:
- Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hết lòng với công việc. Kiên trì, bền bỉ, làm việc trong âm
thầm lặng lẽ “ngày này sang ngày khác”. Ông ngồi im trong vườn su hào rình xem cách
ong lấy phấn, thụ phận chohoa su hào. Và tự ông đi thụ phấn cho từng cây su hào để củ
su hào nhân dân toàn miền Bắc ăn được to hơn, ngọt hơn. Ông kĩ sư làm cho anh thanh
niên cảm thấy cuộc đời đẹp quá! Công việc thầm lặng ấy chỉ những con người nơi mảnh
đất Sa Pa mới hiểu hết được ý nghĩa của nó.
- Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét: Anh luôn ở trong tư thế sẵn sằng suốt ngày chờ
sét “nửa đêm mưa gió,rét buốt,mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra”. Anh đã hi
sinh hạnh phúc cá nhân vì niềm đam mê công việc để khai thác “của chìm nông, của
chìm sâu” dưới lòng đất làm giàu choTổ quốc.
-> Dù không xuất hiện trực tiếp trong truyện mà chỉ gián tiếp qua lời kể của anh
thanh niên,song họ hiện lên với những nét tuyệt đẹp trong tâm hồn và cách sống. Họ
là những người say mê công việc. Vì công việc làm giàu cho đất nước, họ sẵn sàng hi
sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc và tình cảm gia đình. Cuộc sống của họ lặng lẽ và
nhân ái biết bao.
c. Nhân vật anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét giúp ta
hiểu thêm ý nghĩa của những công việc thầm lặng:
- Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang đến cho con người
niềm vui và hạnh phúc.
- Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục lan toả với những người xung quanh.

III. Kết bài:
“Lặng lẽ Sa Pa” quả là một truyện ngắn đầy chất thơ của Nguyễn Thành Long. Nó ngân
nga nhẹ nhàng thơ mộng trong ngòi bút tả cảnh với những bức tranh lung linh, kì ảo, nó
đằm thắm ấm áp, lắng sâu trong câu văn tả tình với những mẩu chuyện xúc động, đáng
yêu. Cảnh mơ màng lung linh, còn con người như ta đã thấy, mỗi chân dung, mỗi lời nói,
ý nghĩ, hành động đều như ngân lên những vang âm ngọt ngào, êm ái. Tất cả như làm nên
cái chất thơ của con người, của cuộc sống. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu, âm
thanh, êm ái như một bài thơ…
 
P

phnglan

Đề bài: Vẻ đẹp con người lao động ở Sa Pa qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của
Nguyễn Thành Long.


Yêu biết mấy những con đường đi tới…
Yêu biết mấy những bước đi dáng đứng
Của đời ta chập chững bước đầu tiên…
Tập làm chủ tập làm người xây dựng…
( Tố Hữu )
Đó là những câu thơ miêu tả nhịp sống, nhịp lao động khẩn trương của những con người
lao động mới trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong những năm
60 -70 của thế kỉ XX. Như một tấm gương phản chiếu, văn học trong thời kì này đã phác
họa nên những con người lặng lẽ âm thầm cống hiến tài năng, sức lực của mình để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mỗi tác phẩm văn học ra đời đều mang một số phận riêng. Có tác phẩm vừa cất tiếng
chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phẩm gây xôn xao một thời rồi lại bị độc giả
lãng quên với thời gian. Nhưng lại có những tác phẩm có một sức sống lâu bền trong lòng
người đọc với một sức hút kì lạ. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là
một truyện đặc sắc, để lại trong mỗi chúng ta những rung cảm đẹp. Tác phẩm là kết quả
của chuyến về một miền đất lặng lẽ, chỉ có cỏ gai và sương mù. Nhưng qua việc tìm hiểu
về cuộc sống, công việc của những con người lao động ở nơi đây, ta có thể thấy “Sa Pa
không hề lặng lẽ”.
Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa – miền đất mà
chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, thư giãn. Nhưng ẩn sau cái không
khí lặng lẽ mơ màng sâu lắng đó là cả một lớp người đang ngày đêm cống hiến công sức,
trí tuệ cho đất nước, cho dân tộc.
Thật lòng mà nói, giữa bao lo toan hối hả của cuộc sống thường ngày, có khi nào ta dành
ra được những phút tĩnh lặng của cuộc đời để lắng nghe nhịp đập bên trong của cuộc
sống. Đọc “Lặng lẽ Sa Pa” ta giật mình bởi những điều ta quen nghĩ tới, quen nhìn hời
hợt nông cạn theo một công thức đã có sẵn mà không chịu đi sâu, tìm tòi phát hiện bản
chất bên trong của nó. Mở đầu tác phẩm là một bức tranh thiên nhiên rất đẹp, đầy chất
thơ. Lào Cai miền Tây Bắc của Tổ quốc không hề hoang vu mà trái lại, rất hữu tình, tráng
lệ. Khi xe vừa trèo lên núi thì mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng. Trạm
dừng là nơi có suốt có thác trắng xóa. Giữa màu xanh của rừng, những cây thông rung tít
trong nắng, những cây tử kinh màu hoa cà hiện lên đầy thơ mộng. Lúc cảnh tượng núi
rừng vô cùng tráng lệ là khi nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như
một bó đuốc lớn. Sa Pa với những rặng đào, với đàn bò lang cổ đeo chuông như dẫn tâm
hồn du khách vào miền đất lạ kì thú. Đó là cái lặng lẽ thăm thẳm muôn đời của thượng
ngàn.
Câu chuyện được bắt đầu từ một chuyến xe với sự xuất hiện của ba con người, ba nhân
cách đẹp. Chuyến xe như một cuộc hành trình tìm kiếm, phát hiện cuộc sống của một ông
họa sĩ già đang trăn trở đi tìm cái đẹp trong cuộc sống, một bác lái xe suốt ba mươi năm
xuôi ngược hay một cô kĩ sư trẻ đang hăm hở bước vào đời. Họ đã dừng chân ở Sa Pa, đã sửng sốt, đã xúc động thực sự trước cái lặng im không bình thường của Sa Pa toát lên từ
cuộc sống của những con người lao động bình dị mà đẹp đẽ. Điển hình là nhân vật anh
thanh niên làm việc ở trạm khí tượng.
Lật từng trang văn của Nguyễn Thành Long, ta thấy anh thanh niên 27 tuổi sống và làm
việc một mình trên đỉnh núi cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ. Anh
làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu . Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo
nắng,tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất
và phục vụ chiến đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh
thần trách nhiệm cao. “Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải trở
dậy ra ngoài trời làm việc”. Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng
vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, giản đơn…là thử thách thực sự đối với tuổi
trẻ vốn sung sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất
đối với chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi
núi cao không một bóng người. Và anh thanh niên đã vượt qua để sống một cuộc sống
đẹp và có ích cho đời. Đó là nhờ sức mạnh tinh thần,phẩm chất của con người lao động
mới trong những năm xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, và đặc biệt là nhờ đời sống
tâm hồn cao đẹp của anh.
Trước hết đó là lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Anh hiểu
rằng, công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước,
của mọi người. Làm việc một mình trên đỉnh núi cao,không có ai giám sát, thúc giục anh
vẫn luôn tự giác, tận tụy. Suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp”đúng giờ. Phải ghi và báo
về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần
ngại. Và anh đã sống thật hạnh phúc khi được biết do kịp thời phát hiện đám mây khô mà
anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng. Anh yêu
công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào.Với anh, công việc là niềm
vui, là lẽ sống. Hãy nghe anh tâm sự với ông họa sĩ:“[…] khi ta làm việc, ta với công việc
là đôi,sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao
anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn
đến chết mất". Qua lời anh kể và lời bộc bạch này, ta hiểu rằng anh đã thực sự tìm thấy
niềm vui và hạnh phúc trong công việc thầm lặng giữa Sa Pa và sương mù bao phủ.
Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nhưng người thanh niên ấy
vẫn ham mê công việc, vẫn biết sắp xếp, lo toan cuộc sống riêng ngắn nắp, ổn định.
Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Thỉnh thoảng anh xuống đường, tìm gặp bác lái xe
cùng hành khách để trò chuyện, cho nguôi nỗi nhớ nhà, vợi bớt cô đơn.
Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn.Nhưng anh
thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”,lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự
quan tâm đến người khác một cách chu đáo.Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu ,lòng
mến khách ,nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sĩ già và
cô kỹ sư trẻ.Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh,toát lên qua nét mặt,cử chỉ:anh
biếu bác lái xe củ tam thất,mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ,hồ hởi đón mọi
người lên thăm “nhà”,hồn nhiên kể về công việc,đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi
Sa Pa lặng lẽ. Chúng ta khó có thể quên việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm
nơi ở của mình :hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết.”Anh
con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người
con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”. Củ tam thất gửi vợ bác lái xe, làn trứng, bó hoa tiễn người họa sĩ già, cô gái trẻ tiếp tục cuộc hành trình, đó là những kỷ niệm của một
tấm lòng sốt sắng , tận tình đáng quí .
Công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên
hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.Anh cảm thấy đóng góp của mình bình
thường,nhỏ bé so với bao người khác.Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sĩ già phác
thảo chân dung của mình vào cuốn sổ tay.Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu
cho ông hoạ sĩ những người khác đáng vẽ hơn mình.Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua
bao vất vả để tạo ra củ su hào to hơn, ngọt hơn cho nhân dân toàn miền Bắc, là anh cán
bộ khí tượng dưới trung tâm suốt mười một năm nay chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập
một bản đồ sét. Dù còn trẻ tuổi,anh thấm thía cái nghĩa,cái tình của mảnh đất Sa Pa mà
mình được sinh ra,lớn lên,thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày
đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .
Anh thanh niên chính là điển hình cho những con người lao động ở Sa Pa, con người
làm chủ cuộc đời mình và đang ngày đêm đóng góp công sức xây dựng cuộc sống
mới.
Và đâu chỉ có mình anh thanh niên đang ngày đêm làm việc trên miền đất lặng lẽ
này? Dòng đời luôn sôi động, cách mạng là ngày hội lớn. Đến Sa Pa ta còn gặp biết
bao con người đáng yêu, đáng kính sống lặng lẽ mà sôi nổi biết bao, cống hiến đến
hết mình. Đó là ông kĩ sư vườn rau Sa Pa ngày ngày cần mẫn ngồi trong vườn rình
xem cách ong lấy phấn hoa rồi tự tay ông đã thụ phấn cho hàng nghìn, hàng vạn cây su
hào để tìm ra phương pháp tốt nhất cho củ su hào ngon hơn, ngọt hơn. Ông cũng là một
“con ong” đem mật ngọt cho đời. Rồi anh cán bộ vẽ bản đồ sét mười một năm trời
không hề xa cơ quan, lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng chờ sét. Cảm động hơn khi “trán
đồng chí cứ hói dần đi” , chỉ vì một cái bản đồ sét anh đã phải hi sinh cả bản thân mình
cho đất nước, không hề lo cho cuộc sống cá nhân sau này của chính mình. Tất cả họ đều
là những con người hết sức bình dị trong cuộc sống, lặng lẽ cống hiến cho đời. Chính cái
khiêm nhường, giản dị ấy của họ đã làm nên chất thơ trong cuộc sống và tạo nên vẻ đẹp
riêng cho Sa Pa.
Anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét – đó là
những nhân vật, những tâm hồn trong trẻo, bình dị, đôn hậu và tràn ngập tình
thương trong đời. Một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra…những nhận xét nho
nhỏ như nhắc khẽ người đọc mà thấm thía vô cùng vì đó là sắc màu, ý vị của cuộc
sống. Họ là những con người mới đã sống đẹp, giàu tình nhân ái, hết lòng phục vụ
đất nước và nhân dân. Sống nơi lặng lẽ non xanh nhưng họ lại chẳng lặng lẽ chút
nào! Trái lại cuộc đời họ lại vô cùng sôi nổi đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách
mạng.
Qua những hình tượng nhân vật, ta càng hiểu sâu sắc hơn tư tưởng chủ đề được Nguyễn
Thành Long gửi gắm vào nhan đề của truyện. “Lặng lẽ Sa Pa” – một nhan đề thật độc
đáo, một không khí lặng lẽ mơ màng mà sâu lắng trong tác phẩm được bố trí ngay từ
nhan đề truyện, đã làm nên một tương quan giữa khung cảnh thiên nhiên, cuộc gặp gỡ
tình cờ và tâm hồn cùng phẩm chất nhân vật. Đó như một ẩn dụ về sự hi sinh thầm lặng
của con người trong những năm tháng xây dựng đất nước. Lặng lẽ trong khung cảnh, lặng
lẽ trong suy nghĩ, lặng lẽ trong sự thay đổi của tâm hồn nhân vật, lặng lẽ trong cái bắt tay
tiễn biệt, lặng lẽ trong ánh nhìn…Tất cả đều tạo nên một không khí lặng lẽ mơ màng sâu
lắng được toát lên từ nhan đề bài “Lặng lẽ Sa Pa”. Nhưng thật là kì diệu, trong cái lặng
lẽ, Sa Pa vẫn vang lên âm thanh trong sáng, ánh lên sắc màu lung linh lan tỏa hơi ấm tình người và sự sống. Chính điều đó đã tạo nên âm vang cho Sa Pa lặng lẽ. Bởi nơi đây có
những con người âm thầm, lặng lẽ cống hiến sức lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, đất nước.
Bác Hồ đã từng nói “Đất nước ta là một vườn hoa đẹp. Mỗi người là một bông hoa đẹp”.
Nhà văn Nguyễn Thành Long đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về những con người
đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ. Họ là những người có tình yêu Tổ quốc, yêu
nhân dân, biết sống đẹp, biết tìm cho mình một vẻ đẹp riêng góp phần tạo nên vườn hoa
đẹp của dân tộc.
 
P

phnglan

Đề : Phân tích cảnh ra khơi của” Đoàn thuyền đánh cá” được miêu
tả trong bốn câu đầu trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận:


”Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ được Huy Cận sáng tác
vào năm 1958, nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hồng Gia - Cẩn Phả -
Quảng Ninh. Bài thơ đã dụng được một không khí khẩn trương, hăng say của
những người lao động đánh cá trong một đêm trên biển, với tư thế làm chủ
thiên nhiên, biển cả. Bốn câu thơ đầu diển tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền
đánh cá”, mở đầu cho một đêm đánh cá trên biển.
Hai câu thơ đầu diển tả thời điểm ra khơi của “Đoàn thuyền đánh
cá”. Thời gian ở đây là lúc ngày tàn, được miêu tả bằng những chi tiết, hình
ảnh cụ thể, giàu giá trị gợi cảm: ”Mặt trời xuống biển như hòn lửa-sóng đã
cài then đêm sập cửa”. Ơ câu thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh.
Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa”. Viết về cảnh biển đêm,
ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này.
Trong cản quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đã
tàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng
biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn dụ
này chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú.
Đối với thiên nhiên thì một ngày đã khép lại, nhưng với đoàn thuyền
đánh cá thì đây lại là thời điểm bắt đầu cho công việc đánh cá trên biển trong
đêm.
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển
lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.
Hình ảnh thơ “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnh
được xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã miêu tả, đã
cụ thể hoá tiếng hát của những người lao động. Những người lao động đánh
cá ra khơi cùng với tiếng hát khoẻ khoắn đến mức tạo nên một sức mạnh
(cùng với gió khơi) làm căng những cánh buồm. Họ ra khơi với một niềm
phấn khởi, niềm tin vào thành quả lao động.
Bốn câu thơ mở đầu miêu tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Cảnh
ngày tàn mà vẫn ấm áp, vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao
động. Không khí chung của bốn câu thơ mở đầu này chi phối không khí
chung của cả bài thơ.
“nội dung được trích dẫn từ 123doc.vn - cộng đồng mua bán chia sẻ tài liệu hàng đầu Việt Nam”
 
P

phnglan

Viết 1 đoạn văn khoảng 15 câu phân tích đoạn thơ đầu và cuối bà đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận?

Bài thơ được mở đầu bằng khúc hát hào hứng, phấn chấn của người dân chài tiến ra khơi khi hoàng hôn tới.Biển hoàng hôn, hình ảnh mặt trời lặn đc so sánh với hòn lửa bị nhúng vào nc--- cảnh biển rực rỡ của n~ tia nắng cuối cùng xuống dát đỏ cả mặt biển, cùng n~ con sóng bạc đầu tạo ra lấp lánh.Hoàng hôn mà vũ trụ ko gợi cảm giác tàn lụi mà lại là chuyển động khỏe khoắn và đẹp.Câu thơ thứ 2 dùng biện pháp nhân hoá: sóng cài then, cài chặt then nhốt ánh sáng bằng 1 động tác "sập cửa" mau lẹ ---- thiên nhiên vũ trụ huyền bí, mênh mang trong màn đêm nhưng cũng gần gũi, thân thuộc như chính ngôi nhà của mỗi con nguời.Khi thiên nhiên ngưng nghĩ cũng chính là lúc con nguời ngư dân hào hứng ra khơi --- người lao động ko e sợ màn đêm và biển cả,nguời lao động hăng say, chủ động ko ngại khó, ngại khổ.Cụm từ "lại ra khơi " cho thấy đánh cá ban đêm ngoài biển khơi là một công việc quen thuộc, và thường ngày của người ngư dân. Nhưng dù quen thuộc vậy mà họ ko chán nản mà lại hào hứng và say mê. Đi liền với côg việc là tiếng hát "đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi_ câu hát căng buồn cùng gió khơi.Ngay từ khổ thơ đầu, h ả nguời lao động đã song hành cùng tiếng hát.Khổ thơ cuối điệp lại cấu trúc của đoạn mở đầu bài thơ nhưng cảm xúc mạnh hơn. Nghĩa là nó giống như là điệp khúc của 1 khúc ca khải hoàn ngập tràn niềm vui chiến thắng giữa con người vơi thiên nhiên.đoạn thơ như dựng lên 1 cuộc đua tốc độ giữa con thuyền và mặt trời. Hai đối thủ này cách xa nhau bởi nó đc nhắc đến ở đầu mút của bài thơ:con người chiến thắng nhờ vào tiếng hát tâm hồn lao động hăng say, phơi phới, con người lạc quan làm chủ thiên nhiên, làm chủ số phận.Điểm nhìn của tg ở khổ cuối là điểm nhìn linh hoạt, chính điểm nhìn này giúp tg hoàn thiện bức tranh hoành tráng về lao động.Hai câu trên "câu hát.. mặt trời" cái nhìn của tg là cái nhìn của 1 trọng tài đang nhìn đoàn thuyền, hướng về đoàn thuyền thấy đoàn thuyền luớt tới hối hả, căg tràn nhựa sống bởi tiếng hát ngập tràn,thêm vào thành công của bài thơ là nhịp thơ thất ngôn cổ điển cân đối và sang trọng, toát ra 1 âm hưởng lãng mạn và hùng tráng --- đoạn thơ sảng khoái và tràn ngập tình yêu với cảm hứng ngợi ca --- sự ngợi ca thiên nhiên giàu đẹp sức sống và bàn tay lao động kì diệu của con người.
 
P

phnglan

cho tam giác ABC . gọi M,N,P là điểm thỏa mãn:

MB=3MC
NA=3CN
PA+PB= 0

phần tích PM, PN theo AB, AC

đều có vecto hết nhé chị
 
L

lanhuong.98



Đây nhé em! :D :khi (181):

http://upanh.in/kpt\
(Không hiển thị đc ảnh nên em click vào link để xem nhé!)

${\vec{PN}}$ = ${\vec{PA}} + {\vec{AN}}$ = $\frac{-{\vec{AB}}}{2}$ + $\frac{3{\vec{AC}}}{4}$
${\vec{PM}}$ = ${\vec{PB}} + {\vec{BM}}$ = $\frac{{\vec{AB}}}{2} + \frac{3{\vec{BC}}}{2}$ = $\frac{{\vec{AB}}}{2} + \frac{3({\vec{BA}} + {\vec{AC}}}{2}$ = $\frac{{\vec{AB}}}{2} - \frac{3{\vec{AB}}}{2} + \frac{3{\vec{AC}}}{2}$ = $-{\vec{AB}} + \frac{3{\vec{AC}}}{2}$

 
Last edited by a moderator:
Top Bottom